Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thị Trường Vàng Trong Nước

loại, vàng không chỉ là hình thức biểu hiện của cải cuối cùng mà bất kỳ thời đại nào, dân tộc nào, khu vực nào, thể chế chính trị nào trong bất kỳ nền văn minh nào, vàng cũng đã và đang được chấp nhận. Nó chính là thước đo đáng tin cậy nhất về giá trị của mọi loại hàng hóa, không chỉ trong hiện tại mà còn trong tương lai [1, tr.23].

Thứ hai, vàng là một công cụ đầu tư hiệu quả. Mức độ sinh lợi từ đầu tư vàng tương đối cao so với các sản phẩm đầu tư khác, trong khi mức độ rủi ro thị truờng tương đối thấp. Nắm bắt chính xác xu hướng tăng, giảm giá vàng có thể đem lại những khoản lợi không nhỏ cho các nhà đầu tư nếu như biết chọn thời điểm mua – bán đúng đắn.

Thứ ba, với giá trị thẩm mỹ cao, một nhu cầu không nhỏ khác đối với vàng nằm ở bộ phận vàng trang sức. Trang sức bằng vàng không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn chứa đựng giá trị không nhỏ đã tạo nên sức hút với đông đảo các tầng lớp dân cư, đặc biệt với các quốc gia có truyền thống Á Đông như Việt Nam.

Thứ tư, trong nền kinh tế ngày nay, vàng không chỉ được sử dụng như một phương tiện tích trữ hay đồ trang sức, mà cùng với những đặc tính hiếm có của mình, vàng còn là một nguyên liệu đầu vào không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành công nghiệp công nghệ cao. Khó có thể hình dung nếu thiếu vàng thì các ngành công nghiệp vũ trụ, công nghiệp máy tính, và nhiều ngành công nghệ khác sẽ như thế nào.

Đáp ứng cho các nhu cầu kể trên, thị trường vàng lại có nguồn cung bổ sung rất hạn chế. Các số liệu thống kê của Gold Field Mineral Services [12, tr.26] đã chỉ ra rằng kể từ khi loài người biết đến vàng, số lượng vàng được khai thác đạt xấp xỉ 166.000 tấn. Tính từ năm 2000, hàng năm con người khai thác xấp xỉ 2600 tấn vàng trên toàn thế giới với trữ lượng chưa khai thác ước tính là 75.000 tấn. Bên cạnh đó, các số liệu cũng cho thấy

chi phí khổng lồ của ngành công nghiệp khai thác vàng. Để có thể có được 500 tấn vàng đòi hỏi phải công sức khai thác và xử lý 70 triệu tấn đất đá. Thói quen tích trữ vàng cũng là một nguyên nhân khiến cho nguồn cung vàng trên thị trường không thực sự dồi dào.

Bên cạnh những đặc trưng về yếu tố cung – cầu, vàng còn thể hiện sự khác biệt ở vai trò của nó đối với nền kinh tế. Không chỉ đơn thuần là một loại hàng hóa, vàng còn giữ tư cách như một loại tiền tệ bởi những đặc tính vốn có của nó. Vàng luôn giữ một ví trị quan trọng trong đời sống của hầu hết các dân tộc trên thế giới. Chứa đựng nhiều phẩm chất quý giá, vàng là minh chứng cho sự giàu sang của những người sở hữu nó. Sự thừa nhận rộng rãi giá trị của vàng đã làm cho vàng trở thành tiền tệ trong hàng nghìn năm lịch sử của nhiều quốc gia như một quá trình tự nhiên. Các lý thuyết kinh tế nhìn nhận tiền tệ có ba đặc điểm quan trọng là phương tiện lưu trữ giá trị, là phương tiện định giá và là phương tiện trao đổi. Vào giai đoạn mọi vật đều có thể quy đổi giá trị theo vàng và được chấp nhận trong quan hệ mua bán như một phương tiện thanh toán thì vàng là một loại tiền tệ. Mặc dù hiện nay, theo những học thuyết kinh tế mới, tiền tệ pháp định đang được áp dụng lưu hành và vàng dần được rút ra khỏi hệ thống tiền tệ nhưng trong không ít các trường hợp, người ta vẫn nghĩ về vàng như một loại tiền hơn chỉ là một loại tài sản thông thường.

Những đặc tính riêng của vàng đã làm nên một thị trường có sức hấp dẫn với rất nhiều nhu cầu trong xã hội. Có thể khái quát về thị trường vàng như sau: “Thị trường vàng là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán và trao đổi về vàng”. Hay nói cách khác, “Thị trường vàng là nơi mà giá cả của vàng được thiết lập thông qua các giao dịch”. Tuy nhiên, khái niệm kể trên chưa thực sự đem lại một cách hiểu đầy đủ về thị trường vàng với toàn bộ những bộ phận cấu tạo nên thị trường này. Bởi nó chưa cho chúng ta thấy được sự

khác biệt của vàng và những sản phẩm phái sinh từ vàng. Cả hai loại hàng hóa kể trên đều tham gia vào thị trường để đáp ứng cho các nhu cầu trao đổi. Một cách cụ thể hơn và phù hợp với sự phát triển của giao dịch hiện đại, thị trường vàng còn được nhìn nhận bao gồm thị trường vật chất và thị trường vàng giấy. Theo Gary O’Callaghan: Thị trường vàng bao gồm: Thị trường vàng vật chất (physical gold), trong đó vàng thỏi, tiền, trang sức được chuyển giao giữa các chủ thể trên thị trường; và Thị trường vàng giấy (Paper gold), có thể gọi là vàng chứng chỉ, trong đó bao gồm giao dịch được thực hiện với các loại chứng khoán tương ứng [28].

1.1.1.2. Đặc trưng của thị trường vàng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Ở Việt Nam, những diễn biến của thị trường vàng trong nhiều năm qua đã phản ánh nhiều thực tế mang cả yếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan. Với đề tài này, tác giả tập trung tìm hiểu những diễn biến của thị trường vàng Việt Nam từ thời điểm bắt đầu là những năm 90 của thế kỷ 20, khi Nhà nước bắt đầu cho phép những giao dịch tự do về vàng đầu tiên được thực hiện. Cho đến nay, sau hơn hai mươi năm kể từ thời điểm đó, đã có nhiều dấu mốc quan trọng cho sự mở rộng, thậm chí có những thời điểm bùng nổ các hoạt động trên thị trường vàng, và đến gần đây nhất, các hoạt động trên thị trường vàng lại bị thu hẹp đáng kể. Tất cả những thay đổi trên thị trường đó đều gắn với những định hướng của Nhà nước khi ban hành những văn bản điều chỉnh hoạt động của các chủ thể trên thị trường. Như vậy, có thể thấy đặc trưng đầu tiên của thị trường vàng Việt Nam là luôn nhận được sự quan tâm từ phía cơ quan quản lý, và luôn được tổ chức vận hành nhằm đáp ứng yêu cầu phù hợp với chính sách chung của Chính phủ. Ở Việt Nam, chính sách của Chính phủ có thể tác động một cách trực tiếp và dễ dàng tới thị trường vàng một cách có chủ đích. Tuy nhiên những chính sách này tại nhiều thời điểm thường có độ trễ đáng kể so với những diễn biến nhanh chóng của thị trường. Có thể kể đến

hiện tượng sự xuất hiện và tồn tại của các sàn vàng tư nhân với uy tín và quy mô khác nhau như một loại hình kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro dành cho nhà đầu tư nhưng không có quy định pháp luật điều chỉnh; hay ví dụ về sự xuất hiện và lưu thông của nhiều thương hiệu vàng nhưng không có một quy chuẩn cần thiết để đảm bảo lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở Việt Nam và các kiến nghị pháp lý - 3

Đặc trưng thứ hai, thị trường vàng Việt Nam là một thị trường gồm nhiều bộ phận, nhưng chưa được định hình một cách rõ nét. Ở Việt Nam, chưa có một cái nhìn chính thức về thị trường vàng mà mới chỉ dừng lại ở việc duy trì trên cơ sở thị trường vàng vốn đã tồn tại. Có nhiều cách khác nhau để phân loại thị trường vàng, nhưng tồn tại ở Việt Nam có thể kể đến các bộ phận: Thị trường vàng vật chất, thị trường vàng tài khoản, thị trường vàng ngoại hối; Thị trường vàng trang sức, thị trường vàng miếng, thị trường vàng nguyên liệu. Mặc dù chia thành các bộ phận khác nhau nhưng tính liên thông, pha trộn giữa các bộ phận này là phổ biến ở Việt Nam. Lấy ví dụ về nhu cầu coi vàng như một tài sản tích trữ, không có nhiều sự khác biệt ở sự lựa chọn vàng miếng và vàng nhẫn với chất liệu vàng ta. Ở Việt Nam, sự điều chỉnh trong chính sách quản lý trong nhiều trường hợp là không trực tiếp và chưa tạo ra cơ chế pháp lý riêng dành cho những nhóm chủ thể tham gia thị trường khác nhau. Một thị trường vàng với nhiều bộ phận khác nhau làm công tác quản lý không phải khi nào cũng dễ dàng, đặc biệt là quản lý bằng công cụ pháp luật. Điều đó đòi hỏi nhà quản lý phải có tư tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật. Điểm bắt đầu của quá trình này là lựa chọn một cách phân loại thị trường vàng chính thức để từ đó xây dựng các quy chế pháp lý dành riêng cho từng bộ phận.

Đặc trưng thứ ba của thị trường vàng Việt Nam thể hiện đây là một thị trường tương đối khép kín và nhỏ lẻ. Trong nhiều năm, kể từ khi các giao dịch về vàng được pháp luật ghi nhận, ngoại trừ lượng vàng vốn được tích lũy của

nền kinh tế và nguồn cung không đáng kể từ hoạt động khai thác trong nước, thị trường chỉ có thể đón nhận nguồn bổ sung qua một van điều tiết duy nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với các hoạt động xuất khẩu vàng ra nước ngoài với các điều kiện khắt khe mang tính hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước. Thị trường vàng trong nước lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu vàng chính thức vốn bị hạn chế, dẫn đến tình trạng nhập lậu vàng vào Việt Nam bằng các con đường phi chính thức, chất lượng vàng nhập lậu không thể kiểm soát. Tình trạng nhập lậu vàng đã đạt qui mô rất lớn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình (khi đó đang giữ chức Phó Thống đốc) đã phát biểu trên Chinhphu.vn ngày 3/4/2011 “Trung bình một năm buôn lậu vàng lên đến 20 – 40 tấn. Buôn lậu vàng rõ ràng liên quan đến một lượng lớn ngoại tệ bị biến mất khỏi tài khoản quốc gia” [8].

Bên cạnh đặc trưng là một thị trường khép kín, thị trường vàng Việt Nam còn là một thị trường nhỏ lẻ. Điều đó có thể nhận ra dựa trên sự đánh giá về cách thức tiến hành các hoạt động giao dịch về vàng ở Việt Nam. Theo đó, nơi mà các giao dịch được thực hiện là các địa điểm được cấp phép nằm rải rác trong cả nước. Một số liệu thống kê không chính thức cho thấy, cho tới trước thời điểm bị thu hẹp về số lượng, ở Việt Nam có khoảng 8000 điểm giao dịch vàng, tạo nên một mạng lưới giao dịch khổng lồ và khó kiểm soát. Cho đến thời điểm hiện nay, số lượng điểm giao dịch được cấp phép đã thu hẹp, nhưng con số vẫn tương đối lớn với tổng số điểm mà người dân có thể đến giao dịch vàng miếng khoảng gần 2.500 điểm (2.497 điểm) trên cả nước. [18]

Đặc trưng thứ tư của thị trường vàng Việt Nam là một thị trường nhiều biến động với phương thức giao dịch đơn giản. Trong khoảng 5 năm trước khi Nghị định 24 – Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ đang có hiệu lực vào thời điểm hoàn thành luận văn – được ban hành ngày 03/04/2012, thị trường vàng ở Việt Nam chứng kiến nhiều biến

động có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và kinh tế Việt Nam. Trong thời gian này, giá vàng trong nước luôn ở trạng thái biến động không theo bất cứ quy luật nào của thị trường. Những đợt tăng, giảm giá mạnh bất thường kéo theo những đợt đổ xô đi mua, bán vàng của đông đảo dân chúng. Không ít người đã mất mát khối tài sản tiết kiệm của mình khi giá vàng đột ngột đảo chiều chỉ trong thời gian ngắn. Lịch sử giao dịch trên thị trường vàng từng ghi nhận các trường hợp giá vàng trong một ngày có thể đội thêm vài triệu đồng/lượng. Bên cạnh đó, giá vàng trong nước luôn có mức chênh lệch lớn với thị trường vàng quốc tế, mức chênh lệch có thể từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài triệu đồng một lượng. Trong nhiều trường hợp, diễn biến tăng hoặc giảm của giá vàng thế giới không ảnh hưởng và không thay đổi cùng chiều với giá vàng tại Việt Nam. Trong những diễn biến kể trên, giao dịch về vàng được thực hiện chủ yếu trên phân khúc thị trường vàng vật chất – nơi vàng được chuyển giao ngay giữa các chủ thể thực hiện các hoạt động mua bán. Giao dịch vàng trên tài khoản hay với vàng giấy theo cách định nghĩa của tác giả Gary O’Callaghan mặc dù không còn quá mới mẻ với thị trường trong nước nhưng cũng mới chỉ được thực hiện ở những mô hình đơn giản. Sau một thời gian ngắn nở rộ trong khoảng bốn năm từ 2006 đến 2009 cùng sự xuất hiện của các sàn vàng trong nước, hoạt động kinh doanh vàng tài khoản đã bị yêu cầu chấm dứt. Các giao dịch vàng tài khoản trong thời gian từ sau đó cho đến nay bị coi là hành vi trái với quy định pháp luật.

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nước

Thị trường vàng là nơi tham gia của nhiều đối tượng khác nhau, hơn nữa vàng với giá trị bền vững theo thời gian là vật bảo đảm không chỉ cho người chủ sở hữu là các tổ chức, cá nhân mà còn là đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, thị trường vàng nhận được nhiều sự quan tâm với những mục tiêu đa dạng. Theo chiều hướng ngược lại, những thay đổi của các yếu tố kể trên

cũng tác động trở lại đối với thị trường vàng. Đối với thị trường vàng Việt Nam, các yếu tố tác động chủ yếu có thể kể đến bao gồm:

Một là, tác động của yếu tố cung – cầu về vàng trên thị trường. Có thể coi đây là yếu tố có ảnh hưởng tới thị trường về mặt bản chất. Bởi lẽ, thị trường vàng là nơi để kết nối các nhu cầu về vàng khác nhau trong nền kinh tế. Mỗi một thay đổi từ phía cung và cầu đều có ảnh hưởng trực tiếp tới những bộ phận cơ bản nhất của thị trường về giá cả, khối lượng giao dịch, cơ cấu của thị trường. Nhu cầu vàng trên thị trường Việt Nam cũng bao gồm những nhu cầu cơ bản như nhiều thị trường vàng khác trên thế giới: Nhu cầu trang sức, nhu cầu tích lũy, nhu cầu sản xuất và nhu cầu đầu tư. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia theo truyền thống Á Đông, nơi rất coi trọng vàng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài ra, những đặc điểm của một nền kinh tế nhỏ bé, bước đầu hội nhập với kinh tế thế giới cũng góp phần làm tăng thêm nhu cầu về vàng ở thị trường trong nước. Những nhu cầu ấy mặc dù có thể bị giới hạn, hạn chế bởi những chính sách ngắn hạn của Chính phủ để phù hợp với những chính sách vĩ mô ở từng giai đoạn. Nhưng những nhu cầu ấy mới phản ánh và có tác động thực sự mạnh mẽ lên sự phát triển của thị trường vàng Việt Nam. Những ví dụ về những đợt sóng đầu tư vào vàng và hoạt động đầu tư trên các sàn vàng hiện nay bị coi là bất hợp pháp đã phần nào phản ánh được nhu cầu lớn của thị trường vàng trong nước.

Ở phía còn lại của thị trường, yếu tố nguồn cung cũng đem lại những ảnh hưởng không nhỏ. Là một thị trường có nhu cầu rất lớn, nhưng chưa bao giờ Việt Nam được biết đến là quốc gia có sản lượng vàng phong phú. Nguồn cung vàng của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu. Vì vậy, phía cung của thị trường vàng Việt Nam gắn bó với các định hướng của chính sách nhập khẩu tới từ phía cơ quan quản lý. Lâu nay, chính sách này vẫn được biết đến là nằm trong vòng kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước với công cụ hạn

ngạch nhập khẩu. Sự phụ thuộc ấy làm ảnh hưởng rất lớn tới một trong những chức năng quan trọng của thị trường vàng là quyết định về giá cả của hàng hóa của thị trường – giá vàng. Vô hình chung, khuyến khích một hành vi có ảnh hưởng xấu ở những thời điểm giá thị trường xuống thấp là hành vi đầu cơ của nhiều chủ thể trên thị trường.

Hai là, Chính sách quản lý của Nhà nước về thị trường vàng. Chính sách quản lý của Nhà nước là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất tới thị trường vàng trong nước. Mặc dù sự tồn tại của thị trường vàng là một đòi hỏi khách quan của thực tiễn đời sống xã hội sinh động, nhưng cách thức vận hành và mức độ tham gia của các chủ thể ở vào từng giai đoạn khác nhau thường xuất phát từ lý do của những thay đổi về chính sách. Sự vận động của thị trường vàng Việt Nam theo nghiên cứu của luận văn mặc dù chỉ giới hạn trong khoảng thời gian hơn hai mươi năm nhưng cũng đã chứng kiến tới ba lần điều chỉnh chính sách lớn của Nhà nước. Trong giai đoạn đầu, khi Chính phủ Việt Nam tạo ra những cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động giao thương về vàng, là nhằm khơi thông dòng chảy của lượng vàng tích trữ trong dân chúng đối với nền kinh tế. Ở vào giai đoạn thứ hai, theo xu hướng khuyến khích khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, du nhập vào trong nước các loại hình đầu tư tài chính hiện đại, sự đa dạng của các giao dịch về vàng bước đầu được cho phép, và sau đó đã chứng kiến nhiều bất ổn với đời sống kinh tế xã hội do sự thiếu hụt của cơ sở pháp lý điều chỉnh. Đến giai đoạn thứ ba, chính sách của Nhà nước được điều chỉnh quản lý chặt chẽ, thu hẹp các giao dịch về vàng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó là những chính sách bao trùm vẫn được duy trì trong suốt khoảng thời gian hơn hai mươi năm qua. Có thể kể đến chính sách kiểm soát chặt chẽ lưu lượng giữa thị trường vàng trong nước với phần còn lại của kinh tế thế giới; hay chính sách chống vàng hóa nền kinh tế và nhiều chính sách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023