Nhóm Giải Pháp Về Hoàn Thiện Pháp Luật Điều Chỉnh Các Công Cụ Của Chính Sách Tiền Tệ

được điều hành chặt chẽ hơn nhưng đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ thông qua việc giảm dần kỳ hạn chào mua từ dài nhất là 28 ngày xuống chỉ thực hiện chào mua với kỳ hạn 7 ngày từ ngày 10/11/2010; lãi suất chào mua kỳ hạn 7 ngày tăng từ 7%-8,75%-9%-10%/năm; khối lượng chào mua bình quân khoảng 7.160 tỷ đồng/phiên, khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 6.970 tỷ đồng/phiên [17].

Đến nay, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của NHNN đã thu được một số thành tựu nhất định, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc. Do vậy, hoạt động này thực sự chưa thể hiện được tính nhạy cảm và hữu hiệu của nó.

Công cụ này được sử dụng chưa hiệu quả, điều đó được thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, số thành viên tham gia vào thị trường mở tuy có xu hướng tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các NHTM trên thị trường tài chính và chủ yếu là các NHTM có quy mô nhỏ đa số vẫn còn đứng ngoài cuộc đã hạn chế hiệu quả điều tiết thị trường của nghiệp vụ này. Nếu như mọi NHTM đều trích một tỷ lệ trên vốn huy động đủ an toàn để đầu tư vào chứng khoán nợ dài hạn của Chính phủ, hoặc chứng khoán nợ dài hạn do Chính phủ bảo lãnh và lưu ký tại NHNN Việt Nam làm công cụ tham gia thị trường mở do NHNN Việt Nam tổ chức và tham gia “mua bán cuối cùng” bằng tài và thực lực của NHTƯ khi cần khắc phục cung - cầu thanh khoản thì NHNN Việt Nam đã không phải dùng giải pháp phát hành tín phiếu của chính mình để tự biến thành con nợ của các NHTM khi phải hút tiền lưu thông về để chống lạm phát như năm 2008 và hoặc phải thu mua tín phiếu của mình về với giá lỗ để bơm tiền ra cứu suy giảm kinh tế như năm 2009.[33]

Thứ hai, hàng hóa tham gia thị trường mở còn nghèo nàn về chủng loại, các công cụ tài chính chủ yếu giao dịch trên thị trường mở bao gồm các loại giấy tờ có giá phát hành bằng đồng Việt Nam như: tín phiếu NHNN Việt Nam, trái phiếu Chính phủ (trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư do Quỹ hỗ trợ phát hành công trái) và trái phiếu chính quyền địa phương do UBND thành phố Hồ Chí Minh và UBND thành phố Hà Nội phát hành. Trong khi đó, NHTƯ các nước trên thế giới sử dụng nhiều loại giấy tờ có giá khác nhau để giao dịch trên thị trường mở như: trái phiếu, tín

phiếu kho bạc, tín phiếu của NHTƯ, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, hối phiếu của các ngân hàng, hợp đồng mua lại (Repo) – các loại giấy tờ này có tính thanh khoản cao và dễ trao đổi trên thị trường nên dễ được các bên chấp nhận trong giao dịch.

Thứ ba, việc điều tiết lượng tiền trên thị trường mở còn thực hiện một chiều, chủ yếu là dùng là kênh bơm tiền đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn khả dụng của các NHTM mà chưa thực hiện tốt chức năng của nghiệp vụ này là sử dụng như một kênh thu hút tiền nhàn rỗi của các NHTM nhằm trung hoàn nguồn vốn được bơm quá nhiều qua kênh khác. Hơn nữa, hình thức đấu thầu khối lượng cũng khiến cho các ngân hàng nhỏ, nắm giữ ít giấy tờ có giá không cạnh tranh được về khối lượng đặt thầu với các ngân hàng lớn nên chỉ trúng thầu với khối lượng ít và phải vay lại của các ngân hàng lớn với lãi suất cao hơn.

Thứ tư, việc dự đoán chính xác sự biến động hàng ngày của cung - cầu vốn khả dụng còn gặp những khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến mức độ chính xác của dự báo, đặc biệt là chế độ thông tin phục vụ cho công tác dự đoán, từ đó đã hạn chế đến chất lượng của việc dự đoán vốn khả dụng.

Thứ năm, GTCG tham gia thị trường mở chưa đa dạng.

Theo Quyết định số 11/QĐ-NHNN, ngày 06/01/2010 đã có sự thay đổi tỉ lệ chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời điểm định giá và giá thanh toán trong giao dịch mua bán có kỳ hạn giữa NHNN và các TCTD. Tuy nhiên, trong Quyết định này, danh mục GTCG tham gia thị trường mở chưa được mở rộng. Việc quy định thứ tự ưu tiên GTCG trong xét thầu nhằm khuyến khích các TCTD đầu tư dự trữ thanh khoản vào GTCG có tính thanh khoản cao đã gây khó khăn cho các TCTD nhỏ nắm không nhiều trái phiếu Chính phủ [33].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.


Kết luận chương 2

Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam - 9

1. Chương 2 giới thiệu một cách tổng quát các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về công cụ tái cấp vốn, công cụ lãi suất, công cụ dự trữ bắt buộc, công cụ tỷ giá và công cụ nghiệp vụ thị trường mở.

2. Chương 2 tập trung vào việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? Các ý kiến phân tích, luận giải trong Chương 2 đã nêu được một cách sơ bộ thực tiễn áp dụng các công cụ CSTT ở Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc sử dụng các công cụ này trong điều hành chính sách tiền tệ.

3. Vấn đề là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Câu chuyện này sẽ được làm rõ ở Chương 3 của luận văn.


Chương 3‌‌

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

3.1. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

3.1.1. Hoàn thiện các quy định theo hướng thực hiện cơ chế điều chỉnh lãi suất linh hoạt

Xây dựng hành lang lãi suất và điều hành tiền tệ theo khung lãi suất đó là một thông lệ được rất nhiều nước áp dụng để duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ. Việc điều hành lãi suất trên thị trường nên chú ý đến một số vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản như:

- Hình thành cơ chế kiểm soát lãi suất thị trường bằng các loại lãi suất của NHNN để lãi suất được hình thành hoàn toàn dựa trên cung – cầu về vốn tín dụng trên thị trường; khi đó thị trường tiền tệ hoạt động thường xuyên và thông suốt hơn với sự vận hành đầy đủ và có hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở, thị trường liên ngân hàng, cho vay tái chiết khấu và tái cấp vốn.

- Hoàn thiện các quy định về cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận gắn liền với phát triển thị trường liên ngân hàng, trong đó NHNN phải làm tốt vai trò là người cho vay cuối cùng. NHNN cũng cần có biện pháp cụ thể để phát triển thị trường ngoại hối, đồng thời tăng quỹ dự trữ ngoại hối của NHNN.

- Hoàn thiện các quy định về công cụ điều hành CSTT tác động trực tiếp đến lãi suất như công cụ NVTTM, cho vay tái cấp vốn và tái chiết khấu, tỷ lệ DTBB... NHNN cũng cần triển khai sớm cơ chế tiền gửi qua đêm của TCTD tại NHNN. Chủ động can thiệp trên thị trường liên ngân hàng để cơ chế điều hành lãi suất của NHNN phát huy có hiệu quả. [13]

Thời gian gần đây, thực tế cho thấy các TCTD đã phản ứng rất nhanh nhạy đối với những hành động chính sách của NHNN, đặc biệt là những điều chỉnh về lãi suất. Điều đó cho thấy nền kinh tế đã nhạy cảm hơn với tín hiệu lãi suất của NHNN, là công cụ quan trọng để thực hiện cơ chế truyền tải CSTT đến nền kinh tế thực, các TCTD sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay và lãi suất huy động một cách phù hợp nhờ đó tiết kiệm, đầu tư cho nền kinh tế.

Hiện tại, NHNN vẫn điều hành CSTT bằng việc công bố một số loại lãi suất chỉ đạo, trong đó có lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Về mặt lý thuyết, hai loại lãi suất này hình thành nên một hành lang lãi suất với lãi suất tái cấp vốn là giới hạn trên và lãi suất chiết khấu là giới hạn dưới. Về mặt ý nghĩa mà nói thì lãi suất tái cấp vốn sẽ là lãi suất cao nhất trên thị trường và các thành viên thị trường chỉ tìm đến nó khi các lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiệm cận hoặc cao hơn. Và như vậy, lãi suất tái cấp vốn cũng có tác dụng định hướng cho lãi suất thị trường liên ngân hàng không vượt qua nó. Tương tự như vậy, các thành viên thị trường sẽ không tham gia khi lãi suất chào vay thấp hơn lãi suất chiết khấu các giấy tờ có giá qua cửa sổ chiết khấu. Tuy nhiên, thực tế vừa qua cho thấy hành lang lãi suất này nhiều khi không có tác dụng ở Việt Nam. Vấn đề là ở lãi suất cơ bản mà Việt Nam hiện đang áp dụng. Về mặt lý thuyết, điều hành CSTT bằng lãi suất cơ bản cũng có tác động tương tự duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ như đã phân tích ở trên. Nhưng lãi suất cơ bản ở Việt Nam không làm tròn được nhiệm vụ của mình là do giá trị của nó không được tính toán để phản ánh cung cầu của thị trường mà dường như được xác định một cách cảm tính và để thực hiện điều tiết thị trường một cách duy lý. Nếu lãi suất cơ bản của Việt Nam được tính toán chính xác hơn và phản ánh tốt hơn cung cầu của thị trường thì nó đã có thể làm tốt hơn vai trò định hướng thị trường của nó, làm cơ sở để xác định lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu bằng cách cộng trừ một biên độ có giá trị hợp lý hơn.

Việc tính toán lãi suất VNBOR để thay thế lãi suất cơ bản với một phương pháp tính toán khoa học hơn sẽ giải quyết được các vấn đề mà đặc biệt là có thể phát huy được vai trò quan trọng nhất của nó là định hướng thị trường, việc điều hành bằng một lãi suất mục tiêu như vậy cũng làm tăng tính chủ động của NHNN hơn mà không hề dẫn đến tình trạng tiến thoái lưỡng nan là lo sợ của TCTD vi phạm Luật Dân sự. Bởi vì khi mức lãi suất cơ bản đã phản ánh đúng cung cầu thị trường và với một thị trường tiền tệ công khai và cạnh tranh, không có một TCTD nào lại áp dụng riêng cho mình một lãi suất cao gấp 150% lãi suất thị trường (tức là lãi suất cơ bản). Trên cơ sở lãi suất VNBOR làm định hướng, NHNN chủ động điều chỉnh lãi suất thị trường (mà trước hết là lãi suất qua đêm) trong phạm vi hành lang lãi suất bằng cách bơm vào hoặc hút thanh khoản của các TCTD chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở, duy trì sự ổn định một

cách linh hoạt và chủ động [31].

Ngoại trừ điều kiện bất khả kháng, nên tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản như thời gian qua. Trong thời gian qua, lãi suất cơ bản đã thực sự trở thành công cụ quan trọng trong điều hành CSTT, chỉ báo nhạy bén của thị trường tiền tệ. Mỗi thay đổi của công cụ này đã gần như ngay lập tức có tác động điều tiết rõ rệt đối với thị trường, giữ lãi suất cơ bản cho thấy sự ổn định của thị trường tiền tệ. Mặt khác, mức lãi suất thấp có tác dụng tích cực trong kích thích đầu tư, giảm khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô – yếu tố rất cần thiết trong giai đoạn “hậu suy thoái”. Vì vậy, lãi suất cơ bản nên tiếp tục giữ ổn định ở mức như hiện nay [3].

Trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, việc điều chỉnh lãi suất cần được thực hiện linh hoạt theo hướng tiến tới mục tiêu tự do hóa lãi suất. Do đó, cần phải sửa đổi lại qui định tại Điều 476 Bộ Luật dân sự về lãi suất của hợp đồng vay tài sản qui định “Lãi suất do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại vay tương ứng; trong trường hợp các bên có thoả thuận nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. Điều này đã cản trở việc hình thành lãi suất theo nguyên tắc thị trường của các TCTD, làm méo mó sự phân bổ nguồn vốn và lãi suất khó có thể làm hàn thị biểu đo mức độ cung cầu vốn trên thị trường để NHNN thực thi CSTT hiệu quả [36].

NHNN cũng cần hoàn thiện các văn bản pháp lý về việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM. Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào quy định về việc quản lý, đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong Quy chế giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng cũng chưa có quy định nội dung giám sát này.

3.1.2. Hoàn thiện các quy định theo hướng điều hành hiệu quả công cụ tái cấp vốn

Về việc sử dụng công cụ tái cấp vốn, các giải pháp hiệu quả cần ưu tiên áp dụng bao gồm:

Một là, cần phải hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ: trong những năm trước

mắt, với điều kiện thị trường tiền tệ ở Việt Nam như hiện nay thì lãi suất tái cấp vốn được lựa chọn là lãi suất trần và chiết khấu là lãi suất sàn trên thị trường. Cùng với khung lãi suất này, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở được NHNN sử dụng để định hướng lãi suất thị trường. NHNN sẽ quy đinh và công bố lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu theo mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Những điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu của NHNN cần phải linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường.

Hai là, cần quy định theo hướng mở rộng danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch tái cấp vốn. Có thể tiến tới chấp nhận trái phiếu công ty của một ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn hoặc giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng phát hành có chất lượng cao, do một tổ chức có uy tín xếp hạng, được chiết khấu trong hình thức chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN đối với các NHTM [11].

Ba là, hoàn thiện quy định về quy trình thủ tục tái cấp vốn theo hướng: Thống nhất đầu mối phê duyệt đề nghị NHNN tái cấp vốn đối với các ngân hàng tại NHNN về một Vụ chức năng vì hiện nay, Vụ Tín dụng đang xem xét, phê duyệt đề nghị hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, trái phiếu đặc biệt và phân bổ hạn mức chiết khấu và Sở Giao dịch NHNN là đơn vị xem xét đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu của các ngân hàng. Việc xử lý các đề nghị chiết khấu nên tập trung về Vụ Tín dụng để đảm bảo tính thống nhất, tránh phân tán. Khi điều kiện cơ sở hạ tầng cho phép, NHNN nên tính tới việc thực hiện tái cấp vốn qua mạng thông tin nhằm giảm bớt thời gian luân chuyển chứng từ xét duyệt [11].

Bốn là, tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro đối với giấy tờ có giá sử dụng trong công cụ tái cấp vốn. Trước hết công cụ này cần được xác định rõ mục tiêu điều hành là cung ứng phương tiện thanh toán ngắn hạn, qua đó tạo hành lang dao động cho lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, hạn chế tái cấp vốn theo mục tiêu chỉ định với kỳ hạn dài, tạo tín hiệu cho thị trường. Khi thị trường mở chưa có điều kiện phát triển thì tái cấp vốn cần được chú trọng trong trường hợp các NHTM có nhu cầu bù đắp thiếu hụt thanh khoản ngoài dự kiến. Trong những năm trước mắt, với điều kiện thị trường tiền tệ như hiện nay thì nên chọn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất trần, lãi suất chiết khấu là lãi suất sàn. Khi hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thực hiện bao trùm trong toàn hệ thống,

có thể xem xét nghiệp vụ thấu chi với lãi suất cho vay qua đêm của NHNN cần có tính định hướng như lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu áp dụng công cụ dự phòng dưới hình thức nhận tiền gửi ngắn hạn (thường là qua đêm) của TCTD tại NHNN. Lãi suất tiền gửi có tính định hướng như lãi suất sàn trên thị trường liên ngân hàng, các TCTD sẽ gửi tiền tại NHNN khi không thể đầu từ dưới hình thức nào khác.

3.1.3. Thay đổi quan niệm và thói quen sử dụng công cụ dự trữ bắt

buộc

Ở Trung Quốc, công cụ DTBB đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện

CSTT. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 cùng với sức ép lạm phát gia tăng trong nước, Trung Quốc đã tích cực sử dụng công cụ DTBB. Năm 2007 có 10 lần điều chỉnh, năm 2008 là 9 lần điều chỉnh tỷ lệ DTBB [31]. Hiện nay, cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam vẫn coi trọng công cụ DTBB trong việc hút vốn khả dụng bằng cách tăng tỷ lệ DTBB mỗi khi cung tiền có dấu hiệu tăng cao và lạm phát tiền tệ xuất hiện. Tuy nhiên, tăng tỷ lệ DTBB có tác động rất lớn, làm tăng cầu vốn khả dụng của toàn thị trường gây bất ổn trong hoạt động ngân hàng, trong ngắn hạn có thể khiến một số ngân hàng nhỏ rơi vào tình trạng thiếu hụt dự trữ.

Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới hiện nay, công cụ DTBB lại được sử dụng rất hạn chế và tỷ lệ DTBB ít khi thay đổi. Do vậy, trong tương lai, Việt Nam không nên quá lạm dụng công cụ DTBB, nhất là khi chuyển sang điều hành thông qua lãi suất được thực hiện. Việc giảm DTBB cũng là một xu hướng trên thế giới hiện nay, giúp giảm gánh nặng cho các tổ chức trung gian tài chính và tạo một sân chơi bình đẳng giữa các loại hình tổ chức nội địa và giữa các quốc gia. Xu hướng giảm tỷ lệ dự trữ đã tạo ra hiệu ứng tích cực cho thanh khoản do các ngân hàng gia tăng duy trì dự trữ vượt để tránh những tác động do thay đổi trong DTBB có thể gây ra. Có thể nâng cao hiệu quả của công cụ DTBB bằng cách điều chỉnh phương pháp quản lý dự trữ. Với cách quản lý trùng nhau một phần chứ không theo phương pháp tính riêng kỳ tính toán và duy trì như hiện nay, đối tượng thuộc diện phải thực hiện DTBB phải luôn quan tâm đến DTBB, không sử dụng quá mức dự trữ có được. Cầu về dự trữ (cầu vốn khả dụng) vì thế mà cũng ít biến động hơn. Do đó, để các ngân hàng phải tự quan tâm tới cầu dự trữ của mình, trong thời gian tới NHNN cần nghiên cứu thay đổi phương pháp

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí