Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 - 2

trình tự, thủ tục về thừa kế phải theo quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế.

Thực tế có nhiều trường hợp người có di sản không lập di chúc trước khi chết hoặc có lập di chúc nhưng di chúc bị thất lạc, di chúc không hợp pháp một phần hay toàn bộ, những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc từ chối quyền nhận di sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản... Như vậy, giải quyết thừa kế trong những trường hợp này phải được thực hiện theo điều kiện và trình tự pháp luật quy định. Những quy định của pháp luật về diện và hàng thừa kế đóng vai trò rất quan trọng, phải thể hiện được ý chí của Nhà nước phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, luôn phải đảm bảo truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của các thành viên trong gia đình, sự công bằng của xã hội, đặc biệt là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Pháp lệnh Thừa kế ban hành ngày 30/8/1990 đã đáp ứng được các yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế trong đầu những năm đất nước đi vào đổi mới toàn diện theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra. Đặc biệt, ngày 28/10/1995 Bộ luật Dân sự Việt Nam đầu tiên được ban hành, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của pháp luật dân sự kể từ xưa đến nay. Tiếp đến là Bộ luật Dân sự năm 2005, với sự kế thừa và hoàn thiện các quy định về thừa kế trước đây đã khắc phục những hạn chế, thiếu sót, bổ sung các quy phạm mới nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Từ lý do trên, nghiên cứu đề tài "Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005" để thấy được: Sự hoàn thiện của Bộ luật Dân sự trong việc quy định diện và hàng thừa kế theo pháp luật, đánh dấu bước phát triển của pháp luật về thừa kế của nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Mặt khác, thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm hoàn thiện nội dung khoa học các quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự hiện hành. Phân tích nội dung các quy định về diện

và hàng thừa kế góp phần làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn của các quy định trên, tìm ra những bất cập, hạn chế của các quy định về diện và hàng thừa kế, đề xuất hướng hoàn thiện những quy định này trong Bộ luật Dân sự năm 2005.

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn nghiên cứu các vấn đề sau:

- Những vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế theo pháp luật.

- Các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tác động, ảnh hưởng đến việc xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật.

- Nội dung quy định về diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2005.

- Thực tiễn áp dụng các quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài

Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 - 2

Kế thừa và phát triển luật dân sự Việt Nam trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định "Thừa kế" là một chế định quan trọng. Với những quy định cụ thể và chi tiết về thừa kế, đặc biệt là sự bổ sung, mở rộng hơn trong các quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã góp phần đảm bảo xã hội ổn định, phát triển, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của người thân trong gia đình, họ tộc.

Kết quả nghiên cứu về "Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005" đóng góp vào việc bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận của các quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật, tạo cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phần thứ tư của Bộ luật Dân sự.

Phân tích nội dung quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật giúp chúng ta hiểu sâu hơn, chính xác hơn về những quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ thừa kế, một nhóm quan hệ xã hội trên thực tế luôn có

nhưng diễn biến đa dạng, phức tạp, đồng thời tạo cơ sở pháp lý quan trọng, kịp thời, cần thiết cho việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế trong thực tiễn nhanh chóng, công minh, khách quan, đúng pháp luật.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để tiếp cận đề tài: "Cơ sở lý luận xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005", để đạt được những mục tiêu nghiên cứu, xuất phát từ các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích;

- Phương pháp so sánh;

- Phương pháp tổng hợp;

- Phương pháp quy nạp.


6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật

Chương 2: Diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện những quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DIỆN THỪA KẾ VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT


1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN THỪA KẾ, DIỆN THỪA KẾ VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

1.1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế

Thừa kế là một quan hệ xã hội, là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho những người còn sống. Thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và quá trình phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của lịch sử loài người. Thừa kế tài sản trong xã hội nguyên thủy là sự kế thừa mang tính tự nhiên, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của gia đình, thị tộc và xã hội.

Ngay từ thời kỳ sơ khai của xã hội loài người đã xuất hiện quan hệ sở hữu, do vậy, thừa kế đã có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ này. Ở thời kỳ đầu của xã hội cộng sản nguyên thủy, những điều kiện về kinh tế, xã hội và hôn nhân phụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc, nên việc thừa kế nhằm di chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống, những phong tục tập quán của thị tộc và được tổ chức theo chế độ mẫu hệ (hay mẫu quyền).

Khi nghiên cứu về nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng: "Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà dòng dõi chỉ tính theo bên mẹ và tập quán kế thừa lúc ban đầu trong thị tộc thì chỉ những người thân trong thị tộc mới được kế thừa những thành viên đã chết trong thị tộc. Tài sản phải được giữ lại trong nội bộ thị tộc đó" [1, tr. 91].

Như vậy, vào thời kỳ nguyên thủy, việc thừa kế được hình thành theo tập quán của thị tộc. Tài sản của thị tộc do người mẹ quản lý, khi người mẹ

chết thì di chuyển cho những người thân thích trong thị tộc và tài sản của thị tộc được lưu truyền đời này qua đời khác. Đây chính là hình thức thừa kế đầu tiên của xã hội loài người về tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộc sống chung cho thị tộc. Sự kế thừa tài sản trong thị tộc theo chế độ mẫu hệ đã đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phản ánh tính tất yếu của việc thừa kế tài sản theo huyết tộc.

Dần dần, sự phát triển ngày càng cao của nền sản xuất xã hội làm thay đổi địa vị của người phụ nữ. Sự xuất hiện của ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt đòi hỏi sức lực và trí tuệ của những người đàn ông, vì thế sản phẩm lao động do họ làm ra không những đủ nuôi sống gia đình mà bắt đầu có tích lũy. Vì vậy, địa vị gia đình của người đàn ông dần dần được thiết lập. Từ đó trong quan hệ gia đình xác lập huyết thống theo họ cha và chế độ gia đình phụ hệ thay thế cho mẫu hệ. "Thế là dòng dõi tính theo đằng mẹ và quyền kế thừa của người mẹ bị xóa bỏ, dòng dõi tính theo đằng cha và quyền kế thừa của người cha được xác lập. Cuộc cách mạng đó đã xảy ra ở các dân tộc văn minh, vào lúc nào và như thế nào, điều đó chúng ta hoàn toàn không rõ" [1, tr. 92].

Như vậy, tương ứng với từng giai đoạn phát triển của lịch sử loài người là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của hình thức gia đình, sự thay đổi quan hệ sở hữu và theo đó quan hệ thừa kế cũng thay đổi. Ngay từ khi Nhà nước và pháp luật chưa ra đời thì quan hệ sở hữu và quan hệ thừa kế đã tồn tại như một tất yếu khách quan và nó thuộc về phạm trù kinh tế. Thừa kế xuất hiện phụ thuộc vào chế độ sở hữu, bản chất của quan hệ thừa kế do chế độ sở hữu quyết định. Nếu sở hữu là yếu tố đầu tiên để xuất hiện quan hệ thừa kế thì thừa kế là phương tiện duy trì, củng cố và phát triển quan hệ sở hữu.

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cải xã hội ngày càng được làm ra nhiều hơn và có dư thừa. Đời sống trong mỗi gia đình và xã hội đã có sự thay đổi. Những người có địa vị trong thị tộc, bộ lạc đã lợi dụng

chức phận để chiếm đoạt một phần sản phẩm của thị tộc. Những người đó đã trở thành những người giàu có trong xã hội và xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã, xã hội có giai cấp đã xuất hiện. Sự phân hóa này về cơ bản dựa theo mức độ, giá trị tài sản, tư liệu sản xuất mà các tầng lớp người trong xã hội chiếm hữu được khác nhau, từ đó hình thành nên chế độ tư hữu về tài sản. Hình thức thừa kế phù hợp với chế độ tư hữu về tài sản hình thành, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ tài sản và quan hệ thừa kế tài sản.

Từ khi Nhà nước ra đời cùng với sự phân chia xã hội thành giai cấp và chế độ tư hữu được hình thành, việc chiếm giữ những của cải vật chất giữa người với người được điều chỉnh bằng pháp luật theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị xã hội. Thông qua những quy phạm pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế trong việc xác định phạm vi chủ thể, nội dung, hình thức, điều kiện chuyển dịch tài sản thừa kế và những vấn đề khác có liên quan đến việc thừa kế tài sản.

Với những phân tích trên có thể thấy, thừa kế tài sản là một phạm trù pháp luật, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội có phân chia giai cấp dựa trên cơ sở tư hữu về tài sản, thể hiện ở sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước dùng pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế, vì vậy quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Như vậy, để phát sinh quan hệ pháp luật thừa kế, khái niệm quyền thừa kế mới xuất hiện. Nếu thừa kế là nhóm những quan hệ xã hội phát sinh ngay cả trong một xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có nhà nước thì quyền thừa kế chỉ có thể phát sinh trong một xã hội có nhà nước và có pháp luật.

Quyền thừa kế được hiểu là một bộ phận của chế định thừa kế, do vậy nó chứa đựng những yếu tố, tính chất, đặc điểm của một chế định pháp luật. Nếu chế định thừa kế điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực thừa kế thì

quyền thừa kế là chế định pháp luật, là tổng hợp các quy phạm pháp luật về thừa kế, quy định việc bảo vệ và điều chỉnh việc chuyển tài sản và quyền tài sản của người chết cho những người sống. Quyền thừa kế với tư cách là một chế định pháp luật của Nhà nước, xuất hiện trên cơ sở sự chấm dứt quyền sở hữu của một người (đã chết) và sự chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm tài sản của người chết cho người còn sống có quyền.

Các hình thức dịch chuyển di sản của một người đã chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật là những cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với di sản của người được hưởng thừa kế hợp pháp. Như vậy, giữa quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế có mối liên hệ hữu cơ với nhau, từ chỗ pháp luật quy định cho cá nhân có quyền sở hữu tài sản của mình bằng những quyền năng cụ thể như chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, thì dựa vào đó pháp luật cũng quy định cho họ có quyền năng trong lĩnh vực thừa kế. Trong các xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì pháp luật thừa kế cũng chủ yếu duy trì chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, do đó có thể nói rằng quyền sở hữu là tiền đề, là cơ sở để từ đó xuất hiện các quyền năng về thừa kế. Nếu quyền thừa kế là quyền năng cụ thể của công dân trong việc để lại và nhận di sản thừa kế, thì những quyền năng cụ thể này là kết quả tất yếu của những quyền năng trong quyền sở hữu. Chính thông qua việc thừa kế di sản, những người hưởng thừa kế trở thành chủ sở hữu đối với tài sản đó. Họ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với các tài sản mà họ được thừa kế.

Như vậy, quyền sở hữu và quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hình thức sở hữu quyết định việc thừa kế trong xã hội, do đó, quyền thừa kế mang bản chất giai cấp sâu sắc. Trong chế độ phong kiến và tư sản, giai cấp bóc lột chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì di sản của họ để lại cho con cháu không chỉ truyền lại về quyền lực kinh tế mà truyền lại quyền lực chính trị để duy trì sự áp bức, bóc lột của những giai cấp

đó đối với nhân dân lao động. Chức năng xã hội của pháp luật thừa kế trong xã hội bóc lột là nhằm duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác các quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và bằng chính cách đó đảm bảo cho giai cấp thống trị khả năng chiếm hữu thành quả lao động của người khác nhờ có sở hữu của mình.

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, chế định thừa kế bảo vệ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, do đó, một số nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng và vô chính phủ đã truyền bá những quan điểm sai lầm về khả năng cải tạo xã hội tận gốc rễ chỉ bằng cách hủy bỏ thừa kế. Họ khẳng định, hủy bỏ quyền sở hữu tư bản chủ nghĩa chính là đi đến tiêu diệt chế độ tư bản chủ nghĩa, bởi vì tư bản sẽ không được chuyển giao theo thừa kế. Các quan điểm này đã bị các nhà mácxít tiền bối phê phán kịch liệt và chứng minh rằng quyền thừa kế không phải là nguyên nhân mà là hậu quả của sự bất công về xã hội và kinh tế trong một xã hội dựa trên tư hữu. Bởi vậy, hủy bỏ thừa kế không thể là cơ sở để cải tạo xã hội. Công cuộc cải tạo đó chỉ có thể đạt được bằng cách xóa bỏ xã hội bóc lột và quyền tư hữu tư liệu sản xuất.

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thuộc về nhân dân lao động, vì vậy, chế độ thừa kế trước hết nhằm đảm bảo cho người lao động yên tâm, tích cực phấn khởi lao động sản xuất để được hưởng thành quả lao động của mình, chuyển thành quả đó cho người thừa kế.

Ở nước ta, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước dân chủ cộng hòa non trẻ đứng trước nhiệm vụ cấp thiết phải xóa bỏ hệ thống pháp luật thực dân phong kiến và xây dựng hệ thống pháp luật mới của nhân dân lao động trong đó có pháp luật về thừa kế. Chức năng xã hội của pháp luật thừa kế từ lúc này đảm bảo cho việc thiết lập một trật tự xác định người nào có thể thay thế người đã chết tham gia vào quan hệ tài sản, và bằng cách nào đó bảo đảm cho người lao động yên tâm sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình và chuyển những thành quả đó cho những người thừa kế của mình sau khi chết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023