Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Về Du Lịch Sinh Thái Và Du Lịch Sinh Thái Dưạ Vào Cộng



Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến luận án

1.1.1. Trên thế giới

1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về du lịch sinh tháidu lịch sinh thái dưạ vào cộng

Du lịch sinh thái (DLST) là một loại hình có lịch sử khá lâu đời, song hành với các dạng thức du lịch khác. Hình thức sơ khai của DLST là những hoạt động du lịch gắn liền với thiên nhiên, được miêu tả qua các chuyến đi của Herodorus, Aristotle, Marco Polo, Ibn Batuta... [95, tr.22].Trải qua một giai đoạn dài bị sao lãng trong thời kỳ trung cổ, du lịch và các hình thức du lịch gắn với thiên nhiên được quan tâm trở lại nhờ những tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp. Du lịch biển và du lịch núi là những trào lưu du lịch chính, gắn với thiên nhiên trong giai đoạn này. Song, những đặc trưng của DLST với ý nghĩa là công cụ “kỳ diệu” trong mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững [116,tr.71]gần như chưa được xác lập.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng - một hình thức rất cụ thể của du lịch sinh thái - đã đi về phía trước như một công cụ có giá trị cho xóa đói giảm nghèo, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ du lịch có trách nhiệm và bền vững. Chính vì vậy khi nghiên cứu về DLSTDVCĐ cần phải lấy hoạt động DLST làm cốt lõi.

Thuật ngữ “DLST” được Hector Ceballos - Lascurain (1996) chính thức đưa ra vào năm 1987 ngay lập tức đã phát triển nhanh chóng và rộng khắp: Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị thay đổi với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và thế giới động vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này”. Sự ra đời của Hiệp hội DLST quốc tế (TIES) ba năm sau đó (1990) bước đầu khẳng định vị thế của DLST với tư cách là một hệ thống lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững trong du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Song, vai trò của DLST trong việc bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học được tác giả Blangy S. and Mehta H. đề cập đến những báo động về những tác động của du lịch đến môi trường trong đó có sự tổn thương của các hệ sinh thái [99].


Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 3


Những đóng góp của các học giả nổi tiếng về việc xác định những hành vi mà khách du lịch tuân thủ trong quá trình tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, đặc biệt khi tiếp xúc với các loài nguy cấp được James Higham (2007) đề cập trong cuốn sách Critical Issues in Ecotourism: Understanding a complex tourism phenomenon.

Đề cập đến lợi ích của DLST đến CĐĐP: tạo công ăn việc làm; cải thiện môi trường sống, môi trường chính trị và tăng thêm thu nhập cho CĐĐP: Samantha Jones [118] và Elizabeth Boo [104] Các tác giả đã phân tích vai trò, năng lực cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái: nhận thức của cộng đồng, nguồn vốn của cộng đồng , khả năng tham gia phục vụ du lịch của cộng đồng và các mối quan hệ các nguồn lực đó.

Đây là những công trình khoa học bổ ích cho việc vận dụng vào nghiên cứu và áp dụng để phát triển DLST. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu thấu đáo về DLSTDVCĐ.

1.1.1.2. Những nghiên cứu về đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên để phục vụ mục đích phát triển du lịch

Cho đến nay, đã có nhiều công trình đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho PTDL với nhiều hướng tiếp cận đánh giá: đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá ảnh hưởng môi trường, đánh giá kinh tế.... Trong đó, hướng đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan là hướng được sử dụng nhiều.

Thập kỉ 60 và 70 của thế kỷ XX, ở Nga và các nước Đông Âu đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá TNDL. Công trình tiêu biểu của I.A Vedenhin và

N.N. Misônhitrencô (1969) đã đánh giá toàn bộ các tiêu chí tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng du lịch; L.I.Mukhina (1973), trong công trình đánh giá phục vụ du lịch vùng hồ Xelighe đã sử dụng đơn vị cơ sở là “đất đai nghỉ ngơi” - hệ thống tự nhiên trên đất liền hay dưới nước thuận lợi cho một dạng hay nhóm dạng nghỉ ngơi nào đó. Việc xác định những yếu tố tự nhiên như tính chất trầm tích, yếu tố địa hình (độ cao, dốc, tần suất khúc ngoặt....), kiểu đất, thực vật (kiểu thực bì, độ cao cây cỏ, độ chiếu tán, loài cây đang tái sinh...) làm cơ sở phân hóa không gian của lãnh thổ vùng hồ cho các dạng nghỉ ngơi [trích 35].

E.E.Phêrôrốp là người đã đề xuất phương pháp đánh giá khí hậu tổng hợp và đã được các tác giả Subukốp, I.X.Kanđôrốp, D.N. Đêmina... hoàn thiện. Phương pháp này dựa trên cơ sở phân loại thời tiết trong sinh khí hậu, qua đó xây dựng tổ hợp các kiểu thời



tiết đặc trưng trong ngày với các mức độ khác nhau đến sức khỏe con người cũng như đến các hoạt động du lịch. Đây là công trình nghiên cứu về sinh khí hậu con người có giá trị sử dụng của các nhà khí hậu trên thế giới; A.G.Ixatsenko (1985), căn cứ vào sự đa dạng của môi trường, mức độ thích hợp của các điều kiện khí hậu, môi trường địa lý, điều kiện vệ sinh và các thuộc tính tự nhiên khác đặc trưng để xác định mức độ thích hợp cho mỗi loại hình du lịch đồng thời đánh giá ảnh hưởng của ĐKTN và TNTN đến các công trình du lịch; I.I.Pirôjnhic (1985) đã tiến hành đánh giá tổng hợp thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch như TNDL, cấu trúc các luồng khách và cơ sở vật chất phục vụ du lịch theo các vùng và các đới DL. Công trình này đã đề cập rất nhiều đến hoạt động khai thác lãnh thổ du lịch-không gian du lịch; B.N.Likhainốp Z (1973) xác định tài nguyên phục vụ việc nghỉ ngơi, giải trí là một dạng đặc biệt của TNDL, việc nghiên cứu chúng là một nhiệm vụ quan trọng của địa lý giải trí; Một số tác giả phương Tây như P.David, H.Robinson... đã tiến hành đánh giá và sử dụng TNTN phục vụ mục đích giải trí. Nhà địa lý Ce Cápar đã xác định TNDL là một thành hệ quan trọng trong hệ thống lãnh thổ du lịch cần phải được quan tâm nghiên cứu; Bôniface và Cooper (1993) đều cho rằng nghiên cứu và đánh giá TNDL là bước căn bản trong quy hoạch PTDL... [trích 56].

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên là những định hướng hữu ích cho việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên phục vụ trên toàn thể vùng lãnh thổ nói chung. Tuy nhiên, hầu hết các công trình lại chưa có những đánh giá, chỉ rõ được những không gian thuận lợi cho phát triển du lịch nói chung và theo từng loại hình du lịch nói riêng.

1.1.2. Tại Việt Nam

1.1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái và du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nghiên cứu về DLST mới xuất hiện trên các bài báo và tạp chí khoa học. Đến cuối những năm 1990, DLST đã bước đầu gây được chú ý ở cấp độ quốc gia với sự tham gia của Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam như UNDP, UN-ESCAP, WWF, IUCN. Việc tổ chức những hội thảo xoay quanh các vấn đề phát triển DLST như Hội thảo về DLST với phát triển du lịch bền vững (DLBV) ở Việt Nam (1998); Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam” (8-1999), Hội thảo khoa học: “Phát triển du lịch sinh thái trong khu dự trữ sinh quyển: cơ hội và thách thức



(2004)... là những dấu hiệu bước đầu cho thấy sự quan tâm rộng rãi hơn của giới học giả. Qua đó, hệ thống cơ sở lý luận về DLST đã phần nào được định hình.

Hệ thống cơ sở lý luận về DLST đã được các tổ chức và các học giả đưa ra như: Lê Văn Lanh (1998), Hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (2001); Phạm Trung Lương (2002), Lê Huy Bá (2009). Hầu hết các công trình nghiên cứu đều thống nhất khái niệm về DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Về cơ sở thực tiễn, năm 2004, dựa trên sự hợp tác của Cục Kiểm Lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tổ chức phát triển bền vững Fundeso và Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha đã xuất bản cuốn “Cẩm nang quản lý phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn Việt Nam”. Cuốn sách này được coi là nền tảng cho công tác quản lý, tổ chức DLST và DLSTDVCĐ tại Việt Nam.

Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác đã và đang được hình thành xoay quanh vấn đề nhận thức và áp dụng thực tiễn DLST ở Việt Nam như: Đặng Duy Lợi (1992), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (1998), Nguyễn Thị Sơn (2000), Phạm Trung Lương (2002), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2002), Nguyễn Quyết Thắng (2005), Nguyễn Thị Hải (2007), Lê Huy Bá (2008), Nguyễn Xuân Hoà (2009), Trần Đức Thanh.(2003, 2009), Đỗ Trọng Dũng (2011), Trần Đức Thanh và cộng sự (2014)... Hầu hết những công trình này đều đưa ra những định hướng phát triển DLST theo hướng phát triển bền vững cho khu vực nghiên cứu mà chưa nghiên cứu thấu đáo các nguồn lực bên trong để giúp các địa phương/khu vực nhận diện những thế mạnh trong phát triển DLST và hướng tới phát triển bền vững khu vực.

1.1.2.2. Những nghiên cứu về đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên để phục vụ phát triển du lịch

Ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TNDL, đánh giá ĐKTN và TNTN phục vụ mục đích du lịch. Trên phạm vi toàn quốc đã có một số công trình tiêu biểu trong lĩnh vực này được Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch thực hiện như: “Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2010”, “Quy hoạch tổng thể PTDL tổng thể Đồng bằng Sông Cửu Long”, “Quy hoạch tổng thể PTDL



vùng du lịch Bắc Bộ” (2000), “Quy hoạch tổng thể vùng Bắc Trung Bộ” (2002), “Quy hoạch tổng thể PTDL vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ” (2002) và đặc biệt là “Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.

Trong công trình “Tài nguyên môi trường du lịch Việt Nam”của Phạm Trung Lương (2000) đã hệ thống hóa toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá TNDL; khả năng ứng dụng của GIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch và đánh giá tài nguyên theo phương pháp phân tích không gian.

Còn trong công trình “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”của Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1991) đã xác định nội dung đánh giá dựa vào tính chất của TNDL như tính nguyên vẹn, tính hấp dẫn, tính dung lượng, tính ổn định của môi trường tự nhiên.

Trong lĩnh vực nghiên cứu chung về điều kiện PTDL, giáo trình “Địa lý du lịch” của Nguyễn Minh Tuệ và nhiều người khác (1996) đã hệ thống hóa những khái niệm cơ bản về du lịch, tài nguyên du lịch và bước đầu định hướng khai thác tiềm năng du lịch một số tiểu vùng du lịch Việt Nam. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), trong giáo trình “Tài nguyên du lịch”, “Quy hoạch du lịch” đã đề cập đến đánh giá TNDL, tuy việc đánh giá còn sơ lược.

Trong đề tài “Cơ sở khoa học của PTDL sinh thái Việt Nam” và hội thảo “DLST với phát triển bền vững ở Việt Nam” (1998), hoặc công trình “Đặc trưng của hệ sinh thái, cơ sở của PTDL sinh thái Việt Nam”... Phạm Trung Lương, Nguyễn Tài Cung... đã tập hợp nhiều báo cáo, tham luận và một số nghiên cứu đánh giá về tiềm năng DLST ở Việt Nam. Những đề tài này đều tập trung đánh giá tiềm năng TNDL theo từng thành phần hoặc tổng hợp trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ công tác quy hoạch, tổ chức lãnh thổ và phân vùng du lịch. Phạm vi đánh giá thường ở bản đồ tỉ lệ nhỏ nên kết quả đánh giá chỉ dừng ở mức độ định tính, khái quát.

Theo Phạm Trung Lương (2007) trong đề tài “Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm thể thao mạo hiểm vùng núi phía Bắc” đã đánh giá địa hình cho du lịch. Các tiêu chí về đặc điểm hình thái, trắc lượng hình thái của dạng địa hình, độ dốc, hang động... được xem xét, phân cấp cho một số LHDL.

Còn theo Nguyễn Khanh Vân, Đặng Kim Nhung (1994) đã xây dựng tổng hợp thời tiết chính trong ngày dựa trên các tiêu chí: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hiện tượng sương mù.... đưa ra chỉ tiêu trong điều kiện thời tiết đối với nghỉ dưỡng.

Nguyễn Thị Sơn (2000) trong luận án “Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển DLST VQG Cúc Phương” đã đánh giá mức độ ĐDSH của VQG Cúc



Phương, Ninh Bình cho DLST; đã xác định một số tuyến tham quan trong rừng đến một số đối tượng sinh vật đặc hữu, quý hiếm.

Các công trình “Cơ sở khoa học của việc xác định các tuyến, điểm du lịch Nghệ An” của Nguyễn Thế Chinh (1995), “Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố Hải Phòng”, Nguyễn Thanh Sơn (1997), công trình “Đánh giá TNTN tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ du lịch, Lê Văn Tín (1999), công trình “Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch dải ven biển Thừa Thiên Huế - Quảng Nam – Đà Nẵng, Nguyễn Tưởng (1999)... đã tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi các điều kiện và tài nguyên trong khu vực cho việc PTDL bằng phương pháp đánh giá tổng hợp hoặc cho điểm theo phương pháp trung bình cộng của các điểm thành phần.

Đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL trên phạm vi hẹp (tỉnh, huyện) mới chỉ tiến hành chủ yếu ở các đề tài luận án tiến sĩ, Đặng Duy Lợi (1992), với công trình “Đánh giá và khai thác các ĐKTN và TNTN huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch” đã đề cập đánh giá tổng hợp ĐKTN cho PTDL trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và bước đầu định lượng, qua đó xác định mức độ thuận lợi cho PTDL và bước đầu đề xuất hướng khai thác tài nguyên cho một số LHDL như tham quan, nghỉ dưỡng cuối tuần... Nguyễn Hữu Xuân (1999), trong luận văn “Bước đầu đánh giá TNTN tự nhiên huyện Lạc Dương, Lâm Đồng phục vụ phát triển một số LHDL”, cũng đã đề cập đến việc đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN cho PTDL ở mức LHDL.

Như vậy, có thể thấy tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế-xã hội và du lịch nói chung, một số loại hình du lịch nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mục đích phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

1.1.3. Các nghiên cứu trên lãnh thổ vùng Đông Bắc

Vùng Đông Bắc Việt Nam có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn không những với du khách trong nước mà còn cả với khách du lịch quốc tế. Nơi đây có khả năng đón nhận số lượng lớn khách du lịch với nhiều loại hình khác nhau. Song, những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên của Đông Bắc chưa được nhận diện và khai thác có hiệu quả; môi trường ở các vùng núi, vùng biển đang bị xuống cấp, tài nguyên thiên nhiên đang bị phá hoại nghiêm trọng. Chính vì vậy, thời gian qua đã có một số công trình của một số nhà nghiên cứu nhằm giúp cho vùng Đông Bắc Việt Nam phát huy thế mạnh sẵn có của mình nhằm phát triển



kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững, Phạm Chí Cường (2011): “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường khu vực lãnh thổ vùng núi Đông Bắc Việt Nam”; Đỗ Thị Vân Hương (2014), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên sinh khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam cho phát triển một số cây trồng nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế, Luận án Tiến sĩ; Trần Viết Khanh (2011), Đánh giá một số nguồn lực tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc Việt Nam; Phạm Trung Lương (2007), Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm TTMH vùng núi phía Bắc, Đề tài NCKH cấp ngành, Tổng cục Du lịch Việt Nam; Lê Đức Tố và cộng sự (2005), Đề tài khoa học thuộc Chương trình biển cấp Nhà nước KC – 09:“Luận chứng khoa học về một mô hình phát triển kinh tế sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn vùng biển ven bờ Việt Nam”...

Hầu hết các công trình kể trên đều có nội dung nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội nhằm đưa ra các luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường bền vững địa bàn nghiên cứu. Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trên toàn bộ lãnh thổ vùng Đông Bắc Việt Nam.

1.1.4. Những nghiên cứu về Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại VQG Ba Bể (Bắc Kạn) và huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh)

1.1.4.1. Tại Vườn Quốc Gia Ba Bể

VQG Ba Bể là khu vực có sự tập trung đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa bản địa của cộng đồng các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Mông, Dao. Đây là những nguồn lực có thể phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Thời gian qua nhiều tổ chức khoa học đã công bố các kết quả nghiên cứu về tiềm năng phát triển DLST cũng như cách thức bảo vệ tài nguyên và phát triển bền vững cho khu vực như: Báo cáo tổng hợp quy hoạch chung khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể - Bắc Kạn [52]; Báo cáo tổng hợp xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái hồ Ba Bể và các vùng tiềm năng tỉnh Bắc Kạn; Các vườn quốc gia Việt Nam [64]; Chiến lược tài chính bền vững VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn [87], Nghiên cứu tài chính dự án PARC, Hà Nội....

Trong dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong Phát triển Nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (3PAD), năm 2012, cuốn Cẩm nang du lich sinh thái cộng đồng đã làm nổi bật tính nguyên vẹn và đặc trưng của Hồ Ba Bể, quan tâm đến yếu tố môi



trường, điều phối các dự án khác về du lịch trong khu vực và nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương trong phát triển DLST.

Như vậy, có thể thấy các công trình nghiên cứu về VQG Ba Bể hiện mới dừng lại ở mức độ nhận diện tiềm năng phát triển DLST nói chung, chứ chưa đưa ra được những mô hình DLST hay DLSTDVCĐ nhằm giúp cho cộng đồng địa phương tại khu vực có thể triển khai các hoạt động phát triển DL một cách hiệu quả nhất.

1.1.4.2. Đối với huyện đảo Vân Đồn – Quảng Ninh

Huyện đảo Vân Đồn hiện đang được Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh quy hoạch và định hướng phát triển thành 1 trong 4 trung tâm du lịch hiện đại tại Quảng Ninh. Để phát huy giá trị các nguồn lực nhằm phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về khu vực này. Cụ thể:

Đề tài khoa học thuộc Chương trình biển cấp nhà nước: “Tổng quan về hệ thống đảo Việt Nam” (48B – 12d) [1] đã đưa ra được những đặc trưng cơ bản cho các đảo của Việt Nam. Đề tài là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu và ứng dụng phát triển kinh tế xã hội vùng biển đảo.

Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010” [Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 1994], đã nghiên cứu đưa ra được những định hướng phát triển vùng du lịch Bắc Bộ trong đó có đề cập đến tiềm năng du lịch vùng ven biển và hải đảo của tỉnh Quảng Ninh.

Dự án “Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001 - 2010” của Sở Du lịch Quảng Ninh thực hiện năm 2001 đã thống kê nguồn tài nguyên du lịch, đánh giá hiện trạng và đưa ra được những định hướng và các giải pháp cơ bản cho phát triển du lịch của tỉnh.

Đề tài khoa học thuộc Chương trình biển cấp Nhà nước KC – 09: “Luận chứng khoa học về một mô hình phát triển kinh tế sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn vùng biển ven bờ Việt Nam” [81] chủ trì đã tiến hành phân tích tiềm năng du lịch sinh thái ở một số đảo, cụm đảo ven bờ trong đó có một số đảo của Quảng Ninh.

Đề tài khoa học “Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho một số huyện đảo” [20] đã tiến hành đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển một cách bền vững các ngành kinh tế bao gồm cả du lịch tại một số huyện đảo trong đó có Cô Tô và Vân Đồn của Quảng Ninh.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí