Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng - 10

Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận...

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng [36].

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 thì "Các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm: nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu" [14].

"Việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực" [15]. Và theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 thì "Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2001".

Như vậy, về mặt nguyên tắc, chủ sở hữu tài sản là người được ghi tên trên giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Căn cứ các quy định nêu trên, đối với các tài sản phải đăng ký sở hữu sau ngày 18/10/2001, công chứng viên có thể dễ dàng xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng. Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật về hôn nhân và gia đình đã quy định tương đối rõ ràng như vậy nhưng trên thực tế việc áp dụng quy định này cũng gặp không ít khó khăn, bởi nếu công chứng viên xác định chủ sở hữu tài sản chỉ căn cứ vào những quy định trên thì rất dễ dẫn đến việc văn bản công chứng đó bị vô hiệu do vi phạm điều kiện chủ thể. Ví dụ, đối tượng của văn bản chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là phương tiện

giao thông (ô tô). Trên thực tế cho đến nay, Chứng nhận đăng ký xe ô tô, Chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy đều chỉ đứng tên duy nhất một người. Theo các quy định tại Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe và Thông tư số 75/2011/TT-BCA ngày 17/11/2011 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 và các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCA như: mẫu số 02 về Giấy khai đăng ký xe; mẫu số 03 về Giấy khai sang tên, di chuyển; mẫu số 08 về Chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy; mẫu số 09 về Chứng nhận đăng ký xe ô tô... thì không có quy định nào dành cho việc ghi tên chủ sở hữu tài sản phương tiện giao thông là cả hai vợ, chồng.

Hoặc đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoản 3, Điều 48, Luật Đất đai năm 2003 đã quy định: "Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng". Tuy nhiên trên thực tế, nếu người chồng hoặc người vợ đi công tác dài ngày ở nước ngoài mà trong khoảng thời gian đó người còn lại ở Việt Nam đứng ra nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đó sẽ chỉ đứng tên cá nhân người trực tiếp đứng ra giao kết hợp đồng chuyển nhượng là người còn lại ở Việt Nam mà thôi.

Phản ánh thực trạng trên, điểm b mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng đã chỉ rõ: "Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong Giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...)".

Do vậy, để giải quyết những vướng mắc đó, điểm b mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng [50].

Do vậy, việc ai đứng tên trên giấy chứng nhận không còn là căn cứ duy nhất chứng minh người đó là chủ sở hữu hợp pháp toàn bộ khối tài sản. Theo Giáo trình kỹ năng công chứng của Học viện Tư pháp do Nhà xuất bản tư pháp xuất bản năm 2010 thì giấy tờ chứng minh quyền sở hữu mới chỉ là:

Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng - 10

Điều kiện cần để công chứng viên có thể xác định đâu là chủ sở hữu hợp pháp khối tài sản là đối tượng của văn bản liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Để xác định chính xác chủ sở hữu của khối tài sản, chúng ta cần xem xét đến điều kiện thứ hai (hay có thể gọi là điều kiện đủ) là thời điểm tạo lập tài sản trong tương quan so sánh với thời kỳ hôn nhân hay nói chính xác hơn là thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc hôn nhân [29, tr. 440].

Như vậy về mặt nguyên tắc, khi công chứng văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng mà đối tượng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, "công chứng viên sẽ căn cứ vào thời điểm bắt đầu và/hoặc chấm dứt hôn nhân với thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu để xác định xem đó là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của vợ hoặc tài sản riêng của chồng" [29, tr. 441].

* Chủ thể của các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng

Đối với các loại hợp đồng, giao dịch khác, phạm vi chủ thể tham gia giao dịch tương đối rộng. Tuy nhiên, chủ thể tham gia giao kết văn bản thỏa

thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng... lại rất hẹp, chỉ bao gồm những người có quan hệ hôn nhân với nhau. Vậy như thế nào thì giữa một người nam và một người nữ được coi là có quan hệ hôn nhân?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" [36]. Khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: "Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn" [36]. Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn" [41]. Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này [36].

Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về những trường hợp cấm kết hôn, theo đó:

Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

1. Người đang có vợ hoặc có chồng;

2. Người mất năng lực hành vi dân sự;

3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;


kết hôn:

4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

5. Giữa những người cùng giới tính [36].


Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về đăng ký


1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này.

Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.

Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng [36].

Điều 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định về tuổi kết hôn như sau: "Nam đang ở tuổi hai mươi, nữ đang ở tuổi mười tám thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình" [14].

Điều 4 Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số cũng quy định về tuổi kết hôn: "Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn để đảm bảo sự phát triển giống nòi, bảo đảm cho các bên nam, nữ có đủ điều kiện về sức khỏe và khả năng chăm lo cuộc sống gia đình" [17].

Điểm a mục 1 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9 là: "Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên". Theo quy định này thì không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn [50].

Căn cứ vào những quy định nêu trên, có thể thấy chủ thể của quan hệ hôn nhân chỉ có thể là một nam và một nữ; nam phải đã bước sang tuổi hai mươi (không nhất thiết phải đủ hai mươi tuổi), nữ đã bước sang tuổi mười tám (không nhất thiết phải đủ mười tám tuổi) và quan hệ hôn nhân phải được pháp luật thừa nhận, tức là phải có đăng ký kết hôn. Do vậy chủ thể có quyền tham gia giao kết văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng... cũng phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện nêu trên bởi việc xác định chính xác chủ thể tham gia giao kết các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng có ý nghĩa sống còn đối với kết quả của cũng như hiệu quả pháp lý của các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng được công chứng. Và để kiểm tra các điều kiện đó, khi chứng nhận những văn bản liên quan đến tài sản vợ, chồng, công chứng viên phải yêu cầu vợ chồng xuất trình giấy tờ tùy thân và đặc biệt trong mọi trường hợp công chứng viên phải yêu cầu vợ, chồng xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn để kiểm tra xem người yêu cầu công chứng văn bản có liên quan đến tài sản vợ, chồng có phải là vợ chồng hay không? Công chứng viên sẽ xác định tình trạng hôn nhân của vợ, chồng căn cứ vào Giấy chứng nhận kết hôn hợp pháp do các bên đương sự xuất trình. Và để xác định một Giấy chứng nhận kết hôn là hợp pháp, công chứng viên phải căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; các quy định tại mục 2 chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và mục 2 phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.

Theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì:

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này.

Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.

Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng [36].

Theo quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì cơ quan đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài. Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về tổ chức đăng ký kết hôn, theo đó: "Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên" [35]. Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng [18].

Điều 46, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 lại quy định: "Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại" [18].

Như vậy Giấy chứng nhận kết hôn có thể được cấp theo các trình tự, thủ tục khác nhau theo quy định của pháp luật, công chứng viên cần nắm được để có cơ sở kiểm tra khi người yêu cầu chông chứng xuất trình.

* Nội dung thỏa thuận

Công chứng viên hỏi người vợ, người chồng về những thỏa thuận mà họ muốn đưa vào nội dung văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân (hoặc văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, hoặc văn bản nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung…). Trên cơ sở đó, công chứng viên đối chiếu với các quy định pháp luật xem các thỏa thuận đó có vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội không? Nếu có vi phạm thì công chứng viên phải phân tích, hướng dẫn cho họ thỏa thuận lại, nếu không có vi phạm thì công chứng viên chấp nhận văn bản do họ soạn thảo sẵn hoặc giúp họ soạn thảo các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng theo đúng ý chí của họ.

- Kết quả kiểm tra, xác minh các điều kiện thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng

Sau khi công chứng viên kiểm tra, xác minh các điều kiện thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng, có thể dẫn các kết quả sau:

* Thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Công chứng thì công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Tuy nhiên:

Thực tế hiện nay thì sau khi thụ lý và giải quyết hồ sơ, khi văn bản công chứng đã được các bên ký tên trước mặt công chứng

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí