tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật này thì được tôn trọng và phát huy [54]. Về cơ bản, các nội dung này giữ nguyên tại Điều 4 và Điều 7 Luật HN&GĐ năm 2014.
Tập quán về hôn nhân và gia đình được giải thích: “Là quy tắc ứng xử có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng” [60, Điều 3]. Vận dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn xét xử của Toà án, đặc biệt Toà án ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa đã áp dụng nhiều phong tục, tập quán để giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng phong tục, tập quán để giải quyết vẫn còn nhiều kẽ hở, hiệu quả chưa cao, còn nhiều bất cập trong việc áp dụng phong tục tập quán trong quá trình xét xử của Toà án; chưa có quy định thống nhất về quan điểm, về các nguyên tắc và điều kiện đặt ra trong áp dụng phong tục, tập quán.
Về nguyên tắc, Nhà nước và xã hội chỉ tôn trọng và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, tính chất tốt đẹp của phong tục, tập quán là một giá trị trừu tượng, nội dung của giá trị này thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, đồng thời cũng phụ thuộc vào quan điểm của từng cá nhân, gia đình, cộng đồng, tầng lớp xã hội và giai cấp. Vì vậy, nó có thể được xác định đánh giá theo nhiều góc độ, nhiều quan niệm khác nhau. Trên thực tế đã có nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xác định phong tục, tập quán nào là tốt đẹp cần được kế thừa và phát huy; phong tục, tập quán nào cần được xoá bỏ, do đó đã tạo kẽ hở cho những tập quán lạc hậu tồn tại, hoặc gây ra sự lạm dụng tập quán nhiều hơn là áp dụng quy phạm pháp luật. Việt Nam ngày nay, vẫn còn có những địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi còn có quan niệm “trọng nam”, vì vậy khi giải quyết tranh chấp về tài sản vợ chồng đặc biệt là đối với các tài sản có giá trị lớn thì ảnh hưởng
của tư tưởng này trong việc phân chia tài sản chung của vợ chồng tại một số Toà án dẫn đến quyền lợi của phụ nữ không được bảo vệ. Tuy nhiên, nếu áp dụng cứng nhắc các quy định của pháp luật mà không vận dụng tập quán để phân chia tài sản chung của vợ, chồng thì người phụ nữ cũng sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Ví dụ: Trước đây việc áp dụng phong tục, tập quán là chủ yếu thì khi kết hôn người phụ nữ theo chồng, được bố, mẹ bên chồng cho hai vợ chồng đất để ở riêng tạo lập cuộc sống. Việc tặng cho này thường chỉ bằng lời nói, hành vi, đất không có “bìa đỏ”, giấy tờ. Sau khi sang đất mới để ở, quá trình sử dụng vợ, chồng kê khai và được nhà nước cấp quyền sử dụng thì quyền sử dụng đất đó là tài sản chung vợ chồng, nếu có xảy ra việc ly hôn thì quyền lợi của người phụ nữ được bảo vệ. Ngày nay, đất đai cơ bản đã được cấp quyền sử dụng, xã hội ngày càng phát triển thì nhận thức pháp luật của người dân càng nâng cao, họ đã biết áp dụng các quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì vậy, thực tế có nhiều trường hợp quyền lợi của người phụ nữ không được bảo vệ, như:
- Những người trước khi kết hôn đã được cha, mẹ tặng cho quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật phải có văn bản thoả thuận mới được coi là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên trên thực tế, đặc biệt là ở nông thôn ít có những người vợ đề nghị chồng lập văn bản để nhập vào tài sản chung; vợ, chồng khi chung sống hoàn toàn tin tưởng nhau và mục đích là cùng nhau xây dựng cuộc sống hạnh phúc, chăm sóc con cái nên mặc dù qua vài chục năm chung sống họ cũng không để ý gì đến tài sản chung, riêng, đến khi ly hôn thì người vợ chịu nhiều thiệt thòi.
- Sau khi kết hôn nhiều cặp vợ chồng thường chung sống cùng bố mẹ chồng, trường hợp này quyền sử dụng nhà, đất vẫn thuộc tài sản của bố, mẹ chồng nên khi ly hôn người vợ không được xem xét quyền lợi đối với nhà, đất ngoại trừ công sức đóng góp tôn tạo, sửa chữa. Hoặc cho dù được bố mẹ
chồng cho ra ở riêng, thì khi làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng nhà, đất bố mẹ chồng thường tặng cho riêng con trai, vì vậy theo quy định thì đây vẫn là tài sản riêng của người chồng.
Do vậy, ảnh hưởng của quan niệm “trọng nam” ở một số vùng miền và việc áp dụng các quy định cứng nhắc của pháp luật trong nhiều trường hợp khó có thể bảo đảm được quyền lợi của người phụ nữ, khi chia tài sản khó có thể bảo đảm được sự công bằng. Việc áp dụng tập quán để phân chia tài sản chung của vợ, chồng là cần thiết, tuy nhiên những tập quán được áp dụng phải có nội dung không được trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ, không được tuỳ tiện, đó là điều kiện, là nguyên tắc mà Toà án các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi cần xem xét.
Ví dụ: Vụ án tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Phan Văn Nôm với bị đơn là vợ chồng anh Phan Văn Hải, chị Nguyễn Thị Đoàn.
Nội dung vụ án: Ông Phan Văn Nôm và bà Phan Thị In kết hôn với nhau từ năm 1958, có 05 người con chung là các anh chị Phan Văn Hải, Phan Văn Dương, Phan Thị Ẩn, Phan Thị Loan và Phan Thị Doan. Năm 1982, vợ chồng ông Nôm, bà In tạo lập được 03 gian nhà xây gạch lợp ngói và công trình phụ trên diện tích 502m2 đất tại thửa số 441, 442 tờ bản đồ số 28 thôn Tam Kiệt, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy. Nguồn gốc là đất thổ cư do bố mẹ ông Nôm để lại. Năm 1971, Hợp tác xã nông nghiệp Hồng Phong thôn Tam Kiệt, xã Hữu Bằng đổi đất cho gia đình ông Nôm, năm 1983 kê khai số mục kê của xã Hữu
Có thể bạn quan tâm!
- Tài Sản Riêng Của Vợ, Chồng Bao Gồm Tài Sản Mà Mỗi Bên Vợ, Chồng Có Từ Trước Khi Kết Hôn
- Thực Tiễn Áp Dụng Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng
- Trách Nhiệm Liên Đới Giữa Vợ Và Chồng Đối Với Tài Sản Chung
- Trách Nhiệm Liên Đới Giữa Vợ Và Chồng Khi Một Bên Vợ Hoặc Chồng Tham Gia Giao Dịch Dân Sự
- Quy Định Về Nhập Tài Sản Riêng Của Vợ Hoặc Chồng Vào Tài Sản Chung
- Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Bằng, chưa được cấp GCNQSDĐ. Năm 1992, khi anh Hải lập gia đình, ông Nôm, bà In cho vợ chồng anh Hải xây dựng nhà trên diện tích 263m2 đất mà không chuyển quyền sử dụng đất cho anh Hải. Năm 1994, anh Dương lập gia đình, vợ chồng ông Nôm, bà In xây dựng nhà cho vợ chồng anh Dương trên diện tích còn lại 239m2 đất cũng không chuyển quyền sử dụng đất cho anh
Dương. Việc vợ chồng ông Nôm, bà In cho vợ chồng anh Hải, anh Dương xây dựng nhà trên đất để ở, sinh hoạt, nhưng không lập biên bản mà chỉ nói miệng. Do vợ chồng anh Hải vi phạm nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ, cản trở việc thực hiện quyền sử dụng đất của ông Nôm nên ông Nôm chỉ đòi vợ chồng anh Hải trả lại toàn bộ diện tích 263m2 đất. Đối với nhà cấp 4 và diện tích 126m2 đất mà anh Dương bán cho anh Hải năm 2001 do các bên tự giải quyết với nhau, nên ông Nôm không có ý kiến gì. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Nôm tự nguyện tặng cho vợ chồng anh Hải 65m2 đất, chỉ đòi vợ chồng anh Hải phải trả lại 198m2 đất và cũng thừa nhận vợ chồng anh Hải, chị Đoàn có công sức tu bổ, cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất tranh chấp và trích công sức cho vợ chồng anh Hải số tiền theo luật định.
Đồng bị đơn anh Phan Văn Hải và chị Nguyễn Thị Đoàn cho rằng: Nay, ông Nôm yêu cầu vợ chồng anh phải trả lại diện tích 263m2 đất, vợ chồng anh không đồng ý vì diện tích đất khoảng 263m2 vợ chồng anh đang sử dụng được bố mẹ tặng cho từ năm 1992, vợ chồng anh, chị sử dụng đất ổn định, thực hiện nộp thuế và nghĩa vụ khác cho Nhà nước từ đó đến nay.
Tòa án cấp sơ thẩm quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phan Văn Nôm về “đòi lại tài sản và quyền sử dụng đất”, buộc vợ chồng anh Phan Văn Hải, chị Nguyễn Thị Đoàn phải trả lại vợ chồng ông Phan Văn Nôm, bà Phan Thị In diện tích đất 91m2. Giao cho vợ chồng ông Nôm và bà In quyền sử dụng đất 91m2 [72, tr.4].
Nhận xét về vụ án:
Vợ chồng anh Hải và bà In đều thống nhất là ông Nôm và bà In đã tặng cho vợ chồng anh Hải và vợ chồng anh Dương 02 thửa đất nói trên nhưng chưa tiến hành các thủ tục chuyển giao theo đúng quy định. Ông Nôm khai chỉ cho vợ chồng anh Phan Văn Hải mượn đất để xây nhà nhưng năm 1992 anh Hải xây dựng nhà cửa, công trình trên diện tích đất đó ông Nôm đã đồng ý, không có ý kiến gì. Như vậy, việc vợ chồng anh Hải, chị Đoàn xây dựng
nhà ở ổn định trên đất bố mẹ từ năm 1992 đến nay có khuôn viên riêng thì hướng giải quyết là không nên chấp nhận việc đòi lại đất của ông Nôm.
Toà án chấp nhận việc đòi đất của ông Nôm đồng nghĩa với việc Toà án không xem xét diện tích 502m2 là tài sản chung của ông Nôm và bà In, trong khi theo Luật HN&GĐ năm 1959, chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” [49]. Mặt khác nguồn gốc diện tích 502m2 đất là đất thổ cư do bố mẹ ông Nôm để lại, mặc dù bố mẹ ông Nôm cho riêng ông nhưng ông bà đã cất nhà và sinh sống ổn định, lâu dài và theo truyền thống của người Việt Nam luôn coi trọng yếu tố tình cảm, không phân biệt quan hệ tài sản của chung hay riêng, nhất là các vùng nông thôn, miền núi. Việc bố mẹ tặng cho con đất thường không được lập thành văn bản mà thể hiện bằng hành vi cụ thể. Do vậy, đối chiếu với trường hợp này Toà án phải xác định diện tích 502m2 đất là tài sản chung của ông Nôm và bà In.
Ông Nôm nói rằng không tặng cho quyền sử dụng đất cho vợ chồng anh Hải, nhưng bà In lại đồng ý là đã tặng cho vợ chồng anh Hải từ năm 1992. Nếu ông Nôm không thừa nhận việc tặng cho vợ chồng anh Hải thì bà In cũng có quyền tặng cho vợ chồng anh Hải quyền sử dụng 1/2 diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung của ông, bà (1/2 của 502m2 = 251m2). Như vậy, ông Nôm khởi kiện đòi lại quyền sử dụng 263m2 đất vợ chồng anh Hải đang sử dụng là không có căn cứ chấp nhận. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần sửa bản án sơ thẩm theo hướng bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
3.1.2. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng thông qua hoạt động công chứng tại các Văn phòng công chứng
3.1.2.1. Thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản khác
Luật HN&GĐ luôn thể hiện sự tôn trọng thoả thuận của vợ chồng, khẳng định quyền của vợ chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản chung. Tuy nhiên, bên cạnh việc tôn trọng quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ cũng dự liệu đến những trường hợp vợ chồng lạm dụng quyền của mình trong việc chia tài sản chung có thể gây hậu quả xấu, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận” [54, Điều 29, Khoản 2].
Như vậy, nếu vợ chồng đã thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau đó có chứng cứ cho rằng việc chia tài sản đó là nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì việc chia tài sản đó không được pháp luật công nhận.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ và khoản 2 Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014: “Văn bản thoả thuận chia tài sản chung được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật” [10]; [60].
Hiện nay, văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng thường được công chứng tại các Văn phòng công chứng. Việc áp dụng quy định của Luật công chứng khi công chứng các giao dịch đã nâng cao giá trị pháp lý đồng thời tạo tâm lý an toàn cho người dân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các cặp vợ chồng vì mục đích cá nhân nhằm hưởng lợi và trốn tránh nghĩa vụ về tài sản đã lạm dụng quyền được thoả thuận chia tài sản chung gây khó khăn và làm tăng gánh nặng cho các cơ quan chức năng. Xin nêu ví dụ cụ thể như sau:
Bà Tình và ông Lê Văn Tời kết hôn năm 2002. Trước khi kết hôn, ông Tời đã mua căn nhà và đất tại số nhà 72/36 Kim Đồng, Mật Sơn 2, P. Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá, nhưng chưa làm thủ tục cấp GCNQSDĐ. Năm 2005 ông và bà Tình được cấp GCNQSDĐ (ông Tời đồng ý cho bà
Tình cùng đứng tên). Trong quá trình chung sống với nhau hai ông, bà có tu sửa lại một số công trình của ngôi nhà.
Ngày 24/6/2012 gia đình ông Tời tổ chức họp gia đình trong đó có ông Tời, bà Tình, anh Lê Văn Thành (con trai ông Tời, bà Tuyết) và các cháu trong dòng họ. Nội dung biên bản họp gia đình xác định: Tài sản là nhà và đất tại SN 72/36 Kim Đồng, Mật Sơn 2, P. Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa là tài sản của ông Tời và bà Tuyết (vợ cả của ông Tời); Bà Tình đồng ý rút tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ông Tời đứng tên; Khi ông Tời chết trước giao lại cho bà Tình ở thờ cúng, đến khi bà chết giao lại cho chú Thành (con trai ông Tời) quản lý; Tài sản không được bán, chuyển nhượng cho ai trong khi bà Tình đang ở; trong trường hợp các bên đồng ý bán thì phân chia: bà Tình được hưởng 40%, chú Thành (con ông Tời, bà Tuyết) hưởng 30%; ông Tâm hưởng 20%, ông Liên hưởng 10%...
Sau khi họp gia đình, chú Thành (con trai ông Tời) đem biên bản họp gia đình và các thủ tục lên Phòng công chứng để mời Phòng công chứng về nhà công chứng việc chia tài sản chung.
Ngày 25/6/2012 Phòng Công chứng số I - tỉnh Thanh Hóa đến gia đình ông, bà để cho ông, bà ký vào Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng đã được Văn phòng công chứng số I in sẵn ra trước. Do tin tưởng vào Văn phòng công chứng đã làm đúng như nội dung của biên bản họp gia đình, nên bà và ông đã ký vào Văn bản công chứng.
Sau khi ký vào Văn bản công chứng xong, bà Tình phát hiện nội dung của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của Phòng Công chứng số I chỉ ghi là: “Tài sản nhà và đất tại SN 72/36 Kim Đồng, Mật Sơn 2, P. Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa là tài sản của ông Tời mua trước khi kết hôn với Tình và bà Tình trả lại toàn bộ phần quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở của mình trong căn nhà và đất tại SN 72/36 Kim Đồng, Mật Sơn 2, P. Đông Vệ,
thành phố Thanh Hóa mà trước đây ông Tời gộp tài sản riêng thành tài sản chung của vợ chồng cho ông Lê Văn Tời để ông Lê Văn Tời được quyền sở hữu, sử dụng. Ông Tời có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục đăng ký sang tên cho mình toàn bộ căn nhà và đất tại 72/36 Kim Đồng, Mật Sơn 2, P. Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa”; chứ không có nội dung “Khi ông Tời chết trước giao lại cho bà Tình ở thờ cúng, đến khi bà chết giao lại cho chú Thành (con trai ông Tời) quản lý; Tài sản không được bán, chuyển nhượng cho ai trong khi bà Tình đang ở; trong trường hợp các bên đồng ý bán thì phân chia: bà Tình được hưởng 40%” như biên bản họp gia đình ngày 24/6/2012. Bà Tình cho rằng quyền và lợi ích của bà bị xâm phạm vì bà đã có công tu sửa và bảo quản ngôi nhà đó cùng ông Tời trong 10 năm qua, nhưng theo nội dung văn bản công chứng thì bà không được quyền gì trong khối tài sản trên, nên bà đã nhiều lần gửi đơn lên Văn phòng công chứng, UBND thành phố Thanh Hóa để yêu cầu huỷ văn bản công chứng và đề nghị không làm thủ tục sang tên trong GCNQSDĐ cho ông Tời. Sau đó, bà Tình được UBND thành phố Thanh Hóa hướng dẫn khởi kiện ra Tòa án thành phố Thanh Hóa. Tháng 3 năm 2014 bà Tình gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu vì bà cho rằng nội dung văn bản công chứng của Phòng công chứng không ghi đầy đủ nội dung trong biên bản họp gia đình, nên đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của bà.
Ông Lê Văn Tời cho rằng: Văn bản công chứng đã không ghi đúng nội dung trong biên bản họp gia đình, không có phần bà Tình được hưởng 40% giá trị tài sản, ông bàn với bà Tình để nguyên văn bản công chứng và ông sẽ viết di chúc cho bà Tình được hưởng 40% giá trị tài sản nếu đem bán, nhưng bà Tình không đồng ý viết di chúc, mà việc chia tài sản phải được thỏa thuận trong Văn bản phân chia tài sản chung.
Phòng công chứng cho rằng: Việc công chứng là đúng pháp luật và