Phải Biết Thích Ứng Và Tận Dụng Cơ Hội Của Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư Trong Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân


hiện đến ý thức tổ chức cũng như chỉ ra đến khả năng thực tế của cán bộ, đảng viên, song cũng phải có sự quan tâm, quản lý với tổ chức cơ sở chính trị ở chỗ đó.

Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương trong thời gian tới. Phương hướng chung cũng như đối tượng trong xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương để làm cho tổ chức, hoạt động của cơ sở cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội đã được củng cố về tổ chức vững mạnh, có khả năng hoạt động thực hiện theo vai trò, chức trách, nhiệm vụ của mình có hiệu quả, gắn với tiếp tục tổ chức thực hiện theo 4 nhiệm vụ, 4 mục tiêu, bằng tập trung củng cố và xây dựng một số nội dung như: Thức nhất là, xây dựng cơ sở đảng theo tiêu chuẩn đảng bộ trong sạch, vững mạnh, toàn diện, phát huy dân chủ trong nội bộ mạnh mẽ, tăng cường đoàn kết và thực hiện nghiêm kỷ luật của Đảng; coi trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, đảm bảo đứng đầu về gương mẫu và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên là một số vấn đề quan trọng hàng đầu của việc xây dựng, củng cố tổ chức đảng. Thứ hai là, xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy chính quyền địa phương thích hợp với khu vực sư đoàn đặc trách và tình hình thực tiễn trong sự quản lý về mọi mặt và phù hợp với khả năng của nhân sự của từng địa phương; đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, sự quản lý hoạt động nghề nghiệp cũng như sự hoạt động văn hóa - xã hội trong nội bộ đại phương phù hợp với pháp luật của quốc gia. Thứ ba là, củng cố Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các tổ chức quần chúng thành trung tâm đoàn kết, tạo điều kiện thực tế thông qua mỗi tổ chức quần chúng để làm cho các tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi góp phần tham gia các công việc dưới sự lãnh đạo và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị

- xã hội và các lực lượng liên quan trên địa bàn. Thứ tư là, củng cố hệ thống chính trị ở các cấp phải gắn với việc xây dựng, tổ chức lãnh đạo phong trào sản xuất, dịch vụ, xây dựng gia đình tiêu biểu phát triển; bảo tồn và thúc đẩy phát triển văn hóa - xã hội, đảm bảo cuộc sống và tài sản của người dân; ngăn chặn và kịp thời giải quyết vấn đề tội phạm ma túy, quản lý lao động nhập cư phù hợp với pháp luật của quốc gia… Thứ năm là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở phải chủ động làm nhiệm vụ giáo dục, quán triệt cho nhân dân có ý thức tự giác phòng chống những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch và bọn phản động, đồng


thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh ngăn chặn và đánh bại những vấn đề tiêu cực trong xã hội tại khu vực đặc trách của các sư đoàn.

Ngoài ra, cần phải tập trung xây dựng và củng cố cơ sở chính trị của lực lượng QP, AN nói chung, các sư đoàn thuộc QĐND Lào nói riêng, gắn với giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng và lực lượng vũ trang nhân dân, tăng cường kỷ luật, đảm bảo thực hiện xây dựng đơn vị vững mạnh, từng bước tiến lên hiện đại; phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên của các sư đoàn hiện nay. Tiến hành công tác xây dựng đảng - cán bộ và tổ chức quần chúng gắn với phong trào xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; thường xuyên phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo với phong trào thi đua thực hiện đường lối QP, AN toàn dân toàn diện; đảm bảo công tác hậu cần và cải thiện đời sống của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ của các sư đoàn.

Hai là, giúp đỡ nhân dân phát triển sản xuất để thoát khói nghèo, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.

Sự phát triển đất nước tiến bộ mạnh mẽ, nhân dân ấm nó, hành phúc là một tất yếu khách quan, một lý tưởng và nguyện vọng cao quý của Đảng, Nhà nước, Quân đội và toàn dân ta. Vì vậy, toàn Đảng - Nhà nước, toàn quân và toàn dân Lào phải chung sức tham gia phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nhân dân được cải thiện đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn, nông thôn đã có bước thay đổi mạnh mẽ. Làm tốt như vậy sẽ đảm bảo cho nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bền vững và sẽ nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng chúng ta trên các diễn đàn quốc tế.

Do vậy, chúng ta phải tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng và coi trọng truyền thống của nhân dân là vấn đề chủ yếu, làm hết sức vì lợi ích và hành phúc của nhân dân các dân tộc, cần giữ vững phát triển gắn với công tác dân vận, tạo thành một chiến trường hàng đầu mà tổ chức Trung ương và địa phương cũng như cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc phải được tham gia. Đây là một nội dung chủ yếu để các sư đoàn thuộc QĐND Lào cần phải tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia sản xuất thành phong trào rộng khắp theo kế hoạch, chương trình của từng địa phương đã quý định. Lãnh đạo chính quyền địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.


và nhân dân chuẩn bị kịp thời sản xuất đúng theo mùa, nhất là rồng lúa, trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp... quan tâm đến vấn đề phân bổ diện tích, giao đất sản xuất nông nghiệp - công nghiệp cho nhân dân theo điều kiện, tiềm lực và khả năng của mỗi gia đình, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục vận động nhân dân chăn nuôi các con vật, cùng theo dõi dịch tả đang lan rộng, để phòng chống kịp thời; tiếp tục ngăn chặn và giải quyết vấn đề phá rừng trái phép pháp luật, diệt trừ canh tác nương rẫy, săn bắn hoang dã, thu hồi đất bất hợp pháp. Chủ động lãnh đạo, chỉ đạo tập trung lực lượng, phương tiện của các sư đoàn để sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn giúp người dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt và giúp đỡ nhân dân với sự kiên nhẫn và chăm chỉ khi có trưởng hợp lũ lụt và thiên tai xảy ra. Hành động theo dõi tình hình và theo dõi thời tiết mỗi mùa, Cũng với vận động toàn xã hội giúp đỡ, hỗ trợ vật chất và tinh thần, nhất là: gạo, thực phẩm khô, nước uống, quần áo, thuốc chữa bệnh, đồ gia dụng... để cung cấp cứu trợ cho các nạn nhân.

Công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay - 19

Ba là, tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng, phát huy sức mạnh tổng hợp, làm tốt hơn nữa công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào.

Ban dân vận, trực thuộc phòng chính trị của các sư đoàn có vai trò rất quan trọng, đảm bảo CTDV cho các sư đoàn thực hiện đúng theo chỉ thị, nghị quyết của Đảng, và là cơ quan tham mưu trực tiếp trong sự chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, tổ, đội công tác và cán bộ chuyên trách tiến hành CTDV. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hiệu quả CTDV của các sư đoàn cần phải tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chức năng, nhất là ban dân vận phòng chính trị của các sư đoàn trong công tác vận động tuyên truyền nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; củng cố niềm tin của nhân dân đới với Đảng, đới với chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị của quốc gia. Tích cực tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh, toàn diện, trước hết vững mạnh về mạnh về mặt chính trị, xây dựng nền tảng QP, AN toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, phát huy tiềm năng đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tham gia hiệu quả cuộc vận động cách mạng, các chương trình phát triển kinh tế,


VH-XH, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo; phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn, thực hiện chính sách xã hội, góp phần củng cố và cải thiện cơ sở vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng trọng điểm chiến lược của Đảng. Mặt khác, trong chỉ đạo, hướng dẫn các sư đoàn tiến hành CTDV cần tập trung vào việc giúp các cơ quan, đơn vị củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ dân vận, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, mở các khóa tập huấn nghiệp vụ CTDV cho đội ngũ cán bộ dân vận các cấp. Chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng có liên quan về xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động tiến hành CTDV ở địa phương; thường xuyên kiểm tra, theo dõi nắm chắc tình hình nhân dân và địa bàn để nghiên cứu sơ kết, tổng kết kế hoạch hàng tuần, tháng, quý và hàng năm của đơn vị. Đẩy mạnh các đơn vị chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Bộ Quốc phòng đặt ra. Tổ chức chế độ báo cáo hàng tuần của cấp sư đoàn và các đơn vị trực thuộc, tổng kết phổ biến kinh nghiệm CTDV của các cơ quan, đơn vị, trong đó chú ý các bộ phận thường đi làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm chiến lược của Đảng; xây dựng kế hoạch lịch hoạt động CTDV hàng tuần, tháng cho lãnh đạo sư đoàn trường (Chính ủy) đi xuống trực tiếp nắm chắc hình hình hoạt động tiến hành CTDV của các cơ qua, đơn vị, tổ, đội công tác chuyên môn, để kịp thời phát hiện và giúp cơ quan, đơn vị gặp nhiều khó khăn trong CTDV và tìm ra các giải pháp giúp cơ quan, đơn vị thuộc quyền trực thuộc quyền tiến hành CTDV một cách thiết thực nhất. Ngoài ra, phải thực nhiệm vụ quản lý thu thập số liệu, thống kê tổng số, quản lý vũ khí, phương tiện được trang bị; xây dựng kế hoạch và đảm bảo ngân sách phục vụ cho CTDV tuân thủ theo nguyên tắc tài chính của sư đoàn quý định; giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ cố gắng, phấn đấu làm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của trên được giao.

4.2.5. Phải biết thích ứng và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào

Trước tác động cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yêu cầu đối với CTDV của QĐND Lào cần tập trung triển khai đồng bộ cả về chính trị, tư tưởng,


tổ chức gắn với tăng cường đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị các phương tiện, vũ khí, kỹ thuật, nhằm thực hiện tốt cho mục tiêu, quan điểm của Đảng đề ra. Trong thời gian tới, các sư đoàn cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, vận dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tổ chức hiệu quả trong hoạt động thực hiện công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào

Hiện nay, đối với lĩnh vực quân sự QĐND Lào, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã có những tác động to lớn, đặc biệt là hiện đại hóa phương tiện kỹ thuật phục vụ cho Quân đội; tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống thông tin liên lạc quân sự; đồng thời tạo ra khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng trong quân đội; tạo lợi thế để đột phá nhanh ứng dụng khoa học công nghệ quân sự mới; sản xuất được các loại vũ khí trang bị hiện đại đáp ứng yêu cầu sức mạnh chiến đấu của quân đội, góp phần xây dựng QĐND Lào ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nhìn lại những năm vừa qua với nhiều diễn biến không thể dự đoán được, đặc biệt là do đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có QĐND Lào. Các sư đoàn QĐND Lào thực hiện nhiệm vụ gặp những thuận lợi, khó khăn đan xen, nhất là việc hoạt động tổ chức thực hiện CTDV. Nhưng với tinh thần đổi mới, sáng tạo của cấp ủy, chỉ huy các sư đoàn đã chủ động làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc, vận dụng hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào trong tổ chức thực hiện các hoạt động CTDV phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương và đạt nhiều kết quả thiết thực. Vì vậy, việc vận dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào trong hoạt động tổ chức thực hiện CTDV là yêu cầu cần thiết hơn bao giờ hết trong hệ thống công nghệ và bùng nổ thông tin như hiện nay. Vì thế, cán bộ chỉ huy, của các sư đoàn cần tăng cường học tập, rèn luyện, tìm tòi, nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin, biết sử dụng thành thạo tin học, công nghệ thông tin hiện đại.

Hai là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào về mục tiêu, yêu cầu công tác dân vận trước tác động nhiều chiều của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.


Mục tiêu, yêu cầu CTDV của Đảng trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới, các sư đoàn cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo định hướng xây dựng đơn vị thông minh, tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó, các sư đoàn cần phát huy tối đa lợi thế của mạng internet, tăng cường cung cấp, cập nhật thường xuyên các thông tin, quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước trên cổng thông tin điện tử nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chỉ huy và mọi cán bộ, chiến sĩ. Bởi vì, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã có những tác động to lớn mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, QP - AN; tất cả các cấp độ toàn cầu, khu vực và các quốc gia.

Đồng thời, kiện toàn, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về CTDV; xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao về nghiệp vụ chuyên môn CTDV, tạo sự hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu giải pháp này, các cấp ủy, chỉ huy, cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ của các sư đoàn cần chủ động tìm hiểu về các yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như tích cực học tập, rèn luyện kỹ năng để nâng cao năng lực bản thân đáp ứng các yêu cầu đó để không bị lạc hậu và có thể trở thành một cán bộ hiện đại.

Ba là, chủ động và tích cực tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp hiện đại vào trong hoạt động tiến hành CTDV của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào.

Trước những thay đổi, diễn biến mới của tình hình khu vực và thế giới hiện nay, nhất là sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cán bộ dân vận của các sư đoàn cần có cách thức tuyên truyền phù hợp; cần giữ có quan điểm, lập trường tư tưởng và bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị, giỏi về chuyên môn; thực sự là


phải chủ động và tích cực tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp hiện đại vào trong hoạt động tiến hành CTDV. Trong đó, các sư đoàn cần có nguồn thông tin chính thống của Ðảng, Nhà nước được truyền tải đến nhân dân thông qua các kênh báo, đài, ti vi và mạng internet; đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa và ở nơi cần được tiếp nhận thông tin chính thống nhất lại đang theo dõi, tiếp nhận thông tin từ các kênh mạng xã hội nhiều hơn. Ðây là một trong những vấn đề các sư đoàn cần quan tâm đến hoạt động CTDV ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Điều đó, các sư đoàn phải trang bị hệ thống loa truyền thanh; thực hiện phát sóng mỗi ngày khi đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả CTDV.

Thực hiện theo Văn kiện của Đại hội lần thứ XI của Đảng NDCM Lào đã khẳng định về về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đó là: “Phát triển nguồn nhân lực phải có trọng tâm, khuyến khích giáo dục đào tạo nghề và chuyên gia hóa với hiện đại hóa trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” 91, tr.48. Đồng thời khẳng định: “Cần phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, có khả năng nghiên cứu và vận dụng khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả; có thể làm tăng thêm các giá trị sản xuất và dịch vụ” 91, tr.100.

4.2.6. Tăng cường kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm, xây dựng mô hình hay, khen thưởng, động viên tấm gương làm dân vận giỏi của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào

Căn cứ Quy định số 4603/BQP, ngày 28/10/2019 của Bộ Quốc phòng về “Sơ kết, tổng kết công tác dân vận - phát triển nông thôn trong toàn quân theo hướng 3 xây dựng trong những 5 năm qua (2016-2020) và phương hướng kế hoạch trong những 5 năm tới (2021-2025)”. Chỉ thị số 696/TCCT, ngày 17/02/2020 của Tổng Cục Chính trị về “Tổng kết công tác dân vận trong toàn quân theo hướng 3 xây dựng lần thứ V (từ 2016-2020) và phương hướng trong những năm 5 tới (2021- 2025)”. Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào căn cứ vào tình hình cụ thể, chỉ đạo tổ chức công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác dân vận. Thường xuyên tổ chức


thể theo định kỳ 6 tháng, 1 năm, 5 năm sau một đợt dân vận cụ thể. Đòi hỏi phải được chuẩn bị chu đáo, đánh giá đúng thực trạng tình hình của đơn vị và địa phương trong tiến hành công tác dân vận, chỉ rõ những nguyên của khuyết điểm, hạn chế và có thể rút ra được những kinh nghiệm thiết thực có giá trị cho việc tiến hành công tác dân vận trong thời gian tới. Tránh hiện tượng tổ chức sơ kết, tổng kết công tác dân vận là một cách hình thức, không thiết thực, không chú ý đến mục tiêu, đối tượng tiến hành. Vì vậy, để triển khai thực hiện có hiệu quả yêu cầu, nội dung, biện pháp đối với việc sơ tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động công tác dân vận như sau:

Một là, yêu cầu cần đạt được trong sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác dân vận.

Nắm chắc tình hình của địa phương và nhân dân, đánh giá sát thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác dân vận; chuẩn bị báo cáo và ý kiến thảo luận bảo đảm chất lượng. Nội dung báo cáo phải thực chất, có ý nghĩa sâu sắc, tránh hiện tượng tổ chức hội nghị một cách hình thức, không thiết thực, không chú ý đến việc sơ kết, tổng kết công tác dân vận; những kinh nghiệm rút ra phải có tính thuyết phục cao, nêu rõ những mặt thành công và một số vấn đề chưa đạt được. Các nội dung thảo luận phải đề cao tính phấn đấu, tính tư tưởng, có trách nhiệm cao. Việc tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc sư đoàn phải xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, xác định rõ mục tiêu và các mốc thời gian tiến hành, báo cáo cơ quan cấp trên để theo dõi, chỉ đạo. Dựa trên thực tế tình hình của địa phương, các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm cho phù hợp, bảo đảm đúng tiến độ, đạt chất lượng, hiệu quả thiết thực. Chính ủy căn cứ vào tình hình cụ thể, chỉ đạo tổ chức các hội nghị sơ, tổng kết về công tác dân vận, chủ trì hội nghị các cấp trực thuộc nên nêu tóm tắt những nội dung chính, mang tính khoa học, đưa ra những vấn đề nổi cộm nhất để báo cáo trong hội nghị. Đồng thời, đánh giá đúng thực chất, khẳng định rõ những kết quả đã đạt được trong thực hiện công tác dân vận; cần phải khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm và các biện pháp giải quyết vấn đề khuyết điểm, nhược điểm và đề xuất phương hứng hoạt động trong thời gian tới.

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí