đòi hỏi chính sách quản lý thắt chặt từ phía Nhà nước, ổn định thị trường vàng và khuyến khích hoạt động đầu tư, chống vàng hóa nền kinh tế.
Ngày 03/04/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP (Nghị định 24) về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, tại Nghị định này, Chính phủ đã tập trung quyền cho Ngân hàng Nhà nước như là một đầu mối duy nhất quản lý và kinh doanh mặt hàng vàng miếng trên thị trường. Qua đó, công tác điều hành của Ngân hàng Nhà nước với thị trường vàng mang tính trực tiếp hơn, tác động một cách nhanh chóng đến thị trường vàng phù hợp với chính sách quản lý của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Ngày 25/05/2012 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Sau gần một năm, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 06/2013/TT-NHNN ngày 12/03/2013 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đây là những văn bản pháp luật chuyên ngành nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng trong cả nước. Tuy nhiên những chính sách này còn tương đối mới mẻ, chỉ được áp dụng trong thời gian chưa lâu và đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều về tính hiệu quả.
Tại diễn đàn kinh tế mùa xuân và mùa thu (năm 2013) do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức cho thấy nhiều góc nhìn về thị trường vàng. Được tổ chức định kỳ hàng năm, diễn đàn là nơi những chuyển động của nền kinh tế cả trong ngắn hạn và trung hạn được mổ xẻ với nhiều chiều quan điểm và đa dạng góc nhìn. Năm 2014, vấn đề về thị trường vàng được các đại biểu đặc biệt quan tâm. Những vấn đề về tính hiệu quả của công tác quản lý, đấu thầu thị trường vàng; Vấn đề độc quyền kinh doanh vàng miếng của Ngân hàng nhà nước; Vấn đề lợi ích từ chênh lệch giá bán vàng miếng trong và ngoài
nước; Vấn đề hạn chế khả năng tham gia các phiên đấu thầu vàng miếng của các tổ chức kinh doanh vàng… phần nhiều vẫn chưa có câu trả lời đáp ứng kỳ vọng của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng.
Có thể nói, điều hành thị trường vàng tại Việt Nam đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh nhưng hiệu lực pháp lý chưa cao. Trong khi đó, thị trường vàng lại là nơi ẩn chứa nhiều rủi ro tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý thị trường này là điều cần thiết và mang tính cấp bách, do đó, em lựa chọn đề tài: “Cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở Việt Nam và các kiến nghị pháp lý” làm đề tài luận văn tốt nghiệp luật học với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật về quản lý thị trường vàng tại Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách trực tiếp đến vấn đề được học viên lựa chọn. Ở các đề tài có liên quan, nội dung được lựa chọn thường đề cập tới khía cạnh kinh tế của vàng và thị trường vàng như các đề tài:
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam” – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng của tác giả Phạm Thị Huyền Trang. Trong đề tài này, tác giả giải quyết các vấn đề về: Vai trò của vàng trong nền kinh tế thị trường; Nguyên nhân biến động giá vàng ở Việt Nam; Đề xuất một số giải pháp để phát triển thị trường vàng Việt Nam.
Đề tài “Một số giải pháp nhằm ổn định thị trường vàng và phát triển hoạt động đầu tư tại Việt Nam” – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng của tác giả Đinh Thị Ngọc Mai. Nội dung của Luận văn tập trung nghiên cứu xu hướng dao động của giá vàng dưới tác động của tỷ lệ lạm phát,
giá dầu, tỷ giá đô la Mỹ so với đồng Việt Nam; đồng thời nhận biết những rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch đầu tư vàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở Việt Nam và các kiến nghị pháp lý - 1
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thị Trường Vàng Trong Nước
- Mối Quan Hệ Giữa Thị Trường Vàng Với Các Bộ Phận Còn Lại Của Thị Trường Tài Chính
- Các Biện Pháp Quản Lý Thị Trường Vàng Của Ngân Hàng Nhà Nước Sự Quản Lý Được Thực Hiện Bởi Chủ Thể Là Các Cơ Quan Và Nhân Viên Nhà
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Đề tài “Hoạt động quản lý kinh doanh vàng ở nước ta hiện nay – thực trạng và giải pháp” – Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế của tác giả Nguyễn Bảo Ngọc. Đề tài đã đánh giá về sự cần thiết và phù hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hoạt động quản lý thị trường vàng trong nước. Thời điểm hoàn thành Luận văn vào năm 2010, trước thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
Đề tài “Phân tích chính sách đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” của tác giả Hồ Kim Khanh, chuyên ngành Tài chính – ngân hàng. Đề tài đã Tổng hợp kết quả các phiên đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước và đánh giá về hiệu quả của chính sách đấu thầu vàng miếng; Phân tích diễn biến các ảnh hưởng của chính sách đấu thầu vàng miếng tới các yếu tố vĩ mô (Tỷ giá, lạm phát...) và các đối tượng tham dự thầu, tới chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới; Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.
Các đề tài trên đã tìm hiểu về thị trường vàng trong mối liên hệ của nó với các biến số của nền kinh tế. Đề tài thứ ba đi sâu hơn vào một biện pháp can thiệp cụ thể của Ngân hàng Nhà nước vào thị trường vàng là chính sách đấu thầu vàng miếng. Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến chủ thể quản lý với cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý không nằm trong phạm vi nghiên cứu của các đề tài trên.
Bên cạnh các đề tài thuộc chuyên ngành tài chính – ngân hàng, gần đây nhất tác giả Nguyễn Ngọc Yến đã hoàn thành đề tài thuộc chuyên ngành luật kinh tế về thị trường vàng: “Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý và điều
hành thị trường vàng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam”. Trong đề tài này, tác giả Nguyễn Ngọc Yến lựa chọn phân tích các bộ phận cấu thành pháp luật điều chỉnh về hoạt động quản lý thị trường vàng ở Việt Nam với các nội dung: (i) Nguyên tắc pháp lý trong quản lý thị trường vàng; (ii) Quy định về chủ thể có trách nhiệm quản lý và điều hành thị trường vàng; (iii) Hàng hóa được phép giao dịch trên thị trường; (iv) Tổ chức và vận hành thị trường vàng phổ thông; (v) Tổ chức và vận hành thị trường mua bán vàng của Ngân hàng Nhà nước; (vi) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên thị trường vàng.
Theo một hướng nghiên cứu không bị trùng lặp với đề tài kể trên, Đề tài “Cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng ở Việt Nam và các kiến nghị pháp lý”, học viên lựa chọn phân tích ở góc độ cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, tập trung vào khía cạnh hệ thống pháp luật làm cơ sở cho Ngân hàng Nhà nước quản lý đối với thị trường vàng đáp ứng những yêu cầu của một thị trường hàng hóa phát triển. Đề tài sẽ đóng góp thêm những nghiên cứu về thị trường vàng, bổ sung các kiến nghị nhằm hoàn thiện thị trường vàng ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào những quy định, những chính sách của Nhà nước. Đặc biệt, tác giả đi sâu vào tìm hiểu hoạt động quản lý và điều hành thị trường vàng thông qua những chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về thị trường vàng quốc gia khác và thị trường vàng quốc tế dưới góc độ kinh tế, nhằm làm rõ được bản chất của thị trường vàng với tư cách là một thị trường tài chính nhạy cảm và quan trọng của nền kinh tế, học hỏi được một số kinh nghiệm từ việc quản lý và điều hành thị trường vàng của một số quốc gia
trên thế giới để từ đó có những kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành thị trường vàng của Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu, mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thị trường vàng trong mối liên hệ với cách thức tổ chức, quản lý của Nhà nước bằng công cụ pháp luật. Trong đó, quan tâm tới các yếu tố cơ bản để làm nên thị trường, đòi hỏi cần sự bảo đảm của pháp luật và cơ quan quản lý chuyên ngành cho những yếu tố ấy được ghi nhận và thực thi trên thực tế.
Mục tiêu của đề tài là đánh giá sự phù hợp của Ngân hàng Nhà nước trong vai trò là cơ quan quản lý và điều hành thị trường vàng trong nước. Từ đó xác định các cơ sở pháp lý cho việc thực hiện vai trò của Ngân hàng Nhà nước thông qua cơ chế trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp phù hợp và định hướng trong tương lai cho một thị trường vàng ổn định và hiệu quả. Trong đó, các mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Xác định vị trí đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý thị trường vàng.
- Xác định các nội dung giao dịch trên thị trường vàng.
- Xác định cơ chế can thiệp hiệu quả để duy trì hoạt động ổn định của thị trường nhưng không làm mất đi tính công bằng và bảo vệ được quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia vào thị trường.
- Đánh giá về hoạt động quản lý thị trường vàng trong thời gian qua, đóng góp ý kiến cho cơ chế quản lý trong giai đoạn hiện nay và định hướng trong tương lai với mục tiêu một thị trường vàng ổn định, đảm bảo quyền tham gia thị trường và bảo quyền lợi của các chủ thể trên thị trường.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được trình bày trên cơ sở phương pháp của Chủ nghĩa Mac-
Lenin về Nhà nước và pháp luật, trên nền tảng quan điểm của Đảng và Nhà nước về con người và sự phát triển con người.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích đối chiếu, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh.
6. Những nét mới của luận văn
- Làm rõ cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng các biện pháp quản lý tập trung và hiệu quả đối với thị trường vàng.
- Làm sáng tỏ sự cần thiết phải quản lý thị trường vàng thông qua các quy định của pháp luật và vai trò của Ngân hàng Nhà nước đối với việc tạo lập, quản lý và tham gia vào thị trường vàng.
- Tìm được những nhược điểm của việc thiếu sự quản lý chặt chẽ và những bất cập trong quản lý đối với thị trường vàng trong nước sẽ đem lại nhiều hạn chế (không chỉ liên quan đến chính sách quản lý chung của Nhà nước mà còn gây thiệt hại và tâm lý bất ổn ở những người đầu tư vào vàng)
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về thị trường vàng trong nước, các thủ thể tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vàng. Sự cần thiết phải có sự quản lý đối với thị trường vàng. Đồng thời tìm hiểu về Ngân hàng Nhà nước trong tư cách là cơ quan quản lý thị trường vàng, mục tiêu của việc quản lý và các biện pháp điều hành và tham gia vào thị trường vàng.
Từ những phân tích, đánh giá đó và tìm hiểu thực tiễn áp dụng các biện pháp quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, luận văn đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả các biện pháp quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường vàng và cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý thị trường vàng
Chương 2: Các quy định pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về các biện pháp quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chương 3: Một số đề xuất và giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý thị trường vàng ở Việt Nam.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG
1.1. Khái quát về thị trường vàng
1.1.1. Đặc trưng của thị trường vàng ở Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm về thị trường vàng
Khi nói về thị trường vàng, người ta thường nhắc tới tính thời sự của nó trong những diễn biến khác nhau của nền kinh tế. Mỗi một quốc gia trên thế giới, với truyền thống văn hóa và trình độ phát triển của thị trường tài chính khác nhau lại có những mối quan tâm rất riêng đối với thị trường vàng. Có nhiều cách tiếp cận đối với thị trường này, từ góc độ bản chất, trước hết đây là một thị trường – nơi được vận hành để tạo điều kiện cho sự gặp gỡ và trao đổi giữa người bán và người mua với nhau. Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của một loại hàng hoá, dịch vụ hàng hoá.
Không phải yếu tố thị trường mà yếu tố hàng hóa được giao dịch trên thị trường mới làm nên những nét đặc trưng riêng có của nó. Hàng hóa của thị trường vàng là vàng – một loại hàng hóa đặc biệt, thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội và không thể thay thế. Chính những đặc tính của vàng đã làm cho nó trở nên hấp dẫn với những nhu cầu đa dạng trong đời sống xã hội và làm nên một thị trường vàng rất sôi động. Sự hấp dẫn của vàng tạo nên nhu cầu trên thị trường xuất phát từ những lý do:
Thứ nhất, vàng vật chất là tài sản chứa đựng giá trị nội tại, theo thời gian, vàng luôn là nơi ẩn náu an toàn cho các khoản tích trữ, đặc biệt ở các giai đoạn khủng hoảng kinh tế ở mọi cấp độ. Xu hướng của vàng là luôn giữ vững được giá trị của nó theo thời gian. Suốt từ 5.000 năm lịch sử của nhân