Vùng Đồi Núi Thấp Và Trung Bình Lô - Gâm


Nậm Mơ, Nậm Ngân, Ping Ho. Vì đây là địa hình của khối núi vòm có độ cao lớn nên địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều sườn dốc, thung lũng sâu nên hiện tượng bào mòn, rửa trôi, đất lở, đất trượt diễn ra nghiêm trọng vào mùa mưa, cản trở đến sản xuất và sinh hoạt.

Tiểu vùng này có KBTTN Tây Côn Lĩnh, Kiều li Ti - nơi có 8.612 ha diện tích rừng tự nhiên, chiếm 40% tổng diện tích toàn khu bảo tồn. Phần lớn diện tích còn lại là đất trống cỏ, cây bụi. Rừng chỉ bắt đầu từ độ cao 1.200m, và các loại rừng còn lại ở đây thuộc loại rừng thường xanh ở vùng đồi núi trung bình và núi cao. Ở đây đã tìm thấy 236 loài thực vật bậc cao, 46 loài thú, 114 loài chim, 18 loài bò sát và 11 loài ếch nhái. Tiểu vùng cũng là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc Mông – Dao, do vậy có thể khai thác phát triển du lịch tham quan và khám phá cộng đồng các dân tộc ít người.

III. Vùng đồi núi thấp và trung bình Lô - Gâm

III.a Tiểu vùng núi trung bình Bắc Mê – Na Hang

Tiểu vùng trong cấu trúc nếp lõm sông Gâm kẹp giữa phía Tây là đứt gãy sông Lô và phía Đông cánh cung sông Gâm. Phạm vi hành chính tiểu vùng thuộc hai huyện vùng cao Na Hang và Lâm Bình của tỉnh Tuyên Quang và huyện Bắc Mê của tỉnh Hà Giang. Địa hình của tiểu vùng chủ yếu là dãy núi và khối núi có độ cao trung bình 1200-1400m; trong đó có nhiều đỉnh cao như Pu Tha Ca 2274m, Pia Da 1980m. Thành tạo địa chất của tiểu vùng chủ yếu đá vôi, đá vôi silic, đá vôi đolomit, sét vôi, đá phiến silic và sét bột kết và phiến sét vôi của các hệ tầng Pia Phương, Mia Lé, Tòng Bá có tuổi Devon sớm. Xen giữa các dãy núi và khối núi các thung lũng rộng của sông Gâm, sông Năng nằm ở độ cao 300-500m thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Khí hậu của tiểu vùng có mùa đông kéo dài khoảng 5-6 tháng (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau), nhiệt độ trung bình năm là 22,30C (các tháng mùa đông 10-120, mùa hè 25-260), lượng mưa 1730mm, thường xuất hiện sương muối về mùa đông (tháng 1 và 2), gió lốc và gió xoáy vào mùa hạ.


Tiểu vùng có 02 KBTTN Bắc Mê và Na Hang và nhiều cảnh quan đẹp cùng các hang động kasrt để phát triển DLSTDVCĐ như động và suối Tiên, hang Phương Thiện, hang Dơi, hang Làng Lò, động Song Long; các thắng cảnh như thác Mậm Me, hồ thủy điện Na Hang, khu du lịch sinh thái Na Hang.

Ngoài ra, trong tiểu vùng cũng có nhiều giá trị văn hóa phi vật thể được bảo tồn, phát huy và có sức lan tỏa trong cộng đồng xã hội. Điển hình là làn điệu Páo dung, nghi lễ cấp sắc - hiện vẫn còn nguyên vẹn ở các bản làng người Dao tại Na Hang.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Còn tại Bắc Mê, từ tháng 1 năm 2008, làng văn hoá du lịch cộng đồng đầu tiên của Bắc Mê chính thức ra mắt và đi vào hoạt động tại thôn Bản Lạn, xã Yên Phú. Đây là làng văn hoá mang đậm phong cách người Tày địa phương, được quy hoạch và phát triển một cách khoa học, bài bản, trở thành làng văn hoá điển hình cho hoạt động vừa bảo tồn các giá trị truyền thống của người địa phương, vừa thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan. Trong tiến trình phát triển đó, huyện Bắc Mê cũng đang tiếp tục khảo sát, xây dựng và phát triển thêm nhiều làng văn hoá du lịch cộng đồng khác mang đậm phong cách dân gian của người địa phương như: Làng văn hoá du lịch cộng đồng dân tộc H'Mông, dân tộc Dao… nhằm tiếp tục khai thác, tận dụng những giá trị lịch sử của đồng bào các dân tộc và tiềm năng thế mạnh sẵn có của nguồn sinh thái địa phương vào phát triển kinh tế, VH-XH, AN-QP của huyện một cách vững chắc, tạo nên một tour du lịch hấp dẫn trong tuyến du lịch sinh thái của Bắc Mê hiện nay.

III.b Tiểu vùng đồi núi thấp Chiêm Hóa – Yên Sơn

Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 31

Tiểu vùng phân bố ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang bao gồm các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn và phần lớn diện tích của huyện Bắc Quang, Quang Bình của tỉnh Hà Giang. Nằm trọn trong phạm vi lưu vực thung lũng sông Lô và sông Gâm, địa hình của tiểu vùng chủ yếu là núi thấp và đồi có độ cao giảm dần từ phía Bắc về phía Nam. Địa hình núi thấp có độ cao trung bình 700-800m với các đỉnh cao (Chạm Chu 1587m, Phia Giòng 1229m, Khau Bươm 957m) phân bố ở Hàm Yên và Chiêm Hóa. Địa hình đồi cao có độ cao trung bình 200-300m phân bố


ở các huyện Bắc Quang, Yên Sơn, TP. Tuyên Quang. Xen giữa núi thấp và đồi là thung lũng sông Lô và sông Gâm.

Khí hậu của tiểu vùng mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt. Mùa đông chỉ dài 4-5 tháng (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), nhiệt độ trung bình năm 230- 240 (mùa đông từ 130 – 140 C, mùa hạ từ 260-270), lượng mưa tương đối cao (1800mm), các tháng đầu mùa hạ thường xuất hiện dông và mưa đá.

Trong phạm vi tiểu vùng có khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn) là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng, có KBTTN Chạm Chu (huyện Hàm Yên) không những đa dạng về các kiểu hệ sinh thái rừng mà hệ thực vật và động vật ở đây còn phong phú và đa dạng về thành phần loài rất có giá trị cho du lịch sinh thái.

Ngoài ra, tiểu vùng còn là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Tày, Cao Lan và Dao - tạo thành một vùng văn hóa phong phú, đa dạng. Đặc biệt ở Yên Sơn có đồng bào Dao Ô Gang, Dao Coóc Mùn, Dao Coóc Ngáng chỉ duy nhất cư trú tại vùng này với sắc phục và phong tục tập quán riêng, độc đáo.... Trong đó có một số lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc luôn được duy trì và phát triển như: Lễ hội Lồng Tông của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Lâm Bình, Chiêm Hoá; Lễ hội của đồng bào dân tộc Cao Lan tại đình Giếng Tanh xã Kim Phú

và đình Minh Cầm, xã Đội Bình (Yên Sơn)...

IV. Vùng đồi, núi thấp và núi trung bình Ngân Sơn – Yên Lạc

IV.a Tiểu vùng núi trung bình Bảo Lạc – Nguyên Bình

Tiểu vùng nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, bao trọn các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Nguyên Bình. Tiểu vùng nằm kẹp giữa hai cánh cung sông Gâm ở phía Tây và cánh cung Ngân Sơn – Yên Lạc ở phía Đông. Địa hình của tiểu vùng là dãy núi có độ cao trung bình 800-1000m đặc trưng bởi sự xen kẽ giữa các dãy núi đất và các dãy núi đá vôi; trong đó có nhiều đỉnh cao gần 2000m như Phia Ya 1980m , Phia Oắc 1931m, Tam Tao 1326m được hình thành trên nền địa chất là trầm tích lục nguyên, gồm đá phiến sét, cát kết, bột kết, sét vôi của hệ tầng Sông Hiến (T1sh) và hệ tầng Mia Lé (D1ml) và các thành tạo đá vôi, sét vôi của hệ tầng


Bắc Sơn (C-P bs). Mạng lưới sông suối trong khu vực dày đặc, địa hình bị cắt xẻ mạnh, độ dốc lớn.

Khí hậu của tiểu vùng mang tính á nhiệt đới, mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch.

Tiểu vùng có KBTTN Phia Oắc - nơi có sự hiện diện các loài thuộc 8 bộ, chiếm 66,7% số bộ thú của Việt Nam; với số loài đã biết là 87 loài/300 loài, chiếm 29% tổng số loài thú trên cạn của cả nước. Trong số đó có ít nhất 24 loài thú thuộc diện quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam cùng với đó là 11 loài chim quý hiếm, 14 loài bò sát và 7 loài côn trùng quý hiếm. Đây chính là di sản, là báu vật của núi rừng Phia Oắc cần được ưu tiên bảo tồn.

Đây là địa bàn cư trú của người Dao sống xen kẽ cùng nhiều dân tộc khác như LôLô, Sán Chỉ, Sán Chay... và chủ yếu là người H’Mông (huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thông Nông - tỉnh Cao Bằng). Các dân tộc này sống chủ yếu vào nương rẫy du canh, du cư vì thế cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn.

IV.b. Tiểu vùng đồi, núi thấp Ba Bể - Chợ Đồn

Tiểu vùng nằm trong phạm vi lãnh thổ tự nhiên của các huyện Pắc Nậm, Ba Bể, Chợ Đồn và một phần phía Tây của huyện Bạch Thông và huyện Chợ Mới. Phần lớn địa hình ở phía Bắc của tiểu vùng thuộc các huyện Pắc Nậm, Ba Bể và Chợ Mới là dãy núi có độ cao trên 700m, điển hình là dãy núi địa lũy Phia Bioc phân bố ở phía Đông (đỉnh Pù Khuổi Vai cao 1528m), chúng là bộ phận cấu thành nên cánh cung sông Gâm. Cấu tạo nên địa hình là đa granit của phức hệ Phia Bioc và đá phiến sét, phiến thạch anh, đá phiến sét vôi, đá vôi sét và đá vôi silic, đá hoa của hệ tầng Phia Phương (D1 pp) và hệ tầng Mia Lé (D1ml). Ở phía Nam của tiểu vùng thuộc huyện Chợ Đồn và một phần phía Tây của huyện Chợ Mới là dạng địa hình núi thấp và đồi cao chiểm ưu thế, được cấu tạo bởi đá phiến sét, cát bột kết, cát bột kết vôi của hệ tầng Phú Ngữ (O3-S1 pn). Ngoài ra trong tiểu vùng còn các thung lũng sông suối nhỏ hẹp, làm cho địa hình nơi đây bị cắt xẻ mạnh.


Khí hậu của tiểu vùng mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, khí hậu mát mẻ, độ dài mùa lạnh và cũng là mùa khô đều ngắn.

Tài nguyên du lịch khu vực này nổi tiếng nhất là khu du lịch hồ Ba Bể với các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa. Ở đây có thể tạo thành quần thể với 20 địa điểm có sức hút cao đối với khách du lịch; đó là VQG và hồ Ba Bể, động Puông, thác Đầu Đẳng, Ao Tiên, ATK Bằng Lũng...

Hiện có khoảng 3.000 người thuộc các dân tộc Tày, H’Mông, Dao sống trong vùng lõi của VQG Ba Bể. Trong đó, có các thôn Pác Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc… nằm sát ngay khu vực lòng hồ, cư dân ở đây sống chủ yếu là dựa vào đánh bắt nguồn thuỷ sản trong hồ và làm các dịch vụ đón tiếp tại nông hộ và các dịch vụ nhỏ phục vụ khách du lịch.

IV.c Tiểu vùng đồi núi thấp Ngân Sơn – Na Rì

Tiểu vùng này thuộc trong hệ thống cánh cung Ngân Sơn của tỉnh Bắc Kạn, chiếm gần như trọn vẹn huyện Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Mới, huyện Na Rì và TX. Bắc Kạn. Ở phía Bắc của tiểu vùng thuộc huyện Ngân Sơn, địa hình chủ yếu là các dãy núi cao >700m, dọc theo sống cánh cung còn có các đỉnh núi cao >1.000m hình thành trên nền địa chất chủ yếu là đá vôi hoặc đá vôi xen đá phiến sét của hệ tầng Nà Quản ( D1-2 nq) và Phia Phương (D1pp). Ở phần phía Đông Nam và phía Nam của tiểu vùng chiếm hầu hết lãnh thổ huyện Na Rì và một phần phía Đông của huyện Chợ Mới, địa hình chủ yếu là đồi và núi thấp có độ cao thay đổi từ 100-700m được cấu tạo bởi thành tạo lục nguyên của hệ Phú Ngữ và hệ tầng Mia Lé. Ngoài ra còn gặp địa hình thung lũng sông Cầu tạo các thung lũng rộng nằm xen kẽ giữa các dải đồi và núi thấp.

Do tiểu vùng được bao bọc bởi hai cánh cung lớn hai bên nên khí hậu nóng nhất tỉnh Bắc Kạn, với nhiệt độ trung bình năm 20 - 220C, nhiều nơi >220 mùa lạnh và mùa khô ngắn, lượng mưa trung bình năm không nhiều từ khoảng trên dưới 1.500mm/năm.

Trong phạm vi tiểu vùng có KBTTN Kim Hỉ được đánh giá là nơi lưu giữ hiện trạng nguyên sơ của thiên nhiên kỳ thú với hệ động vật phong phú; có di tích


văn hóa chùa Thạch Long, lễ hội chùa Thạch Long; Đền Thắm ở thị trấn Chợ Mới; hội Xuân Dương ở huyện Na Rì diễn ra vào ngày 25 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, là dịp gặp gỡ trong ngày hội cuối cùng đưa tiễn mùa xuân với các điệu hát dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Dao....

V. Vùng núi thấp Hạ Lang - Bắc Sơn

V.a Tiểu vùng núi đá vôi Trùng Khánh - Hạ Lang

Tiểu vùng phân bố ở phía Đông của tỉnh Cao Bằng đa dạng về các kiểu địa hình như địa hình núi bóc mòn - xâm thực, địa hình karst, kiểu đồng bằng thung lũng tích tụ, tích tụ - xâm thực. Địa hình núi bóc mòn xâm thực chiếm diện tích khá lớn phân bố ở các huyện Phục Hòa, Thạch An và Xung quanh TP.Cao Bằng có độ cao trung bình khoảng 600-800m bị cắt xẻ bởi các thung lũng sông suối có dạng chữ “V” tạo các sườn núi thẳng và dốc. Địa hình karst chiếm diện tích phổ biến tạo nên các khối, dãy núi và thung lũng karst ở các huyện Hà Quảng, Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh, Quảng Uyên và Phục Hòa. Độ cao trung bình của các khối và dãy núi karst từ 900-1200m tạo nên bề mặt san bằng rộng lớn có tuổi Pliocen muộn. Địa hình đồng bằng xâm thực, xâm thực-tích tụ bao gồm các đồng bằng thung lũng sông Bằng Giang, Bắc Vọng, Quây Sơn… phát triển, phân bố rộng rãi ở vùng trũng Cao Bằng và huyện Phục Hòa cấu tạo bởi các trầm tích Đệ tứ hỗn hợp aluvi và proluvi.

Đây là khu vực có tiềm năng du lịch hứa hẹn với 03 cụm du lịch chính: Cụm thị xã Cao Bằng và phụ cận với hướng tập trung vào việc tôn tạo, bảo vệ các khu di tích, xây dựng các làng văn hóa, đường cảnh quan dọc bờ sông Bằng Giang và các khu văn hóa - thể thao; Cụm Pắc Bó và phụ cận (xã Trường Hà, Hà Quảng) với ý nghĩa không chỉ cho Cao Bằng mà còn đối với cả nước, liên quan đến hoạt động của Bác Hồ mà trung tâm của cụm là hang Pắc Bó với quần thể di tích suối Lê Nin, suối Các Mác, lán Khuổi Nậm, đền thờ Bác Hồ, bảo tàng Pắc Bó; Cụm Bản Giốc – Ngườm Ngao (xã Đàm Thủy, Trùng Khánh) gắn với thác nước, hang động, những cánh rừng thưa, nhất là rừng dẻ Trùng Khánh, thích hợp với Du lịch sinh thái.


Về dân tộc thiểu số trong tiểu vùng: người Tày chiếm số dân đông nhất, tập trung chủ yếu ở các huyện Hòa An, Trùng Khánh và rải rác khắp các huyện thị còn lại của tiểu vùng. Họ cư trú ở vùng thấp, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng nước, khai khẩn lòng chảo, thung lũng và trên các sườn đồi làm ruộng bậc thang. Các bản của người Tày khá tập trung, đông đúc và có trình độ phát triển tương đối cao; Người Nùng đứng thứ hai trong tiểu vùng này, phân bố nhiều ở huyện Quảng Hòa sau đó là Hà Quảng và Hòa An. Địa bàn cư trú của họ chủ yếu là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và vùng núi cao, chủ yếu làm nương rẫy, ít ruộng nước. Nghề thủ công phát triển đến trình độ cao như nghề rèn, nghề đúc của người Nùng ở xã Phúc Sen huyện Quảng Hòa, nghề dệt thổ cẩm ở Hòa An, Hà Quảng...); Người H’Mông và Dao cũng có địa bàn cư trú tại huyện Hòa An, Hà Quảng sống chủ yếu dựa vào nương rẫy và du canh.

V.b. Tiểu vùng núi thấp Tràng Định - Văn Lãng

Tiểu vùng bao gồm các huyện Tràng Định, Văn Lãng và Bình Gia nằm phần phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn thuộc cấu trúc võng chồng sông Hiến kẹp giữa hai cánh cung Ngân Sơn ở phía Tây và cánh cung Bắc Sơn ở phía Đông. Địa hình của tiểu vùng chủ yếu là các dải núi thấp có độ cao trung bình 400-550m cấu tạo chủ yếu bởi các đá trầm tích lục nguyên: cát kết, bột kết, đá phiến sét chứa thấu kính đá vôi thuộc hệ tầng Nà Khuất (T2nk) và hệ tầng sông Hiến (T1sh) xen thung lũng sông Kỳ Cùng và sông Thương.

Dân cư trong vùng chủ yếu là người Tày sống ở thung lũng có nhiều đồng ruộng như lòng chảo Thất Khê (Tràng Định), Bình Gia, Văn Lãng. Bên cạnh đó là người Dao có số lượng không nhiều nhưng địa bàn cư trú khá rộng. Họ chủ yếu sống ở những vùng đồi núi, gần nơi có nước hoặc có điều kiện dẫn nước về bản. Trước đây hình thức canh tác của người Dao là du canh du cư. Nhưng ngày nay, người Dao tiếp thu được nhiều nét tiến bộ của các dân tộc cùng chung sống và chuyển dần sang sống định canh, định cư, xây dựng mô hình kinh tế mới – kinh tế hộ gia đình VACR và kinh tế trang trại với quy mô nhỏ. Ngoài ra ở tiểu vùng còn


có người Hoa sinh sống, phần lớn người Hoa hoạt động kinh doanh buôn bán, một bộ phận nhỏ sống bằng nghề làm vườn, chế biến bánh kẹo, nghề rèn.

Về tiềm năng du lịch tiểu vùng có hệ thống hang động phong phú: gồm có các hang lớn là Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng... đã phát hiện ra di chỉ của người Việt cổ. Ẩm thực tiểu vùng mang những nét đặc trưng của ẩm thực Lạng Sơn với các món như: Lợn quay, vịt quay, khâu nhục, bánh giầy, bánh chưng dài... Đặc biệt trong các món quay không thể thiếu là Mắc Mật (là lá một loại cây mọc nhiều ở Lạng Sơn, có quả ăn rất ngon, vị ngọt).

V.c Tiểu vùng núi đá vôi Võ Nhai – Bắc Sơn

Tiểu vùng có cấu tạo của một nếp lồi lớn, hình dạng tương đối đối xứng qua trục có hướng ĐB-TN. Đá vôi tuổi Car bon – Permi thuộc hệ tầng Bắc Sơn (C –P bs) chiếm ưu thế, bao phủ hầu hết diện tích của tiểu vùng. Ngoài ra trong tiểu vùng còn gặp các thành tạo đá trầm tích của các hệ tầng sông Cầu (D1 sc), Mia Lé (D1 ml), Lạng Sơn (T1 ls), Khôn Làng (T2a kl) với thành phần là cuôi, sạn, cát kết, bột kết, đá phiến sét, đá vôi sét phân bố dưới dạng các núi đất và các đồi núi đất.

Về địa mặt địa hình, đây là tiểu vùng núi đá vôi thấp có độ cao trung bình toàn tiểu vùng 400m - 500m. Đỉnh cao nhất là đỉnh Bắc Hà 779m, ngoài ra có các đỉnh núi Photi (680m), Khao Chan (647m). Quá trình hoạt động karst của tiểu vùng diễn ra mạnh tạo nhiều phễu karst, thung lũng karst, cánh đồng ngoại vi karst rộng lớn và các đồi, gò, núi sót karst. Mạng lưới sông suối tiểu vùng kém phát triển, chủ yếu là các sông suối ngầm.

Trên toàn bộ khu vực là địa bàn sinh sống của người Nùng. Cộng đồng người Nùng nơi đây làm ruộng nước thành thạo như người Kinh và người Tày; nhưng do địa bàn cư trú của họ là khu vực chuyển tiếp giữa vùng thấp và vùng cao, ruộng nước ít nên nương rẫy với hệ thống ruộng bậc thang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Người Nùng còn biết làm một số nghề thủ công để cải thiện đời sống gia đình và tạo hàng hóa như dệt, nhuộm vải, rèn, đúc, đan lát, làm gốm, làm ngói máng (ngói âm dương).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023