Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam - 2

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.2 CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.3 CHỌN TÌNH HUỐNG VÀ SỐ LƯỢNG CHỌN TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 32

3.3.1 Chọn Số lượng tình huống nghiên cứu 32

3.3.2 Chọn tình huống nghiên cứu 33

3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 41

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

4.1 GIỚI THIỆU BỐN TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU 43

4.1.1 Giới thiệu về Hotdeal.vn 43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

4.1.2 Giới thiệu về Lazada.vn 43

4.1.3 Giới thiệu về Scj.vn 44

Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam - 2

4.1.4 Giới thiệu về Vinabook.com 45

4.1.5 Quá trình nghiên cứu 45

4.2 THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH 46

4.2.1 Hệ Thống thông tin TMĐT 46

4.2.2 Các yếu tố về tổ chức 74

4.2.3 Các yếu tố về quản lý cấp cao 81

4.2.4 Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn TMĐT 83

4.2.5 Cơ sở hạ tầng về giao thông, hệ thống giao nhận hàng hóa 84

4.2.6 Chiến lược TMĐT 87

4.2.7 Các yếu tố văn hóa 91

4.2.8 Các yếu tố bên ngoài 93

4.2.9 Yếu tố người tiêu dùng 98

4.3 THẨM ĐỊNH DỮ LIỆU THU THẬP 104

4.4 TRẢ LỜI CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 105

4.5 KẾT HỢP MÔ HÌNH TMĐT B2C THÀNH CÔNG TẠI VIỆT NAM 114

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 117

5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 117

5.2 THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 120

5.2.1 Môi trường bên trong 120

5.2.2 Môi trường bên ngoài 125

5.3 KẾT LUẬN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 127

5.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO129 TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

PHỤ LỤC 133

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ LÝ DO NGHIÊN CỨU


Mặc dù Internet đã ra đời cách đây hơn hai thập kỷ, tuy nhiên thương mại điện tử (e-commerce) mới thực sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây với sự hỗ trợ của World Wide Web (WWW) và các ngành kỹ thuật liên quan. Việt Nam vẫn còn là nền kinh tế đang phát triển, tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), Việt Nam đang trở thành một nước có tỷ lệ sử dụng Internet cao trong khu vực Đông Nam Á.

Các doanh nghiệp đã ứng dụng Internet vào việc quản lý thông tin và tích hợp thương mại điện tử (TMĐT) vào trong quản lý hoạt động kinh doanh của mình nhằm quảng bá thông tin sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng, đối tác. Chính điều này đã hình thành một mô hình kinh doanh mới là mua bán qua mạng Internet hay còn gọi là TMĐT. Đặc biệt mô hình mua bán giữa doanh nghiệp và khách hàng – Business to Consumer (B2C) đã được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng bước đầu và đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Mô hình TMĐT B2C giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong việc quảng bá sản phẩm, đồng thời giúp doanh nghiệp tiếp cận được với mạng lưới khách hàng rộng lớn nhanh chóng, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, với những lợi ích mang lại trên đã được các tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng và mang lại thành công không nhỏ như: Dell, Amazon.

Ở Việt Nam cũng có những doanh nghiệp đang áp dụng thành công mô hình TMĐT B2C như: Lazada, Hotdeal, Vatgia, Sendo (VECITA, 2014).

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường (Comscore, 2013) cho biết Việt Nam là quốc gia có nguồn nhân lực trẻ, tốc độ phát triển Internet và sử dụng Internet thuộc các quốc gia có tốc độ phát triển cao trong khu vực, đây cũng chính là yếu tố được nhiều chuyên gia, nhà đầu tư quan tâm là cơ hội phát triển TMĐT tại Việt Nam. Bangkok Post (2012) cũng nhận định Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng cho sự phát triển TMĐT,

đồng thời cũng đã nêu thực trạng phát triển của doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam hiện nay với tựa đề bài báo “Một gã khổng lồ thương mại điện tử đang ngủ quên”.

Nhưng các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam vẫn chưa tận dụng và phát huy hết những lợi ích của TMĐT mang lại cho doanh nghiệp (VECOM, 2014).

Như vậy câu hỏi đặt ra vì sao doanh nghiệp TMĐT B2C tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mặc dù Việt Nam sở hữu những lợi thế có để phát triển TMĐT, những trở ngại nào doanh nghiệp gặp phải khi triển khai mô hình kinh doanh TMĐT B2C vào doanh nghiệp, yếu tố nào tạo nên sự thành công của doanh nghiệp TMĐT. Để tìm hiểu vấn đề trên cũng như xác định yếu tố cần có của một “đầu tàu” TMĐT được thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định là cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp TMĐT trên báo Việt Nam Plus, nên tác giả chọn đề tài “Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức thương mại điện tử B2C tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng, quyết định đến sự thành công của phương thức TMĐT B2C tại Việt Nam, đồng thời có được sự nhìn nhận sâu sắc hơn về hoạt động của mô hình kinh doanh mới này với mong muốn đóng góp một số đề xuất, góp phần thúc đẩy việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


- Xác định các yếu tố liên quan tác động đến sự thành công của phương thức kinh doanh TMĐT B2C.


- Xác định các yếu tố quyết định sự thành công của những doanh nghiệp TMĐT lớn tại Việt Nam.


- Đưa ra các giải pháp để giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp kinh doanh TMĐT.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này nhằm mục đích là để trả lời cho các câu hỏi sau:

- Yếu tố nào quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động TMĐT B2C?


- Yếu tố nào quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C tại Việt Nam?


- Các giải pháp phù hợp nào để hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C?


1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu là bốn doanh nghiệp lớn đã triển khai thành công mô hình kinh doanh TMĐT B2C tại Việt Nam:

- Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) HOTDEAL, website Hotdeal.vn (Mô hình kinh doanh theo nhóm - Groupon).

- Công ty TNHH RECESS, website Lazada.vn (Kênh mua sắm trực tuyến).


- Công ty TNHH SCJ TV SHOPPING, website Scj.vn (Hệ thống mua sắm tại nhà qua kênh truyền hình SCTV).

- Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch vụ MEKONG COM, website Vinabook.com (Nhà sách trên mạng).

Phạm vi nghiên cứu: Vì TMĐT ở Việt Nam bước đầu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM nơi có mật độ dân cư đông đúc nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào bốn doanh nghiệp lớn đã ứng dụng thành công mô hình kinh doanh TMĐT B2C tại Việt Nam, từ đó rút ra những đánh giá kết luận chung về tình hình ứng dụng mô hình TMĐT B2C của doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2006 – 2015. Đây là thời gian tồn tại và phát triển doanh nghiệp.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU


Luận văn sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu tình huống (Case study Approach) hay còn gọi là điển cứu. Cách tiếp cận này sử dụng kết hợp cả kỹ thuật định lượng (chủ yếu là phân tích thống kê mô tả) và định tính. Trong đó dữ liệu chủ yếu là định tính. Theo đó, bốn doanh nghiệp lớn đang áp dụng mô hình TMĐT B2C được chọn để thực hiện nghiên cứu.

1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN


Đề tài nghiên cứu được chia thành 5 chương như sau:

- Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu nghiên cứu của đề tài.

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn

Giới thiệu tổng quan về TMĐT, quá trình phát triển của TMĐT, đặc điểm, lợi ích của việc ứng dụng TMĐT, các mô hình kinh doanh TMĐT, mô hình TMĐT B2C, các yếu tố tác động đến việc áp dụng và phát triển TMĐT B2C, đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp.

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu tình huống (Case study).

- Chương 4: Phân tích kết quả và thảo luận

Trình bày chi tiết kết quả phân tích từ lý thuyết so với thực tế doanh nghiệp nghiên cứu.

- Chương 5: Kết luận và đề xuất

Tóm tắt những kết quả nghiên cứu chính, ý nghĩa của nghiên cứu đối với các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C, đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm giúp cho doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C hoạt động hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

Chương này trình bày các khái niệm liên quan về TMĐT, các mô hình, lợi ích, bất cập TMĐT, tình hình phát triển Internet và TMĐT ở Việt Nam, tổng quan về tình hình nghiên cứu về đề tài của một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp kinh doanh TMĐT B2C tại Việt Nam.

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1.1 Khái niệm về TMĐT


TMĐT, còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.

Còn theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), “Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”.

Theo nghĩa rộng, TMĐT bao gồm mọi giao dịch tài chính và thương mại bằng các phương tiện điện tử. Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại, được thực hiện thông qua mạng Internet và các mạng viễn thông khác (NCSEIF, 2014).

Tóm lại, TMĐT chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm, cá nhân với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử.

2.1.2 Phân loại mô hình TMĐT


Theo Xuan (2007) cho rằng TMĐT được chia thành ba mô hình chính: TMĐT giữa TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C), TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C).

Theo Nemat (2011) TMĐT bao gồm 12 mô hình cụ thể như sau: B2B (Doanh nghiệp và doanh nghiệp), B2C (Doanh nghiệp và người tiêu dùng), B2E (Doanh nghiệp và nhân viên), B2G (Doanh nghiệp và nhà nước), B2M (Doanh nghiệp và những nhà quản trị doanh nghiệp), C2B (Người tiêu dung và doanh nghiệp), C2C (Người tiêu dùng và người tiêu dùng), G2B (Nhà nước và doanh nghiệp), G2C (Nhà nước và công dân), G2E (Doanh nghiệp và cán bộ nhà nước), G2G (Nhà nước và nhà nước), và P2P (Peer to Peer).

Tuy nhiên theo Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Văn Thoan (2013) cho rằng tại Việt Nam tồn tại bốn mô hình TMĐT cơ bản đó là: TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C), TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), TMĐT giữa doanh nghiệp và nhà nước (B2G), TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C).

2.1.3 Sự thành công của TMĐT B2C


Theo Rockart (1979; trích bởi Laosethakul và Boulton, 2007) cho rằng những yếu tố quyết định đến sự thành công được định nghĩa là các yếu tố mà doanh nghiệp cần phải đạt được để đảm bảo được hiệu quả cạnh tranh của tổ chức, các yếu tố đó phải làm đúng, doanh nghiệp phải đạt được để cho doanh nghiệp phát triển.

Laosethakul và Boulton (2007) cho rằng, sự thành công của doanh nghiệp TMĐT là việc vượt qua được các yếu tố tác động gây hạn chế đến hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu này, thành công của TMĐT theo phương thức B2C được định nghĩa bằng việc phát triển thị phần và các số lượng hàng hóa/khách hàng.

Dựa trên các quan điểm đó, đề tài này nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp TMĐT B2C tại Việt Nam, đó là việc tìm ra các yếu tố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022