Các Biểu Hiện Trong Thang Đo Về Các Mức Độ Thể Hiện Các Hoạt Động Ctxh

internet; (2) Giai đoạn thứ hai, sau khi xác định có 257/720 trường hợp nằm trong tiêu chuẩn nghiện internet chúng tôi tiến hành phát bảng hỏi Anket cho 257 trường hợp dựa trên mã số phiếu được đánh số trước đó nhằm khảo sát về việc sử dụng internet, nguyên nhân, ảnh hưởng của nghiện đối với học sinh bị nghiện internet, cũng như tìm hiểu ý kiến HS về thực trạng các hoạt động CTXH và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động đó.

(2) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Bảng hỏi được thiết kế tìm hiểu những thông tin cơ bản về mức độ sử dụng internet, nguyên nhân, những hậu quả của việc sử dụng internet của học sinh nghiện internet; các hoạt động công tác xã hội nhằm can thiệp giúp giảm thiểu việc nghiện internet cho học sinh nghiện internet ở các trường THCS và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet.

- Về khách thể khảo sát: khách thể chính là học sinh đang theo học tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định với dung lượng mẫu được sàng lọc ban đầu là 720 học sinh gồm khối lớp 6, 7, 8, 9, sau đó tiến hành sàng lọc có 257 HS đủ tiêu chuẩn nghiện internet . Bên cạnh đó, luận án khảo sát 100 khách thể bổ trợ là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học.

- Về dung lượng và cơ cấu mẫu:Nghiên cứu được khảo sát trên 720 khách thể là học sinh ở lứa tuổi THCS, trong HS nam chiếm 56,1% và HS nữ chiếm 43,9%. Các khách thể được khảo sát là HS được chọn ngẫu nhiên tại 6 trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định: Trường THCS Quang Trung; THCS Ghềnh Ráng; THCS Nhơn Bình; THCS Nhơn Hải; THCS Vân Canh; THCS Ân nghĩa.Trong số khách thể được khảo sát, HS thuộc khối/lớp 6 chiếm 25,0%; Khối/ lớp 7 chiếm 25,0%; Khối/ lớp 8 chiếm 25,0% và Khối/ lớp 9 chiếm 25,0%. Xét theo địa bàn cư trú, những HS ở các trường THCS Quang Trung, THCS Ghềnh Ráng và THCS Nhơn Bình thuộc khu vực thành thị chiếm 50%; trường thuộc khu vực xã đảo là THCS Nhơn Lý chiếm 16,7%; trường thuộc khu vực nông thôn miền núi là THCS Vân Canh và Ân Nghĩa chiếm 33,3%. Các thông tin chi tiết về mẫu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu



Khu vực


Các trường

Giới tính HS

Nam

Nữ

SL

%

SL

%


Thành thị

THCS Quang Trung

Lớp 6

60

98,4

1

1,6

Lớp 7

6

85,7

1

14,3

Lớp 8

15

68,2

7

31,8

Lớp 9

21

70,0

9

30,0

THCS Nhơn Bình

Lớp 6

19

100,0

0

0,0

Lớp 7

57

96,6

2

3,4

Lớp 8

8

47,1

9

52,9

Lớp 9

11

44,0

14

56,0

THCS Ghềnh Ráng

Lớp 6

2

50,0

2

50,0

Lớp 7

23

85,2

4

14,8

Lớp 8

47

88,7

6

11,3

Lớp 9

23

63,9

13

36,1


Xã đảo

THCS Nhơn Hải

Lớp 6

4

5,1

74

94,9

Lớp 7

1

50,0

1

50,0

Lớp 8

11

61,1

7

38,9

Lớp 9

20

90,9

2

9,1


Nông thôn, miền núi

THCS Vân Canh

Lớp 6

2

11,1

16

88,9

Lớp 7

4

5,6

67

94,4

Lớp 8

4

57,1

3

42,9

Lớp 9

20

83,3

4

16,7

THCS Ân Nghĩa

Lớp 6

0

0,0

1

100,0

Lớp 7

2

14,3

12

85,7

Lớp 8

5

7,9

58

92,1

Lớp 9

13

31,0

29

69,0

Tổng số

378

52,5

342

47,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định - 3

- Về cách thức xây dựng bảng khảo sát và các tiêu chí đánh giá: Chúng tôi quy ước cách xử lí và đánh giá câu trả lời của HS qua các câu hỏi điều tra như sau:

(1) Đối với những câu hỏi không có mức độ lựa chọn trong ý kiến trả lời, chúng tôi thống kê theo tỉ lệ phần trăm cho từng ý trả lời.

(2) Đối với dạng câu hỏi có 5 mức độ trả lời được quy ước như sau:

Về quy ước các mức độ cho dạng câu hỏi có 5 mức độ bao gồm các mức từ: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao. Trong đó số điểm của mỗi mức tương ứng là: Rất thấp = 1 điểm; Thấp = 2 điểm; Trung bình = 3 điểm; Cao = 4 điểm; Rất cao = 5 điểm

Về thang điểm quy ước để tính giá trị trung bình: Đối với các câu hỏi có 5 mức độ trả lời (theo thang đo Likert 5 lựa chọn) chúng tôi thống kê theo giá trị trung bình cho mỗi ý kiến đánh giá. Điểm trung bình (ĐTB) cho mỗi nội dung tối đa là 5 điểm và tối thiểu là 1 điểm và điểm trung bình của mỗi nội dung nằm trong khoảng 1X 5 với giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n= (5-1)/ 5 là 0,8 chúng tôi quy ước như sau:

(3)ĐTB từ 1.00 – 1.80: Rất thấp/ Không hiệu quả/ Không ảnh hưởng

(4)ĐTB từ 1.81 – 2.60: Thấp/ Ít hiệu quả/ Ít ảnh hưởng (5)ĐTB từ 2.61 – 3.40: Trung bình/Bình thường (6)ĐTB từ 3.41 – 4.20: Cao/Hiệu quả/ Ảnh hưởng

(7)ĐTB từ 4.21 – 5.00: Rất cao/ Rất hiệu quả/Rất ảnh hưởng

Bảng 2: Các biểu hiện trong thang đo về các mức độ thể hiện các hoạt động CTXH


Khoảng điểm

Biểu hiện

1X 1,80

Đây là mức thấp nhất trong thang đo, mức này thể hiện các hoạt động công tác xã hội không được triển khai ở các trường THCS nhằm can thiệp giúp giảm thiểu hành vi nghiện internet cho học sinh THCS nghiện internet. Tương tự, việc triển khai các hoạt động CTXH nhìn

chung không mang lại hiệu quả; hoàn toàn không có sự ảnh hưởng của các yếu tố nào đến hoạt động CTXH đã thực hiện.

1,81 X 2,60

Mức độ này được xác định là có, nhưng tương đối thấp, chưa thực sự rõ ràng trong thực hiện các hoạt động CTXH và tính hiệu quả cũng

như sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt động CTXH.

2,61 X 3,40

Ở mức độ này các hoạt động CTXH, tính hiệu quả, sự tác động của một số yếu tố đến hoạt động công tác xã hội đã được thực hiện với tần suất cao hơn và rõ ràng hơn, nhưng mức độ thực hiện

vẫn chưa được đều đặn, thường xuyên.

3,41 X 4,20

Ở mức độ này các hoạt động của CTXH như tư vấn, tham vấn; hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe; kết nối các dịch vụ, giáo dục, truyền thông, ... được cán bộ trường học (CBTH) thực hiện ở mức tương đối cao, có kế hoạch rõ ràng. Cũng trong mức độ này tính

hiệu quả của các hoạt động tương đối cao và sự tác động của một số yếu tố đến hoạt động CTXH ở mức cao.

4,21 X 5

Đây là mức độ cao nhất, trong đó biểu hiện của các hoạt động CTXH được thực hiện rất thường xuyên, có kế hoạc rất rõ ràng và tính hiệu quả của các hoạt động phòng ngừa, can thiệp rất hiệu

quả và các yếu tố ảnh hưởng được xác định là rất nhiều đến hoạt động công tác xã hội.

(3) Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: Phỏng vấn sâu nhằm đánh giá, kiểm chứng có chiều sâu về những thông tin liên quan đến thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH tại các trường THCS.

Khách thể: Phỏng vấn sâu 05 HS; 03 NVCTXH ở một số phường/xã; 05 phụ huynh học sinh có con đang theo học ở trường THCS; 05 cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học.

Cách thức tiến hành: Khác với câu hỏi đóng được sử dụng trong bảng Anket, phỏng vấn sâu được nghiên cứu thiết kế bằng các câu hỏi dạng mở nên khách thể có

thể trả lời khá tự do theo mạch cảm xúc. Nội dung chi tiết của mỗi cuộc phỏng vấn sâu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh của cuộc phỏng vấn.

(4) Phương pháp quan sát

Mục đích: Quan sát là phương pháp quan trọng trong CTXH nhằm xem xét hành vi, những biểu hiện về thái độ, cảm xúc, lời nói, cử chỉ biểu hiện của học sinh nghiện internet.

Nội dung: Quan sát biểu hiện nhận thức, cảm xúc, tâm lý và hành vi của học sinh nghiện internet.

Cách thức tiến hành: Việc quan sát được tiến hành ở tất cả các trường THCS trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Kết quả quan sát được tác giả ghi chép trong sổ nhật ký nhằm bổ sung trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực trạng.

4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Các thông số thống kê được sử dụng trong phân tích như sau:

Các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả: ĐTB cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng ý kiến và của từng yếu tố cũng như từng nội dung đo; Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án lựa chọn cho từng ý kiến.

Kiểm định sự khác biệt trị trung bình giữa các tổng thể: Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (compare means). Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p< 0.05. Đối với các phép so sánh của 2 nhóm, chúng tôi sử dụng phép kiểm định T về độc lập giữa hai mẫu T – Test. Đối với so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên chúng tôi sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (Anova). Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh chéo (Crosstabs). Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p< 0.05.

Phân tích tương quan: dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa 2 biến số, nghĩa là sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia như thế nào. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa 2 biến số được đo bởi hệ số tương quan (r). Ở đây chúng tôi sử dụng hệ số tương quan pearson. Hệ số này có giá trị từ -1 đến +1 cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị dương (r>0) cho biết mối liên hệ thuận giữa 2 biến số. Giá trị âm (r< 0) cho biết mối liên hệ nghịch giữa 2 biến số. Khi r = 0 thì 2 biến số đó không có mối liên hệ. Dựa vào hệ số xác suất (p) ta có thể biết mức độ có nghĩa của mối quan hệ. Ở đây, chúng tôi chọn alpha (α) = 0,05 là cấp độ

có ý nghĩa thống kê. Khi p<0.05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa cho phân tích về mối quan hệ giữa 2 biến số đó.

Phân tích h i qui tuyến tính: để xem xét mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một hay nhiều biến độc lập nhằm xác định sự thay đổi của biến phụ thuộc khi có sự thay đổi của các biến độc lập trên cơ sở nghiên cứu các thông số R2, F-test cùng với giá trị p (được xem là có ý nghĩa thống kê khi < 0.05).

4.3. Phương pháp thực nghiệm tác động

Mục đích của thực nghiệm tác động là nhằm giúp HS bị nghiện internet nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành các kỹ năng để giảm thiểu hành vi nghiện internet. Phương pháp thực nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp CTXH với cá nhân. Đây là phương pháp can thiệp dựa trên mối quan hệ một – một, trong đó nhân viên CTXH là người tương tác trực tiếp với HS bị nghiện internet để tìm hiểu sâu hơn về hậu quả và nguyên nhân của vấn đề nghiện internet trong mối quan hệ với môi trường xã hội. Công cụ chủ yếu được sử dụng trong phương pháp can thiệp là các kỹ năng được sử dụng như: kỹ năng tạo lập mối quan hệ, lắng nghe, quan sát, thấu cảm, tham vấn, … kết hợp các liệu pháp can thiệp nhận thức – hành vi; can thiệp hệ thống nhằm giúp HS phát huy sức mạnh bản thân để tự lực cai nghiện internet thông qua sự hỗ trợ của NVCTXH và các nguồn lực có liên quan.

Quy trình can thiệp được thực hiện dựa trên tiến trình gồm 7 bước cơ bản của phương pháp CTXH với cá nhân: Tiếp cận thân chủ -> Xác định vấn đề -> Thu thập thông tin -> Chẩn đoán -> Lên kế hoạch can thiệp -> Thực hiện kế hoạch -> Lượng giá. Về cách thức thực hiện, nghiên cứu lựa chọn thực nghiệm không đối chứng. Thân chủ được lựa chọn là trường hợp HS nghiện internet ở mức nghiện nặng dựa trên bảng trắc nghiệm sàng lọc. Trước khi thực nghiệm, NVCTXH tìm hiểu thông tin sơ bộ về cá nhân HS, hoàn cảnh gia đình của HS, về nhu cầu can thiệp trợ giúp. Sau khi được sự đồng ý của HS và gia đình, nghiên cứu tiến hành thực nghiệm theo tiến trình theo 7

bước cụ thể trong CTXH cá nhân.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Đóng góp về mặt lý luận: Ở Việt Nam hiện nay rất ít các công trình nghiên cứu toàn diện về hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet, chính lẽ đó, luận án góp phần bổ sung, làm sáng tỏ về một số vấn đề lý luận liên quan đến công tác xã hội với học sinh nghiện internet, các nguyên tắc và triết lý làm việc. Chẳng hạn,

việc can thiệp đối với HS nghiện internet cần thực hiện dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của HS và gia đình HS; cần chú trọng đến tính cá biệt của mỗi trường hợp bị nghiện internet; đảm bảo nền tảng triết lý là tạo điều kiện thuận lợi để HS khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng trong quá trình giải quyết vấn đề gặp phải. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần làm sáng tỏ việc thực hiện các hoạt động công tác xã hội có vai trò quan trọng trong phòng ngừa, can thiệp giảm thiểu vấn đề nghiện internet trong học sinh và việc áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân là có hiệu quả đối với những học sinh bị nghiện internet ở các mức độ nghiện nặng, nhẹ và nghiện internet ở mức vừa phải nếu vận dụng một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm lý xã hội, hoàn cảnh của học sinh.

Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận án đã khảo sát và xác định được thực trạng, nguyên nhân học sinh nghiện internet ở các trường trung học cơ sở (trong đó chủ yếu là nghiện internet ở mức nhẹ và mức vừa). Đồng thời, khảo sát và xác định các hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet, trong đó các hoạt động vận động kết nối các nguồn lực, dịch vụ và hoạt động tuyên truyền giáo dục là những hoạt động được triển khai ở mức độ thường xuyên cao nhất. Và, trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH thì yếu tố liên quan đến bản thân học sinh nghiện internet là có ảnh hưởng cao nhất.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận

Ở Việt Nam hiện nay rất ít các công trình nghiên cứu toàn diện về hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet, chính lẽ đó, luận án góp phần bổ sung, làm sáng tỏ về một số vấn đề lý luận liên quan đến công tác xã hội với học sinh nghiện internet, các nguyên tắc và triết lý làm việc. Chẳng hạn, việc can thiệp đối với HS nghiện internet cần thực hiện dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của HS và gia đình HS; cần chú trọng đến tính cá biệt của mỗi trường hợp bị nghiện internet; đảm bảo nền tảng triết lý là tạo điều kiện thuận lợi để HS khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng trong quá trình giải quyết vấn đề gặp phải. Hơn nữa, với nghiên cứu này của luận án sẽ góp phần cụ thể hóa các hoạt động công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp học sinh giải quyết những khó khăn gặp phải do nghiện internet tạo nên.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Với việc nghiên cứu về thực trạng công tác xã hội đối với học sinh nghiện

internet và các giải pháp nhằm hỗ trợ học sinh nghiện internet, luận án cung cấp những luận cứ, luận chứng khoa học để các cấp lãnh đạo, quản lý, các cơ quan chức năng ở tỉnh Bình Định tham khảo nghiên cứu và vận dụng vào quá trình khai thác và quản lý có hiệu quả các tác động của internet đối với học sinh.

Luận án còn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề có liên quan đến chuyên ngành công tác xã hội và của một số bộ môn khoa học xã hội khác trong các trường Đại học, Cao đẳng.v.v.

Khung phân tích

Trên cơ sở tồng quan tài liệu và vận dụng lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhận thức-hành vi vào việc phân tích vấn đề công tác xã hội đối với học sinh nghiên internet, khung phân tích của luận án được xây dựng như dưới đây.


Nhận thức, thái độ của học sinh nghiện

HĐ tham vấn, tư vấn

Trình độ, năng lực, kinh nghiệm


Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà

HĐ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần

Cơ sở vật chất, nguồn lực và sự quan tâm của nhà trường

Sự quan tâm, phối hợp của gia đình

HĐ kết nối gia đình và các bên có liên quan

HĐ truyền thông, giáo dục


Nhận thức, sự quan tâmcủa cộng đồng

HĐ giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội

Nghiện internet ở HS THCS

CTXH đối với HS nghiện internet

BỐI CẢNH KINH TẾ, VĂN HÓA- XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG


Hình 1. Khung phân tích luận án

7.Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: trong chương 1 bàn về tổng quan tình hình nghiên cứu công tác xã hội đối

với học sinh nghiện internet; chương 2 bàn về cơ sở lý luận về công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet; chương 3 phân tích thực trạng học sinh nghiện internet và công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định; chương 4 đề cập đến việc thực nghiệm phương pháp công tác xã hội với cá nhân trong can thiệp với học sinh bị nghiện internet và các biện pháp thúc đẩy hiệu quả công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022