Thực Trạng Pháp Luật Về Công Cụ Dự Trữ Bắt Buộc Và Thực Tiễn Áp Dụng

lên là Mỹ. Phá giá tiền tệ mà không làm tốt khâu chuẩn bị thì hậu quả với nền kinh tế đất nước sẽ là rất khó lường. Vì vậy, trong những trường hợp như thế, có thể nói được là, “phá giá tiền tệ là phá vỡ niềm tin”. Việc thực hiện công cụ tỷ giá hối đoái còn nhiều hạn chế. Đến nay, tỷ giá hối đoái mới được các NHTM xem như là một công cụ đơn thuần nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh của họ. Do vậy mà những điều chỉnh nới lỏng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái rất được các NHTM đặc biệt quan tâm. Mặt khác, do có sự điều chỉnh và quản lý của NHTƯ trong việc thay đổi tỷ giá hối đoái nên các NHTM khó có thể tự do thay đổi tỷ giá theo ý mình, và đó cũng trở thành một trong những áp lực cho NHTƯ. Khi NHTƯ chưa kịp điều chỉnh thì có thể khiến cho các NHTM gặp khó khăn trong việc mua bán ngoại tệ, thậm chí còn là cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đã dẫn đến quan điểm muốn tự do hóa lãi suất, tự do hóa tỷ giá hối đoái, tự do hóa ngoại hối, tức là muốn thả nổi hoàn toàn. Những quan điểm này thường bắt nguồn từ một nhận thức cực đoan rằng, đã là kinh tế thị trường thì mọi biến động của giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái trên thị trường đều do thị trường quyết định, Nhà nước không thể, và theo đó là, không nên có một sự can thiệp nào. Giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái là những công cụ kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt, và là những công cụ kinh tế luôn có độ nhạy cảm kinh tế rất cao, do vậy việc nhận biết và vận dụng chúng trong điều hành kinh tế vĩ mô cần có một sự chuẩn xác và linh hoạt. Hơn nữa, vẫn còn nhiều quan điểm về tỷ giá hối đoái thiếu chuẩn xác. Đó là việc cho rằng, “các nước lựa chọn một hệ thống kinh tế mở thường thiên về lựa chọn chế độ tỷ giá cố định”. Thực ra, chế độ tỷ giá cố định chỉ xuất hiện trong điều kiện của một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung – quan liêu – bao cấp. Trong kinh tế thị trường, chế độ tỷ giá thường được lựa chọn là thả nổi, và thả nổi có kiểm soát. Hiện nay, vấn đề sử dụng ngoại tệ nào để làm đồng tiền định giá cũng đang được sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế và các nhà khoa học. Có ý kiến cho rằng, đã từ lâu, đồng Việt Nam gắn bó với USD, coi USD vừa là đồng tiền thanh toán, vừa là đồng tiền định giá. Với tình hình mới của thế giới và trong nước, liệu có nên tiếp tục gắn VND với USD nữa không? Điều này nghĩa là, ngoài USD, tiền Việt Nam nên có sự chuyển đổi giữa đồng Yên Nhật, Bảng Anh. Khi đó, việc mở rộng quan hệ giữa VND với các ngoại tệ khác lại càng làm cho không những các nhà kinh doanh sẽ phải năng động hơn và kỹ lưỡng hơn trong các quyết định kinh doanh của mình, mà

còn làm cho các nhà chức trách càng thấy sự cần thiết phải nhanh chóng làm cho VND sớm trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi. Một loại ý kiến khác cần được xem xét, nghiên cứu một cách cẩn trọng là, chủ động giảm giá đồng Việt Nam ở mức độ vừa phải để có thể một mặt hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Việc giảm sức mua của đồng bản tệ để đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những vấn đề được rút ra từ thực tiễn hoạt động kinh doanh (chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại – trong xuất nhập khẩu hàng hóa), và vì thế, nó cũng đã trở thành một trong những vấn đề có tính lý thuyết để giảng dạy trong các trường kinh tế. Tuy nhiên, việc giảm giá đồng bản tệ còn tùy thuộc vào kiều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của từng nước. Với những nước giàu thì đây chỉ là vấn đề có tính sách lược, chỉ áp dụng cho những thời điểm cần thiết. Khi tiến hành phá giá như vậy, người ta đã có sự tính toán rất cẩn thận khoản ngân sách Nhà nước cần có để bù đắp cho các thành viên trong xã hội khi đồng tiền của họ bị mất giá. Tỷ giá hối đoái là một công cụ tiền tệ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, của các NHTM nói riêng. Việc đề ra chính sách tỷ giá hối đoái không chỉ cần tôn trọng các quy luật vận động của kinh tế thị trường nói chung, mà đặc biệt còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, không có một khuôn mẫu nào cho chính sách tỷ giá hối đoái có thể áp dụng cho tất cả các nước được. Trong đó, việc phá giá tiền tệ luôn là một trong những vấn đề mang tính nhạy cảm cao nên càng phải rất thận trọng khi đề cập đến vấn đề này [8].‌

2.4. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.4.1. Các quy định hiện hành về công cụ dự trữ bắt buộc

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật NHNN: “Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”. Có thể nói cụ thể hơn, “dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN” (theo Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003).

Cũng theo Điều 14, Luật đã bãi bỏ quy định về giới hạn tỷ lệ DTBB từ 0%

đến 20% để đảm bảo sự linh hoạt trong điều hành CSTT của NHNN, đồng thời nâng cao thẩm quyền của NHNN trong việc trả lãi đối với tiền gửi DTBB và tiền gửi vượt DTBB. Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo luật định. Phần dự trữ này được gửi vào tài khoản ở NHTƯ với mục đích làm phương tiện kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng, đồng thời trong một chừng mực nhất định, góp phần đảm bảo khả năng thanh toán của hệ thống. Dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc tại Hội sở chính và các chi nhánh của TCTD trong kỳ. Thông tư số 27/2011/TT-NHNN, ngày 31/8/2011 sửa đổi bổ sung một số Điều của Quy chế Dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003 của Thống đốc NHNN bổ sung thêm quy định về : “tiền gửi của các tổ chức tín dụng ở nước ngoài” cũng được dùng làm cơ sở để tính toán số tiền dự trữ bắt buộc.

Việc xác định DTBB và tỷ lệ DTBB tương ứng được Thống đốc NHNN quy định trong từng thời kỳ đối với từng TCTD. Đối với DTBB bằng đồng Việt Nam, được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHNN và các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Đối với DTBB bằng đồng ngoại tệ, được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHNN.

Tỷ lệ DTBB đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi do Thống đốc NHNN quy định tùy thuộc vào mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế luôn diễn biễn phức tạp, tỷ lệ DTBB cũng được thay đổi liên tục để phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế, góp phần ổn định CSTT quốc gia.

Theo Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng được quy định như sau:

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt Nam: Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng

thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng đồng Việt Nam: Các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng hợp tác, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Ở Việt Nam, công cụ DTBB chính thức được thực hiện từ năm 1992 (theo Quyết định số 108/QĐ-NH5 ngày 09/6/1992 về việc ban hành “Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD” và Quyết định số 117/QĐ-NH1 ngày 26/6/1992 về “Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng và TCTD”). Kể từ đó đến nay, công cụ này không ngừng được hoàn thiện và sử dụng một cách có hiệu quả, nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ. Bên cạnh một số ưu điểm lớn của công cụ DTBB như đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHTM, giúp NHTM tránh được rủi ro mất khả năng thanh toán, tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó áp dụng không phân biệt mọi ngân hàng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, việc NHNN không ngừng thay đổi tỷ lệ DTBB sẽ gây tình trạng kém ổn định cho các ngân hàng. Do đó, đòi hỏi NHNN phải đưa ra những quyết định chính xác, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả, vừa đảm bảo cho việc thực hiện CSTT quốc gia.

2.4.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ dự trữ bắt buộc

Trong mấy năm gần đây, lạm phát trong nước tăng mạnh, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2008, chỉ số CPI đã tăng là 9,1% (đây là quý có mức tăng cao nhất tính từ năm 1995 trở lại đây) và đã vượt xa chỉ tiêu của Chính phủ đặt ra cho cả năm 2008 là GDP tăng từ 6,7%-7% và giữ cho CPI thấp hơn mức này. Trước diễn biến phức tạp của CPI trong năm 2007 và đầu tháng 1/2008, NHNN Việt Nam đã ban hành các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán của các TCTD. Đầu năm 2007, NHNN vẫn giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tuy nhiên có dấu hiệu thắt chặt ở chỗ, tỷ lệ DTBB tăng gấp hai lần từ tháng 6/2007 nhưng thời điểm thực hiện là từ đầu

tháng 2/2008. Bước đi đầu tiên trong gói các giải pháp thắt chặt tiền tệ là ngày 16/01/2008, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN điều chỉnh DTBB đối với ngân hàng tăng thêm 1% ở các loại tiền gửi được ban hành (trước đó, tháng 6/2007, NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định 1141 để tăng tỷ lệ DTBB lên gấp đôi). Nếu so sánh với tỷ lệ DTBB tại Quyết định 1141/2007 thì mức tăng 1% là không lớn. Tuy nhiên, nếu xem xét số tiền mà các TCTD phải hút tiền từ lưu thông về thì không nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tiền tệ và chứng khoán đang trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm. Theo Quyết định này thì NHNN đã mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc gồm: các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn (trước đó chỉ áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống). Tỷ lệ DTBB cũng được tăng 1% đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ quy định trước đó. Cụ thể đối với tiền VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tỷ lệ DTBB được tăng từ 10% lên 11 %; đối với tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên, tỷ lệ DTBB được tăng từ 4% lên 5%; đối với tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 10% lên 11%, đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 4% lên 5%.

Từ giữa năm 2007, lạm phát có xu hướng tăng mạnh, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB gấp 1,5- 2 lần (áp dụng từ tháng 6/2007) để hút tiền về, kiểm soát tổng phương tiện thanh toán. Tỷ lệ DTBB áp dụng đối với tiền gửi VND có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 5% lên 10 %; riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tăng từ 4% lên 8%; NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tăng từ 2% lến 4%. Tỷ lệ DTBB áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 8% lên 10%. Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi VND và ngoại tệ có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tăng từ 2% lên 4%. Việc điều chỉnh DTBB của NHNN đối với TCTD mặc dù làm tăng chi phí huy động vốn nhưng chỉ ở mức thấp, do việc điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB vào thời gian các TCTD có dư thừa vốn, nên các TCTD chuyển phần dự trữ dư thừa đang gửi tại NHNN không được trả lãi sang phần DTBB được trả lãi. Hơn nữa, do chênh lệch lãi suất của các TCTD tương đối cao, các TCTD giảm chi phí để cạnh tranh huy động vốn và cho vay mà không ảnh hưởng đến lãi suất. Vì vậy, sau khi điều chỉnh tỷ lệ DTBB, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của TCTD ít biến động.

Kể từ ngày 05/11/2008, tỷ lệ DTBB bằng nội tệ giảm 1% và tiền gửi DTBB ngoại tệ giảm 2%. Trong quý III/2008, nền kinh tế Việt Nam có chiều hướng tốt lên khi chỉ số lạm phát ngày càng có xu hướng giảm dần, NHNN cũng đã ban hành một số quyết định liên quan đến việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB theo hướng giảm xuống.

Cụ thể như sau:

- Quyết định số 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 giảm tỷ lệ DTBB từ 10%/năm xuống 8%/năm.

- Quyết định số 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 giảm tỷ lệ DTBB từ 8%/năm xuống 6%/năm.

- Quyết định số 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 giảm tỷ lệ DTBB từ 6%/năm xuống 5%/năm [14].

Trong hoạt động điều hành CSTT quốc gia, NHNN vẫn thắt chặt ở chỗ duy trì tỷ lệ DTBB cao để hạn chế việc mở rộng tín dụng của các NHTM trong nền kinh tế và để thu hút bớt lượng tiền từ lưu thông về thông qua công cụ dự trữ bắt buộc. Song linh hoạt ở chỗ tăng lãi suất tiền gửi DTBB để góp phần giảm chi phí hoạt động tín dụng cho các TCTD. Trong một khoảng thời gian ngắn từ tháng 9 đến tháng 12/2008, lãi suất trả cho số tiền gửi DTBB lần lượt tăng lên 3,5%/năm; 5%/năm; 10%/năm, sau đó giảm nhưng với tốc độ chậm [14].

Điều này được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Những dấu mốc thay đổi lãi suất DTBB từ tháng 9/2008 đến

nay


Lãi suất DTBB

Quyết định

Ngày áp dụng

3,5%/năm

1907/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008

01/9/2008

5%/năm

2133/QĐ-NHNN ngày 25/9/2008

01/10/2008

10%/năm

2321/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008

21/10/2008

9%/năm

2950/QĐ-NHNN ngày 30/12/2008

05/12/2008

8,5%/năm

3162/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008

22/12/2008

3,6%/năm

174/QĐ-NHNN ngày 23/01/2009

01/02/2009

1,2%/năm

1681/QĐ-NHNN ngày 17/7/2009

01/8/2009

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam - 7

Nguồn: Các quyết định của Ngân hàng Nhà nước

Do sự biến động mạnh của nền kinh tế, tiền tệ thế giới và trong nước, công cụ DTBB được sử dụng như một trong các biện pháp hữu hiệu để kiềm chế lạm phát trong năm 2008. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát tháng 2/2008 NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ lệ DTBB đối với tất cả các kỳ hạn, áp dụng cho cả tiền gửi VND và ngoại tệ đối với hầu hết các TCTD (trừ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và một số TCTD hợp tác và NHTM cổ phần). Đồng thời mở rộng diện phải DTBB đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 24 tháng trở lên (trước đây chỉ bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng) nhằm nâng cao khả năng điều tiết công cụ DTBB.

Những tháng cuối năm, để hỗ trợ các TCTD tăng cường cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 10% - 6% và tiền gửi bằng ngoại tệ từ 11% xuống 9% - 7%. Cùng với việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB, năm 2008 NHNN linh hoạt điều chỉnh lãi suất tiền gửi DTBB bằng VND của các TCTD tại NHNN: điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi DTBB từ 1,2%/năm lên 3,6% - 5% - 10

%/năm và điều chỉnh giảm từ 10%/năm xuống 9% - 8,5%/năm.

Đến đầu năm 2009, NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 379/QĐ– NHNN ngày 24/02/2009 về việc thay đổi DTBB đối với tiền đồng Việt Nam của các TCTD. Trong đó các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, NHTM có 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải DTBB. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải DTBB. Mục đích của việc điều hành các CSTT nêu trên là nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và hỗ trợ vốn khả dụng cho các TCTD có điều kiện mở rộng huy động vốn và tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, kể cả việc cho vay đối với các dự án đầu tư theo chương trình kích cầu của Chính phủ. Trong tình hình chỉ số lạm phát liên tục tăng, NHNN Việt Nam đã điều hành công cụ DTBB một cách thận trọng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá. Điều đó góp phần kiềm chế lạm phát khá hiệu quả trong thời gian qua. Trong năm 2009, để hỗ trợ các TCTD tăng cường cung ứng vốn cho nền kinh tế, chống suy giảm kinh tế, NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB bằng VND đối với kỳ hạn dưới 12 tháng: từ 6% - 5% - 3% và 1 lần điều chỉnh giảm từ 2% -1% đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên;

riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, điều chỉnh giảm từ 3% - 2 % - 1% đối với kỳ hạn 12 tháng và giữ nguyên tỷ lệ DTBB 1% đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ được giữ nguyên như năm 2008, ở mức 7% đối với tiền gửi dưới 12 tháng, 3% đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên, để duy trì ổn định lãi suất ngoại tệ. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ là 6% đối với tiền gửi dưới 12 tháng, 2% đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên. Đối với lãi suất tiền gửi DTBB bằng VND, NHNN điều chỉnh giảm từ 8,5% - 3,6 % - 1,2%/năm. Lãi suất đối với tiền gửi vượt DTBB bằng ngoại tệ giảm từ 0,5%/năm xuống 0,1%/năm. Đầu năm 2010, NHNN điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ dưới 12 tháng từ 7% xuống 4% (giảm 3%), đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên giảm từ 3% xuống 2 % (giảm 1%) để hỗ trợ TCTD tăng cung vốn ngoại tệ nhằm giảm lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Việc điều chỉnh giảm các mức lãi suất như nêu trên là để phù hợp với các mức lãi suất điều hành khác của NHNN và khuyến khích các TCTD sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động từ nền kinh tế.

Bảng 2.5: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ năm 2008-2011


Đơn vị tính: %



Thời gian áp dụng


Loại tiền


Kỳ hạn

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

NHTM Nhà

nước, NHTMCP đô

thị, chi nhánh nước ngoài, công ty tài

chính

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, QTDNDTW


Tháng 12/2008

Tiền gửi bằng VND

Dưới 12 tháng

6

3

Từ 12 tháng trở lên

2

1

Tiền gửi

bằng ngoại tệ

Dưới 12 tháng

7

6

Từ 12 tháng trở lên

3

2

Tháng

Tiền gửi

Dưới 12 tháng

5

2

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022