Cuộc sống của những bà mẹ công nhân đơn thân ở các khu công nghiệp nhìn từ góc độ chính sách xã hội - 14

nay, mặt dù các quan niệm, dư luận xã hội đối với bà mẹ đơn thân không còn khắc nghiệt như trước tuy nhiên những giá trị cũ vẫn còn âm hưởng và ăn sâu trong nhận thức của mọi người. Vì vậy, bà mẹ đơn thân dù sống trong xã hội hiện đại vẫn luôn bị dư luận xăm soi, lên án, có cái nhìn không mấy thiện cảm, hầu hết bà mẹ đơn thân đều cảm nhận được điều đó. Chị H.T.M.H cho biết: “Có chứ, người ta nói sau lưng mình á. Mình không có nghe nhưng vẫn nghe người ta kể lại. Nói chung người ta chửi mình không à, người ta nghĩ mình không biết xấu hổ đó. Người ta nói kệ người ta, mình cứ sống thôi”, hay khi muốn dạy dỗ con cái họ cũng lôi mình ra như trường hợp của bạn T.T. “mày cứ lo yêu đương không lo học hành đi muốn như con T đó hả”; như tâm sự của chị

N.T.G khi nhìn con chơi với chúng bạn chia sẻ “nhiều lúc tủi lắm chứ người ta cứ nhìn con mình với con mắt thương hại “tội nó, cho nó chơi với, nó không cha đó...” Đặc trưng lối sống đô thị, lối sống công nghiệp là tính ẩn danh và mối quan hệ đứt đoạn, do đó, đa số bà mẹ công nhân đơn thân là người gốc tại các địa phương khác thì vấn đề định kiến hay chỉ trích đối với hoàn cảnh đơn thân không khắt khe như lối văn hóa nông thôn. Dư luận xã hội mờ nhạt và ít can thiệp, ảnh hưởng đến đời sống bà mẹ đơn thân là cảm nhận của hầu hết các bà mẹ đơn thân đang tạm trú tại Bình Dương. Có thể nhận thấy bà mẹ đơn thân vẫn được nhìn nhận là lệch chuẩn của xã hội, những người xung quanh vẫn còn định kiến về bản thân họ. Điều này dẫn đến cuộc sống của bà mẹ đơn thân sống khép kính, cô lập với cộng đồng xung quanh.

Mối quan hệ gia đình

Về phía người thân, việc đi đến quyết định làm mẹ đơn thân không chỉ tác động trực tiếp đến bản thân người mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đối với các quan hệ với người thân, cuộc sống của bà mẹ đơn thân trở nên khó khăn và phức tạp nếu gia đình không đồng ý và ủng hộ quyết định của họ. Mặc dù họ không rời bỏ nhưng những diễn biến tâm lý, quan hệ tình cảm sẽ có sự biến đổi theo một chiều hướng nào đấy phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Khi những người phụ nữ

là mẹ đơn thân đi lao động trong các nhà máy, xí nghiệp xa gia đình, người thân thì tần suất liên lạc về nhà phần nào thể hiện mối quan hệ của họ.

Theo kết quả khảo sát về tần suất liên lạc với người thân trong năm vừa qua cho thấy: 57,3% bà mẹ đơn thân cho biết mỗi tháng liên lạc với người thân ở quê nhà một lần, 28,7% cho biết vài tháng liên lạc một lần, và chỉ có một tỷ lệ rất thấp 4,7% cho biết có liên lạc thường xuyên (vài ngày trên tuần).

Biểu 9: Bà mẹ đơn thân liên lạc với gia đình


Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Nhiều khi họ có nhu 1

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nhiều khi họ có nhu cầu chia sẻ tình cảm nhưng lại không biết chia sẻ với ai ngay cả với những người cùng cảnh ngộ, những người thân. Như chị PTH, 26 tuổi kể lại rằng: “Nhiều lúc buồn chẳng biết chia sẻ cùng ai, gọi cho mẹ sợ mẹ buồn, mẹ em cũng 80 tuổi rồi.” Họ giấu những tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ một mình chịu đựng vì sợ người xung quanh chê cười, sợ người thân lo lắng, gánh nặng về kinh tế trên vai người mẹ nặng một thì gánh nặng trong tim những tâm sự nặng gấp mười. Nhưng những đứa con là niềm động viên, an ủi lớn nhất trong cuộc đời người phụ nữ đặc biệt là phụ nữ đơn thân. Chị ĐTL, 41 tuổi là một ví dụ: “Chị chẳng biết chia sẻ với ai, đêm nằm ngủ, nghĩ tới cảnh 2 mẹ con bơ vơ, nghĩ vậy xong nước mắt lại chảy. Có khi bé thấy hỏi sao mẹ khóc chẳng biết trả lời con thế nào; có lẽ con cũng hiểu,

lâu lâu Chị cho tiền có bữa 2 ngàn, 3 ngàn rồi bỏ ống heo, đến sinh nhật mẹ mua bánh mấy chục ngàn tặng mẹ, mấy dì hỏi chị mới nói có biết đâu, nó tự mua, ai cũng nói con ngoan vậy hạnh phúc lắm rồi.”.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, với sự mở rộng của Internet và các mạng xã hội, con người có thể lựa chọn nhiều phương thức liên lạc khác nhau như gọi điện, nhắn tin qua Facebook, Zalo hay viết thư tay. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển, sử dụng phương tiện điện thoại hay máy tính sẽ tiện lợi, thông tin gửi đi nhanh chóng cho nên ít người còn sử dụng hình thức liên lạc bằng thư tay. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy nhóm công nhân là mẹ đơn thân trả lời có liên lạc với người thân bằng thư tay có đến 27%, điều này cũng dễ hiểu vì đa số những công nhân vào Bình Dương làm việc đều có xuất thân từ những vùng nông thôn, điều kiện kinh tế của người thân thấp, không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng điện thoại. NTH 31 tuổi “quê em ở xa và còn nghèo lắm, bố mẹ em cũng chẳng biết điện thoại di động là gì đâu, hàng tháng em gủi tiền về cho bố mẹ mà phải đi cả 40Km để ra huyện mới nhận được”.

Biểu 10: Các hình thức liên lạc về nhà với người thân


Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Câu hỏi tiếp tục 2

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Câu hỏi tiếp tục đặt ra là tần suất về thăm quê nhà của bà mẹ đơn thân như thế nào? Kết quả khảo sát nhận thấy:

Biểu 11: Tần suất về thăm quê nhà của bà mẹ đơn thân


Nguồn Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018 Do tính chất công 3


Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Dĩ An năm 2018

Do tính chất công việc của công nhân được nghỉ vào ngày chủ nhật họ dành thời gian để nghỉ ngơi bên cạnh những đứa con của mình. Hơn nữa với đồng lương không nhiều, tiết kiệm cũng chỉ đủ chi trả cho cuộc sống thường ngày nên việc tổ chức đi lại cho một chuyến đi dài ngày, chi tiêu mua quà cáp mỗi khi về quê cũng còn là những điều trăn trở của những nữ công nhân là mẹ đơn thân. Có thể người thân, gia đình không mưu cầu những thứ đó nhưng bản thân bà mẹ đơn thân đi xa trở về lại suy tính rất nhiều, chính vì vậy mà tần suất về thăm gia đình rất thấp: bà mẹ đơn thân cho biết về thăm quê vài tháng một lần chiếm (27,3%); về thăm quê năm một lần (39,3%); vài năm một lần (28,7%), con số này phần nào cho thấy họ làm ăn xa nhà, rất xa nên chuyện về quê hằng năm là không thể. Với cuộc sống của mẹ đơn thân nuôi con đủ ăn, lo được cho con đã là mừng chưa dám nói đến việc có dư thừa về kinh tế. Trong vấn đề này họ sẽ cần phải cân nhắc rất kỹ bởi ai đi xa cũng đều

muốn trở về nhà nhưng việc có thực hiện chúng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có một số ít bà mẹ đơn thân trong mẫu khảo sát (4,7%) trả lời mỗi tháng về nhà một lần, theo quan sát và kết quả phỏng vấn sâu của chúng tôi được biết số lượng này hầu hết là những người có quê quán ở gần nơi làm việc nên họ có thể sắp xếp đi lại thăm quê hàng tháng được.

Các thông tin phỏng vấn sâu cũng làm rõ thêm sự khó khăn của những người mẹ đơn thân là công nhân khi muốn bày tỏ tấm lòng với cha mẹ trong bối cảnh hiện nay. Chị ĐTL, 41 tuổi tâm sự “Chị đã không về quê 5 hay 7 năm gì rồi, có năm công đoàn cũng cho vé về quê nhưng chị cũng nhường cho người khác vì về quê mà không cho con chỉ cho mẹ không lẽ bỏ con lại cho ai, rồi 2 mẹ con không có về. Em thử nghĩ xem chi tiêu cho 2 mẹ con về quê cũng phải mất mấy triệu vậy là mất đứt tháng lương. Hồi ông ngoại bị tai biến, 2 mẹ con từ Nam về Bắc mất hết 4 triệu rưỡi, chị phải mượn nhỏ trong tổ 3 triệu”.

Trường hợp của Chị ĐTNT gửi con cho ông bà ở quê, cũng băn khoăn chia sẻ: “Một năm chị cũng ráng về một lần, năm nay nghỉ 2-9 được 3 ngày chị xin thêm 1 ngày ở với con. Nó gặp mẹ mừng lắm. Mẹ ơi, con nhớ mẹ lắm, mẹ ở nhà với con nhe. Chứ mẹ đi suốt mà. Nó kêu mẹ đừng đi làm nữa, thương con lắm nhưng chỉ biết nói mẹ làm kiếm tiền cho con đi học, mua quần áo mới không thua bạn bè, con cố gắng đi học đi, người ta biết viết chữ con biết viết chữ, không ai khi dễ mình”.

Các thông tin phỏng vấn sâu đề cập đến sự hỗ trợ từ người thân hay chính quyền địa phương “mọi sự hỗ trợ của gia đình về kinh tế là mình hoàn toàn không có, chị phải chi tiêu tằn tiện để còn gửi về quê mà, còn ở địa phương chị chưa nhận được sự hỗ trợ nào hết, với phần mình thấy mình là người ở trọ đâu có dám hỏi chứ thấy mỗi năm cũng có được chủ nhà trọ cho phần quà tết có mấy ký gạo, đường, muối, bột ngọt vậy thôi mà vậy cũng quý

lắm rồi, còn trong công ty thì có công đoàn cũng được phần quà tết cho con, công đoàn cũng có tổ chức tặng quà trong dịp 1/6, rồi có trao học bổng cho con mình nữa nói chung mình đi làm thấy cũng được an ủi lắm”. (VTN, 34 tuổi công nhân công ty CT có nhà ở Kiên Giang đơn thân nuôi 2 con một 13 tuổi, một 8 tuổi).

Ý kiến của chị THL, 18 tuổi quê Thanh Hóa: gia đình làm nông vào Bình Dương từ năm 2015, làm công nhân tại công ty HM khi được hỏi có nhận được sự hỗ trợ nào từ người thân không? bạn chia sẻ “em vấp ngã, mang thai khi mới 16 tuổi khi biết em có thai ảnh bỏ em giờ em sinh con rồi nuôi con được hơn 2 tuổi rồi em vẫn thương ảnh lâu lâu vẫn liên hệ, vẫn muốn qua lại bình thường, giống như tình nhân vậy đó nhưng không thể nào đến được, ảnh vẫn chưa có gia đình và cũng không có hỗ trợ em đồng nào cả”. Về thu nhập: “lương em hơn 5 triệu, hai mẹ con sống tiết kiệm cũng đủ, con em còn nhỏ phải uống sữa nhiều nên em cũng chẳng có dư, đủ là may mắn lắm rồi, trời thương nên con em cũng ít bệnh chứ mà bệnh nữa tiền thuốc men em không biết phải làm sao. Mọi sự trợ giúp: “hiện chỉ có hai mẹ con em tự lo cho nhau thôi, em không dám cho gia đình biết mình có con, hiện giờ gia đình em chưa biết em có con em định chờ con lớn hơn tí nữa rồi mới bế về và xin ba mẹ em tha thứ, em cũng may mắn được làm ở công ty tuy thời gian em làm chưa lâu nhưng vẫn được công ty xét và nhận giữ con trong nhà trẻ của công ty nên cũng rất yên tâm.

Có thể nói rằng đời sống tinh thần của công nhân là mẹ đơn thân đang gặp rất nhiều khó khăn. Đa số họ có trình độ chưa cao, lương thấp, thiếu cơ hội học hành nâng cao chuyên môn, hạn chế giao tiếp với xã hội, bị thiệt thòi trong việc tiếp cận các dịch vụ vui chơi giải trí và giải tỏa căng thẳng. Doanh nghiệp chỉ tập trung vào những nội dung liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh và còn khá thờ ơ với các nội dung gắn với việc cải thiện việc làm, sức khoẻ và các hoạt động vui chơi giải trí cho công nhân. Còn mối

quan hệ của cá nhân với gia đình nhìn nhận qua kết quả điều tra thấy họ thường xuyên liên lạc với người thân gia đình nhưng lại ít có điều kiện để trở về quê hương để gặp gỡ trực tiếp vì những điều kiện không cho phép. Cuộc sống tinh thần còn khó khăn ngay cả trong chính con người của họ.

*Tiểu kết

Mặc dù các chỉ số, dẫn chứng chúng tôi thu được đưa ra chưa nhiều, chưa sâu nhưng cũng chỉ ra được những khó khăn thực tại của công nhân làm mẹ đơn thân. Đời sống của họ nhìn chung là thấp hơn so với những gia đình bình thường hay cả với mặt bằng công nhân. Việc khuyết đi vai trò của người đàn ông trụ cột trong gia đình sẽ tạo ra nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề tài chính – kinh tế và việc nuôi dạy con. Bên cạnh đó, những áp lực công việc, tình cảm cá nhân, những định kiến xã hội ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ và trẻ em. Do đó, công nhân làm mẹ đơn thân phải học cách thích ứng với những khó khăn xã hội, tìm hướng giải quyết về vấn đề kinh tế, việc làm, vừa đảm bảo nuôi dạy, giáo dục con cho toàn vẹn và họ vẫn chưa thực sự nhận được sự quan tâm, ưu đãi từ phía doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức tới cuộc sống của họ và những đứa con.

CHƯƠNG 4

CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG BÀ MẸ CÔNG NHÂN ĐƠN THÂN Ở KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN,

TỈNH BÌNH DƯƠNG


Trong chương 3, chúng tôi đã mô tả chân dung xã hội của bà mẹ đơn thân và phân tích đời sống vật chất cũng như tinh thần của bà mẹ đơn thân. Có thể nhận thấy đặc điểm, chân dung xã hội của bà mẹ đơn thân khá đa dạng, họ cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn về vật chất, tinh thần trong cuộc sống thường ngày. Trong chương này, luận án sẽ tập trung tìm hiểu các yếu tố chi phối cuộc sống của bà mẹ đơn thân, từ đó thấy được sự thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống của công nhân là các bà mẹ đơn thân ở Bình Dương hiện nay. Trong đó có các yếu tố cá nhân, hoàn cảnh gia đình, nhóm yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước, địa phương cũng như hệ thống tổ chức công đoàn và chính sách của doanh nghiệp đối với công nhân, công nhân là mẹ đơn thân.

Trước tiên, xin trình bày những thông tin về các yếu tố nhân khẩu xã hội của những bà mẹ đơn thân mà chúng tôi khai thác được từ những cuộc phỏng vấn tại thực địa.

4.1. Các yếu t nhân khẩu xã hội

Số năm làm việc

Số năm làm việc cũng là chỉ báo quan trọng cho thấy khoảng thời gian bà mẹ đơn thân gắn bó với doanh nghiệp ở địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy số năm bà mẹ công nhân đơn thân đến làm việc tại Bình Dương tương đối lâu, đa số từ 3 năm trở lên. Cụ thể, có 44% làm việc từ 3-5 năm; 37,3% làm việc từ 5 năm trở lên, và chỉ một số ít làm việc dưới 2 năm, rơi vào những trường hợp mới tham gia lao động, mới chuyển đến Bình Dương, trong thực tế có nhiều trường hợp bà mẹ đơn thân chuyển nhiều công ty khác nhau mà giới quản lý ở địa

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí