Công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay - 20


Hai là, nội dung tổ chức thực hiện công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác dân vận.

Phải dự báo những nhân tố thuận lợi, khó khăn cả mặt chủ quan và khách quan đến các hoạt động công tác dân vận; những khó khăn theo đặc thù nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân; xác định đúng phương hướng chủ yếu để tăng cường công tác dân vận. Lãnh đạo, chỉ đạo các ban dân vận, các tổ, đội công tác, cán bộ chuyên trách dân vận tổng hợp tình hình của nhân dân và địa phương, chuẩn bị số liệu phân tích đánh giá, viết nội dung báo cáo, phổ biến các kế hoạch, hướng dẫn nội chương trình bị phát biểu, quy định thời gian, địa điểm sơ kết, tổng kết; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tốt, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến trong tiến hành công tác dân vận, đồng thời ngăn chặn các hiện tượng vi phạm kỷ luật quan hệ quân dân trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận.

Ba là, phương thức tiến hành công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác dân vận.

Thường xuyên tổ chức sơ tổng kết, rút kinh nghiệm công tác dân vận sau định kỳ hoặc một đợt hoạt động. Các cấp ủy, chỉ huy sư đoàn phải lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo đúng nguyên tắc và đạt được các yêu cầu: chính xác, dân chủ, kịp thời, công khai, minh bạch xây dựng được tinh thần đoàn kết phấn khởi, tránh chủ quan, đơn giản, tranh công, đổ lỗi. Ngoài ra, phải đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình, trung thực, thẳng thắn và khách quan, chỉ rõ ưu, khuyết điểm của tập thể và từng cá nhân, tìm ra nguyên nhân hạn chế, yếu kém và rút ra được những bài học kinh nghiệm về xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, chỉ tiêu, yêu cầu và phương pháp cách thức tổ chức hoạt động công tác dân vận. Việc sơ kết, tổng kết phải khám phá được những bài học quý giá và lý tưởng sáng tạo, chọn được các tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc, tiêu biểu, đồng thời tiên phong làm tốt công tác dân vận; cán bộ, đảng viên nêu gương lo cho dân, phục vụ nhân dân. Vì vậy, nếu thực hiện tốt phương thức tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác dân vận sẽ góp phần làm nền tảng vững chắc để các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ dân vận trong thời gian tới, tạo sự đồng thuận của nhân dân, phát huy dân chủ, củng cố vững chắc khối đại


đoàn kết toàn dân tộc, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bốn là, xây dựng mô hình hay trong thực hiện công tác dân vận.

Đây là một biện pháp nhân rộng điển hình trong tiến hành CTDV đối với các tổ chức, đoàn thể, tiếp tục tăng cường và đổi mới CTDV của Đảng; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới. Là một nội dung cơ bản nhất được cấp ủy, lãnh đạo các sư đoàn thống nhất triển khai trong quá trình thực hiện CTDV, nhằm phát huy hiệu quả mô hình “Đơn vị dân vận gương mẫu” của các sư đoàn sẽ ngày càng phát triển sâu rộng, thêm nhiều việc làm tốt, góp phần tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Quân đội với Nhân dân, tô thắm truyền thống, phẩm chất của “Bộ đội Lào Ít Xa La” trong lòng nhân dân. Từ những bài học lịch sử và thực tiễn của cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [43, tr.234]... Để thực hiện hiệu quả các mô hình “Đơn vị dân vận gương mẫu” trên các lĩnh vực công tác trong thời gian tới, các sư đoàn cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới nội dung và nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, chiến sĩ, nhất là người đứng đầu phụ trách CTDV. Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức đảng, trách nhiệm của chỉ huy, vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị các sư đoàn đối với CTDV. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Đơn vị dân vận gương mẫu” ở các cơ quan, đơn vị; xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình “Đơn vị dân vận gương mẫu” trên các lĩnh vực công tác; cùng với tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, nâng cao sức mạnh chiến đấu, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Đơn vị dân vận gương mẫu” có hiệu quả. Hướng mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân và cán bộ, chiến sĩ tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện theo phương châm “Ở đâu có bộ đội, ở đó có công tác dân vận” để tiếp tục bồi đắp truyền thống “Bộ đội Lào Ít Xa La” trong tình hình mới; tích cực tham gia có hiệu quả các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.


chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với thực hiện tốt nhiệm vụ QP, AN ở địa phương. Chủ động chắc tình hình, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phối hợp triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện CTDV với các cấp ủy, chính quyền địa phương; gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản và các phong trào thi đua yêu nước do cấp ủy, chính quyền đại phương phát động; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phong cách, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ. Đây là những vấn đề quan trọng góp phần củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, QP, AN của Đảng trong thời kỳ mới.

Công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay - 20

Năm là, biểu dương khen thưởng, động viên tấm gương làm dân vận giỏi ở

các cơ quan, đơn vị.

Công tác biểu dương khen thưởng có vai trò quan trọng, những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và những thành tựu của các sư đoàn QĐND Lào trong thời gian qua; ghi nhận đến việc biểu dương khen thưởng những kết quả và thành tích CTDV của các sư đoàn đã đạt được. Cho nên các sư đoàn cần phải coi trọng CTDV là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và tất cả cán bộ, chiến sĩ; vấn đề trọng tâm là các cấp ủy, lãnh đạo các sư đoàn, cùng các cơ quan, đơn vị phải tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản về CTDV; trong đó, cần xác định đúng việc thực hiện phong trào thi đua đơn vị dân vận gương mẫu là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và tất cả cán bộ, chiến sĩ; đồng thời, cấp ủy, lãnh đạo của các sư đoàn chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành làm tốt vai trò tham mưu trong thực hiện CTDV. Vì vậy, công tác biểu dương khen thưởng phải được hình thành từ các phong trào xây dựng “ Đơn vị dân vận gương mẫu ”, phong trào thi đua yêu nước - yêu phát triển và các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước đặt ra. Mặt khác, các sư đoàn cần quan tâm động viên tấm gương làm dân vận giỏi, nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ ở các cơ quan, đơn vị trong thực hiện phong trào thi đua xây dựng “ Đơn vị dân vận gương mẫu ” với những nội dung cụ thể, có trọng


tâm, trọng điểm gắn với xây dựng phong trào thi đua yêu nước - yêu phát triển. Hơn nữa, mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ phải làm tốt nhiệm vụ chính trị của mình để người dân đồng thuận, ủng hộ, có niềm tin đối với Đảng, Nhà nước và chế độ chính trị của nước ta; điều quan trọng là phải lựa chọn những tấm gương điển hình, tiêu biểu trong CTDV để tạo sự thống nhất, đoàn kết toàn dân tộc vào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.


Tiểu kết chương 4


Trong chương này, trên cơ sở dự đoán bối cảnh trong nước và quốc tế, tình hình tổ chức và hoạt động của QĐND Lào trong những năm trước mắt đến năm 2030, tác giả luận án đã trình bày một số thuận lợi và khó khăn cho CTDV của các sư đoàn.

Tác giả trình bày phương hướng của CTDV của các sư đoàn, trong đó nhấn mạnh, một mặt phải bám sát nội dung, phương thức CTDV của Đảng, Nhà nước Lào nói chung, song lưu ý cần phải bám sát hơn nữa những nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của các sư đoàn tại các địa bàn được giao phụ trách, nhằm mục tiêu vừa bảo đảm cho các sư đoàn luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù, vừa xây dựng được thế trận quốc phòng nhân dân vững chắc, bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

Tác giả nêu lên các giải pháp toàn diện, đồng bộ để tăng cường CTDV của các sư đoàn. Trong đó chỉ rõ hơn hệ thống chủ thể của CTDV của các sư đoàn và gợi ý cụ thể về việc tổ chức các đơn vị làm CTDV mang tính chính quy, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, đó là các Đoàn công tác, Đội công tác, Tổ công tác thuộc sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội. Đây là một đóng góp mới mang tính thực tiễn của Luận án đối với vấn đề CTDV của sư đoàn thuộc QĐND Lào.


KẾT LUẬN


Qua các chương, các tiết của Luận án, tác giả nêu một số kết luận chính như sau:

1. Công tác dân vận của các sư đoàn QĐND Lào là vấn đề mang tính đặc thù của CHDCND Lào xuất phát từ đặc điểm nước nhỏ, dân số ít, hệ thống tổ chức quân đội đơn giản hơn so với nhiều nước. Cụ thể là quân đội Lào không có cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng và sư đoàn là đơn vị quy mô nhất, chính quy, hiện đại nhất của quân đội, vừa làm nhiệm vụ quân sự, vừa làm các nhiệm vụ quốc phòng thuộc chức năng của quân khu. Từ đó phải khẳng định CTDV là cần thiết, quan trọng với sư đoàn.

2. Mặc dù lý luận và tổng kết thực tiễn về CTDV của Đảng, Chính quyền, các tổ chức CT-XH và quân đội nói chung ở Việt Nam, Trung Quốc, ở Lào khá phong phú, song lý luận và tổng kết thực tiễn về CTDV của các sư đoàn QĐND Lào rất ít (thậm chí có thể nói chưa có), vì vậy luận án về đề tài này có thể coi là đầu tiên. Cũng vì vậy luận án còn khiếm khuyết, nhất là trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh COVID-19 không cho phép tác giả tiếp cận thực tiễn đầy đủ.

3. Trên cơ sở lý luận chung về CTDV của Đảng CS, thực tiễn CTDV của QĐND Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và tay sai, cũng như trong những năm hòa bình xây dựng đất nước vừa qua, tác giả đã cố gắng trình bày một cách hệ thống lý luận về CTDV của sư đoàn QĐND Lào, từ định nghĩa khái niệm đến đặc điểm, hệ thống chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức.

Điều tác giả muốn nhấn mạnh là phải thấy rõ đặc thù của CTDV của sư đoàn QĐND so với CTDV của các tổ chức dân sự (Đảng, Chính quyền, Đoàn thể CT-XH). Bên cạnh sự giống nhau, tính phổ biến trong nội dung, phương thức của CTDV nói chung, có những nội dung, phương thức phù hợp với đơn vị quân đội ở quy mô tổ chức cao nhất, chính quy nhất, hiện đại nhất của QĐND Lào. Nếu nắm rõ điều này thì CTDV của các sư đoàn mới đúng mục tiêu và đạt hiệu quả cao.


4. Tác giả đã cố gắng bám sát khuôn khổ lý luận đề đánh giá thực trạng CTDV của các sư đoàn, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và một số kinh nghiệm. Tác giả nhận thấy, từ nhận thức tư tưởng, tới thể chế (tức quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân lực) và tổ chức vận động quần chúng của các sư đoàn đều có hai mặt ưu và khuyết, tích cực và hạn chế. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hạn chế của một số sư đoàn là chưa nắm vững mục tiêu, nội dung, phương thức và phát huy ưu thế của đơn vị quân đội cấp sư đoàn khi làm CTDV.

5. Căn cứ vào lý luận, tổng kết thực tiễn, dự đoán những thuận lợi, khó khăn do bối cảnh khách quan và chủ quan của các sư đoàn, tác giả nêu phương hướng, giải pháp tăng cường CTDV của các sư đoàn. Trong các giải pháp, tác giả cố gắng nêu những gợi ý cụ thể, hy vọng sẽ là những đóng góp mới, thực tiễn cho vấn đề này.

6. Luận án đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu có khó khăn khách quan, do trình độ chủ quan của tác giả, nhất là về lý luận và phương pháp điều tra thực tiễn còn hạn chế, nên luận án còn nhiều khiếm khuyết, xin được thông cảm và ý kiến đóng góp của giáo sư, các nhà nghiên cứu.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. PhongSaMay HounNaChamPa (2016),“Giáo dục, rèn luyện nhận thức, khả năng cho cán bộ, chiến sĩ về công tác dân vận của Quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (54), tr.17-22.

2. PhongSaMay HounNaChamPa (2018), “Một số thực tế về công tác 3 xây dựng của Quân đội nhân dân Lào”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (60), tr.41-43.

3. PhongSaMay HounNaChamPa (2018), “Một số phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về công tác dân vận của lực lượng chủ lực và lực lượng đại phương của Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (52), tr.14-19.

4. PhongSaMay HounNaChamPa (2020), “Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận của Quân độ nhân dân Lào trong tình hình mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (69), tr.52-56.

5. PhongSaMay HounNaChamPa (2020), “Công tác dân vận của các sư đoàn Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (70).

6. Phongsamay Hounnachampa (2021), “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (2), tr.114-116.

7. Phongsamay Hounnachampa (2021), “Công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (3), tr.110-116 (“Mass mobilization of devisions in Laos peopleʼs Army”, Political - Theory Issu, (3), tr.152-160).


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1 Ban Dân vận Trung ương (2014), “Cẩm nang công tác dân vận”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2 Ban Dân vận Trung ương (2014), “Tập bài giảng về công tác dân vận”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3 Ban Dân vận Trung ương (MS 01 - 2010, Đề tài độc lập cấp Nhà nước) “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới”, do Hà Thị Khiết chủ nhiệm đề tài.

4 Bộ Chính trị (2010), Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 về việc Ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Hà Nội

5 Lương Cường (2018), “Kết quả và kinh nghiệm trong thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam với Ban Dân vận Trung ương”, Tạp chí Dân vận, số 1.

6 Đồng Ngọc Châu (2011),“Công tác dân vận của các đơn vị quân đội ở vùng đồng bào theo đạo trên địa bàn miền Đông Nam bộ giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sĩ chính trị học, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

7 Cục dân vận và tuyên truyền đặc biệt, Tổng cục chính trị (2005), “Tìm hiểu về tôn giáo”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

8 Trần Văn Dương (2016), “Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ dân vận người dân tộc thiểu số, các tôn giáo trên địa bàn trọng yếu về quốc phòng - an ninh”, Tạp chí Dân vận số 5.

9 Trần Văn Dương (2016), “Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Quân đội ở vùng đồng bào tôn giáo”, Tạp chí Dân vận, số 9.

10 Nguyễn Phấn Đấu (2019), “Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây Nam bộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Luận án tiến sĩ Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

11 Lê Văn Đính (2009),“Giải pháp tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên các dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay”, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí