Việc Thực Hiện Chế Độ Chính Sách Của Doanh Nghiệp.

trợ phúc lợi cho người lao động để tăng doanh thu cho người sử dụng lao động. Một số doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Vấn đề này xảy ra phổ biến ở các loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4.3.2 Việc thực hiện chế độ chính sách của doanh nghiệp.

Về việc làm và thị trường lao động

Trong những năm qua, với hệ thống chính sách về việc làm khá hoàn chỉnh như đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm, tăng cường khảo sát và khai thác thị trường lao động; nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề; thực hiện công tác kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ và lưu động; mở rộng mối quan hệ với các ngành, địa phương, công ty, xí nghiệp trong các KCN, khu chế xuất…, công tác giải quyết việc làm của tỉnh Bình Dương có nhiều chuyển biến tích cực, đã giúp cho nhiều lao động trong đó có lao động nữ tìm được việc làm phù hợp ở các KCN.

Theo báo cáo năm 2017 [126], tỉnh Bình Dương đã giải quyết việc làm cho trên 45.000 lao động (đạt 101,1% kế hoạch); các trường trung cấp, cao đẳng đào tạo nghề cho gần 65.000 người (đạt 103% kế hoạch).

Thực tế nữ công nhân lao động ở các KCN tỉnh Bình Dương hiện nay đa số là phụ nữ di cư ở các nơi khác đến tìm việc làm và chủ yếu là lao động chân tay, nghề chuyên sâu chưa có. Các doanh nghiệp tuyển vào, huấn luyện một thời gian ngắn để làm việc trong các dây chuyền lắp ráp điện, điện tử, dệt may, da giày… Có một điều là những chị em này không phải sẽ được làm tại công ty lâu dài. Các doanh nghiệp chỉ sử dụng trong giai đoạn sức lao động của công nhân tốt nhất. Đến ngoài 35, 40 tuổi là doanh nghiệp đã bắt đầu thải loại họ. Các doanh nghiệp lại tính toán rất kỹ, chỉ ký hợp đồng lao động ngắn hạn và nhiều lần như vậy để dễ sa thải.

Tình hình tranh chấp lao động dẫn đến đình công còn xảy ra nhiều nơi. Việc ký kết quy chế phối hợp hoạt động giữa ban giám đốc và ban chấp hành các Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chậm, thậm chí là không có. Hiện nay tại các KCN tỉnh Bình Dương, số lao động nữ được ký hợp đồng không xác định thời hạn lao động chiếm 70%, còn 30% số lao động nữ chưa được ký hợp đồng lao động và ký hợp đồng ngắn hạn. Hầu hết nữ lao động thường ít có cơ hội được đào tạo cơ bản cũng như được đào tạo lại, nâng cao tay nghề trong quá trình làm việc.

Việc thực thi Bộ Luật lao động ở nhiều doanh nghiệp rất tùy tiện, đặc biệt là trong bố trí việc làm, giờ giải lao và làm thêm giờ…Thậm chí nhiều doanh nghiệp không tuyển dụng lao động nữ hoặc khi tiếp nhận phải cam kết không sinh con trong 2-3 năm đầu. Điều này vô hình chung đã tước đi quyền có việc làm của lao động nữ trong Bộ Luật Lao động.

Hộp 4. Doanh nghiệp với việc thực hiện chính sách


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Hiện nay, các doanh nghiệp khi xây dựng các chính sách về tiền lương, lao động và các chế độ liên quan đến người lao động không buộc họ quan tâm đến vấn đề phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ vì nó chỉ là một hiện tượng xã hội với xu hướng ngày càng phát triển và đang ngày càng trở nên phổ biến, do đó không buộc doanh nghiệp phải có các chính sách hỗ trợ riêng cho đối tượng này mà phải cần có sự quan tâm từ các tổ chức, đoàn thể xã hội như Công đoàn, hội phụ nữ...để có những chính hỗ trợ đến đối tượng này chứ không phải việc của các doanh nghiệp. Tuy nói vậy nhưng doanh nghiệp cũng hết sức hỗ trợ cho những trường hợp này chỉ có điều không đưa vào trong TULĐTT mà thôi.

(Nam, PGĐ nhân sự công Ty YZK, Bình Dương)

Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 17

Có thể nói các cấp chính quyền, công đoàn tỉnh và doanh nghiệp đã có

quan tâm trong việc đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động trong đó có nhóm công nhân là bà mẹ đơn thân. Tuy nhiên, hoạt động này triển khai

không thường xuyên, hơn nữa trách nhiệm tham gia của mỗi doanh nghiệp với mức độ nhiều ít rất khác nhau. Điều này dẫn đến sự trợ giúp của các chủ thể đối với cuộc sống của bà mẹ đơn thân là ít có cải thiện.

Việc thực hiện mức lương tối thiếu vùng

Bộ Luật Lao động (2012) quy định “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành”.

Từ năm 2013 đến nay, hàng năm Tổng Liên đoàn đều tổ chức khảo sát thực tế về tiền lương, thu nhập, bữa ăn ca, chi phí tiêu dùng và mức sống tối thiểu của NLĐ kết hợp với chỉ số trượt giá CPI sau mỗi năm, mức tăng trưởng kinh tế, đời sống của NLĐ và khả năng chi trả của doanh nghiệp, từ đó tham gia đề xuất với Hội đồng tiền lương quốc gia về mức lương tối thiểu vùng từng năm phù hợp. Kết quả thương lượng năm 2014, mức lương tối thiểu tăng trung bình 15,2% so với năm 2013; năm 2015, mức lương tối thiểu tăng trung bình 14,2% so với năm 2014 và năm 2016 mức lương tối thiểu tăng trung bình là 12,4% so với năm 2015, và theo quyết định mới nhất của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng 5,3% so với năm 2018, với quy định mới về tiền lương cơ bản đã góp phần cải thiện đời sống đối với NLĐ. Tuy nhiên, những sự thay đổi chính sách tiền lương hàng năm không có tác động nhiều trong việc cải thiện cuộc sống của bà mẹ đơn thân và con cái của họ. Thông tin phỏng vấn sâu các bà mẹ đơn thân: “Tiền lương hàng năm của em có tăng nhưng chỉ được thêm vài chục ngàn trong khi đó giá phòng trọ cũng tăng lên, tiền gửi con họ cũng đòi lên, rau củ ngoài chợ cũng tăng theo, hồi đó 20.000 ngàn em ăn được cả ngày có khi còn có được tí thịt, giờ

20.000 ngàn chỉ mua được rau thôi ”.

Hiện nay thu nhập thực tế của đa số người lao động, trong đó có lao động nữ đơn thân ở các KCN tỉnh Bình Dương còn quá thấp (4,3 – 5,3 triệu đồng/tháng), không đủ điều kiện để trang trải chi phí cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày. Đa phần họ phải thuê nhà trọ để ở, đây cũng là nguyên nhân khiến đời sống của lao động nữ KCN, đặc biệt là lao động nữ đơn thân rơi vào tình trạng bấp bênh, thiếu ổn định... Có tới 88,8% lao động nữ nhập cư phải làm thêm để tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống... Tình trạng nữ công nhân “nhảy” việc vì chỗ làm cũ quá tệ, điều kiện làm việc không đảm bảo cũng diễn ra thường xuyên [10].

Một thực tế nữa theo tìm hiểu của tác giả là doanh nghiệp có xu hướng chia cắt tiền lương, trả lương cho người lao động ngang bằng với lương tối thiểu, trả thêm các khoản phụ cấp khác nhau như tiền chuyên cần, xăng xe, ăn trưa...nhưng đây là cách các doanh nghiệp thường áp dụng để nếu khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì sẵn sàng cắt những khoản phụ cấp trên khiến thu nhập người lao động lại thấp đi và không ổn định, cuộc sống càng bấp bênh, khó khăn.

Như vậy, cho thấy chính sách tăng lương tối thiểu hàng năm hiện nay mới chỉ giải quyết một phần nào thu nhập và khó khăn trong cuộc sống của các nhóm công nhân nói chung, và chính sách tăng lương này không có tác động gì lớn đối với cuộc sống bà mẹ đơn thân. Như đã phân tích ở trên họ là những người phải tự cân đối và quyết định nguồn thu nhập ít ỏi cho cuộc sống của mình và chu cấp cho những đứa con mà không có sự chia sẻ cũng như hỗ trợ từ phía người thân. Chính vì vậy, cần xem xét những chiều cạch chính sách về tiền lương đễ hỗ trợ giúp bà mẹ đơn thân cải thiện khó khăn trong cuộc sống.

Về nhà ở

Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản như: Nghị quyết số 18/NQ-CP, ngày 20/4/2009 về một số cơ chế chính sách nhằm phát triển nhà ở cho học

sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; Quyết định số: 66/QĐ-TTg, ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành một số cơ chế chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN thuê và Thông tư số 10/2009/TT-BXD, ngày 15/6/2009, hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân KCN và nhà ở thu nhập thấp. Đã có những chủ trương, chính sách như: Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21-8-2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 có lưu ý các KCN phải xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nhà ở và các dịch vụ tiện ích cho người lao động.

Đến nay các dịch vụ về nhà ở, bệnh viện, nhà trẻ, trường học, chợ... từng bước đáp ứng nhu cầu tối thiểu của công nhân. Một số ít các doanh nghiệp xây dựng được ký túc xá dành cho công nhân; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin, bảo đảm người dân tiếp cận được phổ biến, đầy đủ mức tối thiểu dịch vụ xã hội cơ bản. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 85 dự án xây dựng nhà ở công nhân, có khả năng bố trí cho khoảng 200.000 chỗ ở. Hiện nay 25 dự án đã hoàn thành với 7219 căn hộ dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm 2100 căn hộ. Với địa bàn Dĩ An nơi tiến hành khảo sát hiện nay đang thực hiện dự án nhà ở xã hội Thạnh Tân với quy mô 1.172 căn hộ nhưng để người lao động nhất là những bà mẹ công nhân đơn thân sở được một căn hộ ở đây cũng chỉ là mơ ước vì giá cho một căn hộ là rất cao.

Có thế nói cho đến nay đã có nhiều văn bản chính sách liên quan đến chính sách nhà ở cho công nhân, song việc thực thi các chính sách này ở các địa phương trong đó có tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều bất cập.

Hộp 5. Khó khăn trong tiếp cận nhà ở cho công nhân thu nhập thấp


Đã có nhiều chính sách dành ưu tiên cho công nhân được mua nhà giá rẻ ở Bình Dương, chúng tôi có phối hợp cùng công đoàn cũng có thông báo cho công nhân biết nếu có nhu cầu thì đăng ký mua. Nói thì dễ vậy nhưng để mua một căn nhà được hỗ trợ của tỉnh thông qua Ngân hàng chính sách thì gặp nhiều vấn đề lắm như phải có hộ khẩu thường trú hoặc KT3, phải được đóng BHXH ít nhất là 1 năm, phải có giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân, giấy xác nhận chưa có nhà ở và phải có tài sản để thế chấp và còn nhiều yêu cầu thủ tục kèm theo nữa vì vậy mà việc để công nhân nói chung mua được nhà là đã khó với công nhân làm mẹ đơn thân lại càng khó hơn”. Nam, lãnh đạo Ban quản lý các KCN.

Đây chỉ mới nói đến thủ tục còn về thu nhập của người lao động thì

như chúng tôi cũng đã phân tích nhiều ở các phần trên. Như vậy để thấy, kể cả thu nhập và chế độ chính sách thì việc để sở hữu một căn nhà cho riêng mình của công nhân đơn thân nuôi con có thể nói là không thể.

Công nhân đến Bình Dương làm việc chủ yếu là người đến từ địa phương khác, đa phần chọn làm việc trong các ngành như chế biến gỗ, may, da giày, chế biến thực phẩm… bởi lẽ những công việc này chỉ đòi hỏi trình độ lao động phô thông. Chính vì không có trình độ nên mức lương không cao. Nếu người công nhân là người địa phương thì không phải lo lắng về vấn đề nhà trọ, nhưng với công nhân nhập cư thì tiền thuê nhà trọ chiếm một phần lớn trong số những chi phí thường xuyên của họ. Ngoài việc phải chịu chung mức tăng giá sinh hoạt như những người dân ở đô thị khác, tiền thuê nhà, tiền điên, nước họ phải trả cao hơn từ 20 đến 30%. Để có dư chút đỉnh họ chọn cách ở chung nhiều người để giảm bớt chi phí và đây cũng là nguyên nhân của việc sống chung, sống thử trong công nhân.

Về các thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 1780/QĐ- TTg ngày 12/10/2011 Phê duyệt Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Ngày 11/1/2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 52 CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân lao động KCN, KCX; Đề án số 467/ĐA-TLĐ ngày 07 tháng 4 năm 2017 về đầu tư xây dựng thiết chế công đoàn phục vụ đoàn viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”.

Kế hoạch số 14/KH-TLĐ ngày 7/6/2017 về tổ chức, triển khai thực hiện đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, phấn đấu đến năm 2030 tất cả các KCN, KCX trên cả nước đều có thiết chế của Công đoàn, từ đó nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, công nhân lao động bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.

Hộp 6: Chính sách về khu vui chơi giải trí cho công nhân


Hiện nay với đồng lương ít ỏi của người công nhân, họ phải chi dùng cho mọi vấn đề để đảm bảo duy trì cuộc sống thì việc bỏ tiền ra cho các dịch vụ vui chơi giải trí của con cái cũng như bản thân họ là một việc họ phải cân nhắc. Khi hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều khu vui chơi, nhiều thiết chế văn hóa để người lao động đến mà không phải tốn phí. Thời gian tới đây, tổ chức công đoàn sẽ thực hiện đề án “Đổi mới nội dung, phương thức, tổ chức hoạt động công đoàn tỉnh Bình Dương trong tình hình mới” vấn đề về xây dựng

các trung tâm, thiết chế văn hóa cho CNLĐ cũng là một nội dung mà tổ chức công đoàn Bình Dương quan tâm, và hướng tới đây Bình Dương sẽ ưu tiên dành xây dựng 5 khu thiết chế công đoàn trên địa bàn các huyện tập trung nhiều khu công nghiệp và đông công nhân lao động như Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát, Bàu Bàng hi vọng với đề án này sẽ giải quyết một phần nào những thiếu thốn về đời sống văn hoá của người lao động, cả tỉnh Bình Dương hiện nay chỉ mới có một trung tâm văn hóa lao động dành cho công nhân nằm ở khu công nghiệp Vsip thị xã Thuận An.

(Nam, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Bình Dương)

Về nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ là rất lớn do số lượng CNLĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An khá đông. Nhưng các thiết chế VH-TT trên địa bàn chưa tương ứng được với nhu cầu của CNLĐ. Với đặc điểm là một địa phương tập trung đông CNLĐ, nhu cầu được quan tâm chăm lo về đời sống văn hóa tinh thần cũng như việc xây dựng các thiết chế VH-TT nhằm phục vụ nhu cầu của họ là khá lớn. Tuy nhiên, hiện nay các thiết chế VH-TT phục vụ CNLĐ trên địa bàn thị xã vẫn còn thiếu. Chỉ có một trung tâm VH-TT do Nhà nước đầu tư nằm ở trung tâm thị xã. So với tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn, số lượng DN quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, xây dựng các thiết chế VH-TT phục vụ nhu cầu của người lao động vẫn còn ít. Nhiều công ty, xí nghiệp ở các KCN không có thiết chế VH-TT phục vụ CNLĐ hoặc có công trình đã đưa vào sử dụng rồi nhưng lại chuyển đổi mục đích sử dụng khác. Các KCN trên địa bàn có quá trình hình thành trước thời điểm 2011 cho nên việc quy hoạch phát triển các thiết chế VH-TT phục vụ CNLĐ có những khó khăn nhất định.

(Nam, lãnh đạo phòng VH-TT thị xã Dĩ An).


Các thông tin phỏng vấn sâu vừa cho thấy những khó khăn trong việc tiếp cận các cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí của công nhân là bà mẹ đơn thân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023