bằng VND | Từ 12 tháng trở lên | 1 | 1 | |
Tiền gửi bằng ngoại tệ | Dưới 12 tháng | 7 | 6 | |
Từ 12 tháng trở lên | 3 | 2 | ||
Tháng 3/2009 | Tiền gửi bằng VND | Dưới 12 tháng | 3 | 1 |
Từ 12 tháng trở lên | 1 | 1 | ||
Tiền gửi bằng ngoại tệ | Dưới 12 tháng | 7 | 6 | |
Từ 12 tháng trở lên | 3 | 2 | ||
Tháng 1/2010 | Tiền gửi bằng VND | Dưới 12 tháng | 3 | 1 |
Từ 12 tháng trở lên | 1 | 1 | ||
Tiền gửi bằng ngoại tệ | Dưới 12 tháng | 4 | 3 | |
Từ 12 tháng trở lên | 2 | 1 | ||
Tháng 4/2011 | Tiền gửi bằng VND | Dưới 12 tháng | 3 | 1 |
Từ 12 tháng trở lên | 1 | 1 | ||
Tiền gửi bằng ngoại tệ | Dưới 12 tháng | 6 | 5 | |
Từ 12 tháng trở lên | 4 | 3 | ||
Tháng 6/2011 | Tiền gửi bằng VND | Dưới 12 tháng | 3 | 1 |
Từ 12 tháng trở lên | 1 | 1 | ||
Tiền gửi bằng ngoại tệ | Dưới 12 tháng | 7 | 6 | |
Từ 12 tháng trở lên | 5 | 4 | ||
Tháng 8/2011 | Tiền gửi bằng VND | Dưới 12 tháng | 3 | 1 |
Từ 12 tháng trở lên | 1 | 1 | ||
Tiền gửi bằng ngoại tệ | Dưới 12 tháng | 8 | 7 | |
Từ 12 tháng trở lên | 6 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Pháp Luật Về Công Cụ Lãi Suất Và Thực Tiễn Áp Dụng
- Thực Trạng Pháp Luật Về Công Cụ Tỷ Giá Hối Đoái Và Thực Tiễn Áp Dụng
- Thực Trạng Pháp Luật Về Công Cụ Dự Trữ Bắt Buộc Và Thực Tiễn Áp Dụng
- Nhóm Giải Pháp Về Hoàn Thiện Pháp Luật Điều Chỉnh Các Công Cụ Của Chính Sách Tiền Tệ
- Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam - 10
- Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
Nguồn: Các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước
Từ tháng 01/2008 - 01/2011 đến nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm, việc điều chỉnh này của NHNN, một mặt, nhằm đưa ra tín hiệu nới lỏng tiền tệ; mặt khác, thông qua việc nâng cao hệ số nhân tiền chính thức mở rộng khả năng cho vay, kích thích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ở nước ta, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được phân chia tùy theo tính chất kỳ hạn, loại tiền gửi và thông thường, loại tiền gửi kỳ hạn ngắn, tiền gửi bằng ngoại tệ phải duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tỷ lệ dự trữ bắt buộc giữa các ngân hàng cũng được quan tâm. Theo quy định tại Quyết định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết định số 74/QĐ-NHNN áp dụng từ 18/01/2010 (đối với ngoại tệ) thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định như sau:
Để khuyến khích một số NHTM cho vay nông nghiệp và nông thôn ngày 08/12/2010, NHNN đã ban hành các thông báo số 457; 458; 459; 460; 461 về việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp và nông thôn cao theo Thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010 của NHNN. Theo đó, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần Quốc Tế Việt Nam, NHTM cổ phần Kiên Long, NHTM cổ phần Mê Kông được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường. Với quy định này NHNN đã bổ sung thêm một cơ sở mới cho việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn tùy thuộc vào đối tượng đầu tư của các NHTM.[30]
Gần như suốt năm 2009, 2010 và những tháng đầu năm 2011, lạm phát không còn là nỗi lo mà là thực tế đang phải đối mặt thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND vẫn không thay đổi.
Năm 2011, NHNN đã ba lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ . Theo các Quyế t đị nh của NHNNN , tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng đối với các NHTM Nhà nước (không bao gồ m Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), NHTM cổ phầ n, ngân hà ng 100% vố n nướ c ngoà i , ngân hà ng liên doanh , chi nhá nh ngân hà ng nướ c ngoà i tăng từ 6% - 7% - 8% trên tổ ng số dư tiề n gử i phải dự trữ bắt buộ c. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam , Quỹ tín dụng nhân dân trung ương , ngân hà ng hợ p tá c tăng từ 5% - 6% - 7% trên tổ ng số dư tiề n gử i phả i dự trữ bắ t buộ c.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ đượ c á p dụ ng đố i vớ i cá c NHTM Nhà nướ c (không bao gồ m Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), NHTM cổ phầ n , ngân hà ng 100% vố n nướ c ngoà i, ngân hà ng liên doanh , chi nhá nh ngân hà ng nướ c n goài, công ty tài chính, công ty cho thuê tà i chí nh tăng dần từ 4% - 5% - 6% trên tổ ng số dư tiề n gử i phả i dự trữ bắ t buộ c . Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương , ngân hà ng hợ p tá c tăng từ mức 3% - 4% - 5% trên tổ ng số dư tiề n gử i phả i dự trữ bắ t buộ c . Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của NHNN là hoàn toàn hợp lý, nhằm kiểm soát và hạn chế tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ; giảm áp lực lên tỷ giá, đặc biệt trong thời điểm cuối năm, tạo điều kiện ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Có thể nói, thông qua hoạt động quy định DTBB, NHNN có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền trong lưu thông bởi vì, khi NHNN quyết định giảm mức DTBB của TCTD gửi tại NHNN xuống một mức độ nhất định thì điều đó cũng có nghĩa rằng phần vốn thực tế mà TCTD đưa vào lưu thông sẽ tăng lên. Hành động này đồng nghĩa với việc bành trướng khối cung tiền tệ trong lưu thông. Ngược lại, trong trường hợp phải giảm khối cung tiền tệ trong lưu thông, đẩy lùi lạm phát, NHNN có thể quyết định tăng tỷ lệ DTBB đối với các TCTD nhằm thu hẹp khả năng cấp tín dụng của những đối tượng này với khách hàng, đồng thời có tác dụng phòng ngừa những hậu quả gây bất lợi sau này có thể xảy ra đối với các TCTD khi khách hàng đồng loạt rút tiền gửi trong cùng thời điểm. Bằng quyết định tăng hoặc giảm tỷ lệ DTBB, NHNN sẽ thực hiện chính sách tiền tệ “thắt chặt” hay “nới lỏng” đối với nền kinh tế xã hội, nhằm mục tiêu đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Công cụ DTBB có liên quan đến lãi suất đầu vào và việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB nên linh hoạt hơn đối với tiền gửi là ngoại tệ do tình hình ngoại tệ của các NHTM hiện nay huy động rất khó khăn trong khi nhu cầu vay của nền kinh tế rất cao chưa đáp ứng được.
2.5. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.5.1. Các quy định hiện hành về công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Trên thế giới, nghiệp vụ thị trường mở được Ngân hàng Trung ương các nước sử dụng như là một công cụ phổ biến và hiệu quả nhất trong điều hành chính sách tiền tệ. Ở Việt Nam, công cụ này cũng đã được NHNN sử dụng trong thời gian gần đây, nhưng tính hiệu quả còn ở mức độ hạn chế. Theo Khoản 1 Điều 15 Luật NHNN 2010 quy định: “Ngân hàng nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng”. Còn theo Khoản 1 Điều 2 Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 thì “nghiệp vụ thị trường mở là việc ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng”. Đối tượng hàng hóa được đem ra mua, bán trong nghiệp vụ thị trường mở bao gồm cả giấy tờ có giá ngắn hạn, trung hạn và dài hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN, trái phiếu kho bạc… nhưng còn thời hạn thanh toán dưới 1 năm.
Nghiệp vụ thị trường mở là một trong số các công cụ được NHNN sử dụng trong việc điều hành CSTT quốc gia trong những năm gần đây, bởi lẽ hoạt động này có khả năng điều tiết một cách linh hoạt khối cung tiền tệ trong lưu thông, rất phù hợp với tình hình biến động nhanh chóng, thường xuyên của giá trị đồng nội tệ trong nền kinh tế thị trường mà các hoạt động khác không có được. Việc áp dụng nghiệp vụ này sẽ cho phép NHTƯ chủ động hơn trong việc điều hòa khối cung tiền tệ, tác động trực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của các TCTD.
Do công cụ nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện CSTT quốc gia nên từ khi công cụ này chính thức được sử dụng (từ ngày 12/7/2000) đến nay đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về nó. Hiện nay, bên cạnh Luật NHNN, các văn bản pháp luật quy định về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam bao gồm:
- Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007. Theo quy chế này thì danh mục các loại giấy tờ có giá, tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá
và giá thanh toán, tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ (Khoản 2 Điều 8 Quy chế).
- Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/9/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007. Theo đó, các phương thức mua hoặc bán giấy tờ có giá bao gồm: giao dịch mua có kỳ hạn (việc NHNN mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ TCTD, đồng thời TCTD cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định); giao dịch bán có kỳ hạn (việc NHNN bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho TCTD, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định); giao dịch mua hẳn (việc NHNN mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ TCTD, không kèm theo cam kết bán lại giấy tờ có giá); giao dịch bán hẳn (việc NHNN bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho TCTD, không kèm theo cam kết mua lại giấy tờ có giá).
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan, ví dụ: Quy chế quản lý vốn khả dụng ban hành kèm theo Quyết định số 37/2000/QĐ-NHNN ngày 24/01/2000 về việc ban hành quy chế vốn khả dụng…
Tất cả các quy định pháp luật nói trên đều là yếu tố nền tảng cho hoạt động nghiệp vụ thị trường mở. Về cơ bản, hệ thống văn bản pháp luật cho sự ra đời và hoạt động của thị trường mở đã và đang hoàn chỉnh. Nó đảm bảo sự thuận tiện trôi chảy cho hoạt động thị trường mở của NHNN từ khâu phát hành chứng khoán, giao dịch chứng khoán, hoạt động can thiệp của NHNN cho đến hoạt động thanh toán, lưu giữ chứng khoán [16]. Luật NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011, vì vậy các văn bản nêu trên không còn phù hợp trong thực tiễn. Hiện tại NHNN đã có Dự thảo Thông tư quy định về nghiệp vụ thị trường mở, đang tiếp thu ý kiến tham gia của các tổ chức có liên quan, sớm hoàn thiện đưa vào thực tiễn.
2.5.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ nghiệp vụ thị trường mở
NVTTM là một công cụ tiền tệ gián tiếp được NHNN Việt Nam đưa vào sử dụng từ tháng 7/2000. Đây là bước chuyển biến căn bản tạo nền tảng để NHNN Việt Nam chuyển điều hành từ công cụ tiền tệ trực tiếp sang công cụ tiền tệ gián
tiếp nhằm điều tiết vốn khả dụng và lãi suất thị trường có hiệu quả hơn. Từ tháng 7/2000 đến nay, NVTTM không ngừng được hoàn thiện. NVTTM được NHNN Việt Nam điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác để điều tiết vốn khả dụng cho các TCTD ở mức hợp lí, góp phần ổn định thị trường tiền tệ.
Vào những ngày đầu hoạt động tháng 7/2000, số thành viên tham gia thị trường mở mới chỉ có 21 TCTD. Số lượng thành viên tham gia thị trường mở tăng dần qua các năm nhưng với tốc độ chậm, chỉ 1-2 thành viên mỗi năm. Đến ngày 31/12/2005 có 30 TCTD được công nhận là thành viên tham gia thị trường mở, năm 2006 và 2007 con số này tăng lên và duy trì ở mức 35 thành viên. Năm 2008, số lượng thành viên tham gia tăng đột biến 27,3% so với năm 2007, lên 56 thành viên. Lý do của việc tăng mạnh như vậy là các TCTD đã nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của kênh cung ứng vốn qua nghiệp vụ thị trường mở của NHNN trong điều kiện CSTT điều hành theo hướng thắt chặt trong nửa đầu năm 2008. Tính tới hết năm 2012 số lượng thành viên tham gia thị trường mở đã lên tới con số 80 thành viên, thu hút sự tham gia của cả các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài.
Bảng 2.6: Doanh số giao dịch NVTTM các năm 2008-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Mua | Bán | Tổng doanh số | Doanh số bình quân theo phiên | |||
Số phiên | Doanh số mua | Số phiên | Doanh số bán | |||
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5=2+4 | 6=5/(1+3) |
2008 | 260 | 947.207 | 142 | 76.972 | 1.024.179 | 2548 |
2009 | 262 | 971.772 | 68 | 10.193 | 981.965 | 2976 |
2010 | 490 | 2.094.772 | 1 | 7.295 | 2.101.420 | 4280 |
2011 | 431 | 2.800.872 | 431 | 0 | 2.800.872 | 6499 |
Nguồn: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
Năm 2008, nghiệp vụ thị trường mở là công cụ điều hành CSTT chủ yếu nhất và có khối lượng giao dịch chiếm phần lớn trên thị trường tiền tệ. Doanh số giao dịch đạt 1.024.179 tỷ đồng, tăng 148% so với năm 2007, trong đó mua giấy tờ có giá chiếm tới 64,67% tổng số phiên giao dịch với doanh số trúng thầu chiếm 91,42% và gấp 15 lần so với năm 2007. Điều này thể hiện sự phản ứng nhanh và mạnh của NHNN để đối phó với sự bất ổn của thị trường [31].
Năm 2008, nghiệp vụ thị trường mở được điều hành linh hoạt phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác để điều tiết vốn khả dụng cho các TCTD ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện hàng ngày, chủ yếu được thực hiện theo phương thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất nhằm ổn định thị trường. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức đấu thầu khối lượng cũng khiến cho các NHTM nhỏ, nắm giữ ít giấy tờ có giá không cạnh tranh được về khối lượng đặt thầu với các NHTM lớn nên chỉ trúng thầu với khối lượng ít và phải vay lại của các NHTM lớn với lãi suất cao hơn. Trong 7 tháng đầu năm 2008, cùng với việc thực hiện các giải pháp điều hành CSTT như tăng tỷ lệ DTBB, phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, NHNN đã chào bán tín phiếu NHNN kỳ hạn 182 và 364 ngày; lãi suất phổ biến đối với kỳ hạn 182 là 7,5
%/năm, kỳ hạn 364 là 7,75%/năm. Đồng thời để hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các TCTD và khắc phục tình trạng thị trường tiền tệ chưa thực sự thông suốt, NHNN đã thực hiện chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn ngắn (7, 14, 21, 28 ngày), khối lượng chào mua hàng ngày được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn thanh toán và diễn biến thị trường tiền tệ. Việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở nêu trên đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, nhất là các thời điểm thay đổi tỷ lệ DTBB, các mức lãi suất NHNN công bố. Từ tháng 8/2008, trước tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng CSTT để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế. Để ổn định tâm lý thị trường và hỗ trợ các NHTM thật sự khó khăn về vốn, NHNN tiếp tục thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá kỳ hạn 7-14 ngày với khối lượng và lãi suất hợp lý, phù hợp với việc điều chỉnh lãi suất cơ bản và các loại lãi suất do NHNN công bố.
Trong hơn 9 tháng đầu năm 2008, do khó khăn về thanh khoản NHTM, nên trong khi thị trường mở rất sôi động thì thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc
trầm lắng, các phiên đấu thầu không được tổ chức. Thực tế chỉ có 2 phiên được tổ chức vào cuối tháng 1 và cuối tháng 3/2008 nhưng không có thành viên nào tham gia dự thầu. Quý II/2008, không tổ chức được phiên nào, quý III tổ chức được 3 phiên. Thị trường này hoạt động nhộn nhịp trở lại từ đầu tháng 10/2008, khi NHNN đã tăng tần suất giao dịch từ 1 phiên/tuần lên 2 phiên/tuần, có 24 phiên được tổ chức vào quý IV/2008. Tính tổng cộng đến ngày 25/12/2008, NHNN tổ chức được 34 phiên, giảm 9 phiên so với kết quả 43 phiên được tổ chức trong năm 2007 [12]. Diễn biến này cùng phù hợp với 4 giai đoạn khác nhau trong điều hành CSTT năm 2008 của NHNN. Thông qua đó, thị trường này có tác dụng rất quan trọng trong can thiệp vốn khả dụng của NHTM, cũng như tạo công cụ phòng ngừa rủi ro thanh khoản của NHTM, nâng cao hiệu quả điều hành CSTT theo mục tiêu đã đề ra của NHNN.
Sang năm 2009, khi lạm phát đã được kiềm chế, cùng với chính sách kích cầu chung của Chính phủ, NHNN tiếp tục thực hiện CSTT nới lỏng thận trọng, được thể hiện thông qua thị trường mở bằng các phiên giao dịch giấy tờ có giá, chủ yếu mua kỳ hạn 14 ngày, để cung ứng thêm tiền cho các TCTD. Tuy nhiên, trong thời điểm này, các TCTD đang dư thừa vốn nên doanh số trúng thầu bình quân chỉ đạt khoảng 74% so với dự kiến của NHNN, khối lượng trúng thầu bình quân chỉ đạt khoảng 1000 tỷ đồng/phiên. Đến cuối năm 2009, nhu cầu vốn khả dụng của các TCTD có xu hướng tăng cao nên khối lượng trúng thầu bình quân cũng tăng lên, đạt 7000-8000 tỷ đồng/phiên, cá biệt lên đến 15000 tỷ đồng/phiên của tháng 12/2009 do một số TCTD bị thiếu hụt thanh khoản trầm trọng. Tuy nhiên lãi suất nghiệp vụ thị trường mở luôn giữ ở mức ổn định.
Năm 2010, 2011 NVTTM được điều hành linh hoạt, bám sát diễn biến cung cầu vốn trên thị trường, góp phần ổn định lãi suất thị trường. Trong 9 tháng đầu năm, NVTTM được điều hành nhằm hỗ trợ vốn thanh toán VND cho các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ và hỗ trợ cho các TCTD giảm mặt bằng huy động vốn: thực hiện chào mua GTCG với kỳ hạn 7, 14, 28 ngày; lãi suất được điều chỉnh giảm (lãi suất kỳ hạn 7 ngày giảm từ 7,8%/năm xuống 7,5%/năm và xuống 7%/năm; lãi suất kỳ hạn 14 ngày giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm); khối lượng chào mua bình quân khoảng 5.400 tỷ đồng/phiên, khối lượng trúng thầu bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/phiên. Ba tháng cuối năm, trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, tín dụng và tổng phương tiện thanh toán vượt mục tiêu, NVTTM