Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


LÊ THU NGA


CƠ SỞ LÝ LUẬN, XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TẾ ĐỂ XÁC ĐỊNH DIỆN THỪA KẾ VÀ PHÂN CHIA HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


LÊ THU NGA


CƠ SỞ LÝ LUẬN, XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TẾ ĐỂ XÁC ĐỊNH DIỆN THỪA KẾ VÀ PHÂN CHIA HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005


Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Trung Tập

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DIỆN THỪA KẾ VÀ 7

HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

1.1. Khái niệm quyền thừa kế, diện thừa kế và hàng thừa kế theo 7

pháp luật

1.1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế 7

1.1.2. Thừa kế theo pháp luật 12

1.1.3. Khái niệm diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật 15

1.2. Mục tiêu điều chỉnh pháp luật các quan hệ thừa kế trong quá 20 trình phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của các quy định về

diện và hàng thừa kế trong quan hệ pháp luật dân sự

1.2.1. Điều chỉnh các quan hệ thừa kế trong quá trình phát triển 20 kinh tế, xã hội

1.2.2. Các quy định về diện và hàng thừa kế trong quan hệ pháp 22 luật dân sự

1.3. Những quy định về diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp 23 luật trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ phát triển

1.3.1. Thời kỳ trước năm 1945 23

1.3.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến nay 27

Chương 2: DIỆN THỪA KẾ VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 39

TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM NĂM 2005

2.1. Các yếu tố tác động, chi phối việc xác định diện thừa kế và 39

phân chia hàng thừa kế

Truyền thống lập pháp, phong tục tập quán



40

2.1.2.

Sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh


41

2.1.3.

Sự đa dạng của di sản thừa kế


42

2.1.4.

Truyền thống gia đình và vấn đề "Hiếu", "Nghĩa"


43

2.2.

Diện thừa kế theo pháp luật


46

2.2.1.

Thừa kế theo quan hệ huyết thống


46

2.2.2.

Thừa kế theo quan hệ hôn nhân


50

2.2.3.

Thừa kế theo quan hệ nuôi dưỡng


54

2.3.

Hàng thừa kế theo pháp luật


58

2.3.1.

Hàng thừa kế thứ nhất


59

2.3.2.

Hàng thừa kế thứ hai


62

2.3.3.

Hàng thừa kế thứ ba


65

2.3.4.

Trình tự hưởng di sản theo hàng


67

2.4.

Thừa kế thế vị


67


Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUY

ĐỊNH VỀ

71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 - 1

2.1.1.

DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện những quy định về diện thừa kế 71 và hàng thừa kế theo pháp luật

3.1.1. Tác động của việc quản lý kinh tế của nước ta đến các giao 72 lưu dân sự

3.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về diện và hàng thừa kế theo 73 pháp luật

3.2. Giải pháp hoàn thiện những quy định về diện thừa kế và hàng 85 thừa kế theo pháp luật

3.2.1. Về người thừa kế theo pháp luật 86

3.2.2. Về hàng thừa kế theo pháp luật 87

3.2.3. Về thừa kế thế vị 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài


Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đưa ra những mục tiêu, chính sách lớn phát triển, đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Để làm được những mục tiêu, chính sách lớn, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân cũng như các nghĩa vụ cơ bản đối với đất nước nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, lành mạnh, khuyến khích sự phát triển năng lực cá nhân, sức mạnh của tập thể, khai thác tối đa tiềm năng con người.

Trong đời sống dân sự, vấn đề thừa kế có một ý nghĩa quan trọng. Tại Điều 58 Hiến pháp 1992 quy định: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân". Như vậy, "quyền thừa kế" được Hiến pháp quy định là một quyền cơ bản của công dân.

Năm 1995, Bộ luật Dân sự được ban hành, trong đó tại phần thứ tư "Thừa kế" đã cụ thể hóa Điều 58 Hiến pháp 1992 theo hướng kế thừa những nội dung cơ bản của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 để quyền thừa kế của công dân đi vào cuộc sống, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Qua mười năm áp dụng, về cơ bản các tranh chấp về thừa kế đã được giải quyết thỏa đáng, hợp tình, hợp lý. Tuy nhiên, do một số quy định của phần "Thừa kế" trong Bộ luật Dân sự năm 1995 chưa phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội và do thiếu các quy định cụ thể nên nhiều vụ việc giải quyết không triệt để làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người được thừa kế.

Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời đã khắc phục đáng kể những thiếu sót trước đây, nhiều lĩnh vực đã được quy định cụ thể, đầy đủ hơn, phản ánh trình độ và kỹ thuật lập pháp ở nước ta về lĩnh vực dân sự nói chung và lĩnh vực thừa kế nói riêng đã đạt trình độ cao và phù hợp hơn với thực tế đời sống xã hội.

Tuy đã có những quy định tương đối chi tiết, cụ thể so với hệ thống văn bản pháp luật về thừa kế trước đây nhưng do tính chất phức tạp của loại quan hệ này, thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế, trong đó có việc áp dụng những quy định về diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cho thấy những quy phạm của chế định này vẫn còn những bất cập, chưa thực sự đáp ứng được những tình huống phát sinh của quan hệ thừa kế, các tranh chấp về thừa kế vẫn tiếp tục gia tăng và có những diễn biến phức tạp.

Do vậy, việc nghiên cứu để tìm hiểu, lý giải bản chất pháp lý của các quy định về thừa kế theo pháp luật nói chung, diện và hàng thừa kế theo pháp luật nói riêng trong Bộ luật Dân sự, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về thừa kế là vấn đề mang tính cần thiết. Đây cũng chính là lý do luận chứng cho việc chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài "Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005" cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở nước ta, các đề tài nghiên cứu về thừa kế tương đối nhiều, đề cập đến các khía cạnh khác nhau của chế định thừa kế. Việc nghiên cứu được thực hiện ở các cấp độ khác nhau như: Các khóa luận cử nhân, luận văn cao học, các luận án tiến sĩ.

- Luận án tiến sĩ:

+ Tác giả Phùng Trung Tập với đề tài: "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay".

+ Tác giả Phạm Văn Tuyết với đề tài: "Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật Dân sự Việt Nam".

+ Tác giả Nguyễn Minh Tuấn với đề tài: "Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự".

- Luận văn cao học:

+ Tác giả Nguyễn Thị Vĩnh với đề tài: "Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam".

+ Tác giả Nguyễn Thị Hồng Bắc với đề tài: "Một số vấn đề thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam".

+ Tác giả Phan Thị Kim Chi với đề tài: "Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005".

Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu, bài viết về thừa kế trong các tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Luật học, Tạp chí Dân chủ và pháp luật…

Tuy nhiên, về "Cơ sở lý luận, xã hội và những vấn đề thực tế để xác định diện thừa kế và phân chia hàng thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005" chưa có công trình nghiên cứu, bài viết nào tiếp cận một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống. Đặc biệt, với sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005, hiện nay nhiều vấn đề lý luận cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện và thực tiễn áp dụng những quy định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật đã và đang phát sinh thêm những bất cập mới.

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Thừa kế theo pháp luật là một trong hai hình thức thừa kế được pháp luật Việt Nam quy định. Khác với hình thức thừa kế theo di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của người có tài sản trước khi chết thì thừa kế theo pháp luật lại mang tính nguyên tắc với các quy định của Nhà nước, các điều kiện,

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí