Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất...
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung [36].
Như vậy, điều đầu tiên cần khẳng định tài sản chung của vợ chồng là những tài sản được xác lập "trong thời kỳ hôn nhân". Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì "Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân". Công chứng viên cần đặc biệt lưu ý đến việc xác định "thời kỳ hôn nhân", cần xác định được thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời kỳ hôn nhân. Thời điểm bắt đầu được tính từ "ngày đăng ký kết hôn" và thời điểm kết thúc là ngày "chấm dứt hôn nhân". Khối tài sản chung của vợ chồng tồn tại song song với thời kỳ hôn nhân và sẽ không còn tồn tại khi hôn nhân của họ chấm dứt. Theo quy định của pháp luật, hôn nhân sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Vợ chồng ly hôn. Theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì "Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng". Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng sẽ "do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết". Do đó việc chia tài sản khi ly hôn sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của công chứng viên. Và hôn nhân cũng chấm dứt nếu một bên vợ hoặc một bên chồng chết hoặc cả hai vợ chồng chết hoặc một bên vợ hoặc một bên
chồng hoặc cả hai vợ chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật dân sự.
Như vậy, tất cả các tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, trừ các tài sản vợ hoặc chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng được xác định là tài sản chung của vợ chồng, bao gồm:
- Các tài sản do vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (xây nhà, chăn nuôi gia súc, gia cầm...);
- Các thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (tiền lương, tiền công lao động...);
- Các tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp Luật Việt Nam Về Chế Độ Tài Sản Của Vợ, Chồng Và Việc Công Chứng Các Văn Bản Liên Quan Đến Tài Sản Của Vợ, Chồng Qua Các Giai Đoạn
- Một Số Quy Định Chung Về Công Chứng Các Văn Bản Liên Quan Đến Tài Sản Của Vợ, Chồng
- Công Chứng Hợp Đồng, Giao Dịch Do Công Chứng Viên Soạn Thảo Theo Đề Nghị Của Người Yêu Cầu Công Chứng
- Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng - 8
- Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng - 9
- Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng - 10
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
- Các tài sản khác mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung;
- Các tài sản không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng’
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn.
Tham khảo pháp luật một số nước trên thế giới, chúng ta cũng tìm thấy các quy định tương tự quy định về tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của nước ta. Điều 1401 Bộ luật Dân sự Pháp quy định: Tài sản của vợ chồng bao gồm những thu nhập chung của hai vợ chồng hoặc thu nhập riêng của từng người trong thời kỳ hôn nhân và có nguồn gốc từ công việc làm ăn của họ, cũng như từ những khoản tiết kiệm có được do hoa lợi, lợi tức của tài sản riêng của họ. Điều 13 Luật Hôn nhân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1980) cũng quy định: Tài sản của vợ chồng làm ra trong suốt thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, ngoài ra mỗi bên có thể có tài sản riêng ngoài quy định nêu trên. Điều 1422 Bộ luật Dân sự Pháp 1985 quy định: Một mình vợ hoặc chồng không thể đem tài sản chung tặng cho người khác mà không có ý kiến của bên kia…Điều 1479, 1487 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan cũng quy định: Không người vợ
hoặc người chồng nào có thể chiếm đoạt hoặc sáp nhập bất cứ tài sản nào của người kia trong thời gian hôn nhân.
+ Tài sản riêng của vợ, chồng
Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, theo đó:
1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung [36].
Như vậy, theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:
- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;
- Đồ dùng, tư trang cá nhân.
Như vậy, pháp luật đã thừa nhận vợ chồng có tài sản chung đồng thời có quyền sở hữu tài sản riêng. Tuy nhiên:
Tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ hoặc chồng cũng không phải là yếu tố bất biến. Do ý chí chủ quan của mỗi bên, do sự thỏa thuận của các bên hay do một phán quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài sản riêng của vợ hoặc chồng
sẽ biến thành tài sản chung của vợ chồng hoặc ngược lại, tài sản chung của vợ chồng sẽ chuyển hóa thành tài sản riêng của người vợ hoặc của người chồng. Đặc biệt khối tài sản chung của vợ chồng, khối tài sản riêng của vợ hoặc chồng cũng có thể thay đổi, tăng, giảm qua năm tháng phụ thuộc vào thu nhập hay kết quả kinh doanh của vợ chồng [29, tr. 418].
Do vậy, công chứng viên cần nắm được căn cứ pháp lý cho việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ hoặc chồng, trên cơ sở đó mới có thể xác định chính xác hình thức văn bản công chứng có liên quan cũng như xác định các nội dung phù hợp trong các văn bản đó.
Ngoài ra, công chứng viên còn cần nắm được các quy định của pháp luật về nhà ở, đất đai, doanh nghiệp…, bởi thực tế hành nghề những năm qua cho thấy phần lớn các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng mà người dân có yêu cầu công chứng đều hầu hết có đối tượng tài sản là đất đai, nhà ở hoặc những tài sản có giá trị khác phải làm thủ tục trước bạ, sang tên khi dịch chuyển quyền sở hữu như ô tô, xe máy...
+ Các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng được công chứng
Các loại văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng có thể được công chứng là:
- Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sau đây gọi là Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001) quy định văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng có thể có người làm chứng "hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật" [14];
- Văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 thì
văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có thể có người làm chứng "hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật" [14];
- Văn bản nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung. Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định:
Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật [14].
Từ các quy định trên cho thấy việc công chứng các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân; văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng và văn bản nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung có thể được thực hiện "theo yêu cầu của vợ chồng" hoặc "theo quy định của pháp luật". Như vậy, công chứng viên hoàn toàn có thẩm quyền thực hiện việc chứng nhận khi nhận được yêu cầu công chứng các loại văn bản này. Tuy nhiên trên thực tế, các công chứng viên còn nhận được rất nhiều những yêu cầu công chứng các văn bản có liên quan đến tài sản của vợ chồng nhưng lại không nằm trong ba trường hợp mà pháp luật đã dự liệu nêu trên. Có thể kể đến một số dạng văn bản như sau:
- Văn bản xác nhận tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Thực tế hiện nay giữa các công chứng viên đang có những quan điểm không thống nhất về việc có hay không chứng nhận loại văn bản này.
Một số công chứng viên cho rằng tài sản riêng của ai thì dù không được công chứng viên chứng nhận thì nó vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của riêng người đó dựa trên những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng cũng như các căn cứ phát sinh các quyền đó. Hơn nữa pháp
luật không quy định về hình thức văn bản này. Do vậy, công chứng viên không tham gia vào việc chứng nhận loại văn bản này.
Một số công chứng viên khác lại cho rằng có thể thực hiện việc chứng nhận văn bản này khi người yêu cầu công chứng có yêu cầu, bởi mặc dù pháp luật không quy định hình thức văn bản này nhưng đó là một yêu cầu không trái với các quy định của pháp luật và đặc biệt phù hợp với đòi hỏi thực tiễn cuộc sống, nhất là trong trường hợp người vợ hoặc người chồng cần chứng minh nguồn gốc tài sản riêng của mình trong thời kỳ hôn nhân. Trở lại các quy định về công chứng trước đây cũng đã có những quy định khá chi tiết về vấn đề này.
Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện các việc làm công chứng, trong đó mục II.7 về trình tự thực hiện việc chứng nhận phần tài sản riêng trong tài sản chung của vợ chồng đã quy định: "Giấy chứng nhận tài sản riêng trong tài sản chung có thể cấp theo yêu cầu của cả hai vợ chồng hay một bên vợ hoặc chồng nếu bên kia chết" [5]. Cũng theo quy định tại Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 của Bộ Tư pháp thì thậm chí khi xem xét đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận tài sản riêng trong tài sản chung của vợ, chồng, "Công chứng viên không cần biết vì sao vợ, chồng muốn lập giấy chứng nhận phần tài sản riêng trong phần tài sản chung của họ" [5].
Điều 27 Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 quy định về việc chứng nhận tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng như sau: "Công chứng viên chứng nhận tài sản chung của vợ chồng hoặc tách một phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng thành tài sản riêng của vợ hoặc chồng trên cơ sở đơn viết chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại" [10].
Như vậy, việc chứng nhận tài sản riêng trong tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại các văn bản công chứng trước đây là được chấp nhận và thậm chí người yêu cầu công chứng không cần nêu lý do để thực hiện việc chứng nhận này (Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987).
Tuy nhiên theo Điều 2 Luật Công chứng thì phạm vi công chứng là hợp đồng và các giao dịch (hành vi pháp lý đơn phương - Điều 121 Bộ luật Dân sự năm 2005). Quy định này hoàn toàn phù hợp với chức năng nhiệm vụ của công chứng viên là chứng nhận tính hợp pháp của các giao dịch, để buộc các bên tham gia giao dịch phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. mặt khác, nếu việc xác nhận tài sản riêng của vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987, theo đó "Giấy chứng nhận tài sản riêng trong tài sản chung có thể cấp theo yêu cầu của cả hai vợ chồng hay một bên vợ hoặc chồng nếu bên kia chết" [5] và khi xem xét đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận tài sản riêng trong tài sản chung của vợ, chồng, "Công chứng viên không cần biết vì sao vợ, chồng muốn lập giấy chứng nhận phần tài sản riêng trong phần tài sản chung của họ" thì có thể sẽ dẫn đến trường hợp người vợ góa hoặc người chồng góa lợi dụng việc công chứng xác nhận tài sản riêng nhằm chiếm đoạt tài sản chung. Trong tương lai, việc xác nhận tài sản riêng sẽ thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại.
- Văn bản chia tài sản chung của vợ chồng sau khi Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành bản án hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Ở tình huống này, khi yêu cầu Tòa án nhân dân ra bản án hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn, các bên đương sự đã không đưa ra đề nghị phân chia tài sản chung của vợ và chồng nên Tòa án không xét đến phần tài sản trong bản án hay quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Do đó, sau khi bản án hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật, hai cá nhân đã từng là vợ chồng thường yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung cho họ. Lúc này quan hệ hôn nhân đã chấm dứt nhưng theo đánh giá của đại đa số công chứng viên, việc hôn nhân chấm dứt đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc phân chia tài sản của hai cá nhân từng là vợ chồng. Và trên thực tế đối với loại văn bản này "Tuy pháp luật không quy định chi tiết các hình thức văn bản loại này nhưng căn cứ vào phạm vi công chứng được quy định tại Điều 2, Luật Công chứng thì
hầu hết các công chứng viên vẫn giải quyết các yêu cầu công chứng như vậy khi nhận được sự đề nghị của người yêu cầu công chứng" [29, tr. 423].
2.2.1.2. Yêu cầu về kỹ năng
Công chứng viên cần có các kỹ năng sau:
+ Tư vấn, xác định chính xác yêu cầu công chứng, xác định hình thức văn bản công chứng
Người yêu cầu công chứng khi đến các tổ chức hành nghề công chứng, dù là Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng thì đều có mong muốn là việc công chứng của mình được giải quyết một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn nhất. Song thực tiễn hành nghề công chứng cho thấy, khi đến các tổ chức hành nghề công chứng, người yêu cầu công chứng thường trình bày theo cách hiểu của họ. Do trình độ dân trí nói chung và hiểu biết pháp luật nói riêng của người dân còn hạn chế nên không ít trường hợp người yêu cầu công chứng yêu cầu công chứng viên chứng nhận một loại việc hoàn toàn khác với mong muốn đích thực của họ. Thực tiễn đã có trường hợp người yêu cầu công chứng là một bà cụ 78 tuổi tại Hà Nội muốn tặng cho toàn bộ nhà đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bà cho 01 người con trai của bà; nhưng qua trao đổi công chứng viên đã làm rõ thực chất bà cụ đó muốn lập di chúc để lại tài sản của bà cho người con trai đó khi cụ qua đời. Trong việc chứng nhận các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng, có những trường hợp khi giải quyết các yêu cầu công chứng về tài sản giữa vợ và chồng lại không sử dụng các loại hình văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng. Thực tiễn tại Hà Nội cũng đã xảy ra trường hợp hai vợ chồng đến yêu cầu công chứng viên lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung là một căn hộ chung cư. Tuy nhiên người chồng và người vợ đã thỏa thuận người chồng sẽ được quyền sở hữu toàn bộ căn hộ chung cư và người vợ không nhận bất kỳ một lợi ích vật chất gì. Sau khi tiếp nhận yêu cầu công chứng, công chứng viên đã giải thích, tư vấn cho họ thay vì lập văn bản thỏa thuận chia tài chung của vợ chồng thì sẽ lập hợp