Đánh Giá Quá Trình Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Của Việt Nam


bản được công bố. Lãi suất kinh doanh của ngân hàng thương mại cho đến nay vẫn áp dụng theo cơ chế thỏa thuận theo cung cầu của thị trường nhưng không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, vai trò của lãi suất cơ bản như một công cụ điều tiết thị trường của CSTT đã giảm đáng kể, chủ yếu được sử dụng như biện pháp chống cho vay nặng lãi, kể từ năm 2011 mức lãi suất này không còn được báo cáo trong Báo cáo thường niên của NHNN về điều hành CSTT. Cùng với cơ chế lãi suất thỏa thuận thì các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất chào mua nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng trở thành những công cụ hỗ trợ đắc lực cho điều hành CSTT trong thời gian vừa qua.

4.2.2.4 Chính sách tái cấp vốn


Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. NHNN quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức như cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ có giá và các hình thức tái cấp vốn khác (NHNN 2020b).

Hình thức tái cấp vốn có sự thay đổi qua các văn bản Pháp lệnh Ngân hàng năm 1991, Quyết định số 356/1999/QĐ-NHNN14 vào năm 1999 và được quy định thống nhất tại Luật NHNN năm 2007, theo đó tái cấp vốn bao gồm cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá; cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Tuy nhiên, hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng không còn được đề cập trong Luật NHNN 2010 nên hình thức tái cấp vốn cho đến nay tập trung vào cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá. Lãi suất tái cấp vốn được ban hành theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1991 và được bắt đầu sử dụng như một công cụ quan trọng của CSTT tại Việt Nam. Cặp lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu được xem là công cụ đắc lực dẫn dắt thị trường của CSTT, đặc biệt kể từ khi vai trò của lãi suất cơ bản mờ nhạt do áp dụng cơ chế điều hành lãi suất thỏa thuận.


4.2.2.5 Chính sách tỷ giá


Tỷ giá hối đoái của VND với USD được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá (NHNN 2020b). Vai trò là công cụ của CSTT của tỷ giá hối đoái được quy định rõ từ Luật NHNN năm 1997 đến nay. Theo đó, NHNN xác định điều hành tỷ giá kết hợp với việc điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT nhằm điều tiết thanh khoản, lãi suất VND, chủ động đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng thị trường, qua đó tạo sự đồng thuận của các thành viên thị trường và nâng cao tính minh bạch, hiệu quả truyền dẫn của CSTT.

Từ năm 2015 trở về trước, NHNN thực hiện công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng là giá tham chiếu làm cơ sở để các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh với khách hàng trong biên độ cho phép. Năm 2016 đánh dấu giai đoạn mới trong cách thức điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam với Quyết định số 2730/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2015 về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD. Theo đó, tỷ giá trung tâm của VND với USD được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của một số nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Tỷ giá trung tâm được thay đổi linh hoạt cả hai chiều tăng/giảm giúp hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ.


Tỷ giá BQLNH

Tỷ giá trung tâm

25,000

24,000

23,000

22,000

21,000

20,000

19,000

18,000

17,000

2009M1

2009M5

2009M9

2010M1

2010M5

2010M9

2011M1

2011M5

2011M9

2012M1

2012M5

2012M9

2013M1

2013M5

2013M9

2014M1

2014M5

2014M9

2015M1

2015M5

2015M9

2016M1

2016M5

2016M9

2017M1

2017M5

2017M9

2018M1

2018M5

2018M9

2019M1

2019M5

2019M9

16,000



Tỷ giá BQLNH Tỷ giá sàn Tỷ giá trần Tỷ giá bán ra VCB


Hình 4.15 Tỷ giá (VND/USD) giai đoạn 2009 – 2019

Nguồn: NHNN (2009 – 2019)


4.2.3 Đánh giá quá trình điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam

Điều hành CSTT Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2019 theo quy định của Luật NHNN hướng đến mục tiêu cuối cùng là ổn định giá trị đồng tiền thể hiện bằng chỉ tiêu lạm phát. Mục tiêu điều hành của NHNN không được đề cập rõ trong các văn bản pháp luật nhưng qua quá trình điều hành CSTT cũng nhưng thông qua những chỉ tiêu cụ thể hay những cam kết được đề cập định kỳ hàng năm có thể nhận thấy, NHNN lựa chọn tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng làm mục tiêu trung gian hay lãi suất thị trường liên ngân hàng, mức dự trữ của tổ chức tín dụng với vai trò là mục tiêu hoạt động của NHNN. Mục tiêu trung gian thường đề cập đến những chỉ tiêu có số liệu cụ thể nhưng mục tiêu hoạt động thường chỉ là những cam kết giữ ổn định hay điều chỉnh tăng giảm trong một tỷ lệ so với năm trước. Việc sử dụng mục tiêu hoạt động mà không đưa ra một con số cụ thể để có thể đo lường được sẽ gây khó khăn cho việc điều hành nhất quán CSTT, điều này ảnh hưởng đến tính khả thi để đạt được mục tiêu chính sách đã đặt ra. Thực tế các chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán cũng như tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2009 – 2019 có nhiều năm số liệu thực hiện chênh lệch nhiều với mục tiêu đã đặt ra. Với mục tiêu cuối cùng, tỷ


lệ lạm phát trong giai đoạn 2009 – 2019 ngoài một số năm ở mức xấp xỉ mục tiêu đặt ra, thực tế có những năm tăng rất cao như hai năm 2010, 2011 hay những năm tỷ lệ lạm phát thực tế rất thấp so với mục tiêu như các năm 2012, năm 2014 và năm 2015. Sự khác biệt này bên cạnh tác động bên ngoài thì phần nào cũng phản ánh sự khó khăn của quá trình điều hành CSTT Việt Nam.

Công cụ thực hiện CSTT Việt Nam bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, quy định dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách tái cấp vốn, chính sách tỷ giá và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, chủ yếu là các giao dịch mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn theo phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Với việc thực hiện giao dịch theo cả hai chiều mua bán giấy tờ có giá, nghiệp vụ thị trường mở đã phát huy tác dụng trong việc điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng theo mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ. Khối lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng mạnh qua các năm, định kỳ giao dịch cũng ngày càng tăng cường. Kỳ hạn giao dịch được từng bước đa dạng hoá phù hợp với nhu cầu tình hình vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và nhu cầu điều tiết tiền tệ của NHNN. Nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam tỏ ra là một công cụ khá đắc lực trong điều hành CSTT khi mà tần suất sử dụng công cụ khá thường xuyên với số phiên giao dịch thường ở mức cao. Công cụ dự trữ bắt buộc được sử dụng với tần suất điều chỉnh ít hơn, chủ yếu vào các thời điểm cần tạo sự khác biệt để tránh găm giữ ngoại tệ (thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ) hay hỗ trợ cho vay vốn vào lĩnh vực ưu tiên (giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tổ chức tín dụng có tỷ lệ cho vay đối với khu vực nông nghiệp nông thôn cao hơn). Lãi suất cũng được NHNN sử dụng với các mức lãi suất điều hành bao gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác như lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng được NHNN công bố trong những năm gần đây. Trong đó lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng được sử dụng thường xuyên hơn, lãi suất cơ bản chủ yếu được sử dụng để kiểm soát hoạt động cho vay nặng lãi theo quy định của Luật Dân sự năm 2005. Tỷ giá hối đoái với vai trò là công cụ điều hành của CSTT đã được quy


định từ rất lâu và đến nay vẫn được sử dụng thường xuyên với vai trò điều tiết cung cầu trên thị trường ngoại hối.

4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH ĐẾN ĐỘC LẬP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM

4.3.1 Thống kê mô tả biến

Bảng 4.7 trình bày kết quả thống kê mô tả và hình 4.16 biễu diễn xu hướng của các biến trong giai đoạn 2009Q1 – 2019Q2. Trong đó, MI là chỉ số độc lập CSTT, IFI là mức độ HNTC, ES là chỉ số ổn định tỷ giá và RES là tỷ lệ dự trữ ngoại hối.

Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ARDL



MI

IFI

ES

RES

Trung bình

0.535561

1.115472

0.865819

0.170416

Trung vị

0.558672

1.077120

0.888494

0.175110

Lớn nhất

0.857464

1.371515

0.980623

0.272721

Nhỏ nhất

0.079182

0.803677

0.485141

0.091843

Sai số chuẩn

0.214468

0.174065

0.101982

0.044658

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Hội nhập tài chính và chính sách tiền tệ tại Việt Nam 1674801841 - 21

Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ phần mềm Eviews10


MI

1.0


1.4

IFI


0.8


0.6


0.4


0.2


1.3


1.2


1.1


1.0


0.9


0.8


0.0

09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19


0.7


09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19


ES

1.0


.28

RES


0.9 .24


0.8


0.7


0.6


0.5


.20


.16


.12


0.4

09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19

.08


09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19


Hình 4.16 Diễn biến các chỉ số trong mô hình ARDL giai đoạn 2009Q1 – 2019Q2

Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Eviews10


Độc lập CSTT (MI): độc lập CSTT tại Việt Nam bình quân xấp xỉ mức 0.5 và không ổn định trong suốt giai đoạn nghiên cứu. MI rất thấp từ đầu giai đoạn (chỉ hơn 0.2) tăng đột biến lên rất cao ngay quý kế tiếp và tiếp tục biến động trong suốt giai đoạn nghiên cứu và cũng là biến có sai số chuẩn cao nhất trong bốn biến nghiên cứu. Mức độ độc lập CSTT rơi xuống mức thấp nhất vào quý 2 năm 2013 khi chỉ số chưa đạt đến 0.1 và có xu hướng sụt giảm liên tục kể từ năm 2017, chỉ tăng trở lại vào giữa năm 2019 đến nay.

HNTC (IFI): mức độ HNTC của Việt Nam tăng liên tục kể từ năm 2009 đến nay. Từ mức thấp nhất chỉ hơn 80% ở đầu giai đoạn và cao nhất đạt gần 140%, trung bình giai đoạn hơn 100%.


Ổn định tỷ giá (ES): tỷ giá VND với USD được giữ ổn định ở mức rất cao trong suốt giai đoạn, trung bình đạt mức 0.86 so với mức tối đa trong biên độ của chỉ số là 1. Mức độ ổn định tỷ giá rơi xuống đáy vào quý 4 năm 2009 nhưng vẫn ở mức khá cao, đạt xấp xỉ 0.5.

Dự trữ ngoại hối (RES): dự trữ ngoại hối sụt giảm mạnh trong giai đoạn đầu của nghiên cứu với mức thấp nhất là 9.14%GDP vào quý 4 của năm 2011. Kể từ đó, RES có xu hướng tăng lên nhưng không ổn định, có những đợt sụt giảm mạnh và hiện ở mức cao nhất là 27.27%GDP.

Nhìn chung, trong giai đoạn nghiên cứu, Việt Nam có mức độ HNTC ngày càng tăng cùng với đó là tỷ giá được giữ tương đối ổn định và ở mức khá cao. Trái ngược với xu hướng tăng và vững chắc của hai góc trong tam giác Bộ ba bất khả thi thì độc lập CSTT lại cho thấy có nhiều biến động. Lẽ ra theo lý thuyết Bộ ba bất khả thi, MI phải cho thấy xu hướng giảm dần như một sự đánh đổi khi hai góc còn lại tăng cao nhưng thực tế tại Việt Nam không theo chiều hướng đó. Nhìn vào diễn biến tỷ lệ dự trữ ngoại hối trong giai đoạn này cũng nhận thấy mặc dù có chiều hướng tăng nhưng có những giai đoạn sụt giảm khá lớn. Những quý sụt giảm của dự trữ ngoại hối như dường như theo sau những quý mà độc lập tiền tệ giảm sút. Tuy nhiên, với xu hướng tăng lên của dự trữ ngoại hối thì độc lập CSTT cũng không cho thấy mức tăng rõ ràng mà thay đổi chiều hướng rất nhanh và liên tục. Để làm rõ vấn đề này, nghiên cứu tiếp tục phân tích thực nghiệm tác động của HNTC, ổn định tỷ giá và dự trữ ngoại hối đến mức độ độc lập của CSTT ở phần tiếp theo.

4.3.2 Kiểm định nghiệm đơn vị

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy các biến MI, ES dừng ở bậc gốc, còn lại biến IFI, RES không dừng ở bậc gốc và dừng ở sai phân bậc một. Theo Pesaran & Shin (1996), các biến dừng ở những bậc khác nhau thì áp dụng phương pháp ARDL là phù hợp.


Bảng 4.8 Kết quả kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu trong mô hình ARDL


Biến

Chuỗi gốc

I(0)

Chuỗi sai phân bậc 1

I(1)

Kết luận

MI

-5.529607***


Dừng I(0)

IFI

-1.190094

-7.086586***

Dừng I(1)

ES

-4.593593***


Dừng I(0)

RES

-0.635382

-4.458891***

Dừng I(1)

Ghi chú: *** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 1%.

Nguồn: Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ phần mềm Eviews10


4.3.3 Xác định độ trễ tối ưu

Kết quả từ Eviews10 cho biết độ trễ tối ưu của mô hình ARDL được xác định lần lượt tương ứng với các biến MI IFI ES RES là (1,1,2,0).

4.3.4 Ước lượng tác động dài hạn

Trước khi xem xét các hệ số ước lượng cần xác định có hay không mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến thông qua phương pháp kiểm định đường bao. Với giả thuyết H0: không có mối quan hệ đồng liên kết trong mô hình, giả thuyết thay thế H1: có mối quan hệ đồng liên kết trong mô hình.

Nếu giá trị thống kê F lớn hơn giá trị đường bao trên tương ứng với bậc liên kết I(1), giả thuyết H0 bị bác bỏ, kết luận có mối quan hệ đồng liên kết – quan hệ dài hạn giữa các biến. Ngược lại, nếu F nhỏ hơn giá trị đường bao dưới tương ứng bậc liên kết I(0), khi đó không có cơ sở bác bỏ H0 hay có thể chấp nhận H1, kết luận các biến không có mối quan hệ dài hạn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023