Tình Hình Xử Lý Di Tồn Kinh Tế Của Giai Đoạn Trước


hành một loạt chính sách cho phép DN giãn, hoãn nộp thuế, quy định mặt bằng lãi suất cho vay; đồng thời tăng cường các khoản chi cho an sinh xã hội. Nhìn chung, Nhà nước đã sử dụng các biện pháp can thiệp trực tiếp vào thị trường, giúp đỡ các DN gặp khó khăn để họ tiếp tục yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Những chính sách trên đã có kết quả nhất định, tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù thấp nhưng không rơi vào suy thoái, xuất nhập khẩu tuy chịu tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng cán cân thương mại thặng dư, cán cân thanh toán bảo đảm. Đây là những yếu tố quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội được Đảng và Nhà nước chú trọng, đặc biệt là chính sách đối với vùng sâu, vùng xa, những đối tượng bị tổn thương qua khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, ứng phó với khủng hoảng cũng tạo ra những “nhóm lợi ích” hưởng lợi nhờ tăng cường vai trò can thiệp của nhà nước vào thị tường, nên ra sức bấu víu vào nhà nước, kể cả khi nền kinh tế đã trở lại trạng thái bình thường, gây cản trở, khiến cho việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo các tiêu chuẩn đầy đủ, hiện đại bị chậm trễ.

3.1.2.3. Tình hình xử lý di tồn kinh tế của giai đoạn trước

Trong những năm 2010 – 2012, Việt Nam không chỉ ứng phó với “hậu khủng hoảng” mà còn phải xử lý những di tồn kinh tế của giai đoạn trước:

Thứ nhất, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng cao, đe dọa đến sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ của Chính phủ, hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh cả về số lượng và quy mô tài sản. Nhưng do nhiều ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, lại cho vay tràn lan, khiến nợ xấu gia tăng nhanh chóng: Trung bình giai đoạn 2008 - 2011, dư nợ bình quân nợ xấu khá cao, khoảng 51%; tỷ lệ nợ xấu toàn ngành tại thời điểm 30-11-2012 là là 8,82% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế, khoảng 250.000 tỷ đồng (khoảng 12 tỷ USD), tương đương 10% GDP [160]. Ngoài ra, con số nợ xấu này chưa tính đến nợ tồn đọng xây dựng cơ bản (chủ yếu của các địa phương), dự tính khoảng 90.000 tỷ đồng [160]. Nợ xấu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán; trong đó nợ xấu tại khu vực DNNN rất lớn. Để giải quyết vấn đề, Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại siết chặt hoạt động cho vay tín dụng; đưa các ngân hàng yếu kém vào diện theo dõi đặc biệt; thành lập công ty mua bán nợ để xử lý các khối nợ xấu; phải trích lập lợi nhuận cho dự phòng rủi ro


Thứ hai, nhiều tập đoàn KTNN làm ăn thua lỗ lớn. Khi Nhà nước thí điểm thành lập các tập đoàn, tổng công ty mà nhà nước nắm giữ 100% vốn cổ phần để tạo thành “xương sống cho nền kinh tế” như: Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam - Vinalines, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN, Tập đoàn Dầu khí – PVN,…Nhưng nhiều tập đoàn, tổng công ty đã lợi dụng các kẽ hở pháp luật để vay vốn tràn lan, kinh doanh đầu tư ngoài ngành, sử dụng vốn kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ nặng nề. Tập đoàn Vinashin có số nợ lên tới gần 90.000 tỷ đồng, gần bằng vốn chủ sở hữu,…Nhà nước đã phải tiến hành tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo hướng thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các kinh doanh.

Thứ ba, nợ công ngày càng tăng cao. Cùng với việc tăng cường cấp vốn cho DNNN, đầu tư xây dựng cơ bản, khu vực dịch vụ sự nghiệp công bao cấp quá nặng nề, nợ công của Chính phủ liên tục tăng, chiếm khoảng 55% GDP (năm 2011), và tỷ lệ này tiếp tục gia tăng do các khoản chi tiêu công tiếp tục tăng. Áp lực giảm nợ công buộc Chính phủ phải thắt chặt chi tiêu, đồng thời sử dụng hiệu quả hơn các nguồn vốn ngân sách. Giải quyết DNNN làm ăn thua lỗ, nợ xấu của hệ thống ngân hàng, nợ công có những giải pháp tình thế, có giải pháp cơ bản nằm ở hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN. Điều này cũng đặt ra những thách thức cả về mặt lý luận và thực tiễn về sử dụng các chính sách tài khóa và lực lượng vật chất của nhà nước, nhất là doanh nghiệp nhà nước, trong can thiệp vào thị trường.

3.1.2.4. “Chủ nghĩa thân hữu”, “lợi ích nhóm”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

“Chủ nghĩa thân hữu” và “lợi ích nhóm” hình thành ở giai đoạn trước nhưng sau năm 2011 ngày càng bành trướng thế lực, lũng đoạn nền kinh tế, vừa làm méo mó, biến dạng cơ chế thị trường đang hình thành, vừa đe dọa đến nguy cơ tha hóa bộ máy quản lý, nhất là những người hoạch định chương trình, dự án phân bổ nguồn lực và đầu tư công.

“Chủ nghĩa thân hữu” và “lợi ích nhóm” hiện diện trong mọi lĩnh vực: Quản lý DNNN, quản lý đầu tư công; trong quản lý ngân sách, thuế, quản lý ngân hàng - tín dụng; trong quản lý tài sản, đất đai, bất động sản, tài nguyên khoáng sản, xuất nhập khẩu; trong công tác cán bộ, quản lý biên chế; trong quản lý việc cấp các loại giấy phép. Ở đây, các DN thân hữu dùng tiền bạc để mua chuộc các công chức tha hóa, nhằm giành được các chính sách có lợi cho DN, cá nhân mình. Bản thân các

Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 12


công chức tha hóa cũng được lợi từ các hành vi thiên vị của mình đối với DN. Hoặc cũng có thể các công chức tự thành lập các DN “sân sau” để trao cho các DN này những hợp đồng kinh tế béo bở, làm lợi cho DN (chính bản thân công chức đó), gây thiệt hại cho Nhà nước, nhân dân. Đây là sự cấu kết, cộng sinh của nhóm doanh nghiệp đặc quyền và nhóm công chức phân bổ nguồn lực công lợi dụng lỗ hổng của cơ chế, chính sách để cùng trục lợi.

Hậu quả của “Chủ nghĩa thân hữu” và “lợi ích nhóm” rất nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Thị trường bị méo mó, “nhóm lợi ích” lũng đoạn nền kinh tế, do phân bổ nguồn lực không dựa trên hiệu quả và năng lực thực tế của DN. “Chủ nghĩa thân hữu” tiêu diệt cạnh tranh bình đẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lành mạnh của môi trường kinh doanh và sức sáng tạo của nền kinh tế trong dài hạn.Việt Nam có nguy cơ chệch hướng XHCN, bị hướng lái sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu” - con đường nguy hại cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng nguy hại cho chế độ chính trị - xã hội” [162]

Để giải quyết vấn đề này, cần phải xây dựng một nền KTTT đầy đủ, hiện đại, với hệ thống pháp luật nghiêm minh, loại trừ chủ nghĩa thân hữu. Đó cũng là bản chất của nền KTTT định hướng XHCN theo tiêu chuẩn hiện đại, đầy đủ, hội nhập quốc tế, vừa bảo đảm sử dụng đúng đắn, đầy đủ quy luật của KTTT để giải phóng sức sản xuất, tạo lập công bằng về cơ hội tiếp cận các nguồn lực, loại bỏ “nhóm trục lợi” chính sách, vừa thúc đẩy liêm chính, xây dựng nhà nước quản trị theo các nguyên tắc dân chủ, thật sự dẫn dắt thị trường, kiến tạo thị trường phát triển lành mạnh, đủ khả năng xử lý các tranh chấp trên thị trường. Nói cách khác, vừa bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi mới.

3.2. BƯỚC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC MỚI CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THEO CÁC TIÊU CHUẨN HIỆN ĐẠI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, kế thừa những thành tựu 25 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011) đã hoạch định Cương lĩnh (bổ sung, phát triển), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) tiếp tục cụ thể hóa, bổ sung, phát


triển Cương lĩnh. Chứa đựng trong đó là các quan điểm, đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dần tiếp cận theo các tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập quốc tế.

3.2.1. Tính hiện đại, hội nhập quốc tế trong cấu trúc mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng (1-2011) tiếp tục thể hiện sự thống nhất nhận thức của Đảng về mô hình KTTT định hướng XHCN “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản” [37, tr.204]. KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trước hết vẫn là một hình thái của KTTT nhưng điểm khác biệt với các hình thái KTTT khác là nó “vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội” [37, tr.205]. Đây là đặc điểm riêng, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng (1-2016), nhận thức về mô hình KTTT định hướng XHCN của Đảng có bước phát triển mới khi Đảng cho rằng, đây là:

“nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” [39, tr.102].

HNTƯ năm khóa XII (6-2017) đã cụ thể hóa, làm rõ nội hàm của tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là: Vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ nguồn lực; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế; có các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, vận hành thông suốt; có sự gắn kết chặt chẽ thị trường trong nước với thị trường thế giới; vai trò, chức năng của nhà nước và thị trường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế phổ biến. Định hướng XHCN khẳng định ở vai trò lãnh đạo của


Đảng, quản lý của nhà nước, lấy con người làm trung tâm, vì mọi người và do con người; phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. [178]. Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam mang tính hiện đại và hội nhập, đây là hai giá trị phổ cập của các nước trên thế giới xây dựng nền KTTT. Cơ sở khách quan của chủ trương này xuất phát từ quá trình xây dựng nền KTTT theo các tiêu chuẩn hiện đại và hội nhập trước đó vẫn còn dè dặt, chưa thật sự tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Khi nhấn mạnh đến tính “hiện đại” và “hội nhập quốc tế” của nền KTTT, thì nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam sẽ phải phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế phổ biến, hạn chế dần các “đặc thù”. Nền KTTT hiện đại và hội nhập là nền kinh tế có sở hữu hỗn hợp và sở hữu cổ phần chiếm ưu thế; là nền kinh tế đã "thị trường hóa" cao độ; có môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi cho mọi loại hình doanh nghiệp; tăng cường thuận lợi hóa, giảm thiểu ưu tiên, ưu đãi, v.v. Hơn nữa, để phát huy tính hiệu quả của cơ chế KTTT, sự can thiệp của nhà nước vào nền KTTT phải tuân theo nguyên tắc thị trường, tôn trọng quy luật của kinh tế thị trường. Nền KTTT hiện đại phát triển dựa trên khoa học - công nghệ hiện đại, phát triển kinh tế tri thức và có nguồn nhân lực chất lượng cao. Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó có: Công nghiệp – thị trường hiện đại; hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại; các ngành dịch vụ cao cấp chiếm ưu thế trong nền kinh tế; nông nghiệp và nông thôn cơ bản được phát triển trên nền tảng thị trường hiện đại. Nhà nước phải vận dụng và tuân thủ các quy luật của KTTT trong điều hành nền kinh tế. Nền KTTT hiện đại dựa trên nguồn nhân lực chất lượng cao, làm chủ được khoa học và công nghệ, trình độ quản lý hiện đại. Nền KTTT hiện đại là nền kinh tế "mở" với tính xuyên suốt của thể chế kinh tế thị trường theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa và hình thành các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu. Nền KTTT hiện đại phải dựa trên một hệ thống an sinh xã hội hiện đại và một hệ thống phúc lợi xã hội vì mục tiêu phát triển con người.

Nhấn mạnh tính hiện đại và hội nhập của nền kinh tế là sự khẳng định việc tuân thủ các chuẩn mực chung của thế giới để phát triển, thực hiện tự do hóa trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính, dịch vụ, lao động kỹ năng, v.v.. và quan trọng hơn,


là phải tuân thủ các cam kết quốc tế đã ký, nỗ lực cải cách thể chế kinh tế bên trong, đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ.

So với giai đoạn trước, mô hình kinh tế ở Việt Nam ngày càng tiếp cận với những giá trị phổ quát của các nền KTTT trên thế giới, trong khi vẫn giữ vững được tính XHCN.

3.2.2. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn lực

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011) nhấn mạnh: “Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế” [37, tr.205]. Cơ chế thị trường yêu cầu việc điều hành, quản lý nền kinh tế của Nhà nước cũng phải thay đổi, phù hợp với cơ chế thị trường: “Tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp làm sai lệch các quan hệ thị trường” [37, tr.141]. Như vậy, Đảng đã nhận thấy giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường là điều kiện đảm bảo thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) lần đầu tiên khẳng định về cơ chế phân bổ nguồn lực phát triển: “thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất, các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường” [39, tr.103]. Nhận thức mới nêu trên của Đảng tạo bước chuyển biến căn bản về tư duy quản lý nền kinh tế của Nhà nước và nhận thức của xã hội về vai trò của thị trường.

Để có thể huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển thì Nhà nước cần bảo đảm tự do kinh doanh và thúc đẩy cạnh tranh; thiết lập và hoàn thiện cơ chế thị trường lành mạnh, minh bạch; phát triển đầy đủ, đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường; các chủ thể thị trường cạnh tranh bình đẳng; không phân biệt đối xử, đặc biệt cần có sự bình đẳng trong cơ hội đầu tư, sản xuất và kinh doanh đối với mọi chủ thể kinh tế.


Như vậy, chức năng phân bổ nguồn lực chủ yếu theo cơ chế thị trường đã được Đảng tiếp tục nhấn mạnh và có những giải pháp để đảm bảo thực hiện đầy đủ, kể cả nguồn lực của nhà nước cũng phải phân bổ bằng áp dụng cơ chế thị trường.

3.2.3. Tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường

Phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi phải tôn trọng các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, chứa đựng trong đó giá cả phải phản ánh đúng giá trị, là trục xoay của quan hệ cung cầu, thực hiện tự do cạnh tranh.

Kế thừa những tư tưởng tự do kinh doanh đã định hình trước đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng (1-2011) tiếp tục khẳng định: “Phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho xã hội. Mọi thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh” [37, tr.205]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng (1-2016) đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực để hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng: “Đảm bảo quyền tự do kinh doanh những lĩnh vực pháp luật không cấm;...Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu và quyền tài sản. Hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.” [39, tr.105]. Bên cạnh đó, “Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật” [39, tr.105]. Điều này có nghĩa là không có thành phần kinh tế nào được hưởng ưu đãi đặc biệt, tất cả hoạt động đều tuân theo cơ chế thị trường. Ở đây đã nhấn mạnh đến cách thức hoạt động của các thành phần phải theo các nguyên tắc của thị trường, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng. Nhà nước xóa bỏ các ưu đãi cho DNNN, DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau sẽ cùng cạnh tranh, hợp tác bình đẳng bình đẳng để phát triển.

Một loạt chủ trương và giải pháp để tạo lập một thị trường cạnh tranh, bình đẳng và minh bạch cho mọi thành phần phần kinh tế ở Việt Nam được thiết lập sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng:

Thứ nhất, tiếp tục khẳng định lại chủ trương kiểm soát “về giá, cạnh tranh, kiểm

soát độc quyền, về ký kết, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp” [37, tr.210].

Thứ hai, đề cao quan điểm: “bảo vệ thị trường nội địa, đồng thời tuân thủ những quy định của các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia” [37,


tr.210]. Đây là nhận thức mới của Đảng trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế với

tiêu chuẩn ngày càng cao của nền kinh tế Việt Nam.

Thứ ba, xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm xã hội của DN đối với người tiêu dùng và đối với môi trường. Trách nhiệm xã hội của DN là cam kết của DN đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm để nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả DN cũng như phát triển chung của xã hội. Như vậy, các DN phải có chiến lược để phát triển toàn diện của mình bằng cách quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng, và cam kết bảo vệ môi trường, chứ không chỉ đơn thuần chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá.

Thứ tư, cần hỗ trợ nâng cao trình độ hiểu biết của DN về thị trường, pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; “xây dựng các tổ chức tư vấn có trình độ cao để giúp DN giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh ở trong và ngoài nước. Hình thành đồng bộ một số quỹ hỗ trợ cho kinh doanh” [37, tr.211].

Thứ năm, “hình thành đồng bộ một số quỹ hỗ trợ kinh doanh. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cả người kinh doanh và người tiêu dùng” [37, tr.211]. Việc bảo vệ người tiêu dùng là việc không mới, song trong bối cảnh nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, độ mở ngày càng lớn, đặt ra yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) thể hiện quyết tâm lớn của Đảng trong việc hình thành cơ chế thị trường thực sự cho nền kinh tế Việt Nam thông qua các giải pháp:

Thứ nhất, giá cả hàng hóa dịch vụ công thiết yếu phải đảm bảo “tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá” [39, tr.109]. Khi đó, giá cả hàng hóa dịch vụ có thể tăng cao hơn hiện tại (do vẫn được Nhà nước bao cấp). Bởi vậy, để đảm bảo tính công bằng, an sinh xã hội, Đảng có chính sách “hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số” [39, tr.109]. Quan điểm này thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của tính định hướng XHCN trong nền KTTT ở Việt Nam, mọi người có cơ hội bình đẳng khi tiếp cận các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do Nhà nước cung cấp.

Để đảm bảo giá cả hàng hóa được tính đủ, tính đúng, cần thực hiện quan

điểm “Không lồng ghép các chính sách xã hội trong giá” [39, tr.109]. Các doanh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023