Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 32


Nổi tiếng của tiểu vùng là các sản phẩm du lịch lịch sử, khảo cổ, tham quan hang động, du lịch sinh thái và tham quan vùng văn hóa các dân tộc Tày – Nùng. Nơi đây có rừng Khuôn Mánh là nơi thành lập Đội cứu quốc quân II; KBTTN Hữu Liên, KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng; suối Mỏ Gà (Võ Nhai); hệ thống hang động kasrt với 92 hang dài 13.560m như hang Cả (dài 3342m), hang Dơi (có cửa hang rộng tới 110m) ở huyện Hữu Lũng. Các hang có cảnh đẹp là hang Canh Tẻo, Đồng Mỏ, hang Gió ở huyện Chi Lăng, hang Bông Hiên, Thẩm Oay ở huyện Bắc Sơn, hang Thẩm Khuyên, Thẩm hai ở huyện Bình Gia...

Lễ hội trong tiểu vùng gồm Lễ hội đền Bắc Lệ (19/9 âm lịch), hội đền Mẫu ở Đồng Đăng (đền thiêng của đồng bào vùng biên giới) và lễ hội Lồng Tồng – Hội cầu mùa (từ 03 – 30/1 và tháng 9).

VI. Vùng đồi núi thấp Nam Mẫu – Yên Tử

VI.a Tiểu vùng đồi núi thấp Cao Lộc – Đình Lập

Tiểu vùng gồm các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn. Về địa chất đây là máng trũng do được hình thành trên đới đứt gãy Cao Bằng - Tiên Yên kéo dài theo phương TB-ĐN. Về địa hình, đây là vùng trũng không liên tục có dạng lòng chảo được bồi lấp bởi trầm tích đầm hồ lục địa trong thời kỳ Neogen và phù sa hiện đại. Địa hình trũng này bị ngăn cách bởi những dải đồi núi thấp có độ cao 400-500m cấu tạo bởi các đá cát kết, bột kết, đá phiến sét chứa thấu kính vôi sét thuộc hệ tầng Nà Khuất (T2 nk) và hệ tầng Mẫu Sơn (T3ms). Về phía Bắc của tiểu vùng có núi Mẫu Sơn nhô hẳn lên cao với các đỉnh cao trên 1000m (đỉnh Mẫu Sơn 1569m) được hình trên trầm tích lục nguyên của hệ tầng Mẫu Sơn.

Tiểu vùng có núi Mẫu Sơn và khu du lịch nghỉ dưỡng Mẫu Sơn nằm ở độ cao trung bình 800-1000m đã được người Pháp xây dựng từ năm 1935. Nơi đây, vào mùa Xuân hoa đào rực rỡ; mùa Hè mát mẻ, dễ chịu; đến mùa Thu không khí lại dịu mát; đặc biệt, mùa Đông thường có băng tuyết… rất thích hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, khám phá, dã ngoại. Ngoài ra, Mẫu Sơn còn hấp dẫn mọi người bởi những nét đặc trưng văn hóa giàu bản sắc trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây... Trong đó có bản Khuổi Cấp, nơi tập trung sinh sống


lâu đời của đồng bào người Dao. Cuộc sống của người dân nơi đây phụ thuộc nhiều vào sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt. Ở bản Khuổi Cấp, những bản sắc riêng về văn hóa, phong tục, tập quán vẫn được lưu giữ nguyên vẹn, không pha trộn từ cách ăn, nếp ở, trang phục, phong tục thờ cúng, lễ hội… Chính vì thế, bản Khuổi Cấp đang là địa điểm du lịch văn hóa cộng đồng vô cùng hấp dẫn trong tiểu vùng.

VI.b. Tiểu vùng núi thấp Bình Liêu – Yên Tử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Tiểu vùng là 02 dải núi thấp Bình Liêu và Yên Tử bị ngăn cách bởi thung lũng sông Ba Chẽ, thường được gọi là cánh cung Đông Triều. Trong phạm vi tiểu vùng, ở phía ĐB có độ cao 500-1000m chiếm ưu thế. Tại đây có một số đỉnh cao trên 1000m cấu tạo bở đá phun trào riolit porphyr của hệ tầng Bình Liêu (T2a bl) như đỉnh Cao Xiêm (1330m) và đỉnh Châu Lãnh (1507m). Khu vực phía Tây Nam thuộc dãy Yên Tử, địa hình núi thấp hơn, cấu tạo chủ yếu bởi các thành tạo trầm tích lục nguyên cát bột kết, đá phiến sét, sét than của hệ tầng Nà Khuất (T2nk) và hệ tầng Hòn Gai (T2hg). Độ cao trung bình của dải núi này 400-600m, những đỉnh cao trên 1000m rất hiếm, chỉ gặp đỉnh Yên Tử (1063m) và đỉnh Am Vạp (1094m).

Tiểu vùng có 02 KBTTN là Yên Tử và Đồng Sơn - Kỳ Thượng. KBTTN Yên Tử gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh nằm ở sườn Tây và Bắc của dãy núi Yên Tử đang được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2017; còn KBTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, có nhiều lợi ích không chỉ cho cộng đồng dân cư trong khu vực mà còn đem lại giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý... là nơi lưu giữ và bảo tồn các nguồn gen quý, mẫu chuẩn hệ sinh thái có giá trị trong nước cũng như trên thế giới.

Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 32

VI.c. Tiểu vùng đồi Lục Ngạn - Sơn Động

Tiểu vùng nằm trong hai huyện Sơn Động và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang. Về mặt địa chất tiểu vùng phân bố trên trũng An Châu bị sụt lún mạnh trong thời kỳ Mezozoi và được lắng đọng các trầm tích lục nguyên cát kết, bột kết, sét kết chứa than có tuổi Triat thuộc các hệ tầng Văn Lãng (T3vl), hệ tầng Mẫu Sơn (T3ms) và hệ


tầng Hòn Gai (T3n-rhg). Đặc điểm chung của tiểu vùng là địa hình đồi chiếm ưu thế với độ cao trung bình 150-200m, một vài núi thấp cao 400-500m và có mạng lưới sông suối khá dày tạo những thung lũng mở rộng, đôi khi trở thành các cánh đồng giữa núi.

Tài nguyên du lịch tiểu vùng có hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, Suối Mơ với phong cảnh non nước hữu tình là điểm tham quan nghỉ dưỡng lý thú. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiểu vùng còn là nơi sinh sống và chứa đựng kho tàng văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Cháy, Cao Lan...với các làn điệu Sli, Shoong hao, lễ hội xuống đồng, cầu mùa, mừng năm mới, mừng nhà mới độc đáo.

VII. Vùng núi thấp và đồi Yên Lập – Thanh Ba

Vùng đồi núi thấp Yên Lập –Thanh Ba chiếm chủ yếu phần phía Tây và Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, bao gồm các huyện Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn và một phần diện tích phía Đông Nam của các huyện Trấn Yên, Văn Chấn của tỉnh Yên Bái. Địa hình của vùng chủ yếu là núi thấp có độ cao trung bình 700-1000m phân bố ở phía Tây và Tây Nam hình thành trên trầm tích lục nguyên cát kết, bột kết, phiến sét đen, đá vôi, sét vôi của hệ tầng Bản Nguồn và hệ tầng Sông Mua và địa hình đồi cao có độ cao trung bình 300-400m phân bố ở phía Đông và Đông Nam hình thành trên nền đá biến chất của hệ tầng Bến Khế và hệ tầng Suối Chiềng. Xen giữa địa hình núi thấp và đồi cao là các thung lũng hẹp của sông Mua, sông Diên có phương chủ yếu TB-ĐN cáu tạo bởi các trầm tích sông và trầm tích hỗn hợp có tuổi Đệ tứ.

Là vùng địa hình núi thấp và đồi cao, khí hậu của vùng có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh ẩm ướt và mưa phùn nên sinh khí hậu vùng thuộc kiểu khí hậu ID1c.

Tiềm năng du lịch của vùng có các điểm du lịch nổi tiếng như Hang Cọng và khu nước khoáng nóng Thanh Thủy, có VQG Xuân Sơn nổi tiếng với rừng nguyên sinh trên núi đá vôi đặc sắc về mặt cảnh quan nguyên sơ và hệ động thực vật đa


dạng, phong phú. Rải rác quanh VQG là các bản người Mường, người Dao vẫn giữ được nét nguyên sơ, độc đáo với lối sống đậm nét văn hoá cổ truyền.

VIII. Vùng đồi núi thấp thung lũng sông Hồng - sông Chảy

VIII.a Tiểu vùng đồi núi thấp Bảo Thắng - Yên Bình

Tiểu vùng chạy dọc thung lũng sông Hồng và sông Chảy kéo dài từ Bảo Thắng đến Yên Bình. Địa hình là những dải đồi núi thấp có độ cao trung bình 600- 700m với mức độ chia cắt khá lớn được hình thành trên nền nham thạch biến chất có tuổi Protezozoi và Paleozoi hạ của các hệ tầng núi Con Voi, hệ tầng Ngòi Chi, hệ tầng Cam Đường và hệ tầng Hà Giang. Khí hậu của tiểu vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm, ấm, có mùa đông lạnh, mùa mưa và mùa khô trung bình, không hạn.

Dân cư trong tiểu vùng chủ yếu là các dân tộc ít người, trong đó: người Tày chiếm 17,6%, Dao chiếm 9,3%; người H'Mông chiếm 8,1%; Mường chiếm 1,3%, Nùng chiếm 1,9%. Các dân tộc sinh sống đoàn kết mang tính cộng đồng cao nhưng nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác phần nhiều gắn với nương rẫy, một bộ phận sống du canh du cư, kết cấu hạ tầng thiếu, đời sống vật chất và tinh thần gặp nhiều khó khăn. Tiềm năng đất, rừng, khoáng sản... tương đối phong phú, nhưng việc khai thác còn rất hạn chế.

Về du lịch, tiểu vùng có các điểm du lịch sau: Thành cổ Nghị Lang, Phố Ràng, đền Bảo Hà, đền Đại Cại – Núi Hắc Y, Chùa Tháp Hắc Y và đặc biệt là hồ Thác Bà nơi phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và tham quan cảnh quan hồ hết sức lý thú.

VIII.b. Tiểu vùng đồi và đồng bằng Đoan Hùng- Lâm Thao

Tiểu vùng phân bố ở phần Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ thuộc các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Lâm Thao, Sông Thao, Tam Nông, Thanh Thủy. Nằm ở vùng trung du, địa hình của tiểu vùng là các đồi thoải dạng bát úp có độ cao trung bình 50-100m được cấu tạo bởi các đá biến chất có tuổi Protezozoi và Cambri của hệ tầng núi Con Voi, hệ tầng Ngòi Chi, hệ tầng Cam Đường và hệ tầng Hà Giang xen kẽ là các đồng bằng phù sa sông Hồng gồm các bậc thềm và bãi bồi có tuổi từ Pleistocen đến hiện đại. Khí hậu của tiểu vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung


bình hàng năm là 230C, mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 là 290C, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 160C.

Về du lịch, tiểu vùng có các điểm du lịch: đầm Ao Châu (Châu Ngọc) thuộc xã Ấm Thượng, huyện Hạ Hòa có diện tích trên 260 ha mặt nước với 99 khe suối đổ vào đầm, đan xen những khu rừng và các đồi cây ăn quả tạo cảnh đẹp nên thơ, gắn với nhiều truyền thuyết thời Hùng Vương dựng nước; Khu di tích Đền Hùng gồm các di tích đền Giếng, lăng vua Hùng, đền Thượng ở núi Hy Cương huyện Lâm Thao gắn liền với truyền thuyết về 18 đời Vua Hùng dựng nên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, hàng năm thu hút hàng ngàn người đến tham quan và hành hương về giỗ Tổ. Cùng với Hát Xoan, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng đã được tổ chức UNESCO bình chọn là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

IX. Vùng đồng bằng, đồi núi thấp Bắc Giang - Thái Nguyên

IX.a.Tiểu vùng đồi và núi thấp Tam Đảo - Định Hóa

Tiểu vùng nằm trong phạm vi các huyện Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) và Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang). Địa hình cao nhất của tiểu vùng là dải núi thấp ven chân núi Tam Đảo được hình thành trên nền đá phun trào riolit, dacit porphyr của hệ tầng Tam Đảo, có độ cao trung bình trên 700m. Chuyển xuống dưới là khu vực núi thấp ở Định Hóa có độ cao trung bình 300-700m và vùng đồi Đại Từ, Phú Lương, Sơn Dương có độ cao từ 100-200m hình thành chủ yếu trên nền đá biến chất của hệ tầng Phú Ngữ có tuổi Ocdovic-Silua. Ngoài ra còn bắt gặp các thành tạo đá vôi, phiến sét, phiến silic của hệ tầng Mia Lé, Nà Quản phân bố rải rác. Nhìn chung địa hình núi có diện tích hẹp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh; vùng đồi có diện tích rộng, bề mặt thoải hơn.

Nơi đây có chiến khu Tân trào ghi đậm dấu ấn của cách mạng Việt Nam và ngày nay đây là một địa chỉ du lịch thu hút nhiều du khách; có chiến khu ATK – xã Phú Đình huyện Định Hóa; Khu di tích lịch sử Tân Trào: đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang; có hồ Núi Cốc một thắng cảnh và là khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.


IX.b Tiểu vùng đồi và đồng bằng Đồng Hỷ - Tân Yên

Tiểu vùng bao gồm thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên và các huyện Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam và TP. Bắc Giang của tỉnh Bắc Giang. Đặc trưng cơ bản của tiểu vùng này là địa hình có sự phân hóa rõ nét. Địa hình đồi có độ cao chủ yếu 30- 100m thuộc các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, TP. Thái Nguyên, Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam phân bố rìa phía Bắc tiếp giáp với vùng đồi và núi thấp của Lạng Sơn; và địa hình vùng đồng bằng thềm và bãi bồi phù sa của sông Cầu, sông Thương có độ cao thay đổi 5-30m xen lẫn các đồi sót rải rác cao 50 -100m phân bố tập trung ở phía Nam thuộc các huyện Phổ Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng.

Tiểu vùng là nơi tập trung sinh sống của cộng đồng người Nùng. Trong đó, người Nùng Phàn Slình và người Nùng Cháo chứa đựng rất nhiều các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Làng bản của đồng bào thể hiện tính cộng đồng và tính tự trị mang bản sắc riêng, độc đáo của văn hoá tộc người. Nó hàm chứa các giá trị nhân văn sâu sắc.

Về tiềm năng du lịch, tiểu vùng có các điểm du lịch nổi tiếng như: đình Thổ Hà; Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Thái Nguyên, khu di tích lịch sử Yên Thế, lễ hội Yên Thế… đặc biệt là các làng nghề truyền thống như các làng chè truyền thống Văn Hán và Khe Mo ở Đồng Hỷ;làng chuyên sản xuất mì gạo Châu Sơn, xã Ngọc Châu và làng chuyên làm chổi ở Nội Hạc xã Việt Lập - Tân Yên. Đây là những địa điểm có thể phát triển du lịch văn hóa, du lịch làng nghề và cũng có thể phát triển được cả DLSTDVCĐ.

X. Vùng đồi, đồng bằng ven biển và hải đảo ven bờ Quảng Ninh

X.a. Tiểu vùng đồi và đồng bằng ven biển Hải Hà – Yên Hưng

Phạm vi tiểu vùng chiếm một phần diện tích các huyện và thành phố ven biển của tỉnh Quảng Ninh, kéo dài từ Móng Cái đến Yên Hưng với bề rộng từ 10-15km. Địa hình của tiểu vùng là các dải đồi thấp kéo dài theo phương ĐB-TN có độ cao trung bình 50-200m và dải đồng bằng thềm, đồng bằng nguồn gốc biển có độ cao 0-


50m so với mực nước biển. Cấu tạo nên dải đồi và đồng bằng này là các thành tạo địa chất khá đa dạng thuộc hệ tầng Tấn Mài (O3 – S1 tm), hệ tầng Hà Cối (J1-2hc), hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg) và các thành tạo Đệ tứ có nguồn gốc biển.

Các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng: chùa Long Tiên, chùa Cái Bầu, đền Cửa Ông, núi Bài Thơ, bảo tàng Quảng Ninh, Đầm Hà, đình Trà Cổ, nhà thờ Trà Cổ; bãi tắm Trà Cổ, chùa Vạn Linh Khánh, đình Trung Bản, đình Phương Cốc, đình Lưu Khê, miếu Tiên Công, miếu Vua Bà, Cây lim, Giếng rừng (thị trấn Quảng Yên), bãi cọc Bạch Đằng, đền Trần Hưng Đạo, đền Trang Cốc ( xã Nam Hòa).

X.b Tiểu vùng biển - đảo Vân Đồn - Hạ Long

Phạm vi của tiểu vùng thuộc khu vực biển đảo nằm ở phía Đông và phía Nam tỉnh Quảng Ninh, phân bố từ Móng Cái đến Cát Bà với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ khác nhau kéo dài theo phương ĐB-TN phù hợp với những cánh cung Cẩm Phả - Cái Bầu, Ba Mùn - Trà Bản - Quan Lạn trên biển. Các đảo lớn trong tiểu vùng phải kể đến đảo Cái Bầu, Cát Bà, Trà Bản, Vĩnh Thực, Ba Mùn, Quan Lạn, Vạn Cảnh, Ngọc Vừng. Độ cao của các đảo phổ biến khoảng 100-120m, các đỉnh có độ cao

>200m rất hiếm gặp, đỉnh cao nhất là Vạn Hoa trên đảo Cái Bầu cao 397m. Địa hình các đảo thuộc về 02 kiểu chính:

- Đồi núi thấp bóc mòn – mài mòn hình thành trên nền đá trầm tích cổ sinh và trung sinh thuộc hệ tầng Tấn Mài có tuổi Ocdovic-Silua; hệ tầng Dưỡng Động, Bản Páp, sông Cầu có tuổi Devon; hệ tầng Hà Cối có tuổi Jura và hệ tầng Hòn Gai có tuổi Triat. Tiêu biểu là các đảo Cái Bầu, Trà Bản, Vĩnh Thực, Cái Chiên, Ngọc Vừng, Hạ Mai…

- Đồi núi thấp bóc mòn – rửa lũa - mài mòn tạo bởi các khối đá cacbonat có tuổi cổ sinh thuộc các hệ tầng Cát Bà, hệ tầng Bắc Sơn tuổi Cacbon –Pecmi phân bố rộng rãi trong vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, quần đảo Cát Bà. Đó là các đảo Cát Bà, Đầu Bê, Hang Trai, Chân Voi, Vụng Ba Cửa, Cây Khế, Lẻ Mòi, Lão Vọng, Vạn Giỏ, Cống Đỏ.

Các khu du lịch chính trong tiểu vùng là 03 kỳ quan địa chất có giá trị toàn cầu; đó là vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, quần đảo Cát Bà cùng các Vườn quốc


gia Bái Tử Long, Vườn quốc gia Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, khu du lịch Tuần Châu; các bãi tắm Quan Lạn, Minh Châu, Bãi Cháy…

Ngoài ra, khu vực này còn có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời trên dưới một vạn năm cũng là nơi hội tụ, tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng, văn hóa nghệ thuật của người Việt, cũng như tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa các dân tộc thiểu số và của Trung Hoa. Nơi đây đã hình thành và tồn tại những nếp sống văn hóa, những hình thái nghệ thuật dân gian độc đáo, nhất là ở vùng biển: hát chèo đường (hò biển ở xã đảo Thắng Lợi), hát soọng cô (người Sán Dìu ở xã Bình Dân). Bên cạnh đó Vân Đồn còn có nhiều làng nghề liên quan đến văn hóa biển như làm mắm, làm muối, đóng tầu, đan lưới, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến các loại hải sản, trồng cây chuyên canh cam Vạn Yên, cam Bản Sen…

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí