Chú Trọng Việc Xây Dựng Chương Trình, Kế Hoạch Thực Hiện Công Tác Dân Vận Của Sư Đoàn, Kiện Toàn Tổ Chức Bộ Máy Và Đội Ngũ Cán Bộ Làm Công Tác


4.2.2. Chú trọng việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác dân vận của sư đoàn, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Đây là một giải pháp hết sức quan trọng, nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách dân vận các cấp có biên chế hợp lý, có đủ trình độ, kỹ năng tiến hành hiệu quả CTDV ở từng đơn vị; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết về mọi mặt nhằm nâng cao kiến thức, năng lực tiến hành CTDV cho cán bộ, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu CTDV của Đảng trong tình hình mới. Thông qua đó, thực hiện hiệu lực, hiệu quả các chương trình, kế hoạch phối hợp hoạt động CTDV giữa cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các lực lượng liên quan trên địa bàn; củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng khu vực địa bàn đóng quân phát triển mạnh mẽ và bền vững; tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước - yêu phát triển; đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội, QP, AN ở địa phương. Vì vậy, để xây dựng bộ máy, chương trình, kế hoạch làm CTDV các sư đoàn và các đơn vị trực thuộc cần phải tập trung thực hiện một số nội dung sâu đây:

Một là, thường xuyên xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác dân vận trong hàng năm.

Việc xây dựng chương trình, kế hoạch CTDV của các sư đoàn với mục đích là tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cùng toàn thể đội ngũ cán bộ, chiến sĩ về CTDV, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong mối quan hệ quân - dân; phát huy vai trò của các sư đoàn trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị ơ cơ sở; triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nghị quyết Hội nghị tổng kết CTDV trong toàn quân lần thứ V giai đoạn 2016 - 2020, phương hướng, nhiệm vụ 2021 - 2025. Đây là một nội dung quan trọng, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy sư đoàn đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ đối với CTDV của Đảng trong


tình hình mới; từng bước đưa công CTDV thành nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị gắn với việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cơ quan và toàn thể cán bộ, chiến sĩ; coi việc thực hiện CTDV thành một tiêu chí đánh giá, phân loại các tập thể và cá nhân trong thi đua, khen thưởng hàng năm.

Do vậy, để thực hiện tốt những chương trình, kế hoạch các sư đoàn cần tập trung phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Bộ Quốc phòng về công tác dân vận; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực tiến hành CTDV của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng các cấp; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, tinh thần đoàn kết; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ dân vận, trong thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Đơn vị dân vận gương mẫu” trong toàn quân; coi việc đây là thước đo trong tiến hành CTDV vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm chính trị của cán bộ, chiến sĩ của các sư đoàn.

Hai là, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ dân vận hợp lý,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Qua nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế của Đảng về dân vận, công tác dân vận được ban hành. Các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã chú trọng đến CTDV, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ thông qua việc triển khai Chỉ thị số 20/BCT về “Tăng cường làm CTDV ở cơ sở vững mạnh”. Tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ dân vận của các sư đoàn đã từng bước được củng cố, kiện toàn đứng theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong cơ quan chính trị được phân định rõ và điều chỉnh hợp lý hơn; tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ của các Ban dân đến các cơ quan, đơn vị, tổ, đội công tác chuyên trách ngày càng được tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới. việc hoạt động tiến hành CTDV của các sư đoàn có nhiều đổi mới nội dung, phương thức, chủ động và hiệu quả trong công tác tham mưu cho sư đoàn trưởng; đồng thời phối hợp tốt với chính quyền địa phương, các ban, ngành và lực lượng có liên quan tổ chức triển khai thực hiện CTDV đồng bộ hơn.

Công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay - 17


Vì vậy, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của các sư đoàn thuộc QĐND Lào vừa là yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới; vừa là một nhiệm vụ rất quan trọng của các sư đoàn, phải nâng cao trách nhiệm chính trị, tăng cường quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan đơn vị, tập trung trí tuệ, sức lao động sáng tạo vào trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, củng cố phong cách làm việc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng là chủ yếu, tích cực thực hiện tốt CTDV ở khu vực đơn vị đặc trách. Theo đó, tiếp tục ra soát, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, chuyển đổi cơ chế hoạt động một số cơ quan, đơn vị chức năng phục vụ, bảo đảm CTDV. Đồng thời, nghiên cứu, điều chỉnh tổ chức lực lượng dân vận phải dự báo sát, đúng, kịp thời tình hình địa phương, khu vực đơn vị đóng quân và nhiệm vụ quân đội. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị chức năng các cấp trực thuộc sư đoàn, nhất là cơ quan tham mưu CTDV.

Cần có quy định cụ thể hơn về quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo; chủ thể tham mưu; chủ thể thực hiện vận động quần chúng. Theo tôi cần làm rõ như sau:

+ Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo gồm các cấp: cấp ủy, chỉ huy sư đoàn; cấp ủy, chỉ huy trung đoàn; cấp ủy, chỉ huy tiểu đoàn; cấp ủy, chỉ huy đại đội; (theo tôi sĩ quan chỉ huy trung đội, hạ sĩ quan chỉ huy tiểu đội không là chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo).

Đương nhiên thẩm quyền (quyền hạn) lãnh đạo, chỉ đạo của mỗi cấp khác nhau, trong đó lãnh đạo, chỉ đạo kế hoạch, chương trình thống nhất là thẩm quyền của cấp ủy, chỉ huy sư đoàn.

+ Chủ thể tham mưu gồm 4 cấp: đó là Phòng chính trị của sư đoàn (trực tiếp là Ban dân vận hoặc trợ lý dân vận), Trợ lý Dân vận trung đoàn, Chính trị viên tiểu đoàn, Chính trị viên đại đội.

+ Chủ thể thực hiện vận động quần chúng: về nguyên tắc là tất cả các tổ chức, cơ quan và cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn. Song từ kinh nghiệm thực tiễn


CTDV của quân đội, để bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, thì tập trung vào xây dựng

Đoàn công tác, Đội công tác và Tổ công tác.

Đoàn công tác do cấp ủy, chỉ huy sư đoàn thành lập. Trong đoàn công tác chia thành đội và tổ công tác, hoạt động trong toàn bộ phạm vi sư đoàn phụ trách (gồm nhiều tỉnh). Đoàn công tác phải có đoàn trưởng là Bí thư cấp ủy sư đoàn (ít nhất là Phó bí thư), Trưởng phòng (hoặc phó phòng) chính trị sư đoàn, sĩ quan trợ lý Dân vận thuộc Phòng chính trị.

Đội công tác độc lập do cấp ủy, chỉ huy trung đoàn thành lập, hoạt động trong phạm vi 1 tỉnh. Nếu do cấp ủy, chỉ huy tiểu đoàn thành lập thì hoạt động trong phạm vi 1 huyện. Thành phần Đội công tác cũng tương tự như Đoàn công tác.

Tổ công tác độc lập do cấp ủy, chỉ huy tiểu đoàn hoặc đại đội thành lập, hoạt

động trong phạm vi một số bản, làng (ở Lào không tổ chức cấp xã).

Về quy mô, mỗi Tổ công tác có thể từ 3-5 người; mỗi Đội có thể từ 9-15 người; mỗi Đoàn công tác từ 30-40 người.

Ba là, luôn chú trọng việc luân chuyển cán bộ tăng cường cho cơ sở.

Để thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản về “Mặc dù sẽ có những chủ trương, đường lối của Đảng đúng đắn, nếu cán bộ, đảng viên thiếu trách nhiệm, khả năng, kiến thức trong lãnh đạo, tổ chức thực các mặt công tác, chủ trương đó sẽ chỉ hoạt động tốt trên giấy tờ” [82, tr.359]. Do đó, có thể nói rằng là việc luân chuyển cán bộ là một chìa khóa quan trọng quyết định đến sự thành công trong mọi sự nghiệp của cuộc cách mạng. Chính vì thế, phải đưa cán bộ chuyển xuống từ nông thôn sang miền núi, để phát huy khả năng, tinh thần trách nhiệm và trí óc sáng tạo của họ trong xây dựng nông thôn mới; thông qua đó để giáo dục, rèn luyện và tìm thấy cán bộ tiêu biểu xuất sắc và khen ngợi phần thưởng cho họ.

Cấp ủy, lãnh đạo các sư đoàn phải có chương trình, kế hoạch kỹ về việc luân chuyển cán bộ tăng cường cho cơ sở địa phương, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; quan tâm giáo dục, đào tạo cho cán bộ dân vận trở thành một người “Thi đua phát triển” phục vụ dân tộc - phục vụ nhân dân nhiệt tình trên chiến trường phát triển nông thôn; cán bộ thi đua phát triển phải làm việc theo chương trình của địa


phương, gắn kết chặt chẽ với nhân dân; tránh những vấn đề cán bộ vô trách nhiệm, thiếu gương mẫu lãnh đạo nhân dân. Cán bộ làm việc thường xuyên trực tại mỗi địa phương sẽ được giao cho cấp ủy, chính quyền địa phương đó phụ trách quản lý, chỉ đạo, theo dõi và giáo dục, rèn luyện cho họ trưởng thành phát triển trong quá trình hoạt động thực tế ở địa phương; cùng với nhận chính sách phù hợp nhất.

Mục tiêu chung của các sư đoàn về việc luân chuyển cán bộ để tăng cường lực lượng của các cơ quan, đơn vị chuyên môn xuống xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh, theo hướng chỉ đạo của Bộ Quốc phòng do lựa chọn cán bộ có trình độ kiến thức, khả năng tốt để giúp chính quyền địa phương củng cố kiện toàn hệ thống chính trị, gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh, toàn diện; chú trọng củng cố tổ chức bộ máy Ban dân vận cho đến các tổ, đội công tác mạnh mẽ, tuyển chọn cán bộ có bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, có khả năng triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, để lãnh đạo củng cố hệ thống chính trị ở mạnh mẽ hơn; đồng thời luân chuyển cán bộ xuống trực tại địa bàn với 3 năm/1 lần.

Bốn là, thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phối hợp hoạt động công tác dân vận giữa cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các lực lượng liên quan trên địa bàn.

Đây là một nội dung chủ yếu nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong tiến hành CTDV; vừa là một nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp của nhiều lực lượng như: chính quyền địa phương, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, các tổ, đội công tác, các đoàn kinh tế - quốc phòng trực thuộc Bộ, các lực lượng công an nhân dân, lực lượng du kích, dân quân tự vệ địa phương. Mục đích, để nâng cao năng lực hoạt động tiến hành lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý Nhà nước của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương, bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ, đảng viên, lực lượng nòng cốt cho cơ sở. Tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, giúp đỡ nhân dân xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội, ổn định đời sống, trình độ dân trí, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm chiến lược của Đảng; góp phần củng cố, xây dựng


nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ vững chắc. Tích cực tham gia xây dựng và củng cố kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh toàn diện, nhất là cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, Hội cứu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đơn vị hòa giải gắn với giáo dục, bồi dưỡng về luật pháp trong thời gian ngắn hạn để làm cho các tổ chức đó hiểu biết sâu sắc về luật pháp; thường xuyên hoạt động kiểm tra, giám sát hệ thống chính trị ở cơ sở được cập nhật trước đó nếu thấy rằng cơ quan nào, bộ phận nào có hạn chế và khuyết điểm khẩn trương kịp thời giải quyết, đảm bảo hệ thống chính trị ở cơ sở chặt chẽ, vững mạnh.

Mặt khác, trong chỉ đạo, hướng dẫn các sư đoàn tiến hành CTDV cần chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng có liên quan về xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động tiến hành CTDV ở địa phương; thường xuyên kiểm tra, theo dõi nắm chắc tình hình nhân dân và địa bàn để nghiên cứu sơ kết, tổng kết kế hoạch hàng tuần, tháng, quý và hàng năm của đơn vị. Đẩy mạnh các đơn vị chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Bộ Quốc phòng đặt ra. Tổ chức chế độ báo cáo hàng tuần của cấp sư đoàn và các đơn vị trực thuộc, tổng kết phổ biến kinh nghiệm CTDV của các cơ quan, đơn vị; trong đó chú ý các bộ phận thường đi làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm chiến lược của Đảng; xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động CTDV hàng tuần, tháng cho lãnh đạo sư đoàn trường (Chính ủy) đi xuống trực tiếp nắm chắc hình hình hoạt động tiến hành CTDV của các cơ qua, đơn vị, tổ, đội công tác chuyên môn, để kịp thời phát hiện và giúp cơ quan, đơn vị gặp nhiều khó khăn trong CTDV và tìm ra các giải pháp giúp cơ quan, đơn vị thuộc quyền tiến hành CTDV một cách thiết thực nhất. Ngoài ra, phải thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thập số liệu, thống kê tổng số, quản lý vũ khí, phương tiện được trang bị; xây dựng kế hoạch và đảm bảo ngân sách phục vụ cho CTDV tuân thủ theo nguyên tắc tài chính của sư đoàn quý định; giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ cố gắng, phấn đấu làm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của trên được giao.


4.2.3. Tăng cường huấn luyện, nâng cao kỹ năng, phương pháp tiến hành công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào

Đây là một nội dung, biện pháp rất quan trọng để cấp ủy, chỉ huy các sư đoàn tổ chức huấn luyện, nâng cao nhận thức, phương pháp tiến hành CTDV; nhằm giúp cán bộ, chiến sĩ rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm, trực tiếp kiến thức, các mô hình cách làm hay có hiệu quả trong tiến hành CTDV; xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận ngày càng chất lượng, đủ phẩm chất, năng lực; nâng cao nhận thức, kỹ năng, trình độ vận động nhân dân của từng cán bộ, chiến sĩ, gắn với xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh; cùng với nêu cao vai trò gương mẫu của người đứng đầu. Giải pháp này đòi hỏi phải thực hiện tốt các nội dung, biện pháp chủ yếu như:

Một là, chú trọng huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, dân vận tốt.

Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội, tăng cường công tác quốc phòng, cùng với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Việc tổ chức huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, gắn với thực tốt CTDV đã trở thành một yêu cầu chủ yếu khách quan và xác định đây là cơ sở nền tảng để xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Cho nên để thực hiện được điều đó các sư đoàn thuộc QĐND Lào cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch huấn luyện đầy đủ, sát với từng đối tượng; hàng năm phải tổ chức thông qua và phê duyệt chặt chẽ theo đúng phân cấp; trong đó tổ chức quản lý chặt chẽ về đối tượng huấn luyện, chương trình, nội dung, thời gian huấn luyện; bảo đảm tốt vật chất, duy trì nghiêm các chế độ, nề nếp trong tổ chức huấn luyện, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, chống bệnh thành tích, hình thức; chú trọng xây dựng tính tự giác tổ chức thực hiện kỷ luật nghiêm minh và tính thống nhất cao nhằm tạo sự chuyển biến cả trong nhận thức và hành động cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Đồng thời, tổ chức huấn luyện nâng cao trình độ khoa học, linh hoạt sáng tạo, phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức mạnh chiến đấu, đáp ứng yêu cầu và bảo đảm cho các cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT - XH của địa phương ngày càng mạnh mẽ.


Cùng với thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, các sư đoàn cần quan tâm thực hiện tốt CTDV và chú trọng bằng nhiều hình thức hoạt động thiết thực; không những gắn kết chặt chẽ với nhân dân ở địa phương; thường xuyên duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tăng cường lòng tin và phát huy phẩm chất “Bộ đội Lào Ít Xa La” trong lòng dân mà còn là môi trường thực tiễn rèn luyện cho cán bộ, chiến sĩ của các sư đoàn hoàn thiện một nhân cách quân nhân. Chủ động xây dựng kế hoạch, thống nhất nội dung huấn luyện cho các cơ quan, đơn vị phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành và lực lượng có liên quan đẩy mạnh CTDV; vận động nhân dân giúp đỡ, ủng hộ vật chất, tinh thần cho các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ trong buổi huấn luyện, tạo điều kiện thuận cho bộ đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đơn vị; đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Đơn vị dân vận gương mẫu” trên địa bàn, gắn với thực hiện phương châm “Huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, dân vận tốt”, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH ở địa phương; phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh là “Bộ đội Lào Ít Xa La”.

Hai là, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác dân vận.

Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho cán bộ, chiến sĩ là nhiệm vụ quan trọng đối với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tiến hành CTDV của các sư đoàn, nhằm nhằm giúp cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ phụ trách CTDV của các sư đoàn quán triệt sâu sắc các chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, sư đoàn và địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của CTDV động trong tình hình mới. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, tác phong, công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân cho cán bộ, chiến sĩ trong của các sư đoàn. Qua đó, góp phần xây dựng và tăng cường sự đồng thuận trong xã hội, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng thế trận lòng dân, thế trận quốc phòng toàn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023