Một Số Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Công Chứng Thỏa Thuận Về Tài Sản Của Vợ Chồng


yêu cầu công chứng. Trường hợp này, ông C có phải là người yêu cầu công chứng hay không? CCV có được từ chối yêu cầu công chứng của ông C?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 của LCC, "Người yêu cầu công chứng phải có năng lực hành vi dân sự, xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó" [55]. Như vậy, LCC không đưa ra một định nghĩa cụ thể về "người yêu cầu công chứng" mà chỉ đưa ra các điều kiện của người yêu cầu công chứng, theo đó, người yêu cầu công chứng phải đáp ứng ba điều kiện: có năng lực hành vi dân sự, xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến yêu cầu công chứng và chịu trách nhiệm về tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ đó. Từ quy định này, có quan điểm cho rằng, người yêu cầu công chứng gồm: chủ sở hữu, sử dụng tài sản; người được chủ sở hữu, sử dụng tài sản ủy quyền thực hiện hợp đồng, giao dịch và người được chủ sở hữu, sử dụng ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu công chứng (chỉ nộp hồ sơ, không đại diện cho chủ sở hữu, sử dụng tài sản thực hiện giao kết hợp đồng).

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 35 của LCC:

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch [55].

Quy định tại Khoản 6, Điều 35 của LCC được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng tự soạn thảo, đối với trường hợp hợp đồng, giao dịch được CCV soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, Khoản 3, Điều 36 của LCC cũng quy định:


Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch [55].

Theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của LCC, người yêu cầu công chứng là người thực hiện một chuỗi hành vi từ nộp hồ sơ, soạn thảo hợp đồng, giao dịch và quan trọng nhất là thực hiện việc ký kết hợp đồng. Bản chất của hoạt động công chứng cũng là việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, đối tượng của nó là hợp đồng, giao dịch không phải là hồ sơ như hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính của UBND. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, người yêu cầu công chứng chỉ gồm chủ sở hữu, sử dụng tài sản hoặc người chủ sở hữu, sử dụng tài sản ủy quyền thực hiện việc thực hiện công chứng và giao kết hợp đồng, giao dịch đó. Người được ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu công chứng không phải là "người yêu cầu công chứng". Trường hợp này, người nộp hồ sơ yêu cầu công chứng chỉ làm theo yêu cầu của người ủy quyền trong việc nộp hồ sơ, nộp hồ sơ xong, công việc của họ kết thúc, việc thực hiện nhu cầu công chứng và ký kết hợp đồng, giao dịch do chủ sở hữu và chủ sử dụng tài sản thực hiện.

Việc nộp hồ sơ yêu cầu công chứng thông qua người ủy quyền (việc ủy quyền này thường không được lập thành văn bản) là thực trạng xảy ra rất nhiều trong thực tiễn, tuy nhiên, pháp luật lại chưa có quy định rõ ràng về trường hợp này, vì vậy, đã gây lúng túng cho cơ quan công chứng trong việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng đối với trường hợp này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

- Vướng mắc liên quan đến quy định về điều kiện đối với người làm chứng hợp đồng, giao dịch.

Khoản 1, Điều 9 của LCC quy định:

Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng - 14


Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng [55].

Quy định này có thể hiểu, nếu người yêu cầu công chứng rơi vào một trong các trường hợp sau đây thì việc công chứng phải có người làm chứng: pháp luật có quy định, người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký được, không điểm chỉ được.

Mặc dù pháp luật có quy định trong trường hợp, người yêu cầu công chứng "không đọc được", "không nghe được" thì việc công chứng phải có người làm chứng, tuy nhiên như thế nào là "không đọc được", "không nghe được" thì pháp luật lại chưa có hướng dẫn cụ thể.

Theo quan điểm của chúng tôi, người yêu cầu công chứng "không đọc được" khi rơi vào một trong các khả năng sau: không biết chữ (tiếng Việt) hoặc không biết nói (bẩm sinh) hoặc mất khả năng nói (tai nạn hoặc do bệnh tật). Người yêu cầu công chứng "không nghe được" khi rơi vào một trong các khả năng sau: không biết tiếng Việt hoặc không thể nghe được do mất thính giác. Người làm chứng thích hợp có thể giúp họ hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của họ, đảm bảo việc công chứng là đúng ý chí của họ. Do vậy, quy định người làm chứng trong các trường hợp này là hết sức cần thiết. Với những đặc điểm của người yêu cầu công chứng như vậy, thì người làm chứng phải đáp ứng yêu cầu gì? Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 của LCC thì người làm chứng phải "từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ" "không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng" [55].

Ví dụ: Ông A và bà B yêu cầu công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Ông A là người nước ngoài, chỉ biết tiếng Anh, không biết tiếng Việt (không đọc được, không hiểu được tiếng


Việt). Bà C có đủ điều kiện của người làm chứng theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 của LCC và không biết tiếng Anh cũng có thể được ông A mời làm chứng hoặc CCV chỉ định là người làm chứng.

Như vậy, nếu bà C không biết tiếng Anh, không thể phiên dịch văn bản công chứng cho ông A, bà C cũng không thể truyền tải nội dung cũng như yêu cầu giữa ông A và CCV thì việc làm chứng hoàn toàn không có ý nghĩa. Vì vậy, pháp luật công chứng cần có quy định cụ thể hơn về điều kiện của người làm chứng trong từng trường hợp cụ thể, có như vậy việc làm chứng mới thực sự có ý nghĩa.

- Vướng mắc trong việc xác định quan hệ hôn nhân của vợ chồng trong hoạt động công chứng.

Trong thực tiễn, chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều yêu cầu công chứng mà người yêu cầu công chứng không còn giấy đăng ký kết hôn do bị thất lạc, rách nát không thể đọc được thông tin.Trong những trường hợp như thế này, làm sao để xác định được "thời kỳ hôn nhân" của người yêu cầu công chứng.


Formatted: Vietnamese (Vietnam)


Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 của LHN&GĐ năm 2000: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" [46]. Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, sau khi đăng ký kết hôn, vợ chồng được cấp giấy chứng nhận kết hôn. Do vậy, giấy chứng nhận kết hôn là căn cứ để xác định quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 65 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch thì "Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Chương này được sử dụng vào việc đăng ký kết hôn hoặc vào các mục đích khác" [20]. Tuy nhiên, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có được sử dụng để chứng minh quan hệ vợ chồng trong việc công chứng các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng hay không thì pháp luật công chứng chưa có quy định cụ thể.


Trên thực tiễn, CCV có thể gặp trường hợp người yêu cầu công chứng chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 nhưng không đăng ký kết hôn. Đối với trường hợp này, theo quy định tại Điểm c1, Khoản c, Mục 1 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì người đang có vợ hoặc có chồng là: "người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn" [46]. Như vậy:

Đối với trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập từ trước ngày 03/01/1987, khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực, dù họ có đăng ký kết hôn với nhau hay không, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được pháp luật công nhận và thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân được tính từ ngày họ chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải là từ ngày đăng ký kết hôn [31, tr. 141].

Trường hợp này, nếu CCV yêu cầu giấy chứng nhận kết hôn của người yêu cầu công chứng để xác định thời kỳ hôn nhân là máy móc và không khả thi. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa có hướng dẫn cụ thể về giấy tờ chứng minh quan hệ vợ chồng để tham gia giao dịch về tài sản trong trường hợp này. Do vậy, khi gặp các trường hợp người yêu cầu công chứng không xuất trình được giấy chứng nhận kết hôn, CCV thường bị lúng túng trong việc tiếp nhận và thực hiện công chứng các thỏa thuận về tài sản cho vợ chồng.


3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG


3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật là cơ sở pháp lý công chứng các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng

3.2.1.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình

- Pháp luật hôn nhân và gia đình cần quy định cụ thể, rõ ràng về nghĩa vụ đóng góp tài sản của vợ, chồng để duy trì cuộc sống của gia đình cũng như đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái sau khi thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản đã chia của ai thuộc sở hữu riêng của người đó, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng. Trong khi đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ về nhân thân giữa vợ chồng và cũng như trách nhiệm giữa cha mẹ với con cái. Vì vậy, vợ, chồng vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc cho nhau, cùng nhau nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái sau khi chia tài sản chung. Tuy nhiên, sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có sự "độc lập" về tài sản quá lớn, các tài sản chủ yếu của vợ chồng như thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập khác, nếu không thỏa thuận là tài sản riêng của vợ chồng. Đương nhiên, đã là tài sản riêng, vợ chồng được toàn quyền định đoạt và phục vụ cho các nhu cầu riêng của mình. Khi đó, quyền và lợi ích của gia đình không được đảm bảo.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể tác động không nhỏ đến cuộc sống của vợ, chồng và con cái, tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Vì vậy,


theo quan điểm của chúng tôi, để bảo vệ quyền lợi của vợ chồng và các thành viên trong gia đình, pháp luật hôn nhân và gia đình cần có quy định cụ thể, rõ ràng về nghĩa vụ đóng góp tài sản của vợ, chồng để đảm bảo các nhu cầu của gia đình sau khi chia tài sản chung, tạo cơ sở pháp lý để CCV hướng dẫn và yêu cầu vợ chồng thỏa thuận nhằm bảo đảm quyền lợi của các thành viên trong gia đình.

- Quy định cụ thể về "lý do chính đáng" chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Việc không quy định cụ thể "lý do chính đáng" là điều kiện để vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã dẫn đến việc tùy tiện của các CCV và người yêu cầu công chứng trong việc công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đang diễn ra hiện nay. Vì vậy, theo chúng tôi, ngoài các trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng thì pháp luật cần có quy định giải thích và hướng dẫn một số "lý do chính đáng", có thể là:

Vợ chồng tuổi đã cao, có mâu thuẫn đến mức không chung sống cùng nhau và con cái đã lớn nên không muốn ly hôn, chỉ muốn ở riêng;

Vợ chồng không còn yêu thương, gắn bó với nhau, mỗi người sống một nơi, không thuận tiện để cùng quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản nhưng không muốn ly hôn.

Vợ hoặc chồng nghiện hút, cờ bạc, lô đề… có hành vi phá tán tài sản, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của một bên vợ hoặc chồng và các thành viên trong gia đình.

Việc quy định và hướng dẫn chi tiết về "lý do chính đáng" sẽ tránh được sự tùy tiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, từ đó bảo vệ quyền, lợi ích của vợ chồng và các thành viên trong gia đình.


- Quy định thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cần phải được công chứng.

Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản, có thể được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, việc soạn thảo văn bản thỏa thuận có thể không phản ánh đúng ý chí đích thực của các bên, dẫn đến các cách hiểu khác nhau, thậm chí không đảm bảo được các điều kiện theo quy định của pháp luật, dễ phát sinh tranh chấp tài sản giữa vợ chồng. Trên thực tế, một bên có thể lợi dụng sự kém hiểu biết của bên kia để chia tài sản có lợi cho mình nhằm mục đích trục lợi, xâm phạm quyền và lợi ích của vợ, chồng và các con trong gia đình. Việc chia tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, quyền và lợi ích của một bên vợ chồng mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con cái và các thành viên trong gia đình trong trường hợp tài sản chung còn lại không đủ để bảo đảm các nhu cầu cần thiết (tài sản chung có thể chia hết). Trong quá trình công chứng, bằng nghiệp vụ của mình, CCV có thể phát hiện kịp thời các trường hợp yêu cầu công chứng nhằm mục đích trục lợi, lợi dụng sự kém hiểu biết của bên kia hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng như (như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại…), từ đó, từ chối yêu cầu công chứng. Bởi các lý do nêu trên, theo chúng tôi, pháp luậtnên quy định việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bắt buộc phải được công chứng. Theo đó, Khoản 1, Điều 29 của LHN&GĐ năm 2000 nên được sửa đổi theo hướng: Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải được lập thành văn bản có công chứng; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.


Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/01/2024