Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 7

út bàn tay ta, cả giang sơn rùng rùng chuyển động. Ta phải buông rèm chính sự. Ta đã làm được nhiều cho đất nước này. Ta là người đàn bà duy nhất mà sử sách lưu truyền mãi mãi…”[35;tr234].

Bằng việc phao tin rằng những cung nữ vì quá thuơng tiếc nhà vua mà nguyện chết theo để hầu hạ nhà vua dưới suối vàng, Ỷ Lan đã biện minh cho những hành động độc ác, không chút nhân tâm của mình bằng những nghĩa cử cao đẹp. Như nhà văn nhận định “Thời nào cũng vậy thôi, mạng người quá rẻ trong tay các bậc đế vương”[35;tr236]. Đó phải chăng cũng là số phận của con người dưới thời phong kiến nói chung.

Sau hành động bức tử Thái hậu họ Dương và các cung nữ, Ỷ Lan cũng không được sống yên ổn và thanh thản. Dù được bao bọc bởi lụa là gấm vóc nhưng giấc ngủ liên tiếp là những trận đuổi bắt, kêu khóc khiến bà không khỏi sợ hãi. Không chỉ vậy, ông trời như cũng không chấp nhận trước những hành động độc ác này của bà: thiên tai kéo dài nhiều năm, hết hạn hán lại đến lụt lội, người chết đói đầy đường, nhiều lời thị phi về chuyện ở cung Thượng Dương…và hơn nữa là việc con trai bà đã tìm nhiều cách nhưng không thể có con nối dõi.

Ỷ Lan sám hối bằng việc cho xây cất hàng trăm ngôi chùa lớn trên đất nước, như là hành động “hối lộ” nhằm giảm nhẹ tội của mình. Tuy nhiên việc này càng gây gánh nặng trong đời sống của nhân dân, nhiều kẻ lợi dụng việc này để lười biếng, không làm mà vẫn hưởng lợi. Thái sư Lý Đạo Thành đã dùng lời ngay thẳng khuyên can bà nên loại bỏ những kẻ lười biếng, chỉ sống bằng của bố thí. Thế nhưng những lời này đã bị Ỷ Lan dùng tấm lòng ghen ghét đáp lại. Nhà sư bị đầy đi phương xa.

Sau mỗi một lần nhúng tay vào tội ác bà đều có những cách để che dấu, lấp liếm. Ban ngày bà là Hoàng hậu tài năng đức hạnh vẹn toàn nhưng ban đêm bà phải đối mặt với những oan hồn về đòi mạng, đối mặt với sự ám ảnh lương tâm. Bà chết không nhắm mắt. Khi nhà vua vuốt mắt bà không được

đã khóc và khấn tên Dương Thái Hậu bà mới nhắm mắt. Chết trong sự dày vò bà vẫn kịp trăng trối là phải chôn sống ba thị nữ đi theo để hầu hạ bà, bà đe dọa Ngạn La khi cô gái trẻ vô tình nghe được sự việc. Suốt cuộc đời của bà đã phải chịu sự hành hạ của lương tâm vì những hành động độc ác mình đã gây ra.

Bằng nghệ thuật hư cấu, tưởng tượng về cuộc đối thoại đầy kì dị, rùng rợn của Ỷ Lan và Dương thái hậu, tác giả đã cho thấy một sự thật là con người có thể lừa dối, che dấu tất cả nhưng không thể lừa dối được bản thân mình.

Nhân vật lịch sử Ỷ Lan được nhìn nhận với cái nhìn đa chiều hơn. Bà không chỉ đơn thuần là một đối tượng để ca ngợi sùng kính nữa mà còn là một cá nhân đời thường cũng bị cuốn vào vòng xoáy danh lợi nơi cung cấm giống như bao nhiêu con người bình thường khác. Bằng cách tiếp cận này, Võ Thị Hảo đòi phải có cái nhìn con người đúng đắn, toàn diện cả về công và tội. Từ đây, con người lịch sử xuất hiện chân thực hơn, sống động hơn, khiến chúng ta tránh cái nhìn kiến diện, một chiều, áp đặt lên con người.

Ngoài hai nhân vật này trong tiểu thuyết còn xuất hiện nhiều nhân vật lịch sử khác có thật như : Lý Nhân Tông, Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt, Sùng Hiền Hầu, Tăng Đô án Từ Vinh…Những nhân vật này tuy được nói đến ít nhưng đều thể hiện cách xử lý chất liệu lịch sử rất khôn ngoan của Võ Thị Hảo, tạo ra không gian lịch sử chân thực, sống động. Bên cạnh các nhân vật lịch sử được bà dày công khắc họa thì những nhân vật còn lại, có thật của lịch sử cũng góp phần kết nối mạch văn, cùng với các nhân vật chính khác thể hiện thông điệp của tác giả.

Xây dựng nhân vật lịch sử theo cái nhìn mới mẻ, Võ Thị Hảo không đi theo con đường truyền thống là ngợi ca, đề cao tấm gương của họ. Mà bà muốn đi sâu vào tìm hiểu diễn biến nội tâm, tâm lý phức tạp của con người. Những vua, quan, tướng lĩnh…không chỉ có vẻ ngoài đạo mạo, uy nghiêm,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

đĩnh đạc mà họ cũng có sự tồn tại cả hai mặt tốt – xấu, cũng biết đố kỵ, ham mê quyền lực và sắc dục. Bên cạnh vai trò là người hùng do“bị lịch sử lựa chọn” họ còn là những con người bình thường. Bằng cách nhìn đa diện này, nhà văn đã phát huy khả năng nhận thức, sáng tạo của mình, thể hiện những quan điểm riêng của mình về quá khứ và hiện tại, góp phần lý giải những nghi vấn của lịch sử, cho thấy tài năng và bản lĩnh của mình.

2.2.2 Nhân vật hư cấu

Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo Qua tiểu thuyết Giàn Thiêu - 7

2.2.2.1 Nhân vật Nhuệ Anh

Nhân vật được nhà văn hoàn toàn hư cấu có tác động quan trọng trong tác phẩm đầu tiên là nhân vật Nhuệ Anh. Nhuệ Anh là một cô gái xinh đẹp, hiền dịu. Nàng là cô gái đặc biệt quan trọng đặt bên cạnh cuộc đời của Từ Lộ. Vốn là một tiểu thư sống yên ấm và hạnh phúc nhưng khi Tử Lộ gặp nạn cuộc đời của nàng cũng biến đổi. Dù được Lý Câu, con của Diên Thành Hầu – người nắm quyền lực nghiêng ngửa thiên hạ yêu nhưng Nhuệ Anh không hề xao động. Vì không thể làm liên lụy gia đình, nàng ngoan ngoãn bước lên kiệu hoa. Thế nhưng chính lòng yêu mãnh liệt với Tử Lộ đã thôi thúc nàng bỏ trốn. Bỏ trốn trước lễ hợp cẩn, nàng đã không quản ngại gian khổ, nguy hiểm đi khắp nơi tìm Từ Lộ.

Nàng muốn là vợ của chàng suốt đời. Nhưng bi kịch của cuộc đời nàng là dù nàng có tự nguyện gắn bó cuộc đời của nàng với Tử Lộ nhưng chàng lại quay lưng lại với nàng bởi vì trong lòng chàng chỉ có hận thù. Gặp nhau sau bao nhiêu ngày xa cách, nhớ mong mọi khổ đau, hận thù với họ như bị xóa hết. Họ tự nguyện trao nhau tình yêu say đắm: “Nàng run rẩy áp cặp môi trinh nữ lên vùng ngực nóng hổi trong mưa của chàng. Cái mùi đàn ông lạ lẫm, đắng ngắt, ngầy ngậy, bạo liệt, như đá rừng rực tỏa hơi nóng dưới ánh mặt trời pha lẫn hơi mưa tươi tắn và tinh khiết khiến nàng ngất ngây chợt như lả đi chợt như lạc vào cõi phiêu bồng.”[35;tr211]. Đây là cảm giác hạnh phúc cuối

cùng trong cuộc đời họ. Những cảm giác này đã ám ảnh Tử Lộ suốt hai kiếp sống, mãi không thể tìm được hạnh phúc lần thứ hai.

Từ Lộ vẫn quyết từ bỏ nàng để theo con đường tu nghiệp báo thù cho phụ mẫu, Nhuệ Anh đau khổ nhảy xuống sông Gâm tự vẫn. Nhuệ Anh được chàng Cá Bơn cứu sống, nàng đoạn tuyệt đường trần, theo cửa Phật, trở thành sư bà chùa Trầm. Gặp lại Từ Lộ nhưng đã đầu thai sang kiếp khác là cậu bé Dương Hoán. Nhuệ Anh đau đớn nhìn cảnh ham hố quyền lực, ham hố sắc dục của Từ Lộ ở kiếp sống thứ hai này.

Cuộc gặp gỡ có khoảng cách giữa hai kiếp người nhưng tình ái từ kiếp trước vẫn hiện lên trong kí ức của hai người. Nhà vua như cảm giác được sư bà chính là nỗi nhớ, nỗi khao khát mà nhà vua đã tìm kiếm bấy lâu nay.

Cuộc đối thoại giữa nhà vua và sư bà được tác giả dùng hẳn một chương để miêu tả. Nhưng không phải là để khơi lại những tình cảm sâu đậm trong quá khứ mà để vạch trần những việc làm sai trái của Từ Lộ - Dương Hoán. Từ khi lên ngôi, nhà vua chưa làm được điều gì cho dân cho nước, chỉ biết hoang dâm vô độ, ăn chơi hưởng lạc, để cho những kẻ bất tài, độc ác, vơ vét của công nắm quyền điều hành đất nước.

Vai trò của Nhuệ Anh càng được đề cao hơn nữa qua việc chữa bệnh hóa hổ giúp vua. Những giọt nước mắt của Nhuệ Anh đã rửa sạch bệnh tật và tâm hồn cho nhà vua. Đây cũng là lời cảnh tình dành cho nhà vua. Đến đây biểu hiện “xu hướng nữ quyền không che dấu của tác giả”[3]. Cuộc đời Nhuệ Anh – gắn với tình yêu thủy chung, thuần khiết, là cơn gió và những giọt mưa mang lại sự trong trẻo cho thế giới khô cằn. Nàng đã cắt được duyên nghiệp ngay trong hiện kiếp, cảm hóa, chữa bệnh cho biết bao người trong đó có cả công tử Lý Câu. Nàng trở thành “người đàn bà không tuổi”[35;tr499] đi sau bước chân của nàng có cả “dòng người đàn ông bị vô tình hút theo cái nhìn thăm thẳm của bà”. Họ ca ngợi bà là “thánh nữ” giữa những thói dung tục tầm thường.

Ở nhân vật Nhuệ Anh tác giả đã dùng bút pháp lý tưởng hóa, ca ngợi vẻ đẹp hoàn mĩ của nàng. Nhân vật này không chỉ là gạch nối giũa hai cuộc đời Từ Đạo Hạnh – Thần Tông, làm sáng tỏ tình và tật của nhân vật này mà còn thể hiện được quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả đối với nhân vật nữ của mình. Qua đó tác giả cũng đưa ra vấn đề của cuộc sống không chỉ trong quá khứ mà còn là vấn đề của hiện tại, tương lai.

2.2.2.2 Nhân vật Ngạn La

Một trong những nhân vật hư cấu thể hiện rất thành công tài năng và dụng ý nghệ thuật của tác giả là nhân vật Ngạn La. Nhân vật được dệt bằng huyền thoại về sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp hồn nhiên trong trẻo, bất diệt dù trải qua bao tra tấn, vùi dập. Theo Lại Nguyên Ân, ở nhân vật này vừa có “phương diện biểu tượng” vừa có “phương diện tả thực”. Đó vừa là biểu tượng của một người đàn bà hoang dã tựa thiên nhiên, có sức hấp dẫn như một yêu nữ, là biểu tượng tột đỉnh về khoái lạc nhưng cũng vừa là biểu tượng cho điều mơ hồ, xa vời không tồn tại trong cõi trần gian phàm tục. Vì vậy mà dù trải qua hai đời vua, là đối tượng được yêu chiều nhưng Ngạn La vẫn chỉ là một thiếu nữ trinh trắng dù sức quyễn rũ có thể làm đảo điên cả đất trời.

Vốn chỉ là cô bé nông thôn nghèo khó, bị vua Nhân Tông bắt gặp rồi đưa thẳng về cung. Mặc dù chưa được một lần hưởng ân huệ của nhà vua nhưng nàng cũng nằm trong số bốn mươi chín cung nữ phải lên giàn thiêu để tùy táng. Khi lên giàn thiêu nàng là cung nữ duy nhất không cam chịu cái chết bất công, phi lý, dám chạy trốn khỏi đao phủ để tìm đường thoát. Khi cái chết đã kề cận, nàng được vua Thần Tông tha chết, đem giam vào lãnh cung.

Hoàn cảnh của Ngạn La khá giống với hoàn cảnh của cô gái hái dâu Ỷ Lan nhưng Ngạn La chưa từng một bước lên nắm quyền lực. Mà trái lại, Ngạn La là nạn nhân của quyền lực chốn cung đình.Trong lãnh cung vốn được xem là địa ngục trần gian này, Ngạn La đã chứng kiến cuộc đối thoại giữa hồn ma

của Ỷ Lan và Dương Thái hậu cùng bảy mươi sáu cung nữ bị chết thiêu như thế nào.

Từ đó ta biết được sự thật về Ỷ Lan – người đã đặt ra luật lệ tàn khốc này, đồng thời cũng biệt nguyên nhân đằng sau tục lệ này.Đây là chi tiết tác giả dùng để nối sự thực lịch sử đã ghi lại trong sử sách việc thái tử Càn Đức khi lên ngôi đã nghe theo lời mẹ, đem giam Dương Thái hậu và bẩy mươi sáu cung nữ ở lãnh cung rồi bức phải chết theo vua. Trong lãnh cung đầy chuột bọ, bẩn thỉu, lạnh lẽo dưới sự chứng kiến của cung nữ Ngạn La trong sáng, vô tội câu chuyện của Ỷ Lan và Dương Thái hậu càng bộc lộ bộ mặt thực của quyền lực chốn cung đình.

Ngạn La được xây dựng là nhân vật mang vẻ đẹp thuần khiết, hoàn toàn khác với vẻ đẹp của các cung nữ khác trong cung, là “viên ngọc lạc loài lẫn vào trong đá sỏi”[35;tr39]. Nàng có vẻ đẹp mê hồn mê hoặc được cả Diêm Vương, lại được thượng đế ban tặng chiếc rốn màu chu sa “là niềm khoái lạc vô tận và đem lại may mắn cho ngôi báu”[35;tr266]. Lý Thần Tông vô cùng khao khát nàng nhưng mỗi lần muốn chiếm lấy nàng lại bắt gặp khuôn mặt ảm đạm, đe dọa của tiên hoàng Nhân Tông.

Khi vua Thần Tông hóa hổ, nàng bị triều đình coi là yêu nữ vào cung để hãm hại đức vua. Chúng trói nàng ở cọc tẩm phân lợn để trừ tà. Đoạn miêu tả cuộc tra tấn của buổi trừ tà là tiếng nói căm phẫn trước sự mê tín dị đoan điên cuồng của bọn quan lại, tố cáo sự đàn áp, áp bức của thần quyền đối với số phận của người phụ nữ. Dù bị tra tấn, đau đớn nhưng Ngạn La không thèm khóc, không một lời van xin, cắn răng chịu đựng. Dù có bị đẩy vào hoàn cảnh bi kịch nhưng Ngạn La không bao giờ chấp nhận sự bất công, cam chịu. Sự dũng cảm, mạnh mẽ, trong sáng của nàng thật đáng ngưỡng mộ. Khi sư bà chùa Trầm chữa được bệnh cho vua, nàng được cứu thoát. Thế nhưng vẻ đẹp và sự trong sáng của nàng vẫn luôn là tâm điểm để bọn quan lại trong cung cấm ghen ghét muốn giết hại nàng “nàng vẫn là cô bé mười ba tuổi ngày nào,

vẫn cặp mắt mèo hoang làm bàng hoàng, rụng rời người ngắm. Vẫn vẻ đẹp như có như không quá cách biệt xa lạ với cái không khí âm âm vàng son quyền quý và thấm đẫm mưu đồ, nhục dục nơi thâm cung”[35;tr337].

Số phận Ngạn La cũng như số phận những người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến, họ đều không tự quyết định được cuộc đời của mình, luôn phải sống trong lo sợ. Hôm nay được nhà vua sủng ái nhưng biết đâu ngày mai sẽ bị đầu lìa khỏi cổ hay lên giàn thiêu. Hai năm sau, Lý Thần Tông chết. Một lần nữa nàng lại phải lên giàn hỏa thiêu. Lần thứ hai, nàng phải đối mặt với giàn thiêu khủng khiếp và lần này nàng tiếp tục kháng cự. Nhưng sự kháng cự lần này của nàng là lời tố cáo những mưu mô độc ác đưa tới những tục lệ dã man đó là chôn cung phi theo vua. Lời cảnh tình, tố cáo bộ mặt thực sự của luật lên này đã phơi bày sự thực về Ỷ Lan đồng thời nhắc nhở Lê Thái hậu “ Lê Thái hậu, trước đây khi chưa có con trai bà cũng thường run sợ khi nhắc tới giàn thiêu cung nữ. Trong cung này chẳng ai không biết về cuộc đòi mạng ở cung Thượng Dương và những cơn điên ban đêm của Linh Nhân…Sắp đến lượt bà, Lê Thái hậu. Cung điện này không bao giờ thoát khỏi những cơn điên và các linh hồn xõa tóc đòi mạng”[35;tr538].

Ngay cả khi phải chết dưới ngọn lửa của giàn thiêu, Ngạn La vẫn là một mĩ nhân toát lên sức sống trong trẻo, bất diệt. Cái chết của nàng được miêu tả bằng ngòi bút lý tưởng hóa, thể hiện sự ca ngợi nhân vật không hề dấu giếm của tác giả.

Về phương diện tính hiện thực, khi xây dựng nhân vật này, tác giả đã nhằm “triển khai một mô tả phê phán đối với đám quan chức quan liêu”[3]. Sự liên quan tính hiện thực ở đây chủ yếu tập trung vào hình tượng nhân vật Lý Trác. Ngạn La chính là đứa con ra đời từ sự gặp gỡ giữa Lý Trác với cô con gái người thầy thuốc đã cứu chữa y. Sau khi đỗ đạt làm quan, Lý Trác đã quên luôn người đàn bà ân tình năm xưa. Khi làm quan to trong triều, vì sự mù quáng và ghen ghét Lý Trác đã luôn tìm cách giết hại Ngạn La mà không

hề biết rằng đó là con gái của mình. Cuộc đời cô bé Ngạn La cũng là những chuỗi bất hạnh khi luôn thiếu thốn tình cảm gia đình và trở thành vật hi sinh của quyền lực nơi cung vua. Thế nhưng không đầu hàng hoàn cảnh, Ngạn La vẫn luôn là cô bé trong trẻo, ngây thơ, tốt bụng giữa cung cấm đầy đen tối, bẩn thỉu.

Viết về nhân vật nữ, nhà văn dùng nhiều chi tiết kì ảo nhằm khẳng định và ca ngợi nhân vật. Qua những chi tiết này thêm khẳng định không có gì có thể làm vẩn đục được vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

2.2.2.3 Nhân vật Lê Thị Đoan

Cùng với Nhuệ Anh và Ngạn La, nhân vật Lê Thị Đoan tiếp tục là một nhân vật nữ gửi gắm nhiều thông điệp của tác giả. Xuất hiện ở ngay những chương đầu của Giàn thiêu - trong hình dáng một người đàn bà dám đứng ra lên án luật thiêu sống cung nữ từ thời vua Nhân Tông và Thái Phi Ỷ Lan. Trước rừng người câm lặng chỉ biết khóc nhìn những cung nữ lần lượt bị ném vào giàn thiêu thì Lê Thị Đoan dám dùng tấm lòng ngay thẳng của mình lên án luật lệ độc ác này “Ai mà chẳng hiểu việc thiêu người vô tội chết theo vua là một phép tắc độc ác, man rợ. Nhưng không ai dám nói một lời để ngăn cản. Nếu cứ để nước Nam ta giữ những phép tác man rợ thì sẽ tổn hại khôn xiết đến triều đình và muôn dân”[35;tr46].

Ban đầu được xuất hiện đột ngột và gây ấn tượng trong tác phẩm là một người đàn bà vô danh. Nhưng ngay sau đó tiểu sử của nhân vật được lật lại. Khoa thi Hội Tường Đại Khánh năm thứ nhất, Lê Thị Đoan đã vô cùng táo bạo khi giả trai đi thi. Nàng và Lý Trác đều đỗ đầu kì thi và cùng được bổ nhiệm làm quan trong triều. Nhưng “tài đối ứng văn chương trôi chảy và rành rọt, bài văn qua mỗi kì khảo thí đều đứng đầu bảng. Mỗi khi nói năng, đôi mắt sáng với đuôi mắt dài như dao cau…”[35;tr47] cộng với tấm lòng ngay thẳng khiến Lý Trác chú ý luôn muốn tìm cách hãm hại nàng. Bị Lý Trác dùng mưu mẹo lật tẩy thân phận, nàng bị đầy đi biệt xứ. Nhưng nàng không hề mất đi

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí