Nghiên Cứu Về Thực Trạng Nghiện Internet Ở Thanh Thiếu Niên, Học Sinh 13200

lý chưa thật sự nghiêm minh, chặt chẽ); Thiếu thời gian cho NVCTXH học đường làm việc (nhân viên CTXH trường học đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau; việc kết nối gia đình với các nguồn lực trong cộng động tốn nhiều thời gian và khó khăn); Ảnh hưởng từ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn (NVCTXH học đường rất ít được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực liên quan đến xâm hại tình dục; họ rất ít được tham gia các khóa đào tạo về vấn đề này) [97].

Có thể nói hiện nay rất ít công trình đề cập đến các phương pháp CTXH trong can thiệp, trị liệu cho HS bị nghiện internet, song một số nghiên cứu thực hiện của Young (2013), Santos và CS (2016) bằng việc trị liệu cho cá nhân và nhóm có thể được ứng dụng tốt trong thực hành CTXH. Chẳng hạn, bà đã sử dụng Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) gồm ba giai đoạn toàn diện bao gồm sửa đổi hành vi để kiểm soát việc sử dụng Internet cưỡng bức, tái cấu trúc nhận thức và sửa đổi các sai lệch nhận thức dẫn đến việc nghiện và các kỹ thuật giảm tác hại để giải quyết và điều trị các vấn đề mắc bệnh liên quan đến sự rối loạn. Việc thực nghiệm được thực hiện mười hai buổi hàng tuần. Kết quả điều trị được đo lường vào cuối mười hai tuần, một tháng, ba tháng và sau khi điều trị sáu tháng. Kết quả cho thấy hơn 95% khách hàng có thể kiểm soát các triệu chứng vào cuối 12 tuần và 78% phục hồi bền vững trong sáu tháng sau khi điều trị [166]. Nghiên cứu của Santos và CS (2016) điều trị nghiện internet cho 39 khách hàng bị rối loạn lo âu và nghiện Internet (IA) liên quan đến liệu pháp dược lý và liệu pháp hành vi nhận thức sửa đổi (CBT). Liệu pháp tâm lý được tiến hành riêng lẻ, mỗi tuần một lần, trong khoảng thời gian 10 tuần, và kết quả cho thấy liệu pháp này có hiệu quả đối với chứng lo âu và nghiện Internet. Trước khi điều trị, mức độ lo lắng là nghiêm trọng, với điểm trung bình là 34,26; tuy nhiên, sau khi điều trị, điểm trung bình là 15,03 (P <0,001). Một sự cải thiện đáng kể về điểm số nghiện Internet trung bình đã được quan sát thấy, từ 67,67 trước khi điều trị, cho thấy việc sử dụng Internet có vấn đề, đến 37,56 sau khi điều trị (P <0,001), cho thấy mức độ sử dụng Internet trung bình. Đối với mối quan hệ giữa IA và sự lo lắng, mối tương quan giữa điểm số là 0,724 [144].

Tổng quan tình hình nghiên cứu ở ngoài nước cho thấy, nghiện internet là vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhìn chung các nghiên cứu đều thừa nhận xu hướng nghiện internet ở nhóm xã hội thanh thiếu niên và HS chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các nhóm có độ tuổi lớn hơn. Về giới tính

của HS nghiện, các nghiên cứu cho thấy nam giới thường nghiện internet cao hơn nữ giới. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều loại hình nghiện internet như: nghiện trò chơi trực tuyến; nghiện tình dục trên mạng (sử dụng quá mức các trang web người lớn về tình dục); nghiện giao tiếp trên mạng (tham gia quá nhiều vào các mối quan hệ trực tuyến); nghiện đánh bạc trực tuyến, mua sắm hay buôn bán trực tuyến); quá tải thông tin (Lướt mạng hay tìm kiếm dữ liệu một cách cưỡng bách). Không những vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra những hậu quả tiêu cực trên các khía cạnh sức khỏe, tâm lý, học tập và các mối quan hệ xã hội và hành vi đối với HS nghiện internet. Tuy vậy, còn chưa nhiều tài liệu, bài báo hay công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò và các hoạt động can thiệp cụ thể của CTXH trong hỗ trợ HS giảm thiểu hành vi nghiện internet, nếu có chỉ là những đề cập chung chung về CTXH trong trường học.

1.2. Nghiên cứu ở trong nước

1.2.1. Những nghiên cứu về nghiện internet

1.2.1.1. Nghiên cứu về thực trạng nghiện internet ở thanh thiếu niên, học sinh

So với nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề nghiện internet chỉ mới được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam trong ít năm trở lại đây. Ở thành phố Đà Nẵng, các tác giả Đinh Xuân Lâm và Nguyễn Thị Hằng Phương (2020) đã điều tra 316 HS ở cả 4 khối thuộc Trường THCS, kết quả cho thấy: có 30,4% HS nghiện Internet, trong đó nghiện ở mức độ nhẹ chiếm 18,7%; mức độ nghiện vừa chiếm 10,4%; mức độ nghiện nặng chiếm 1,3%. Nghiên cứu phát hiện có sự khác biệt về mức độ nghiện internet giữa các khối lớp, cụ thể, HS học ở lớp cao hơn thì số lượng nghiện Internet nhiều hơn [11]. Cũng tại Đà Nẵng, trong nghiên cứu của Đoàn Thị Ngọc Trâm, Cao Thị Như Ngọc ở học sinh trường trung học cơ sở Lê Độ, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng cho thấy, trong số 423 HS được khảo sát thì tỷ lệ HS bị nghiện internet chiếm 39,7%; số HS nghiện ở mức nhẹ là 79,2%, mức vừa phải là 20,2% và mức nghiện nặng là 0,6%; tỷ lệ HS nữ nghiện internet cao hơn HS nam (46,3% so với 32,7%) [37].

Tại tỉnh Đồng nai, trong một nghiên cứu có quy mô lớn được thực hiện bởi Lê Minh Công (2016) với 1054 học sinh THCS cho kết quả là 15,5% bị nghiện internet, trong đó HS nam nghiện internet nhiều hơn nữ HS [4]. Cũng ở Đồng Nai, theo nghiên cứu Nguyễn Trường Viên và cộng sự (2018) cho thấy trong số 360 HS được khảo sát thì có đến 51,1% trường hợp bị nghiện internet [42].

So với lứa tuổi học sinh THCS, tỷ lệ nghiện internet ở lứa tuổi học sinh THPT và sinh viên đại học có xu hướng cao hơn. Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quang Đức, Đào Diệu Huyền và Phạm Thanh Hải (2018) cho thấy trong năm học 2017 – 2018 có 100% SV Đại học Y dược Hải Phòng sử dụng Internet, trong đó 36,3% sinh viên có dấu hiệu nghiện Internet [38].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

1.2.1.2. Những nghiên cứu về hậu quả của nghiện internet Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm thần đối với cá nhân

Dưới góc độ y học, tác giả Bùi Quang Huy (2011) [22] cho biết: “Do mất hết ham muốn và sở thích nên người nghiện internet không quan tâm đến bữa ăn. Họ ăn không ngon miệng, không có cảm giác thèm ăn nên ăn ít hơn bình thường. Chúng ta có lý do để nghĩ rằng những người nghiện internet ăn chỉ để có năng lượng tiếp tục sử dụng mạng internet. Do ăn ít nên những người nghiện internet đều gầy và sút cân rõ rệt ”. Cũng với cách tiếp cận này, trong nghiên cứu về mối tương quan giữa việc sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS (Nguyễn Thị Minh Phương, 2013) nhận thấy: 3,6% đối tượng nghiên cứu có các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung như: hung hăng có điểm trung bình cao nhất, tiếp theo là Lo lắng

Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định - 5

/ Trầm cảm, Các vấn đề về cảm xúc. Phá vỡ các quy tắc và các vấn đề xã hội, Bệnh tâm thần, các vấn đề về sự chú ý và cuối cùng là sống thu mình [53, tr.74].

Ảnh hưởng đến đời sống tâm lý xã hội

Theo chuyên gia Tâm lý (2012), thói quen sử dụng internet quá mức dẫn đến mất kiểm soát, sẽ dẫn đến các biểu hiện rối loạn hành vi. Một vấn đề phổ biến ở những người nghiện internet là cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi [56]. Ở góc độ tâm lý xã hội, Nguyễn Minh Tiến (2009) cho rằng: người nghiện internet (như nghiện cờ bạc, nghiện tình dục trên mạng) thường có xu hướng “ám ảnh” (tâm trí bị bao trùm và tràn ngập bởi ảo ảnh trò chơi) và “cưỡng bức” (có sự ép buộc việc sử dụng trò chơi / internet). Game và internet dần chiếm chỗ của các mối quan hệ xã hội và các nguồn vui khác trong cuộc sống; Điều này rất quan trọng để xác định xem một người có nghiện game / internet hay không, vì game thủ không nghiện game vẫn có thể tìm thấy niềm vui từ những công việc và mối quan hệ thực tế trong cuộc sống [67]. Khảo sát tình hình nghiện internet của 316 học sinh ở 4 khối lớp (lớp 6, 7, 8, 9) Trường THCS Nguyễn Lương Bằng (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) từ tháng 12-2015 đến tháng 3-2016 cho thấy nghiện internet càng cao thì càng dễ bị trầm cảm. Nghiên

cứu đó cho rằng, ở lứa tuổi học sinh đang hình thành và phát triển mạnh mẽ về nhân cách, giá trị sống và các mối quan hệ xã hội, nhưng việc học sinh dành nhiều thời gian cho mạng internet sẽ khiến các em tự cô lập mình với thế giới thực bên ngoài, tách khỏi các mối quan hệ xã hội thực và bước vào các mối quan hệ ảo trên mạng sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm [11].

Ảnh hưởng đến kết quả học tập, khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội

Tác giả Huỳnh Văn Sơn (2012) đưa ra lý giải như sau: bên cạnh những khó khăn về tinh thần và thể chất, việc nghiện internet sẽ để lại cho người sử dụng những khó khăn về mặt xã hội. Hầu hết người sử dụng hành xử và nhầm lẫn giữa cuộc sống thực và tình huống ảo. Người chơi ngày càng xa rời thực tế, ít liên quan đến cuộc sống thực của họ. Dần dần, các mối quan hệ trong cuộc sống trở nên tẻ nhạt và khó khăn [56]. Nghiên cứu của Đàm Thị Bảo Hòa, Trịnh Quỳnh Giang (2015) cho thấy lạm dụng và lệ thuộc vào internet ảnh hưởng đáng kể đến việc học tập là 32,7%; ảnh hưởng đến giấc ngủ là 26,5%; ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội của trẻ em là 59,2%; và 44,9% số học sinh này có hành vi tức giận, hung hăng [9].

Ảnh hưởng đến hành vi và cách ứng xử: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Nguyễn Thị Diệu Thanh (2009) nhấn mạnh đến vấn đề là do chưa kiểm soát được chính mình, sinh viên đã lạm dụng internet đến mức nghiện, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng giao tiếp với các thành viên trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Không ít sinh viên, vì nghiện internet, đã trở nên thụ động, cô lập với xã hội, có nguy cơ suy thoái đạo đức và nhân cách [40]. Đặc biệt, trong nghiên cứu của Trịnh Thị Thu (2008) về nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm pháp của trẻ nghiện internet cho kết quả sau: trong tổng số 50 học sinh được chọn ra đang học tập và lao động tạiTrường Giáo dưỡng số 2 – V26 – Bộ Công an, có tới 52% trẻ em có biểu hiệnnghiện internet và vi phạm pháp luật mà chủ yếu là nghiện games online. Đặc biệt, độ tuổi trẻ em từ 13 đến 17 tuổi tương đối đồng đều chiếmtừ 15% đến 25 % .Trong số trẻ em nghiện internet có hành vi phạm pháp thìđộ tuổi 16 chiếm nhiều nhất là 25% [65].

1.2.2. Những nghiên cứu về công tác xã hội làm việc với học sinh nghiện internet

Hiện nay, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu đề cập đến các hoạt động CTXH trong can thiệp, hỗ trợ cho HS nghiện internet. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đề cập đến hoạt động CTXH trong làm việc với HS nghiện game online. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy (2015) [66] đã sử dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân (CTXH) để hỗ trợ sinh viên cai nghiện game online; Nguyễn Thị Thu Nguyệt

(2015) sử dụng phương pháp CTXH nhóm gồm 3 giai đoạn để hỗ trợ sinh viên cai nghiện game online [44], ... các nghiên cứu đó cho thấy các yếu tố liên quan đến chủ thể nghiện internet có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động CTXH. Hay, nghiên cứu của Hoàng Thị Loan (2017) đã đưa ra ba hoạt động cơ bản của CTXH nhóm trong hỗ trợ HS nghiện game bao gồm: Giáo dục kỹ năng sống; Tổ chức hoạt động nhóm, Tổ chức hình thức trị liệu nhóm thông qua tham vấn nhóm, nhóm trị liệu. Theo tác giả, vì không có nhân viên công tác xã hội học đường; một số giáo viên khác phải làm công tác kiêm nhiệm trong tổ tham vấn và các hoạt động khác nên hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn [31, tr. 85]. Các nghiên cứu gợi mở nhiều ý tưởng mới để luận án ứng dụng vào quá trình nghiên cứu của mình thông qua các bài tập về sự trải nghiệm trong quá trình hỗ trợ thân chủ cai nghiện internet như: các bài tập học về trải nghiệm với giá trị “trung thực”; trải nghiệm với giá trị “Trách nhiệm” và “Hợp tác”; bài học về hợp tác với bản thân và gia đình nhằm giúp người nghiện hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Ngoài ra có nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Hiệp Thương và cộng sự (2020) có nghiên cứu về CTXH với học sinh nghiện internet, song nghiên cứu chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận chứ chưa có những khảo cứu cụ thể nên chưa thể lượng định được mức độ hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp CTXH trong can thiệp giảm thiểu nghiện internet trong học sinh [57], nhưng đã gợi mở nhiều ý tưởng mới để luận án làm sáng tỏ hơn về phần lý luận trong nghiên cứu.

Từ những nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước cho thấy, giống như nhiều quốc gia trên thế giới, tỷ lệ học sinh nghiện internet ở Việt Nam hiện nay là tương đối cao. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực do nghiên internet gây nên đối với các chủ thể có hành vi nghiện: hậu quả đối với sức khỏe; tâm lý; học tập, giao tiếp và các mối quan hệ xã hội và gây ra những hành vi tiêu cực với bản thân HS nghiện internet. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của CTXH trong trường học với những vai trò giáo dục, kết nối, biện hộ trong quá trình trợ giúp HS nghiện internet thay đổi hành vi tiêu cực. Đặc biệt, một số tác giả đưa ra các hoạt động can thiệp cụ thể dựa trên phương pháp CTXH với cá nhân và nhóm nhằm giảm thiểu hành vi nghiện internet cho HS. Tuy vậy, vẫn chưa có một nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, phân tích thực trạng các hoạt động cụ thể của CTXH như hoạt động can thiệp trị liệu, hoạt động phòng ngừa, các hoạt động hướng đến kết nối đối tượng với các nguồn lực cụ thể nhằm phục hồi và phát triển.

Khái quát các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước nêu trên, luận án rút ra một số nhận định như sau:

- Đối với các công trình nghiên cứu ngoài nước: Vấn đề nghiện internet ở thanh thiếu niên, học sinh được nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý học, xã hội học, y học, … quan tâm nghiên cứu. Điểm nổi bật là các nghiên cứu đã xác định được những công cụ đặc thù để chẩn đoán, xác định về các mức độ và biểu hiện của nghiện internet. Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra bức tranh nghiện internet ở thanh thiếu niên, học sinh là tương đối phổ biến, dự báo ngày càng tăng trưởng; có sự khác biệt đáng kể về giới tính của người nghiện, trong đó đa số cho thấy nam giới có nguy cơ nghiện internet cao hơn so với nữ giới; HS ở ở bậc cao hơn có mức nghiện internet cao hơn nhóm HS học ở bậc thấp hơn.

Mặc dù còn nhiều tranh luận, song các nghiên cứu đã xác định được những hậu quả của việc bị nghiện internet là rất lớn trên nhiều bình diện sức khỏe thể chất, tâm thần; vấn đề tâm lý; nhận thức, hành vi và các mối quan hệ xã hội. Về nguyên nhân dẫn đến việc bị nghiện internet, các nghiên cứu trước đó cho thấy do nhận thức của bản thân người bị nghiện chưa cao; sức hút của không gian mạng; sự quan tâm của gia đình; cơ chế chính sách chưa thực sự chặt chẽ.v.v.

Các nghiên cứu ngoài nước cũng đề cập đến nhiều giải pháp nhằm hạn chế việc nghiện internet ở giới trẻ, trong đó có những giải pháp nâng cao nhận thức cho chủ thể; thực hiện tham vấn cho cá nhân và gia đình; hoàn thiện cơ chế chính sách trong quản lý mạng internet, … Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã áp dụng các liệu pháp nhận thức và hành vi; liệu pháp hệ thống trong can thiệp và cho thấy có hiệu quả nhất định trong giảm thiệu hành vi nghiện internet.

- Đối với các công trình nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam, nghiên cứu về nghiện internet nói chung và HS nghiện internet nói riêng chỉ mới thực sự phát triển trong khoảng thời gian gần đây. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ nghiện internet ở HS hiện nay là tương đối nhiều, trong đó chủ yếu là nghiện ở mức nhẹ và mức vừa; học sinh nam nghiện internet cao hơn HS nữ. Cũng như nhiều nghiên cứu ở ngoài nước, các nghiên cứu ở Việt Nam cũng cho thấy việc bị nghiện internet dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần và những hậu quả liên quan đến tâm lý xã hội, hành vi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập. Các nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ yếu tố chủ quan (bản thân HS) và các yếu tố khách quan (sự lôi kéo tự bạn bè, sự quản lý của gia đình; cơ chế, chính sách; áp lực trong học tập và tính chất gây nghiện của mạng internet). Tuy vậy, hiện nay có rất ít những công trình nghiên cứu công tác xã hội trong

triển khai các hoạt động CTXH trong can thiệp, trợ giúp đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet và việc thực nghiệm tác động về tính hiệu quả của các phương pháp CTXH trong lĩnh vực này. Hơn nữa, các tài liệu nghiên cứu, giáo trình tham khảo ở lĩnh vực này cũng tương đối khan hiếm.

Vì vậy, định hướng nghiên cứu của luận án là tìm hiểu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động CTXH đối với HS trung học cơ sở nghiện internet được xem là hướng nghiên cứu cần được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước.


Tiểu kết chương 1

Khái quát các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, luận án rút ra kết luận như sau: Hiện nay tình trạng nghiện internet ở thanh thiếu niên và học sinh là tương đối phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tổng quan các nghiên cứu cho thấy, nghiện internet ảnh hưởng khá tiêu cực đến nhiều khía cạnh, trong đó có ảnh hưởng đến sức khỏe; làm suy giảm kết quả học tập; ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, tâm lý, hành vi và các mối quan hệ xã hội khác của HS. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc HS nghiện internet, trong đó có yếu tố thuộc về bản thân HS; từ sự hấp dẫn của mạng internet, sự quản lý của gia đình, cơ chế chính sách. Xét về hoạt động CTXH đối với học sinh nghiện internet, tổng quan cho thấy trên thế giới cũng như Việt Nam đã có một số công trình đề cập đến biện pháp can thiệp, trị liệu cho HS nghiện internet; về vị trí, vai trò của CTXH trong trường học và một số nghiên cứu áp dụng các liệu pháp nhận thức – hành vi, liệu pháp hệ thống trong công tác xã hội để can thiệp làm giảm mức độ nghiện internet cho học sinh nhưng không thực sự nhiều. Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đó, luận án cũng đánh giá những đóng góp của các tác giả và kế thừa để bổ sung những khoảng trống trong nghiên cứu của mình.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH NGHIỆN INTERNET

2.1. Nghiện internet

2.1.1. Một số khái niệm có liên quan

2.1.1.1. Khái niệm nghiện

Đã có nhiều khái niệm đề cập đến “Nghiện”, chẳng hạn trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học cho rằng “nghiện” hay còn gọi là “ghiền” là ham thích đến mức thành mắc thói quen khó bỏ. Nếu không có cái để thỏa mãn “cái nghiện” ấy thì cuộc sống của họ trở nên khó khăn về mặt tinh thần và thể chất [71, tr. 680]. Trong khi đó, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003): “Nghiện là trạng thái bệnh lý tâm thần phát sinh do lạm dụng các chất độc gây nghiện. Người nghiện bị lệ thuộc một cách có hệ thống về cơ thể và tâm lý vào chất độc quen dùng, thèm thường xuyên và đòi hỏi với liều lượng ngày càng tăng. Khi thiếu thuốc hay trong quá trình cai thuốc, người nghiện có trạng thái nôn nao, khó chịu, bất thần, mệt mỏi, buồn bã, mất ngủ, thô bạo, giận dữ” [24, tr. 117].

Trong Từ điển Tâm học của Vũ Dũng (2008) định nghĩa: “Nghiện là trạng thái tâm lí bất bình thường của con người, xảy ra sau khi bị tiêm nhiễm một cách không chủ định một chất nào đó, hoặc sử dụng nhiều lần một sự vật, hiện tượng nào đó kèm theo sự biến đổi các quá trình tâm - sinh lí của cơ thể và biểu hiện ra ngoài thông qua hành vi, cách ứng xử và quan hệ của họ với những người xung quanh. Thông thường nghiện được biểu hiện ở ba mức độ sau: Mức độ nhẹ: Hành vi và cách ứng xử của người nghiện rất khó phân biệt so với người bình thường; Mức độ trung bình: Hành vi và trạng thái bất bình thường thỉnh thoảng lại xuất hiện, nhưng người nghiện vẫn còn ý thức được hành vi, cách ứng xử của mình; Mức độ nặng: Hành vi và cách ứng xử của người nghiện hoàn toàn hoặc gần như mất khả năng kiểm soát ý thức” [13, tr. 510].

Theo tác giả Kimberly S. Young (2004) định nghĩa: “Nghiện bất kỳ loại nào theo truyền thống đều có liên quan đến sự thôi thúc không kiểm soát được, thường kèm theo mất kiểm soát, bận tâm đến việc sử dụng và tiếp tục sử dụng bất chấp các vấn đề mà hành vi gây ra. Lạm dụng được coi là một hình thức nhẹ hơn của sự nghiện ngập cũng có thể bận tâm và tạo ra vấn đề cho người dùng, nhưng người dùng có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với hành vi và có thể thiết lập các giới hạn và điều chỉnh tốt hơn sử dụng. Cả việc nghiện và lạm dụng Internet đều có thể dẫn đến hậu quả” [164].

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí