Mối Quan Hệ Giữa Thị Trường Vàng Với Các Bộ Phận Còn Lại Của Thị Trường Tài Chính

khác có liên quan. Những chính sách đó có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác điều hành của cơ quan quản lý trong suốt thời gian qua. Có thể thấy, chính sách của Nhà nước mà trong đó, công cụ pháp luật được sử dụng một cách thường xuyên có tác động khá mạnh mẽ đến thị trường vàng. Tuy nhiên yếu tố ấy cho dù có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đâu sẽ vẫn phải đáp ứng yêu cầu của sự phù hợp với nền tảng phát triển kinh tế xã hội.

Không chỉ có chính sách liên quan trực tiếp tới thị trường vàng, những chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ cũng có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ tới sự vận động của thị trường vàng trong nước. Trong đó, liên quan mật thiết tới chính sách điều hành về tỉ giá giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ. Mối liên hệ giữa giá trị của đồng tiền Việt Nam, những đồng ngoại tệ mạnh và vàng là mối quan hệ mang tính chất kinh tế - chính trị phức tạp. Đòi hỏi hoạt động điều hành rất linh hoạt để cân bằng từ nhiều phía, góp phần ổn định và phát triển kinh tế. Sở dĩ có thể nói chính sách tỉ giá ảnh hưởng tới thị trường vàng cũng xuất phát từ việc thị trường vàng Việt Nam lệ thuộc vào nguồn vàng nhập khẩu. Để có thể được giao dịch ở thị trường trong nước, có rất nhiều sự tác động đến từ chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, thuế nhập khẩu, phí hải quan vốn đặc trưng cho các hoạt động nhập khẩu. Ngoài ra, tỉ giá – mà cụ thể là tỉ giá giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ (VND/USD) – là một yếu tố thường xuyên biến động dựa trên quan hệ ngoại thương và chính sách điều hành của Nhà nước. Khi tỉ giá này tăng, kéo theo giá vàng trong nước sẽ tăng và ngược lại, khi tỉ giá giảm, giá vàng trong nước cũng sẻ giảm theo tương ứng. Nói cách khác, chính sách về tỉ giá đã gián tiếp tác động đến giá vàng của thị trường vàng trong nước.

Ba là chính sách tiền tệ quốc gia của Nhà nước. Được định nghĩa tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,

bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra” [20, Điều 2]. Cụ thể hơn, Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ. Chính sách tiền tệ quốc gia là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu gắn liền với mục tiêu giữ ổn định và phát triển kinh tế xã hội, có quan hệ mật thiết với việc thực hiện các chính sách khác của Chính phủ. Một cách gián tiếp, chính sách tiền tệ với hai trạng thái thắt chặt hay thu hẹp sẽ ảnh hưởng tới giá trị của đồng nội tệ và qua đó, tác động tới nhu cầu trong dân chúng đối với vàng. Khi sức mua của đồng tiền không còn được đảm bảo, người ta sẽ có xu hướng tìm đến với vàng như một nơi trú ẩn an toàn cho các khoản tiết kiệm lâu dài và ngược lại. Không chỉ có đồng nội tệ, chính sách tiền tệ quốc gia còn có khả năng tác động tới nhiều thị trường, nhiều kênh đầu tư khác trong nền kinh tế qua khả năng điều tiết dòng vốn đến với các thị trường. Do đó, vàng có phải là một khoản đầu tư tốt hay không còn phải xác định ở mỗi một thời điểm là khác nhau. Trực tiếp hơn, chính sách tiền tệ quốc gia có thể ảnh hưởng tới dòng vốn được đưa vào thị trường vàng nhiều hay ít để đáp ứng các nhu cầu đầu tư trên thị trường. Có thể nói, đây là một nhân tố rất đặc biệt và có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới sự phát triển của thị trường vàng tại mọi thời điểm.

Bốn là, các yếu tố khác. Vàng là một loại hàng hóa đặc biệt, nhận được sự quan tâm của rất nhiều các chủ thể khác nhau bởi giá trị nội tại bền vững theo thời gian của vàng. Vì lý do đó, có rất nhiều những yếu tố khác trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới giá vàng và thị trường vàng. Có thể kể đến đó là tình

hình lạm phát, với một trong những hậu quả của nó là sự mất giá của đồng tiền. Và khi đó, người ta có xu hướng chuyển đổi tiền thành các dạng tài sản khác có giá trị bền vững hơn, và vàng là một lựa chọn hàng đầu. Một yếu tố khác mang tính quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây tới thị trường vàng là vấn đề về sự biến động của giá dầu. Có thể dễ dàng nhận thấy giá vàng luôn theo sát và biến động cùng chiều với những đợt tăng hay giảm của giá dầu thô quốc tế. Trong một nền kinh tế mở và có nhiều yếu tố đan xen, tác động lẫn nhau như ngày nay, khó có thể vạch ra ranh giới rõ ràng cho sự ảnh hưởng hay không tới thị trường vàng của các biến số. Sẽ chỉ có thể đánh giá một cách tương đối về sự tác động ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của chúng tới thị trường vàng, mà vấn đề lạm phát và tình hình biến động của giá dầu thô là những trường hợp dễ nhận biết nhất.

1.1.3. Mối quan hệ giữa thị trường vàng với các bộ phận còn lại của thị trường tài chính

Những đặc điểm của vàng đã làm cho vàng không chỉ đơn thuần là một loại hàng hóa, mà còn là một công cụ tích trữ, công cụ đầu tư, hay vẫn được coi là tiền trong nhiều quan điểm không chính thức. Chính vì lý do đó, thị trường vàng được gắn kết với thị trường tài chính trong nền kinh tế một cách tự nhiên, và là một bộ phận không tách rời của thị trường tài chính. Tác giả Frederic S.Mishkin có diễn giải: “Thị trường tài chính là thị trường trong đó vốn được chuyển từ những người hiện có vốn dư thừa sang những người thiếu vốn” [27, tr.35]. Theo ông Dương Hải Điền, “Thị trường vàng là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, là nơi tập trung giao dịch mua bán vàng” [6, tr.100]. Mối quan hệ của thị trường vàng với những bộ phận còn lại của thị trường tài chính đòi hỏi sự quan tâm thích đáng từ phía pháp luật và hoạt động điều hành của Chính phủ để đảm bảo cho không chỉ một thị trường vàng mà đối với cả thị trường tài chính và nền kinh tế được vận hành một cách lành mạnh và hiệu quả.

Trong mối quan hệ với thị trường tín dụng, thị trường vàng có xu hướng diễn biến ngược chiều. Cũng giống như thị trường chứng khoán hay thị trường bất động sản, sự gia tăng nhu cầu trên thị trường vàng thường dẫn đến một lượng tăng của nhu cầu tín dụng. Trong khi đó, khả năng huy động vốn của các tổ chức tín dụng cũng ít nhiều bị giảm khi nguồn vốn được đưa vào thị trường vàng chưa kịp quay trở lại bổ sung cho nguồn cung trên thị trường tín dụng. Trường hợp ngược lại sẽ diễn ra khi nhu cầu của thị trường vàng bị giảm sút.

Trong mối quan hệ với thị trường ngoại hối, thị trường vàng có mối quan hệ rất chặt chẽ. Ở đó, vai trò trung tâm phải kể đến là Ngân hàng Nhà nước cùng kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình. Nhằm mục tiêu giữ ổn định giá trị đồng tiền, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, cơ cấu của kho dự trữ ngoại hối có thể được điều chỉnh phù hợp với diễn biến của nền kinh tế. Khi đó, lượng vàng và ngoại tệ mạnh được điều chỉnh thông qua các giao dịch mua vào hoặc bán ra của Ngân hàng Nhà nước. Để mua vàng Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra ngoài một lượng tiền tương ứng. Việc tăng lượng cung tiền ra thị trường có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc giảm giá trị của đồng tiền được sử dụng. Trường hợp ngược lại xảy ra khi Ngân hàng Nhà nước bán ra lượng vàng trong kho dự trữ của mình. Ở Việt Nam, các giao dịch chủ yếu diễn ra theo chiều hướng Ngân hàng Nhà nước dùng ngoại tệ mua vàng từ thị trường quốc tế và sau đó cung cấp cho thị trường vàng trong nước. Với cách thức như vậy, có thể nhận ra thị trường vàng trong nước còn có mối liên hệ rất gần với những thay đổi trên thị trường ngoại tệ, và vấn đề về tỉ giá hối đoái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

1.1.4. Sự cần thiết quản lý thị trường vàng bởi Ngân hàng Nhà nước

1.1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý đối với thị trường vàng

Cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở Việt Nam và các kiến nghị pháp lý - 4

Trong xã hội ngày nay, hoạt động quản lý của Nhà nước ngày càng

được thực hiện sâu rộng hơn vào mọi vấn đề kinh tế, xã hội, lĩnh vực của cuộc sống. Ở Việt Nam, thực tế đó cũng là phù hợp với thể chế chính trị - hành chính của nước ta khi Chính phủ thống nhất quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, có thể khẳng định rằng, về mặt lý thuyết quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường vàng là yêu cầu không thể không đặt ra. Mặc dù, kinh nghiệm tổ chức thị trường vàng trên thế giới cho thấy, có những quốc gia mà hoạt động của thị trường là tự do hoàn toàn. Tại Thụy sĩ, sàn vàng hoạt động không chịu bất cứ sự điều tiết nào của Chính phủ [13, tr.40]. Tuy nhiên, những đặc trưng của thị trường vàng Việt Nam cũng đã cho thấy, quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng là cần thiết:

Thứ nhất, trong giai đoạn thiếu vắng các quy định pháp luật điều chỉnh và sự quản lý của Nhà nước, thị trường vàng đã chứng kiến nhiều bất ổn, xuất hiện nhiều dấu hiệu của đầu cơ, lừa đảo, những hoạt động những lợi ích chính đáng không được bảo vệ… Xuất phát từ việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN, trong đó có quy định: “Quyết định này điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng của tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối có hoạt động kinh doanh vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng” [25, Điều 1]. Các ngân hàng thương mại đã triển khai các hoạt động kinh doanh vàng đa dạng, tập trung vào việc tổ chức các sàn vàng trong khi chưa có quy định nào ghi nhận nội dung quản lý đã gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Hơn thế nữa, những biến động về giá trên thị trường vàng Việt Nam được đánh giá là không theo quy luật, không phù hợp với những diễn biến trên thị trường vàng quốc tế, mặc dù nguồn cung cho thị trường vàng trong nước đến từ hoạt động nhập khẩu. Như vậy, sự hỗn loạn trên thị trường vàng trong thời gian trước, một phần nguyên nhân của nó đến từ việc thiếu sự quản lý cần thiết từ phía Nhà nước.

Thứ hai, nhu cầu về vàng trong dân chúng là rất lớn, khi niềm tin vào vàng tăng cao trước sự mất giá của đồng tiền pháp định. Không chỉ có tiền đồng Việt Nam, mà ngay cả những đồng ngoại tệ mạnh như đô-la Mỹ cũng trượt giá rất mạnh nếu đem so với vàng. Ý nghĩa của vàng đối với nhu cầu tích trữ và đầu tư trong dân chúng xuất phát từ giá trị nội tại của vàng là điều không khó để nhận ra. Còn về phía thị trường vàng, nơi các giao dịch về vàng được diễn ra sẽ có vai trò gì trong đời sống xã hội. Trước hết thị trường vàng là nơi để kết nối các nhu cầu mua – bán vàng giữa các chủ thể với nhau, qua đó người tham gia vào thị trường có thể thỏa mãn các nhu cầu của mình về đầu tư, tích trữ hay đơn thuần chỉ là làm đẹp. Bản thân thị trường vàng không tạo ra giá trị cho vàng, tuy nhiên thị trường lại chính là nơi xác định giá trị của vàng thông qua các giao dịch. Vì thế, những thông tin về giá vàng thay đổi hàng ngày có tính nhạy cảm rất cao và dễ biến thành phản ứng đám đông tìm đến các điểm giao dịch mua, bán vàng. Phần đông trong số đó lại là những người thiếu thông tin, không có khả năng phân tích thị trường, khiến cho rủi ro của họ tăng cao khi thực hiện các giao dịch trên thị trường. Điều đó đã được chứng minh với diễn biến trên thị trường vàng một vài năm qua. Chính vì vậy cần đến sự quản lý của Nhà nước với công cụ pháp luật để điều chỉnh hoạt động trên thị trường vàng để bảo vệ những giá trị của thị trường đem lại cho các nhà đầu tư. Cụ thể hơn là đảm bảo cho các giao dịch mua – bán được thực hiện một cách thuận lợi nhất trên cơ sở của sự tự nguyện và công bằng. Bên cạnh đó, sự hiện diện và hoạt động của thị trường vàng còn thể hiện sự đảm bảo từ phía pháp luật với quyền cơ bản của công dân là quyền sở hữu – và trong trường hợp cụ thể là quyền sở hữu đối với vàng.

Thứ ba, thị trường vàng chỉ là một bộ phận của thị trường tài chính, cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo cho dòng tiền phục vụ hoạt

động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu sở hữu vàng như một đảm bảo cho khối tài sản tích trữ là một nhu cầu chính đáng cần được pháp luật bảo vệ. Nhưng không chỉ đơn thuần giống như các loại hàng hóa đơn thuần khác, vàng còn đóng vai trò là một sản phẩm đầu tư. Vì lẽ đó, vàng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới dòng vốn – nguồn lực cho phát triển kinh tế. Ở một góc nhìn hẹp, lĩnh vực kinh tế quan tâm tới việc tận dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả nhất cho hoạt động sản xuất. Từ góc nhìn đó, việc vàng thu hút quá nhiều nguồn vốn từ các khu vực khác trong nhiều trường hợp lại có tác động ngược không tốt đối với nền kinh tế. Duy trì hoạt động của thị trường vàng như thế nào để không xâm phạm quyền cơ bản của công dân nhưng kiểm soát được nó và giảm thiểu những tác động tiêu cực là điều không dễ dàng. Hoạt động trên thị trường vàng cũng phản ánh khá rõ nét tình hình của nền kinh tế vào mỗi một giai đoạn khác nhau. Vàng như đã biết là công cụ đầu tư và tiết kiệm hiệu quả sẽ nhận được nhiều sự quan tâm khi các tài sản khác không còn giữ được giá trị. Nhưng việc quay vòng đồng vốn trên thị trường vàng với hành vi đầu cơ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với thị trường vàng mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt của kinh tế xã hội do tính liên thông giữa thị trường này với các bộ phận còn lại trên thị trường tài chính. Những hành vi ấy, cho dù được thực hiện bởi các cá nhân đơn lẻ hay bởi các chủ thể kinh doanh vàng chuyên nghiệp (như các ngân hàng thương mại) đều là những hành vi cần kiểm soát, đảm bảo cho nguồn lực phục vụ các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng, phát triển kinh tế xã hội. Sự liên thông giữa thị trường vàng với các thị trường tiền tệ khác như thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán trong điều kiện bình thường sẽ tạo ra sự linh hoạt cho dòng vốn. Nhưng nó sẽ gây ra không ít trở ngại khi hệ thống này gặp phải vấn đề, điều đó cho thấy tính hai mặt của việc duy trì hoạt động của thị trường vàng trong nền kinh tế.

Cuối cùng, xuất phát từ vai trò của thị trường vàng với Chính phủ. Thị trường vàng không tồn tại và hoạt động một cách độc lập mà có sự liên thông với các thị trường tài chính khác. Xu thế của dòng tiền có thể nhanh chóng thay đổi trước những diễn biến của nền kinh tế. Thị trường vàng và các thị trường tài chính khác sẽ trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư khi họ nhận ra khả năng sinh lời từ các khoản đầu tư. Cùng với thị trường vốn và thị trường tiền tệ, những diễn biến trên thị trường vàng là bức tranh sinh động của nền kinh tế. Những dự báo từ thị trường vàng là một phần không thể thiếu cho việc hoạch định chính sách điều hành của Chính phủ. Vàng mặc dù đã được rút ra khỏi hệ thống thanh toán của nền kinh tế nhưng vàng sẽ luôn được đặt trong mối quan tâm của chính sách tiền tệ. Quy mô của kho dự trữ vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý cần duy trì ở mức độ nào, tương ứng với năng lực xuất khẩu là bao nhiêu là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của cơ quan quản lý. Với điều kiện của Việt Nam, nguồn cung vàng luôn phải lệ thuộc vào việc nhập khẩu từ nước ngoài, thị trường vàng trong nước ít có cơ hội thể hiện được vai trò của mình cho lượng vàng bổ sung cho kho dự trữ vàng quốc gia. Tuy nhiên, với hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình hai cấp như hiện nay cùng cơ chế mua bán vàng với Ngân hàng Nhà nước, trong điều kiện cần thiết, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể huy động được lượng vàng lớn thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng phục vụ cho chính sách quản lý của mình.

1.1.4.2. Sự phù hợp để đặt thị trường vàng dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước

Trong bộ máy các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Chính phủ, khó có cơ quan nào phù hợp hơn Ngân hàng Nhà nước để có thể được giao trọng trách quản lý đối với thị trường vàng. Ngay từ thời điểm đầu tiên khi Chính phủ mở ra cơ hội giao dịch về vàng trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã được giao

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí