Số Năm Bà Mẹ Công Nhân Đơn Thân Làm Việc Tại Bình Dương

phương gọi là tình trạng “nhảy việc”. Do nhiều nguyên nhân, như tìm được việc làm có chế độ đãi ngộ cao hơn, hoặc do bị doanh nghiệp thải loại vì không đáp ứng công việc.

Bảng 9: Số năm bà mẹ công nhân đơn thân làm việc tại Bình Dương


Số năm

Dưới 1

năm

Từ 1 – 2

năm

Từ 3-5

năm

Trên 5

năm

Tổng

Trường hợp

13

15

66

56

150

Tỉ lệ %

8,7

10,0

44,0

37,3

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Số giờ làm việc

Số giờ làm việc của công nhân luôn là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, vì thời gian làm việc gắn liền với thu nhập của người công nhân. Qua thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi đối với những bà mẹ công nhân, chúng tôi nhận thấy công nhân phải làm việc trong suốt thời gian dài nhưng đồng lương khá ít ỏi, trung bình mỗi ngày họ phải làm việc 10 giờ, so với thời gian quy định là 8 giờ/ngày như vậy số giờ tăng ca trung bình 2 giờ/ngày.

Thời gian làm việc 8 giờ/ngày là khung thời gian lý tưởng theo quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo cho người lao động có thời gian để phục hồi sức khỏe, tái sản xuất sức lao động cũng như có thời gian chăm sóc con cái. Nếu phải thường xuyên tăng ca thì thời gian dành cho việc phục hồi sức khỏe là khó đảm bảo, về lâu về dài điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của ngươi lao động.

Trang thiết bị phục vụ sinh hoạt;

Trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cũng là các thông số phản ánh chất lượng cuộc sống của con người. Trong bối cảnh xã hội phát triển thì dù ở đâu con người cũng có những trang thiết bị cơ bản để đáp ứng đời sống vật chất cũng như tinh thần hằng ngày.

Bảng 10: Trang thiết bị sinh hoạt trong gia đình


Trang thiết bị

Trường hợp

Tỉ lệ (%)

Ti vi

111

74,5

Tủ lạnh

81

54

Máy giặt

40

26,7

Quạt

130

86,7

Điều hòa

13

8,7

Bình nóng lạnh

11

7,3

Lò vi sóng

7

4,7

Giường

81

54

Tủ

76

50,7

Bàn ghế

56

37,3

Xe đạp

61

40,7

Xe máy

103

68,7

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Bảng 10 cho thấy, phần lớn nữ công nhân là mẹ đơn thân đều có các trang thiết bị cơ bản như: Ti vi; Tủ lạnh; Quạt; Giường; Tủ, xe đạp: xe máy…, ngoài ra có một số trang thiết bị khác như máy giặt 26,7%, điều hòa 8,7%, bình nóng lạnh 7,3%, lò vi sóng 4,7%...

Qua số liệu phân tích có vẻ nghịch lý khi thu nhập và các khoảng chi tiêu đều không đủ cho sinh hoạt hàng tháng nhưng các vật dụng sở hữa lại nhiều, thực chất các thiết bị mà gia đình bà mẹ công nhân đơn thân sử dụng không phải đồ dùng nào cũng có giá trị cao và do họ tự mua mà họ sử dụng các vật dụng đó do “xin – cho - tặng” từ các tổ chức, cá nhân, các hội từ thiện... hoặc mua với giá rất rẻ hoặc là quà của công đoàn công ty dành cho vào dịp cuối năm.

Hộp 3: Ý kiến của bà mẹ đơn thân về trang thiết bị trong gia đình


“ Đồ dùng trong nhà, chủ yếu là được mọi người cho mỗi người một món, hoặc là mua lại đồ sài rồi, chỉ có tủ lạnh là em mua trả góp từ công đoàn của công ty em sài cũng lâu rồi đó hơn 1 năm (mà tiền em trả góp cũng chưa hết) vì có con nhỏ cần phải trữ sữa và đồ ăn cho con nên em phải ráng nhịn để mua” (Chị TTTN, 35 tuổi).

“Một mẹ một con sống chi phí cũng không đủ, chả dám ăn chơi như người ta, giày, quần áo người ta bỏ mình lấy về xài, mình xin cũng nói thật, có sao nói vậy” (ĐTL, 41 tuổi).

“Ti vi cũng chưa có, điện thoại thì em xài cái rẻ tiền này có 200 ngàn hà chủ yếu để dành gọi về nhà khi cần thiết thôi”. (PTH, 26 tuổi).


Về phương tiện đi lại, đây là phương tiện quan trọng để bà mẹ đơn thân dùng để di chuyển đến nơi làm việc hàng ngày. Kết quả khảo sát có 61 trường hợp chiếm 40,7% sử dụng xe đạp; 103 trường hợp chiếm 68,7% sử dụng xe máy. Vấn đề này khá đơn giản khi phương tiện bây giờ phổ biến nhất là xe máy nên hầu hết bà mẹ đơn thân đều mua sắm phương tiện này. Tuy nhiên, cũng có một số bà mẹ đơn thân không sử dụng do không biết đi xe máy hoặc khoảng cách từ nơi ở đến nơi làm không quá xa nên nhóm này lựa chọn phương tiện đi lại là xe đạp. Một số lý do khác cũng có thể khiến họ lựa chọn xe đạp đó là chi phí mua ban đầu thấp hơn so với xe máy, không mất tiền mua nhiên liệu hàng tháng và cũng có thể đây là một phương tiện thể dục hiệu quả ngoài thời gian làm việc. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có một số bà mẹ đơn thân do thu nhập thấp nên chưa đủ khả năng để mua xe đạp hoặc xe máy để di chuyển như chị ĐTL, 41 tuổi: “Chỗ trọ của chị cũng không được gần công ty lắm cách hơn 2km, cách trường của con cũng hơn 2 km. Chị không có xe, cả hai mẹ con phải đi bộ thôi, sáng chị làm đến 12h trưa mới nghỉ, con thì 12h kém phải học rồi, nên chưa 10h con phải sách cặp đi từ nhà đến trường gần

1tiếng” hay họ phải nhờ đến sự hỗ trợ của mọi người xung quanh như chị TTTN, 35 tuổi: “Trước em đi bộ không hà giờ em có chiếc xe máy cũng do mấy chị trong công ty góp lại hỗ trợ và công đoàn giới thiệu, bảo lãnh cho em vay thêm của tổ chức tài chính vi mô cép mua trả dần chứ tự em không thể mua nổi”.

4.2 Ho cả ia đì

Như đã phân tích ở phần trên, kết quả khảo sát đã chỉ ra phần lớn bà mẹ đơn thân có nguồn gốc xuất thân từ các tỉnh bên ngoài Bình Dương, chỉ có một số lượng ít bà mẹ đơn thân là người địa phương. Họ là những người nhập cư từ các địa phương khác nhau trên cả nước đến mưu sinh tại tỉnh Bình Dương.

Bảng 11: Hoàn cảnh gia đình và loại hình nhà ở (Đơn vị %)


Nguồn g c


Loại nhà bà mẹ đơ t â ở

N ười địa p ươ

N ười ơi khác

Chung

Nhà riêng

22.2

12.3

14.7

Nhà của b mẹ

22.2

16.7

18.0

Nhà trọ

52.8

66.7

63.3

Nhà doanh nghiệp cho thuê

2.8

4.4

4.0

S mẫu

36

114

150

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Kết quả xử lý tương quan giữa phân tổ nhóm các mẹ đơn thân là người địa phương và người nhập cư cho thấy có sự khác biệt đáng kể về sở hữu nhà ở cũng như loại nhà ở của họ. Chẳng hạn, trong khi có đến 22,2% bà mẹ đơn thân người địa phương sở hữu nhà ở riêng, thì tỷ lệ này ở nhóm bà mẹ đơn thân là người ngoài địa phương chỉ là 12,3%. Ở hình thức đang ở nhà của bố mẹ cũng có sự khác biệt tương tự. Tuy nhiên, ở hình thức nhà trọ thì kết quả lại theo chiều hướng ngược lại, cụ thể: có 66,7% bà mẹ đơn thân ngoài địa

phương cho biết đang thuê ở nhà trọ, trong khi tỷ lệ này ở nhóm bà mẹ đơn thân là người địa phương cũng không phải là thấp 52,8% .

Như vậy, có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm các bà mẹ đơn thân là người địa phương với nhóm là người nhập cư. Những người tại địa phương thuận lợi hơn khi hoặc là có nhà riêng, hoặc là được ở nhà cùng bố mẹ. Có đến hai phần ba số bà mẹ đơn thân phải thuê nhà trọ và sống độc lập. Điều này phản ánh không chỉ những khó khăn về cơ sở vật chất của họ, mà còn cho thấy sự hạn chế trong việc tiếp nhận về nguồn lực xã hội từ người thân.

Nhóm tuổi và loại hình nhà ở

Biểu 12: Nhóm tuổi và loại nhà ở của bà mẹ đơn thân (Đơn vị %)


Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Kết quả xử lý 1


Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Kết quả xử lý tương quan cho thấy sự chênh lệch không nhiều giữa 3 nhóm tuổi về sở hữu, sử dụng nhà ở. Điều đáng quan tâm là tỷ lệ sở hữu nhà riêng cao nhất là nhóm bà mẹ đơn thân sinh năm 1968 – 1982 (18,8%), tiếp đến là nhóm sinh năm 1983 -1990 (14,6%) và thấp nhất là nhóm sinh năm 1991-1999 (13%). Đối với hình thức nhà ở cùng bố mẹ, nhóm bà mẹ đơn thân sinh năm 1983 -1990 có tỷ lệ cao nhất (19,25), tiếp đến là nhóm sinh

năm 1991-1999 (15,6%) và thấp nhất là sinh năm 1983 -1990 (14,6%). Hình thức thuê nhà trọ ở, cả ba nhóm bà mẹ đơn thân có tỷ lệ tương đương nhau. Tuy nhiên, có rất ít bà mẹ đơn thân đang ở nhà doanh nghiệp cho thuê, trong đó nhóm trẻ tuổi nhất sinh năm 1991-1999 có tỷ lệ cao nhất (6,5%), kế đến là nhóm sinh năm 1983 -1990 (3,9%) và thấp nhất là nhóm bà mẹ đơn thân sinh năm 1968 – 1982 (2,1%).

Nơi làm việc và loại hình nhà ở

Biểu 13. Nơi làm việc và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân (Đơn vị %)



Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Qua biểu đồ cho 2


Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Qua biểu đồ cho thấy nhóm bà mẹ đơn thân làm việc cho công ty có vốn FDI có tỷ lệ sở hữu nhà riêng cao gấp hơn 2 lần nhóm bà mẹ đơn thân làm việc cho công ty trách nhiệm hữu hạn (23,2% so với 9,6%); ở hình thức sử dụng nhà ở của bố mẹ có sự chênh lệch không nhiều giữa hai nhóm, có 19,1% bà mẹ đơn thân đang làm cho công ty TNHH ở nhà của bố mẹ trong khi tỷ lệ này ở nhóm bà mẹ đang làm cho công ty vốn FDI là 16,1%. Số liệu khảo sát tiếp tục cho thấy sự chênh lệch rõ rệt về việc sử dụng nhà trọ giữa nhóm bà mẹ đơn thân làm cho công ty TNHH và nhóm làm cho công ty vốn FDI (69,1% so với 53,6%) và tỉ lệ bà mẹ đơn thân được thuê nhà ở do doanh

nghiệp cho thuê là rất thấp chỉ 7,1% ở các doanh nghiệp FDI và 2,1% ở các doanh nghiệp có vốn trong nước lý do cũng rất dễ hiểu vì các doanh nghiệp chưa có chế độ ưu tiên cho đối tượng này.

Hợp đồng lao động và loại hình nhà ở

Một câu hỏi tiếp tục đặt ra là Hợp đồng lao động có quan hệ với tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân không? Kết quả và phân tích dưới đây.

Biểu 14: Tình trạng hợp đồng lao động và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân (Đơn vị %)


Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Hợp đồng lao động 3


Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Hợp đồng lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc ở trọ của bà mẹ là công nhân đơn thân. Kết quả đã chỉ ra bà mẹ đơn thân là công nhân dù ở dạng hợp đồng lao động không xác định, ngắn hạn hay lâu dài có tỷ lệ sở hữu nhà riêng không cao (16%), tiếp đến là nhóm bà mẹ có hợp đồng lao động ký từ 1-3 năm (8,3%) và thấp nhất là nhóm không ký hợp đồng lao động (6%). Điều đáng quan tâm là biểu 11 cho thấy tỷ lệ bà mẹ đơn thân ở nhà trọ cao nhất thuộc về nhóm không ký hợp đồng lao động, tiếp đến là nhóm ký hợp đồng lao động dưới 1năm và thấp hơn nữa là hai nhóm ký hợp đồng lao động từ 1 - 3 năm và hợp đồng dài hạn. Các thông tin phỏng vấn sâu cũng xác nhận thêm thực tế này: “em đang ở trọ, em vào làm ở công ty này là nhờ được một chị

đang làm ở đây đưa vào, em làm hơn một năm rồi đâu có thấy ký gì đâu” TL 20 tuổi Công ty LN; “công ty này làm bài bản lắm, em vào thử việc có 1 tuần sau đó bên nhân sự gọi lên ký hợp đồng luôn, hợp đồng của em ký theo từng năm, em ký 2 lần rồi” T 24 tuổi công nhân công ty YZK.

Thu nhập và loại hình nhà ở

Biểu 15: Thu nhập và tình trạng nhà ở của bà mẹ đơn thân (Đơn vị %)


Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Số liệu khảo sát 4


Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Số liệu khảo sát cũng đã chỉ ra mức thu nhập trung bình hàng tháng của bà mẹ đơn thân là rất thấp, họ có thu nhập cao hơn là nhờ làm thêm giờ. Nguồn thu nhập hàng tháng không cao không có dư để tích lũy mà chỉ đảm bảo chi tiêu tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày của bản thân họ và con cái. Vì mức thu nhập thấp, ngoài lương ra họ không có nguồn thu nhập nào khác nên khi nhận lương về các khoản tiền chi tiêu đã có địa chỉ như tiền thuê nhà, tiền mua chất đốt, thực phẩm hàng ngày, tiền chi phí cho học hành của con cái, tiền khám chữa bệnh thuốc thang khi con cái ốm đau, và nhiều khoản chi phát sinh đột xuất khác có thể xảy ra bất cứ ngày nào đối với họ. Thu nhập thấp,

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí