Nghiên Cứu Về Thực Trạng Nghiện Internet Ở Thanh Thiếu Niên, Học Sinh

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH NGHIỆN INTERNET

1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1. Những nghiên cứu về nghiện internet

1.1.1.1. Nghiên cứu về thực trạng nghiện internet ở thanh thiếu niên, học sinh

Nghiện Internet lần đầu tiên được đề cập vào năm 1996 bởi nhà tâm lý học người Mỹ Kimberly Young trong nghiên cứu “Nghiện Internet: Sự xuất hiện của một chứng rối loạn lâm sàng mới” trình bày tại Hội nghị thường niên lần thứ 104 của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ; 11 tháng 8 năm 1996. Nghiên cứu của Young đã khảo sát 596 trường hợp người sử dụng internet dựa trên bảng câu hỏi chẩn đoán về cờ bạc bệnh lý trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần - Ấn bản thứ tư (DSM-IV) của Hòa Kỳ [165]. Sau nghiên cứu của Young, đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề nghiện internet ở thanh thiếu niên và học sinh được thực hiện ở phạm vi quốc gia và lãnh thổ khác nhau.

Ở Hoa Kỳ, theo tổng hợp từ nghiên cứu của Lê Minh Công (2016) cho thấy tỷ lệ nghiện internet ở thanh thiếu niên là tương đối phổ biến, chẳng hạn trong nghiên cứu của Greenfield (1999) tỷ lệ nghiện internet là 5,6%; Morahan và cộng sự (2000) là 8,1%; Yuen - Lavin (2001) là 15,9%; Fortson và cộng sự (2007) có 26,3% [4].

Ở Châu Âu, trong một nghiên cứu của Durkee và cộng sự (2012) ở 11 quốc gia Châu Âu với tổng số người tham gia khảo sát là 11.956 thanh thiếu niên được chọn ngẫu nhiên ở các trường, cho thấy tỷ lệ nghiện internet là 4,4%; tỷ lệ này ở nam cao hơn nữ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các quốc gia. Nghiên cứu chỉ ra những loại nghiện trên internet chủ yếu là nghiện xem video, truy cập phòng trò chuyện và mạng xã hội; chơi trò chơi trực tuyến; tỷ lệ học sinh sống ở đô thị nghiện cao hơn những học sinh sống vùng nông thôn; học sinh không sống với cha mẹ ruột, ít có sự quản lý của cha mẹ có nguy cơ nghiện internet tương đối cao [98]. Cũng ở các nước Châu Âu, nghiên cứu của Kaess và cộng sự (2016) thực hiện khảo sát trong hai năm học là 2009/2010 và 2011/2012 ở năm quốc gia châu Âu với tổng số là 5.839 thanh thiếu niên đang theo học ở các trường trung học, cho thấy tỷ lệ nghiện internet ở học sinh là không ngừng tăng trong hai năm học (từ 4,01% lên 6,87%), những học sinh có nguy cơ nghiện tăng tăng từ 13,34% đến 17,57%; học sinh nam có mức nghiện internet cao hơn nữ giới [117]. Năm 2014, hai tác giả Cheng và Li đã thực hiện một nghiên cứu có quy mô

lớn bao gồm 89.281 người từ 31 quốc gia ở bảy khu vực thế giới, cho kết quả tỷ lệ nghiện internet là 6,0%. Trong đó, tỷ lệ bị nghiện cao nhất nhất là ở Trung Đông với 10,9%, và thấp nhất là ở Bắc và Tây Âu với 2,6% [90]. Một số quốc gia có tỷ lệ thanh thiếu niên và học sinh nghiện internet cao như Thổ Nhì Kỳ hay Croatia. Chẳng hạn, ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong nghiên cứu của Tayyar và cộng sự (2014) với 1156 học sinh từ các lớp 9, 10, 11, 12, có 15,1% học sinh được xếp vào nhóm nghiện Internet (9,3% ở nữ và cao tới 20,4% ở nam); tỷ lệ nghiện Internet ở học sinh lớp 9, 10 và 11 lần lượt là 18,0, 17,3 và 10,4% [145]. Ở Croatia, trong nghiên cứu được thực hiện bởi Miskulin và cộng sự năm 2018 cho thấy tình trạng nghiện Internet rất phổ biến ở sinh viên các trường đại học Croatia. Nhóm tác giả cũng kết luận có sự khác biệt về giới tính trong nghiện internet, trong đó sinh viên nam nghiện cao hơn nữ sinh viên [131].

Ở Châu Á, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của mạng internet thì tỷ lệ giới trẻ nghiện internet trong nhiều năm qua cũng được đánh giá là khá cao. Ở Trung Quốc, các tác giả Zhang, Li (2014) với nghiên cứu 24.013 học sinh từ lớp 4 đến lớp 9 được tuyển chọn từ 100 quận ở 31 tỉnh ở Trung Quốc, chỉ ra rằng tỷ lệ nghiện Internet trong tổng số mẫu là 6,3% và ở người dùng Internet là 11,7%. Tỷ lệ nghiện Internet ở học sinh tiểu học (11,5%) thấp hơn không đáng kể so với tỷ lệ học sinh trung học cơ sở (11,9%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bốn vùng địa lý đặc trưng bởi các mức độ khác nhau về kinh tế, y tế, giáo dục và môi trường xã hội [122].

Ở Hàn Quốc, nghiên cứu của Jang và cộng sự (2008) khảo sát 912 học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Seoul cho thấy có 30% HS nghiện Internet [114]. Ở Nhật Bản, nghiên cứu được thực hiện trực tuyến về thói quen sử dụng Internet, từ tháng 2 năm 2013 của Hashimoto Yoshiaki với 2.605 người tham gia, từ học sinh tiểu học đến người lớn đi làm dưới 25 tuổi, cho thấy một tỷ lệ đáng kể những người có nguy cơ cao nghiện Internet: 2,3% học sinh tiểu học, 7,6% học sinh trung học cơ sở, 9,2% học sinh trung học phổ thông, 6,1% sinh viên đại học và 6,2 % người lớn đi làm [169]. Ở Đài Loan, trong nghiên cứu 680 học sinh thì có đến 17,9% học sinh bị nghiện Internet [159]. Ở Ấn Độ, một nghiên cứu cắt ngang năm 2013 được thực hiện trên 987 thanh thiếu niên ở Mumbai cho thấy nam giới nghiện nhiều hơn đáng kể so với nữ giới [107].

Tại Đông Nam Á, nghiên cứu của Chia và cộng sự (2020) [96] cho thấy tỷ lệ nghiện internet ở giới trẻ hiện nay là tương đối cao, được thể hiện ở bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 1.1: Tỷ lệ nghiện internet ở một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á


Tác giả

Quốc gia

Cỡ mẫu

Tỷ lệ nghiện

internet

Năm

Công cụ chẩn đoán

Boonvisudhi và

CS (2017) [87]

Thái Lan

705

24,4%

2017

Phát triển bởi Young (1998) [162]

Ching và

CS (2017) [92]

Malaysia

426

36,9%


Phát triển bởi Young (1998) [162]

Mak và CS

(2014b) [127]

Phi-líp-

pin

999

4,9%

2012

Phát triển bởi Chen (CIAS-R) [126]

Subramaniam và

CS (2008) [135]

Singapore

2735

17,1%

2008

Công cụ sàng lọc 10 mục dựa trên Cờ

bạc bệnh lý DSM-IV [99]

Tran và

CS (2017a) [95]

Việt Nam

566

21,2%

2017

Phát triển bởi Pawlikowski và cộng sự

(2013) [139].

Siste và

CS (2018a) [150]

Indonesia

231

38,5%

2018

Phiên bản IAT của Indonesia [150]

Turnbull và

CS (2018c) [160]

Myanmar

386

16,1%

2018

Công cụ đánh giá việc sử dụng Internet có vấn đề ở trẻ vị thành niên (YDQ) của Wartberg và CS (2016)

[162]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định - 4

Tổng hợp các nghiên cứu nêu trên cho thấy vấn đề nghiện internet là chủ đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học. Các nghiên cứu dù tiếp cận dưới nhiều góc độ, phương pháp, mục đích khác nhau song đều chỉ ra mức độ nghiện internet của người dùng hiện nay rất phổ biến, trong đó lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh được đánh giá là nhóm bị nghiện tương đối nhiều và có nguy cơ nghiện sẽ chuyển biến cao hơn nếu không có những giải pháp tích cực.

1.1.1.2. Những nghiên cứu về hậu quả của nghiện internet

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm thần đối với cá nhân người sử dụng

Có nhiều nghiên cứu cho thấy nghiện internet có ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề sức khỏe cá nhân. Nghiên cứu của Siste và CS (2021) về nghiện internet trong đại dịch Covid-19 ở Indonesia đã tiến hành khảo sát trực tuyến 2.932 thanh thiếu niên đến từ 33 trong số 34 tỉnh thành. Kết quả cho thấy tỷ lệ phổ biến nghiện internet ở thanh thiếu niên Indonesia trong đợt bùng phát COVID-19 là 19,3% cao hơn so với những người lớn. Nghiên cứu cũng phát hiện về thời lượng sử dụng Internet tăng lên, hành vi xã hội thấp và rối loạn giấc ngủ được coi là các yếu tố nguy cơ của nghiện internet [149].

Nghiên cứu bởi Feizy (2020) ở 300 sinh viên điều dưỡng đại học Iran cho thấy, nghiện Internet gây nguy hiểm cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người nghiện [102]. Phát hiện khác của Bernardi (2009) cho thấy trong số những người bị nghiện được chẩn đoán có 14% thiếu chú ý và rối loạn tăng động, 7% giảm hưng phấn, 15% rối loạn lo âu toàn thân, 15% rối loạn lo âu xã hội; 7% rối loạn chức năng máu, 7% ám ảnh cưỡng chế tính cách rối loạn, 14% rối loạn nhân cách ranh giới và 7% rối loạn nhân cách tránh né [85, tr. 4]. Nghiên cứu khác của Yen và cộng sự (2014) thấy rằng hơn một phần ba thanh thiếu niên nghiện internet có biểu hiện của rối loạn lo âu, và rối loạn lo âu tổng quát nhưng không ám ảnh xã hội; từ 5% đến 40% đáp ứng các tiêu chí trầm cảm nặng (Yen et al.2014) [84]. Javaeed và cộng sự (2019) đã phát hiện rằng trong 210 thanh thiếu niên ở Ấn độ tham gia trả lời có mối tương quan thuận nhẹ giữa nghiện internet và trầm cảm và loại tương quan tương tự cũng được quan sát giữa nghiện internet và căng thẳng [115]. Trong khi đó, nghiên cứu của Choi và cộng sự (2009) với 2336 học sinh trung học ở Hàn Quốc cho thấy những học sinh nghiện internet thường sử dụng rượu, hút thuốc lá và tình trạng sức khỏe kém hơn so với học sinh không nghiện; 35,9% có các triệu chứng mất ngủ [93]. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy những hậu quả tương tự như “mắc đồng thời với chứng tăng động” ([121], Georgios, et al, 2011) ; cảm giác “buồn ngủ ban ngày quá mức và các vấn đề về giấc ngủ khác” (Singh, Lokesh Kumar, et al, 2019; Lin, Pin-Hsuan, et al, 2019) [147], [124]; “mắc chứng rối loạn ăn uống” (Rodgers, Rachel F., et al, 2013; Hinojo-Lucena, Francisco-Javier, et al, 2019) [111].

Ảnh hưởng đến đời sống tâm lý xã hội

Các ảnh hưởng về đời sống tâm lý xã hội được biểu hiện như cảm thấy cuộc sống nhàm chán, sự cô đơn và ngại tiếp xúc, giao tiếp với người khác. Chẳng hạn, trong nghiên cứu của Nalwa và Anand (2003) về mức độ nghiện internet ở trẻ em từ 16 đến 18 tuổi ở Ấn Độ cho thấy, người nghiện có biểu hiện trì hoãn công việc để dành thời gian trực tuyến, cảm thấy cuộc sống sẽ bị nhàm chán mà không có Internet và người phụ thuộc internet thường cảm thấy cô đơn hơn những người không phụ thuộc [136]. Kraut và cộng sự (1998) cho rằng người dùng Internet dành nhiều thời gian sử dụng Internet dẫn đến mức độ cô đơn tăng lên, bởi vì họ không có đủ thời gian để tạo mối quan hệ thực sự ngoại tuyến [80, tr. 34]. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn cho thấy những cá nhân với triệu chứng của nghiện internet thường xuyên báo cáo tự trọng thấp,

phụ thuộc xã hội, hướng nội, nhút nhát, kỹ năng xã hội thấp, tìm kiếm cảm giác cao, sự cô đơn và cô lập xã hội (ví dụ như Chen & Peng, 2008; Davis, 2001; Lâm et al, 2009; Mehroof & Griffiths, 2010; Morahan-Martin & Schumacker, 2000; Yang & Tùng, 2007). Caplan (2003) và Liu & Kuo (2007) thậm chí cho rằng những người nghiện internet thường có các kỹ năng xã hội thấp [84].

Ảnh hưởng đến kết quả học tập, lối sống, hành vi và cách ứng xử

Về hậu quả của nghiện internet liên quan đến vấn đề học tập, trong nghiên cứu của Javaeed và cộng sự (2020) với 500 sinh viên y khoa đại học ở Azad Kashmir, Pakistan đã phát hiện có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nghiện IA với kết quả học tập, những trường hợp bị nghiện đều có kết quả điểm thi kém vào các kỳ thi quan trọng [116]. Các tác giả Kheyri và cộng sự (2019) điều tra 353 học sinh trung học ở thành phố Ilam-Iran trong năm học 2017–2018 cho thấy có mối liên hệ rất lớn giữa nghiện internet với thành tích học tập của học sinh đó [120]. Tổng hợp từ một số nghiên cứu các tác giả trước đó, Fengqiang, Gao và cộng sự (2016) nhận định: “Nghiện internet ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày của nhiều thanh thiếu niên. Chẳng hạn có 80% trong số 237 sinh viên đã bỏ học do nghiện internet vì không thể đạt điểm số trong các kỳ thi, vì vậy họ không thể hoàn thành chương trình học của họ và sau đó bị buộc thôi học; tương tự, có 13 học sinh trong số 205 học sinh bỏ học ở một trường đại học của một tỉnh không thể vượt qua kỳ thi cũng liên quan đến việc nghiện internet (Bai & Fan, 2005)” [103]. Tương tự, nghiên cứu của Mohamed và cộng sự (2020) cũng cho thấy những học sinh nghiện internet ở mức nặng có thành tích học tập thấp hơn cả những học sinh có mức nghiện internet nhẹ [133]. Và, một số khó khăn khác liên quan đến học tập như học sinh phải đối mặt với khó khăn trong quản lý thời gian học tập trong “quản lý thời gian học tập” (Siddiqi và Memon, 2016) [146, tr. 66]; khó khăn trong “chú ý” trên lớp (Machado và cộng sự, 2018) [125, tr. 4]; ảnh hưởng đến nghề nghiệp trong tương lai của họ (Feizy, Fatemeh, et al, 2020) [102].

Bên cạnh những ảnh hưởng đến việc học tập, nghiện internet cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề hành vi, lối sống và cách ứng xử của những người bị nghiện internet. Đó là họ có những biểu hiện của “hành vi hung hăng”; “bỏ bê việc nhà; rối loạn hành vi (Lim, Jae-A., et al, 2015; Missaoui, 2014) [123] [132]. Nghiên cứu của Black DW và cộng sự (1999) cho thấy việc phụ thuộc quá nhiều vào internet gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với gia đình, mối quan hệ bạn bè, công việc. Kết quả nghiên cứu

cũng cho thấy có 7 đối tượng (33%) bị rối loạn tâm trạng, 8 đối tượng (38%) bị rối loạn sử dụng chất kích thích và 4 đối tượng (19%) bị rối loạn lo âu [76]. Các tác giả Chen & Peng (2008), Douglas và CS (2008) [97], Wainer và CS (2008) cho rằng học sinh có điểm nghiện trực tuyến cao thường gặp những khó khăn học tập, kết quả học tập thấp, không tập trung trong lớp học vì thiếu ngủ.v.v.

1.1.2. Những nghiên cứu về công tác xã hội làm việc với học sinh nghiện internet

Nghiên cứu của Zheng và các cộng sự (2015) về “Công tác xã hội trong dịch vụ điều chỉnh tình trạng nghiện ở thanh thiếu niên: Nghiên cứu tình hình mới” cho rằng sự can thiệp của công tác xã hội ngày càng quan trọng và khó khăn hơn và các tác giả nghiên cứu đưa ra các loại dịch vụ CTXH nhằm can thiệp cho giới trẻ nghiện internet đó là: 1) Trị liệu gia đình: thiết lập mối quan hệ tốt trong cấu trúc gia đình, gia đình cần có sự giáo dục khoa học đối với con cái; 2) Hỗ trợ xã hội: xã hội cần cung cấp hỗ trợ về mặt vật chất lẫn tinh thần cho thanh thiếu niên bị nghiện internet nhằm giúp các em giải quyết khó khăn trong quá trình trị liệu; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, bên cạnh đó cần tăng cường công tác quản lí với cơ sở kinh doanh mạng; 3) Thực hiện trị liệu hành vi: Nhân viên CTXH giáo dục nâng cao nhận thức, từ đó giúp thanh thiếu niên nghiện internet nhận thức được tác hại của nghiện internet và từ đó giúp họ thiết lập các giá trị mới, biết cách sử dụng internet một cách khoa học và cố gắng trở thành một người đầy triển vọng trong tương lai [167].

Nghiên cứu của Gu (2013) liên quan đến can thiệp cho học sinh nghiện internet trong thực hành công tác xã hội đã đưa ra ba giai đoạn can thiệp cụ thể như sau [108]:

Giai đoạn I (Bắt đầu): Khi thanh thiếu niên đến để nhờ giúp đỡ hoặc được giáo viên hoặc cha mẹ giới thiệu, giai đoạn đầu tiên của can thiệp nên bao gồm các hoạt động như đánh giá rủi ro, đánh giá chẩn đoán và nuôi dưỡng liên minh trị liệu (Hepworth, Rooney, & Larsen, 2010). Trong giai đoạn này nhiệm vụ của NVCTXH là kiểm tra chi tiết về các triệu chứng nghiện Internet và các kết quả tiêu cực sẽ được tiến hành với các khách hàng; Khám phá các yếu tố rủi ro của các triệu chứng nghiện Internet; hơn nữa, đánh giá sẽ được thực hiện với mục đích xác định các nhu cầu tâm lý của khách hàng.

Giai đoạn II (Can thiệp): Khi nhu cầu tâm lý và các yếu tố rủi ro tâm lý xã hội được xác định NVCTXH hướng đến can thiệp. Mục tiêu của can thiệp là thay đổi

các yếu tố cá nhân hoặc môi trường dự phòng và do đó thúc đẩy một lối sống bổ ích hơn việc sử dụng Internet. Các mục tiêu điều trị cá nhân là do nhân viên xã hội và khách hàng cùng nhau phát triển và các hình thức tư vấn hoặc đào tạo cụ thể các chương trình được cung cấp trên cơ sở cần thiết, tùy thuộc vào hồ sơ mong muốn của mỗi khách hàng. Nghiên cứu đưa ra các mô-đun can thiệp gồm: Mô-đun I: giảm lo lắng xã hội và xây dựng tình bạn thân thiết; Mô-đun II: đào tạo kỹ năng ứng phó

Giai đoạn 3 (Chấm dứt): Giai đoạn cuối cùng của can thiệp công tác xã hội được gọi là chấm dứt. Thường là chấm dứt xảy ra khi nhu cầu của khách hàng được đáp ứng và đạt được mục tiêu. Trong thời gian chấm dứt giai đoạn, nhân viên xã hội và khách hàng tóm tắt những gì đã được thực hiện để giải quyết vấn đề, thảo luận các biện pháp và thủ tục để giải quyết vấn đề mà không cần sự giúp đỡ của nhân viên, xác định gia đình và các nguồn lực cộng đồng hữu ích để đối phó với vấn đề, đồng thời khám phá các mục tiêu và nguồn lực cho tăng trưởng trong tương lai. Những điều này sẽ giúp ổn định sự thay đổi và thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. Trong giai đoạn này, nghiên cứu cho rằng phòng ngừa tái phát là một trọng tâm bổ sung trong giai đoạn chấm dứt, đặc biệt là trong điều trị các hành vi gây nghiện.

Kimberly S. Young là người đầu tiên đưa ra chương trình can thiệp đối với người nghiện internet. Năm 1999, Young đã đưa ra một số kỹ thuật can thiệp đối với người nghiện dựa trên liệu pháp nhận thức và hành vi, bao gồm:(1) Thực hành đối nghịch (practicing the opposite); (2) Những dụng cụ báo chấm dứt Internet từ bên ngoài (external stoppers; (3) Thiết lập giới hạn thời gian (setting time limits; (4) Thiết lập các nhiệm vụ ưu tiên (setting task priorities; (5) Sử dụng thẻ nhắc nhở (use of reminder cards; (6) Kiểm điểm cá nhân (conducting personal inventories) [168]. Mô hình trị liệu của Young đã phát huy rất hiệu quả trong hoạt động cai nghiện internet và được nhiều nhà khoa học ứng dụng trong những công trình có liên quan. Vì vậy luận án này có kế thừa một số nội dung trong hoạt động can thiệp cho học sinh nghiện internet [160].

Tác giả Allen (2006) khi nghiên cứu về vai trò của nhân viên CTXH trường học đã cho rằng nhân viên CTXH trường học có mối liên kết không thể tách rời giữa trường học, gia đình và cộng đồng. Những người làm trong lĩnh vực xã hội đặc biệt này có các vai trò cụ thể như: cung cấp các dịch vụ trực tiếp, cũng như các dịch vụ chuyên biệt như can thiệp sức khỏe tâm thần, quản lý khủng hoảng và can thiệp/trị

liệu cho học sinh, và tạo điều kiện nhằm kết nối cho sự tham gia của cộng đồng vào trường học [74].

Tương tự quan điểm trên, Bowen (1999) xem xét vai trò CTXH thông qua việc can thiệp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa gia đình và nhà trường nhằm thúc đẩy tốt nhất trong việc giáo dục con em họ. Nhân viên CTXH đóng vai trò người kết nối, tăng cường sự trao đổi thông tin giữa gia đình và trường học và cung cấp cho gia đình các nguồn tài nguyên giáo dục [88, tr. 6]. Tác giả Constable (2008) cho rằng nhân viên xã hội trường học có thể làm việc trực tiếp với giáo viên, gia đình và học sinh để giải quyết các tình huống và nhu cầu cá nhân. Họ trở thành một phần của nỗ lực chung để làm cho trường học trở nên an toàn cho tất cả mọi người. Nhân viên CTXH có thể tham khảo ý kiến của hiệu trưởng, các giáo viên chủ nhiệm nhằm giúp những học sinh là nạn nhân của quấy rối tình dục vượt qua khủng hoảng để hòa nhập với môi trường học đường tốt hơn. Ngoài ra, nhân viên CTXH trường học còn có thể phát triển các chương trình phòng chống bạo lực ở các trường trung học [77]. Nelson (1990) chỉ ra các vai trò và nhiệm vụ cơ bản của nhân viên CTXH trong trường học như: Tham vấn với các hệ thống trong trường học; Đánh giá, tư vấn vấn và phát triển chương trình dịch vụ trong trường học; Làm việc trực tiếp với trẻ em và phụ huynh theo các phương thức cá nhân, nhóm và gia đình [82]. Jessica (2016) nhận định: Đối với nhân viên xã hội trường học, những sự cố xảy ra trong trường học sẽ cho phép họ sử dụng các kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn để hỗ trợ nhà trường trong kỹ thuật phòng ngừa và can thiệp [152].

Ngoài ra, khi nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH trong trường học, trong nghiên cứu về “Vai trò của nhân viên xã hội học đường liên quan đến hành vi lệch chuẩn và xâm hại tình dục giữa giáo viên-học sinh” của tác giả Ruffin (2017) đã chỉ ra rằng NVCTXH học đường có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa, can thiệp và kết nối các nguồn lực, dịch vụ xã hội cần thiết từ phía gia đình, để trợ giúp học sinh bị xâm hại về tình dục và đồng thời kết nối các nguồn lực từ phía gia đình, nhà trường, cộng đồng để trợ giúp tốt nhất cho học sinh. Song tác giả cũng chỉ ra rằng trong quá trình thực hiện các hoạt động đó, NVCTXH học đường cũng gặp phải những khó khăn nhất đình xuất phát từ các yếu tố như: liên quan đến vấn đề quản trị trong trường học (nhà quản trị không hợp tác trong chia sẽ thông tin về học sinh nhà trường bị xâm hại tình dục); yếu tố liên quan đến pháp lý (khung pháp

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí