Pháp Luật Việt Nam Về Chế Độ Tài Sản Của Vợ, Chồng Và Việc Công Chứng Các Văn Bản Liên Quan Đến Tài Sản Của Vợ, Chồng Qua Các Giai Đoạn‌

cho thấy văn bản công chứng có vai trò phòng ngừa, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên trong hợp đồng, giao dịch đồng thời hạn chế được rất nhiều các vụ kiện tụng ra tòa án, gây tốn kém, lãng phí.

Trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật về công chứng trước đây và học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới một cách có chọn lọc cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, Điều 6 của Luật Công chứng đã quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng, theo đó văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết sự, kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Như vậy, hợp đồng, giao dịch nói chung và các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng đã được công chứng nói riêng (sau đây gọi là văn bản công chứng) sẽ có hai giá trị pháp lý cơ bản sau đây:

Một là, văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết sự, kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Việc văn bản công chứng có giá trị chứng cứ đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đây về công chứng. Điều 1 Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 đã quy định: "Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ" [10]. Điều 1 Nghị định số 31/CP ngày 18/05/1996 quy định: "Các hợp đồng và giấy tờ đã được Công chứng Nhà nước chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Tòa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu" [11]. Khoản 2 Điều 14 Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 14/03/2000 quy định: "Văn bản công chứng, văn bản chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp được

thực hiện không đúng thẩm quyền hoặc không tuân theo quy định tại Nghị định này hoặc bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu" [13].

Việc văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết sự, kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh cũng hoàn toàn phù hợp với các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì:

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự [39].

Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định về việc xác định chứng cứ thì "các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp…" [39]. Điều 80 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 tiếp tục quy định "Những tình tiết, sự kiện được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp" là "những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh" [39].

Những quy định nêu trên trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 hoàn toàn thống nhất với các quy định của Luật Công chứng về việc công chứng viên khi chứng nhận văn bản công chứng phải đảm bảo việc tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Tính xác thực do công chứng viên chứng nhận đảm bảo cho các tình tiết, sự kiện có trong hợp đồng, giao dịch nói chung và trong các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng nói riêng trở thành chứng cứ hiển nhiên trước tòa và không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên là vô hiệu. Sở dĩ văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và không phải chứng minh trước Tòa án là bởi khi công chứng, công chứng viên phải tuân theo các quy định của pháp luật về công chứng, về trình tự, thủ tục công chứng và tuân thủ các quy định của pháp luật khác có

liên quan; công chứng viên phải khách quan, trung thực, nếu công chứng viên biết hoặc phải biết việc công chứng hoặc nội dung công chứng là vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội thì phải từ chối thực hiện việc công chứng. Ngoài ra, công chứng viên là một chức danh tư pháp được nhà nước trao quyền thực hiện việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch và chỉ có công chứng viên mới được nhân danh nhà nước chứng nhận các hợp đồng, giao dịch đó mà không có sự phân biệt giữa công chứng viên là công chức nhà nước làm việc tại các Phòng công chứng nhà nước hay là công chứng viên làm việc tại các Văn phòng công chứng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết sự, kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Tuy nhiên Tòa án cũng không thể tùy tiện tuyên một văn bản công chứng là vô hiệu. Theo quy định tại Điều 45 Luật Công chứng thì chỉ có công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới "có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật" [42]. Và việc Tòa án tuyên bố một văn bản công chứng bị vô hiệu cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 29/03/2011 đã dành các Điều 339a, 339b, 339c quy định về thủ tục giải quyết việc yêu cầu tuyên văn bản công chứng vô hiệu, theo đó người được đề nghị tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu phải gửi đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật tố tụng dân sự, gửi kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp. Hết thời hạn chuẩn bị xét xử (ba mươi ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu), Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn

chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu và Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Như vậy, một văn bản công chứng bị Tòa án tuyên là vô hiệu khi và chỉ khi văn bản công chứng đó có vi phạm pháp luật. Nếu không có chứng cứ và không chứng minh được văn bản công chứng có vi phạm pháp luật thì văn bản công chứng đó sẽ được công nhận là chứng cứ hiển nhiên trước Tòa án.

Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng - 4

Hai là, văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan.

Văn bản công chứng có giá trị thi hành là việc các bên trong hợp đồng, giao dịch, thậm chí cả bên thứ ba (trong một số trường hợp) có nghĩa vụ bắt buộc thực hiện những thỏa thuận đã được ghi trong văn bản công chứng. Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của luật dân sự. Các bên hợp đồng hiển nhiên phải thực hiện những gì họ đã cam kết trong hợp đồng, giao dịch, nếu vi phạm họ sẽ bị áp dụng các biện pháp chế tài theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Mặt khác, văn bản công chứng cũng có hiệu lực bắt buộc người thứ ba phải tôn trọng và thi hành. Ví dụ: Ông

Nguyễn Văn A nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 100 m2 đất ở của ông

Nguyễn Văn B; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đã được các bên ký kết và đã được công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, ông Nguyễn Văn A và ông Nguyễn Văn B phải thực hiện các thỏa thuận đã ghi tại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng. Ngoài ra đối với người thứ ba (các cơ quan: Tài nguyên môi trường, cơ quan thuế và các cá nhân có liên quan) cũng phải công nhận và làm các thủ tục liên quan (trước bạ, sang tên).

Như vậy có thể thấy những hợp đồng, giao dịch nói chung và những văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng nói riêng được công chứng sẽ có

rất nhiều lợi ích. Nhưng văn bản đó khi được công chứng sẽ mang lại sự an toàn pháp lý cho các bên, góp phần phòng ngừa tranh chấp và giảm thiểu vi phạm pháp luật. Cùng là làm chứng (chứng nhận) nhưng văn bản do công chứng viên chứng nhận có giá trị pháp lý cao hơn rất nhiều so với những văn bản do luật sư hoặc bất kỳ người nào khác chứng nhận (làm chứng). Điều đó xuất phát từ sự khác nhau về địa vị pháp lý của công chứng viên và luật sư; về từ trình tự, thủ tục lập và chứng nhận hợp đồng, giao dịch và quan trọng hơn cả là khi chứng nhận hợp đồng, giao dịch, công chứng viên là người đứng giữa các bên và phải bảo đảm tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó; còn luật sư chỉ đứng về một bên nên những hợp đồng, giao dịch do luật sư thực hiện thường chỉ chú trọng đến việc làm sao mang lại quyền lợi cao nhất cho thân chủ của mình. Do vậy, trừ các hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng hoặc phải chứng thực "theo quy định của pháp luật" như các hợp đồng về nhà ở (các Điều 450, 492, 463, 467 Bộ luật Dân sự và Điều 93, 107 Luật nhà ở…); các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất…) (Điều 689 Bộ luật Dân sự và các Điều 126, 127, 128, 130, 131 Luật Đất đai…); hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá đối với tài sản bán đấu giá là bất động sản (Điều 459 Bộ luật Dân sự, Điều 35 của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản)… thì ngay cả những trường hợp pháp luật không quy định hợp đồng, giao dịch phải được công chứng, các bên vẫn nên đề nghị công chứng viên chứng nhận để đảm bảo an toàn pháp lý cho mình. Điều 2 Luật Công chứng cũng đã ghi nhận việc quyền được yêu cầu công chứng khi quy định công chứng viên được quyền chứng nhận các hợp đồng, giao dịch mà "cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng".

1.2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG VÀ VIỆC CÔNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN‌

1.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến năm 1954

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Trong giai đoạn đầu, với việc ban hành Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 nhà nước ta vẫn cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc, nếu những đạo luật đó "không trái với các nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa". Hiến pháp năm 1946 ra đời đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt. Theo quy định tại Điều 9 của Hiến pháp năm 1946 thì "đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật gồm 15 điều, trong đó có 8 điều quy định về hôn nhân và gia đình. Điều 5 quy định "chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình". Ngày 17/11/1950 nhà nước ta ban hành tiếp Sắc lệnh số 159-SL quy định về vấn đề ly hôn. Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 đã góp phần đáng kể vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ thoát khỏi chế độ đó, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Tuy nhiên những văn bản nêu trên không có quy định cụ thể về vấn đề tài sản của vợ chồng. Theo Điều 11 Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 thì "trong lúc còn sinh thời người chồng góa hay vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung"; mặt khác, Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ có chọn lọc.

Từ đó chúng ta có thể suy luận rằng: mặc dù Sắc lệnh số 97- SL không có điều nào quy định về thành phần tài sản chung của vợ

chồng thì chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng theo tinh thần của các sắc lệnh trên là chế độ cộng đồng toàn sản… Toàn bộ tài sản của vợ chồng dù có trước hoặc được tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt về nguồn gốc, công sức tạo dựng... đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng trên nguyên tắc bình đẳng, vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau đối với tài sản chung [23, tr. 85-86].

Với những quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình nêu trên cho thấy sẽ thực sự là không cần thiết việc pháp luật phải có những quy định về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng, mặc dù trong giai đoạn này, nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 ấn định thể lệ việc thị thực các giấy tờ và Sắc lệnh số 85/SL ngày 29/2/1952 quy định thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho đổi nhà cửa, ruộng đất. Do vậy trong giai đoạn này chưa xuất hiện việc chứng nhận các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng.

1.2.2. Giai đoạn từ 1954 đến năm 1975

Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Miền Bắc được giải phóng bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội; Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất nước nhà.

Ở Miền Nam: dưới sự thống trị của đế quốc Mỹ, chính quyền ngụy Sài Gòn đã ban hành các văn bản: Luật gia đình ngày 02/01/1959; Sắc luật số 15/64 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng; Bộ dân luật ngày 20/12/1972. Theo Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội thì "Các văn bản pháp luật này đều đã bãi bỏ các quy định về chế độ đa thê, song vẫn thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng, bảo vệ quyền gia trưởng, phân biệt đối xử giữa các con trong và ngoài giá thú; quy định giải quyết hôn nhân dựa trên lỗi của vợ chồng" [53, tr. 71]. Đặc biệt Điều 55 Luật gia đình ngày 02/01/1959 đã cấm vợ chồng không được ly hôn.

Miền Bắc thời kỳ này đang trong giai đoạn đầu xây dựng cơ sở vật chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Với chủ trương xóa bỏ triệt để những tàn tích lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã được ban hành. Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định "Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới" [33]. Quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 cho thấy tài sản chung của vợ chồng bao gồm toàn bộ các tài sản của vợ chồng có trước khi kết hôn và có trong thời kỳ hôn nhân mà không phân biệt nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp, không phân biệt tài sản đó là tài sản do vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hay được tặng cho chung, được thừa kế chung.

Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: "Khi một bên chết trước, nếu tài sản của vợ chồng cần chia, thì chia như quy định ở Điều 29" [33]. Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định:

Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất [33].

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không thừa nhận việc vợ, chồng có tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng chỉ được chia khi rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 16 (khi một bên chết trước) và Điều 29 (khi ly hôn). Do vậy pháp luật của nhà nước ta trong thời kỳ này cũng không có quy định về việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng.

1.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến năm 2000

Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước thống nhất. Ngày 25/3/1977, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/CP quy định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022