TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Khóa luận tốt nghiệp ngành : Quản trị văn phòng
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Ngọc Linh Sinh viên thực hiện : Dương Thị Ngân
Mã số sinh viên : 1205QTVB047
Khóa : 2012 – 2016
Lớp : ĐHQTVP K12B
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô giáo Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị văn phòng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức và kỹ năng trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Nguyễn Thị Ngọc Linh
- Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành khóa luận của mình.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ từ phía ban lãnh đạo UBND huyện Lục Nam đã tạo mọi điều kiện và cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thành đề tài này.
Lục Nam, ngày 14 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6. Giả thuyết nghiên cứu 5
7. Phương pháp nghiên cứu 5
8. Cấu trúc của khóa luận 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 7
1.1. Các khái niệm cơ bản 7
1.2. Ý nghĩa, vai trò của công tác tuyển dụng nhân lực 13
1.3. Các căn cứ tuyển dụng công chức 15
1.4. Điều kiện đăng ký tuyển dụng công chức 15
1.5. Các nguyên tắc của tuyển dụng công chức 16
1.6. Hình thức tuyển dụng công chức 17
1.7. Quy trình tuyển dụng công chức 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI 24
UBND HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG 24
2.1. Tổng quan về UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 24
2.2. Những đặc điểm đội ngũ công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 26
2.3. Thực trạng công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam 32
2.4. Đánh giá công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam (từ năm 2010 – 2016) 47
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG 52
3.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước 52
3.2. Nhóm giải pháp về phía UBND huyện Lục Nam 56
3.3. Một số kiến nghị đối với UBND huyện Lục Nam 60
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT | |
Cải cách hành chính | CCHC |
Chủ nghĩa xã hội | CNXH |
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa | CNH, HĐH |
Hành chính Nhà nước | HCNN |
Hội đồng nhân dân | HĐND |
Hợp đồng | HĐ |
Khoa học xã hội và Nhân văn | KHXHNV |
Ngân sách Nhà nước | NSNN |
Nghị quyết – Trung ương | NQ-TW |
Ủy ban nhân dân | UBND |
Quyết định – Trung ương | QĐ-TW |
Quy phạm pháp luật | QPPL |
Thông báo – Hội đồng tuyển dụng | TB – HĐTD |
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang – Thực trạng và giải pháp - 2
- Ý Nghĩa, Vai Trò Của Công Tác Tuyển Dụng Công Chức
- Thông Báo Tuyển Dụng Và Tiếp Nhận Hồ Sơ Dự Tuyển
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khảo sát phân loại đội ngũ công chức tại UBND huyện Lục Nam năm 2016 26
Bảng 2.2: Khảo sát phân loại đội ngũ công chức tại UBND huyện Lục Nam năm 2010 – 2016 33
Bảng 2.3: Độ tuổi công chức tại UBND huyện Lục Nam giữa năm 2010 và năm 2016 35
Bảng 2.4: Giới tính của đội ngũ công chức UBND huyện Lục Nam giữa năm 2010 và năm 2016 37
Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức UBND huyện Lục Nam năm 2010 và năm 2016 38
Bảng 2.6: Chứng chỉ tin học của đội ngũ công chức huyện Lục Nam giữa 39
năm 2010 và năm 2016 39
Bảng 2.7: Chứng chỉ ngoại ngữ của đội ngũ công chức huyện Lục Nam giữa năm 2010 và năm 2016 40
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 01: Tỷ lệ độ tuổi công chức giữa năm 2010 và năm 2016 35
Biểu đồ 02: Tỷ lệ giới tính đội ngũ công chức tại UBND huyện Lục Nam giữa năm 2010 và năm 2016 37
Biểu đồ 03: Tỷ lệ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức năm 2010 và năm 2016 38
Biểu đồ 04: Tỷ lệ chứng chỉ tin học của công chức huyện Lục Nam 40
năm 2010 và năm 2016 40
Biểu đồ 05: Tỷ lệ chứng chỉ ngoại ngữ của công chức huyện Lục Nam giữa năm 2010 và năm 2016 41
Sơ đồ 06: Quy trình tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam 44
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập quốc tế đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội bên cạnh những khó khăn, thách thức không nhỏ. Điều đó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ công chức có năng lực cao, chuyên môn giỏi gánh vác sứ mệnh, đi trước một bước để đưa Việt Nam hòa nhập và phát triển mạnh mẽ sánh ngang với các quốc gia khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ công chức hiện nay có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm, tình trạng “chạy chức, chạy quyền”[1] đưa bộ máy Nhà nước của chúng ta đi lệch hướng trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại tình trạng những người thiếu năng lực nắm giữ những chức vụ quan trọng trong công tác vận hành cơ quan tổ chức, những người có năng lực không được sử dụng và trọng dụng. Hiện trạng này đã khiến cho những sinh viên mới ra trường khá đắn đo khi lựa chọn nơi làm việc tại các cơ quan Nhà nước. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước ngày càng không thu hút được nhân tài, hiện tượng “chảy máu chất xám” ngày càng gia tăng khiến cho công tác tuyển dụng trở nên vô cùng khó khăn, vất vả.
Do đó, công tác tuyển dụng nhân lực trở nên vô cùng quan trọng, góp phần đem lại hiệu quả cao cho nền hành chính nước nhà, là tiền đề nâng cao chất lượng cải thiện công tác vận hành bộ máy tổ chức. Trong quá trình thực tập tại UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang tôi nhận thấy UBND huyện Lục Nam là một đơn vị có cơ cấu cán bộ nguồn tương đối lớn, luôn thực hiện đầy đủ các quy trình tuyển dụng công chức theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây UBND huyện Lục Nam đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác tuyển dụng. Xuất phát từ những lý do như trên, tôi đã lựa chọn đề tài khóa luận: “Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang – Thực trạng và giải pháp”. Khóa luận sẽ phân tích, đánh giá được thực trạng trong quá trình tuyển dụng công chức của UBND huyện Lục Nam, từ đó đề
[1] PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính - Học viện hành chính Quốc gia: Trả lời phỏng vấn về việc chạy công chức, chạy quyền ở Việt Nam (ngày 23/1/2015), (thông tin do báo Đất Việt cung cấp).
xuất một số nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tuyển dụng công chức là một vấn đề quan trọng trong công tác cải cách hành chính. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi nhận thấy có không ít các công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này:
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam có một số cuốn sách và bài viết về tình hình tuyển dụng điển hình như:
1. TS. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày về lý luận và thực tiễn liên quan đến các vấn đề: Phát triển, phân bổ và sử dụng nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực nguồn nhân lực; giới thiệu kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề này; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta tới năm 2010.
2. TS. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. Cuốn sách đã làm rõ yếu tố con người là yếu tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp cơ bản như: Giải pháp phát triển và hiệu quả nguồn lực con người; nhóm giải pháp xây dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm phát triển quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.
3. Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp những khuyến nghị chính yếu trong quản lý nguồn nhân lực Việt Nam, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN.
4. TS. Thang Văn Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương (2005), Xây dựng đội ngũ công chức Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách này đã đi sâu phân tích một số lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ công chức. Các tác