Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí VPFC hướng tới Tập đoàn tài chính - 2


Về tổ chức, các tập đoàn kinh tế thường là tập hợp của một số đơn vị thành viên, trong đó có một đơn vị lớn và quan trọng nhất, đóng vai trò chi phối hoạt động của các đơn vị còn lại.

Về cơ cấu sở hữu, các tập đoàn thường là đa sở hữu (Nhà nước, công ty, tư nhân). Đơn vị, cá nhân nào chiếm tỷ lệ sở hữu cao trong tổng tài sản sẽ nắm vai trò chi phối.

Về quy mô và phạm vi hoạt động, các tập đoàn kinh tế thường có quy mô tài sản lớn, phạm vi hoạt động rộng trong một hoặc nhiều quốc gia. Về sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh, tập đoàn kinh tế có sản phẩm thường đa dạng, trong đó có thể có một hoặc một số sản phẩm mũi nhọn. Nếu xét theo lĩnh vực kinh doanh thì các sản phẩm của một tập đoàn kinh tế có thể trong cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng cũng có thể thuộc các lĩnh

vực kinh doanh khác nhau.

Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, TĐTC còn có đặc điểm là: Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chủ yếu là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Đây là lĩnh vực kinh doanh có tính nhạy cảm và mức độ rủi ro cao, đòi hỏi quy mô vốn lớn.

- Căn cứ vào nguyên tắc hoạt động: TĐTC là một tổ chức gồm hai hay nhiều định chế tài chính được liên kết lại với nhau, được xem là một tổ chức đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải là một tổ chức bao gồm ba mảng hoạt động tài chính quan trọng đó là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

+ Phải là một tổ chức mà hoạt động kinh doanh chính là hoạt động tài chính.

- Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn, có thể theo các xu hướng sau:

+Tập đoàn kinh doanh tổng hợp bao gồm các dịch vụ ngân hàng - tài chính và sản xuất kinh doanh như: Tại Nhật Bản có tập đoàn Normura nổi tiếng kinh doanh chứng khoán, sản xuất, đầu tư khu công nghiệp và hạ tầng


khu công nghiệp…; tập đoàn Sumitomo nổi tiếng về ngân hàng và kinh doanh thương mại. Tại Đài Loan có tập đoàn Chinfon vừa có hoạt động ngân hàng, bảo hiểm lại vừa nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xi-măng. Tại Singapore có tập đoàn Keppel Bank kinh doanh lĩnh vực ngân hàng, thương mại, dịch vụ,…

+ Tập đoàn tài chính chuyên về ngân hàng, chứng khoán, các dịch vụ tài chính như tập đoàn Citi Group ( Mỹ ) ; tập đoàn HSBC ( Anh )...

Các TĐTC ở Hoa Kỳ thường được xây dựng theo mô hình một công ty mẹ nắm giữ cổ phần của các công ty con hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trực thuộc TĐTC được giám sát và điều chỉnh bởi các cấp có thẩm quyền riêng biệt. Hoạt động của các Ngân hàng chịu sự giám sát điều chỉnh của Cơ quan giám sát tiền tệ( OCC ), Cục dự trữ liên bang ( FED) và công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang( FDIC); hoạt động của công ty chứng khoán chịu sự giám sát và điều chỉnh của Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái( SEC); hoạt động của các công ty bảo hiểm do uỷ ban bảo hiểm Quốc gia( SIC) giám sát và điều chỉnh. Một TĐTC phải đảm bảo các yêu cầu về: vốn và khả năng quản lý, yêu cầu về việc tài trợ vốn cho cộng đồng và những yêu cầu trong quản lý TĐTC.

Ở Đài Loan các TĐTC có thể đầu tư và sở hữu 100% các đơn vị thành viên, bao gồm Ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Đạo luật về TĐTC của Đài Loan đã tạo điều kịên cho thị trường tài chính được củng cố, hợp nhất, tính đến cuối năm 2005, Đài Loan đã có 14 TĐTC- NH lớn hoạt động trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Ở Trung Quốc trước đây, luật Ngân hàng thương mại quy định các NHTM không được phép thực hiện các giao dịch chứng khoán và bảo chứng, không được đầu tư vào những doanh nghiệp phi ngân hàng. Nhưng trước tốc độ phát triển kinh tế quá nóng trong hai thập kỷ qua Trung Quốc


đã sửa luật NHTM theo hướng cho phép các NHTM ( công ty mẹ) sở hữu các công ty tài chính( công ty con) theo mô hình TĐTC khi thiết lập đầy đủ những cơ chế pháp lý thận trọng cần thiết.

Ở Việt Nam tuy mô hình này còn mới mẻ nhưng với sự hoàn thiện dần của thị trường tài chính hứa hẹn một sự thay đổi lớn cả về cơ cấu, tổ chức cũng như quy mô và phạm vi hoạt động.

Tóm lại, mô hình TĐTC với sự phát triển độc lập của hệ thống các NHTM, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và chắc chắn sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.

2.2. Nguyên tắc hình thành TĐTC

Việc phát triển TĐTC dựa trên nguyên tắc hiệu quả, tự nguyện và theo quy luật của thị trường. Các nguyên tắc đó là:

1- Phù hợp chính sách và phát triển kinh tế của Nhà nước. Việc hình thành TĐTC phải có tác động tích cực tới cân bằng tài chính, phù hợp với mục tiêu kinh doanh và hợp tác đầu tư tài chính

2- Khuyến khích cạnh tranh, hạn chế độc quyền: Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, nghiêm cấm các hoạt động lũng đoạn thị trường hoặc phong toả theo khu vực. Phân định rõ chức năng quản lý kinh doanh với các chức năng quản lý hành chính. TĐTC cần xác định không phải là cơ quan quản lý tài chính Nhà nước cũng không phải là hiệp hội ngành nghề mà là một tổ chức tài chính. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty thành viên được thiết lập trên cơ sở nắm giữ cổ phần, không phải là quan hệ hành chính, áp đặt.

3- Thực hiện nguyên tắc đầu tư tự nguyện, tuân theo các quy luật kinh tế và các định chế tài chính, không thể lắp ghép bắng các mệnh lệnh hành chính, tự nguyện góp cổ phần, sợi dây liên kết bằng vốn đảm bảo mối quan hệ rõ ràng trong nội bộ tập đoàn. Tăng cường vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo quỹ đạo chung cho tất cả các đơn vị thành viên.

4- Phối hợp chiến lược kinh doanh trên tất cả các mặt, các chức năng và ở mọi phương diện. Phối hợp chiến lược khu vực hoá với toàn cầu


hoá, chiến lược mũi nhọn với chiến lược đa dạng hoá. Tăng cường vai trò trung tâm và sự chi phối của công ty tài chính nhằm hạn chế khả năng bị thôn tính. Nhiều tập đoàn đã mở rộng quy mô vốn cho ngân hàng hoặc công ty tài chính trực thuộc và cơ cấu lại danh mục đầu tư cho cả tập đoàn.

2.3. Điều kiện hình thành tập đoàn tài chính

2.3.1. Điều kiện khách quan

Môi trường pháp lý có thể cản trở hoặc thúc đẩy sự hình thành và phát triển các TĐTC nhất là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Nói cách khác quá trình hình thành và phát triển TĐTC diễn ra theo quy luật khách quan, nhưng Chính phủ cũng đóng vai trò trong việc đưa ra các quyết định và chính sách phát triển dịch vụ tài chính.

Trình độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính tác động đến khả năng mở rộng quy mô của TĐTC thông qua các công ty con hay công ty trực thuộc. Trên thực tế, sự hình thành các TĐTC thường bắt nguồn từ việc mở rộng các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ của ngân hàng mẹ, từ chỗ chỉ kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mở rộng sang dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán,v.v. Mặt khác thị trường tài chính ngày càng phát triển, khách hàng càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng và tiện ích của dịch vụ tài chính- ngân hàng.

Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là yếu tố và điều kiện để một tổ chức tài chính phát triển thành TĐTC. Các tập đoàn này phải kịp thời nắm bắt thông tin, nhất là công nghệ mới có liên quan đến hoạt động tài chính để có thể khai thác và ứng dụng các thành tựu công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh, mang lại nhiều lợi nhuận cho tập đoàn và tiện ích cho khách hàng.

2.3.2. Điều kiện về vốn, công nghệ

Tiềm lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động và khả năng phát triển lâu dài của tập đoàn. Trong đó nguồn vốn có


tác dụng hỗ trợ cho tập đoàn đổi mới công nghệ, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, phát triển dịch vụ mới, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần. Các ngân hàng tiên tiến và TĐTC mạnh thường cung cấp các dịch vụ đa dạng và đạt chất lượng cao với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

2.3.3. Điều kiện về con người

Hiệu quả hoạt động của TĐTC phụ thuộc rất nhiều vào vào trình độ năng lực của đội ngũ nhân viên nhất là đội ngũ lãnh đạo. TĐTC có quy mô lớn và độ phức tạp càng cao càng đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thực sự có năng lực, trình độ cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt để quản lý điều hành bộ máy của tập đoàn hoạt động có hiệu quả. Không chỉ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ nhân viên không ngừng được trau dồi nghiệp vụ, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân và nếu được tạo mọi điều kiện tốt nhất thì đây là lực lượng lớn đóng góp vào thành công của tập đoàn

2.3.4. Điều kiện về quản trị doanh nghiệp

Để kiểm soát khối tài sản và vốn chủ sở hữu khá kớn, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, các TĐTC trên thế giới đều chú trọng đến vấn đề quản trị doanh nghiệp coi quản trị doanh nghiệp tốt là vấn đề sống còn của tập đoàn. Hầu hết các TĐTC hàng đầu đều xây dựng một cơ cấu tổ chức phức tạp, bao gồm bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ.

Bộ phận kinh doanh được chia thành các mảng chuyên môn chính phù hợp với việc cung cấp các sản phẩm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đa dạng như cấp tín dụng, tư vấn, dịch vụ, quản lý tài sản, quản lý tài chính, dịch vụ ngân hàng điện tử... ra thị trường.

Bộ phận hỗ trợ gồm có quản trị rủi ro, tài chính, tác nghiệp và công nghệ thông tin. Trong đó tất cả các bộ phận được quản trị thống nhất, tập trung theo ngành dọc đứng đầu là chủ tịch tập đoàn, sau đó là các giám đốc phụ trách khối. Cách thức quản lý này cho phép TĐTC, dù có quy mô lớn


và cơ cấu phức tạp đến đâu và dù có bất cứ sự thay đổi nào cũng vẫn duy trì hoạt động ổn định, giảm thiểu rủi ro.

2.4. Đặc điểm cơ bản của TĐTC

Hiện nay trên thế giới dã có nhiều TĐTC nổi tiếng: Citigroup (Mỹ), tập đoàn Bank of Tokyo Mitsubishi (UFJ) Nhật Bản, HSBC Holdings ( Anh), May Bank (Malaysia)...đến các TĐTC mới thành lập ở Việt Nam như : TĐTC Bảo Việt hay TĐTC tư nhân đầu tiên ở Việt Nam Sacombank, mặc dù các tập đoàn này có mô hình kinh doanh phức tạp, có chiến lược kinh doanh khác nhau nhưng nhìn chung các TĐTC đều có những nét đặc trưng sau:

2.4.1. Tập đoàn tài chính có phạm vi hoạt động rộng lớn

TĐTC không chỉ hoạt động trong một quốc gia mà còn mở rộng sang nhiều quốc gia khác. Để chiếm lĩnh thị trường, giảm áp lực cạnh tranh, TĐTC bành trướng thị trường bằng cách tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết, thực hiện phân công quốc tế, do đó phạm vi hoạt động của tập đoàn ngày càng được mở rộng. Hiện tại tập đoàn HSBC đang sở hữu hơn 10,000 văn phòng, 284.000 nhân viên tại trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tập đoàn ngân hàng Mitsubishi UFJ tính đến tháng 3 năm 2007 có 875 chi nhánh trong và ngoài Nhật Bản, giá trị vốn cổ phiếu 996,990 triệu yên; 33,059 nhân viên. Tập đoàn Citi có 200 triệu tài khoản khách hàng tại hơn 100 nước.

Tại các thị trường các Tập đoàn đã thực hiện phân công lao động một cách hợp lý trong nội bộ tập đoàn, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và kênh bán hàng rộng rãi.

2.4.2. Tập đoàn tài chính có quy mô lớn về vốn, nhân lực và doanh số hoạt động

- Về vốn: Do TĐTC vừa có sự tích tụ của bản thân doanh nghịêp lại có sự tập trung giữa các doanh nghiệp nên tiềm lực tài chính và quy mô về vốn của tập đoàn là rất mạnh. Trong tập đoàn, vốn được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau, được bảo toàn và phát triển đẩy nhanh quá trình tích tụ,


tập trung vốn cho tập đoàn. Điều này tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh hơn từng doanh nghiệp riêng lẻ, nâng cao được trình độ xã hội hoá sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Giá trị vốn cổ phiếu của Citigroup (2006) là 112,537 tỷ USD, tập đoàn Mitsubishi UFJ (2007) là 996,990 triệu yên.

- Về lao động: Do quá trình tập trung của các doanh nghiệp thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phạm vi hoạt động lớn nên tập đoàn có một khối lao động rất lớn, được tuyển chọn và đào tạo một cách nghiêm ngặt nên chất lượng lao động cao. Tính đến tháng 7/2007 Citigroup ( Mỹ) có 332.000 nhân viên, Tập đoàn HSBC có 284.000 nhân viên, Tập đoàn UFJ( Nhật Bản) có 33.059 nhân viên

- Về doanh thu: Do có vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, tập đoàn có khả năng nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, củng cố và mở rộng chiếm lĩnh thị trường nên mới đạt được doanh thu và lợi nhuận rất lớn. Năm 2007 lợi nhuận ròng của Citigroup là 6,23 tỷ USD, lợi nhuận của HSBC là 22,08 tỷ, Tập đoàn UFJ ( Nhật Bản) tính đến năm 2006 lợi nhuận là 1181,7 tỷ Yên là công ty thứ 3 trong lịch sử Nhật Bản đạt mức lợi nhuận sau thuế trên 1000 tỷ Yên.

Bảng số 2: Danh sách 7 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới năm 2006

Đơn vị: tỷ USD


STT

Tên

Quốc gia

Doanh thu

Lợi nhuận

Tài sản

1

Citi Group

Mỹ

146,56

21,54

1.884,32

2

Bank of America

Mỹ

116,57

21,13

1.459,74

3

HSBC

Anh

121,51

16,63

1.860,76

4

JP Morgan Chase

Mỹ

99,3

14,44

1.351,52

5

AIG

Mỹ

113,19

14,01

979,41

6

UBS

Thuỵ sĩ

105,59

9,78

1.776,89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh Tổng công ty Tài Chính Cổ phần Dầu khí VPFC hướng tới Tập đoàn tài chính - 2



7

ING

Hà Lan

153,44

9,65

1.615,05

Nguồn: http://www.forbes.com

2.4.3. Tập đoàn tài chính có hình thức sở hữu hỗn hợp

Sở hữu vốn của TĐTC là sở hữu hỗn hợp ( nhiều chủ) nhưng có một chủ sở hữu lớn đó là công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối về mặt tài chính. Các TĐTC hầu hết đều theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Quan hệ tài chính giữa các công ty này chủ yếu là quan hệ hỗ trợ tạo điều kiện thuân lợi cho công ty thành viên vay vốn từ nguồn vốn cổ phần chung của tập đoàn các công ty thành viên đều được hưởng lãi suất từ việc cho vay này theo tỷ lệ vốn góp. Vốn tích luỹ có vai trò rất quan trọng, là nguồn vốn chủ yếu để tăng quy mô tập đoàn. Các hoạt động đầu tư, huy động vốn được giao cho công ty nắm vốn thực hiện, tập đoàn có thể vay vốn từ các công ty thành viên theo lãi suất thoả thuận. Ngoài ra tập đoàn có thể vay vốn từ ngân hàng, hoặc phát hành trái phiếu, tín phiếu để đầu tư vào lĩnh vực có triển vọng cao.

Tuỳ theo quy định pháp luật của từng nước, các ngân hàng có thể tham gia vào các TĐTC dưới nhiều hình thức như: cổ đông, chủ nợ, cơ quan phát hành chứng khoán cho TĐTC và cũng có thể là con nợ. Chính vì thế ngân hàng ( cùng với công ty thương mại) thường được xem là hạt nhân của TĐTC.

2.4.4. Tập đoàn tài chính có cơ cấu phức tạp

Cơ cấu tổ chức của TĐTC rất đa dạng:

Có loại tập đoàn trong đó các công ty con độc lập về tính pháp lý, việc huy động vốn và các hoạt động kinh tế trong tập đoàn được duy trì bằng các hoạt động kinh tế.

Có loại tập đoàn các công ty con mất quyền độc lập về tính thương mại và sản xuất, các chủ sở hữu trở thành cổ đông của công ty mẹ. Tuy nhiên nhìn chung cơ cấu của TĐTC thường bao gồm bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ. Bộ phận kinh doanh được phân tán làm 4 mảng chuyên môn chính:

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí