Định Hướng Quản Lý Tài Nguyên Và Bảo Vệ Môi Trường 80564


(4)Phát triển sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm: Đây là loại hình du lịch có thể phát triển ở những nơi có địa hình hiểm trở như tiểu vùng Ia, Xb.

(5)Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng chữa bệnh: loại hình du lịch này phát triển ở những khu vực có nguồn nước khoáng, nước nóng và khí hậu mát mẻ trong lành như tiểu vùng Va, vùng I, vùng VII, vùng III, vùng X.

=> Liên kết các tiểu vùng và ngoại vùng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để đáp ứng mọi nhu cầu của khách. Phát triển các sản phẩm du lịch mới gắn với các bảo tàng, du lịch đô thị gắn với trung tâm du lịch thể thao - mạo hiểm gắn với các khu vực núi Yên Tử, khu vực núi phía Bắc và các đảo v.v…

3.2.2.2. Định hướng khai thác không gian

a) Các tiểu vùng ưu tiên phát triển

Như trên đã phân tích, phân vùng ĐLTN là tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên cơ sở khoa học và có tính khách quan cao. Kết quả phân vùng ĐLTN là cơ sở cho việc đánh giá, sử dụng tài nguyên lãnh thổ phục vụ phát triển KT - XH nói chung và du lịch nói riêng. Chính vị vậy, phân vùng ĐLTN vùng Đông Bắc là tổ chức không gian khoa học. Việc đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển DLSTDVCĐ dựa trên 22 thể tổng hợp ĐLTN nhằm tìm ra những thể tổng hợp ĐLTN có điều kiện thuận lợi về tài nguyên DLST, sức hấp dẫn của điểm tài nguyên du lịch cho từng khu vực. Từ đó có cơ sở tập trung nguồn lực, đầu tư khai thác một cách hợp lý, tối ưu nhất và bảo đảm PTBV lãnh thổ.

Từ các kết quả phân tích, đánh giá mức độ thuận lợi cho PTDLSTDVCĐ ở trên, định hướng phát triển theo các tiểu vùng như sau: tập trung và ưu tiên khai thác các tiểu vùng có giá trị về tài nguyên du lịch sinh thái và rất thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ như các vùng I, các tiểu vùng IIa, IVb, Va, Vc,VIa,VIb,Xb và phát triển mở rộng đến các tiểu vùng thuận lợi và tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng như: vùng III, vùng VII, Tiểu vùng IVc,VIc, Ixa; Tiểu vùng IIb, IVa,Vb, VIIIb, IXb (hình 3.2).


Để cụ thể hóa mức ưu tiên, trên cơ sở đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ Đông Bắc cần chia các khu vực vùng và tiểu vùng để đầu tư khai thác theo các giai đoạn khác nhau. Cụ thể (hình 3.2):

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

- Giai đoạn 1 (trong vòng 10 năm): ưu tiên cho các khu vực có mức độ rất thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ như vùng I và các tiểu vùng IIa, IVb, Va, Vc, VIa, VIb, Xb. Đây là các tiểu vùng có giá trị tài nguyên DLST đa dạng và phong phú cũng như sức hấp dẫn du lịch cao. Do vậy nhiệm vụ đặt ra đối với các khu vực trên trong giai đoạn này là hoàn thiện cơ sở hạ tầng, CSVCKT phục vụ du lịch và đào tạo cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái sao cho hiệu quả nhất.

- Giai đoạn 2 (trong vòng 20 năm): ưu tiên cho những khu vực được đánh giá là thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ như vùng III, vùng VII, Tiểu vùng IVc, VIc, IXa. Tại những khu vực này cần phát huy những thế mạnh vốn có và hoàn thiện dần những yếu tố được cho là không thuận lợi cho phát triển DLST như CSHT, CSVC kỹ thuật phục vụ du lịch hay cần phải nâng cao nhận thức và đào tạo cộng đồng tham gia vào phát triển DLST.

- Giai đoạn 3 (trong vòng 30 năm): giai đoạn này dành cho những khu vực tương đối thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ như: Tiểu vùng IIb, IVa, Vb, VIIIb, IXb. Tại các khu vực này, nên có các chiến lược quy hoạch lại không gian, tìm ra những hình thức khai thác và phát triển DLST. Từ đó đưa ra các chiến lược cụ thể về xây dựng CSHT, CSVCKT du lịch cũng như thu hút, đào tạo cộng đồng dân cư tham gia vào phát triển du lịch theo hướng bền vững.

- Giai đoạn 4 (trong vòng 40 năm): giai đoạn này dành cho những khu vực ít thuận lợi cho phát triển DLSTDVCĐ như: tiểu vùng VIIIa và tiểu vùng Xa. Tại những khu vực này nên có kế hoạch khảo sát, quy hoạch những điểm có tiềm năng phát triển DLSTDVCĐ để từ đó đưa ra những biện pháp khai thác không gian, phát triển sản phẩm, thu hút đầu tư và đào tạo cộng đồng dân cư tham gia vào du lịch.

b) Định hướng phát triển theo các điểm, địa bàn trọng điểm và tạo động lực


Tại mỗi tiểu vùng, sự phân bố và mức độ tập trung tài nguyên không đồng đều. Để phát triển tối ưu những tiềm năng, cần xác định các khu vực tập trung tài nguyên - là những điểm động lực, địa bàn trọng điểm làm cơ sở tạo mối liên kết không gian giữa các tiểu vùng. Trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của 22 vùng và tiểu vùng. Định hướng,

trên khu vực nghiên cứu phát triển không gian theo 9 địa bàn trọng điểm gồm (hình 3.2):

1)Tiểu vùng núi cao SaPa - Văn Bàn

Khu vực phát triển DLSTDVCĐ:khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Sa Pa (Lào Cai): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi kết hợp tham quan bản văn hóa các tộc người H’Mông - Dao và các hình thức dã ngoại của vùng núi phía Bắc.

2)Tiểu vùng sơn Nguyên Quản Bạ - Đồng Văn

Khu vực phát triển DLSTDVCĐ:: khu du lịch sinh thái công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang) Phát triển du lịch khám phá, tìm hiểu các giá trị địa chất, cảnh quan, văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc H’Mông.

3)Tiểu vùng đồi, núi thấp Ba Bể - Chợ Đồn

Khu vực phát triển DLSTDVCĐ: Khu du lịch sinh thái cảnh quan hồ Ba Bể (Bắc Kạn): Phát triển du lịch sinh thái khám phá hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi kết hợp tham quan tìm hiểu văn hóa bản địa của đồng bào các dân tộc Tày.

4)Tiểu vùng núi đá vôi Trùng Khánh - Hạ Lang

Khu vực phát triển DLSTDVCĐ: Khu du lịch sinh thái cảnh quan thác Bản Giốc (Cao Bằng) - là nơi có cảnh quan sinh thái đẹp hùng vĩ, văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng sinh sống. Phát triển du lịch tham quan cảnh quan kết hợp với văn hóa, thương mại…; Di tích Pắc Bó - Du lịch sinh thái gắn với các di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ đã từng làm việc và trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Tên Pắc Bó có nghĩa đen là “miệng nguồn”. Các di tích ở khu này gồm có: hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, hang Cốc Bó – nơi Bác Hồ chọn để ở và lãnh đạo Cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba trở về Tổ quốc từ 1941; suối Lê-Nin, núi Các Mác; suối Nậm: Nơi


Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.

Như vậy, tiểu vùng này có thể phát triển du lịch sinh thái thăm các khu bảo vệ cảnh quan kết hợp tìm hiểu về chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến.

5)Tiểu vùng đồi và núi thấp Tam Đảo - Định Hóa

Khu vực phát triển DLSTDVCĐ: phát triển DLST gắn với thủ đô kháng chiến gió ngàn ATK Định Hóa.

6) Tiểu vùng biển đảo Vân Đồn - Hạ Long

Khu vực phát triển DLSTDVCĐ: Khu du lịch Vân Đồn (Quảng Ninh): du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và khu du lịch Trà Cổ (Quảng Ninh) - du lịch sinh thái biển, thương mại cửa khẩu.

7) Tiểu vùng đồi núi thấp Bảo Thắng - Yên Bình

Khu vực phát triển DLSTDVCĐ: Thác Bà (Yên Bái) - là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất nước ta với cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, thảm thực vật phong phú, bản dân tộc ít người mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của vùng núi phía Bắc... Phát triển du lịch sinh thái hồ kết hợp bản sắc văn hóa tộc người H’Mông- Dao nơi đây.

8) Tiểu vùng đồi và đồng bằng Đoan Hùng - Lâm Thao

Khu vực phát triển DLSTDVCĐ: Đoan Hùng (Phú Thọ) - là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang – quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thủ đô là Phong Châu. Địa hình tiểu vùng chủ yếu là đồi núi với ba con sông lớn chảy qua: sông Hồng (sông Thao), sông Lô và sông Đà. Khu du lịch văn hóa lễ hội Đền Hùng và Đầm Ao Châu (Phú Thọ).

9)Tiểu vùng núi thấp Cao Lộc - Đình Lập

Khu vực phát triển DLSTDVCĐ: chùa Tam Thanh, Động Nhị Thanh, núi Vọng Phu, núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi kết hợp tham quan bản văn hóa và các hình thức dã ngoại của vùng núi phía Đông Bắc.


Thông qua các điểm du lịch trên sẽ xây dựng những tuyến du lịch nội vùng và ngoại vùng từ đó giúp cho những khu vực có điều kiện rất/khá thuận lợi phát huy được hết thế mạnh của mình nhưng đồng thời kéo theo sự phát triển của những khu vực có khả năng hoặc chưa có điều kiện khai thác và phát triển một cách đúng nghĩa.

c) Định hướng phát triển các tuyến du lịch

Việc tổ chức các tuyến du lịch trong khu vực nghiên cứu dựa trên cơ sở:

- Sự phân bố các điểm, khu du lịch đã lựạ chon, và đặc biệt là các trung tâm đầu mối của khu vực, vùng lãnh thổ. Trong khu vực xác định 6 trung tâm đầu mối quan trọng bao gồm: Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn và Hà Nội là trung tâm đầu mối của cả khu vực và miền bắc nước ta.

- Hiện trạng phân bố và định hướng phát triển CSHT, đặc biệt là giao thông

- Khả năng cung cấp dịch vụ và cảnh quan môi trường trên các tuyến tạo nên các sản phẩm có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch

- Các hành lang động lực phát triển kinh tế của khu vực nhằm mở rộng không gian phát triển lên phía Bắc và hướng ra biển. Các hành lang động lực phát triển theo trục dọc QL18, QL5, QL10 và hệ thống đường biển trong vùng.

Định hướng hệ thống tuyến PTDL khu vực Đông Bắc được tổ chức gồm tuyến nội vùng và tuyến ngoại vùng. Trong đó (hình 3.2):

i) Các tuyến nội vùng gồm:

+ Tuyến Lào Cai (Sa Pa) - Yên Bái - Hà Giang - Cao Bằng - Lạng Sơn: Tuyến này có vai trò gắn kết các điểm du lịch nghỉ dưỡng và khám phá cảnh quan ruộng bậc thang Mù Cang Chải, hệ thống hang động Kasrt như Tam Thanh, Nhị Thanh và khu sinh thái nghỉ dưỡng núi Mẫu Sơn. Tuyến này có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi kết hợp tham quan bản văn hóa và các hình thức dã ngoại của vùng núi phía Đông Bắc.

+ Tuyến Yên Bái (Yên Bình) - Bắc Kạn (Ba Bể) - Lạng Sơn (Đồng Mỏ): Tuyến này có vai trò gắn kết các điểm du lịch như ruộng bậc thang Mù Cang Chải, VQG Ba Bể, hệ thống hang động Kasrt như Tam Thanh, Nhị Thanh và khu sinh thái nghỉ dưỡng


núi Mẫu Sơn. Tuyến này có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi kết hợp tham quan bản văn hóa và các hình thức dã ngoại của vùng núi phía Đông Bắc.

+ Tuyến Thái Nguyên - Ba Bể - Cao Bằng (Bản Giốc) - Lạng Sơn: Tuyến này có vai trò kết nối các khu vực sinh thái hồ trên núi như hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể, thác Bản Giốc hay khu vực núi Mẫu Sơn. Đây cũng là những khu vực có nhiều giá trị văn hóa bản địa được gìn giữ nguyên vẹn của các dân tộc người Tày, Nùng... Do đó, tuyến này có thể phát triển du lịch sinh thái hồ kết hợp bản sắc văn hóa các tộc người nơi đây.

+ Tuyến Bắc Giang - Lạng Sơn - Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên -Tuyên Quang - Hà Giang. Đây là tuyến kết nối các VQG, các Khu bảo tồn thiên nhiên, các khu thắng cảnh lịch sử... cũng là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số. Tuyến này có thể phát triển du lịch sinh thái khám phá hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi; khám phá, tìm hiểu các giá trị địa chất, cảnh quan, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc ít người.

+ Tuyến Phú Thọ (Việt Trì) - Yên Bái - Lào Cai (Sa Pa): Vai trò của tuyến là kết nối các khu vực có các giá trị địa chất, cảnh quan, đa dạng sinh học (đầm Ao Châu, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Khu du lịch Thác Bà, Khu du lịch SaPa, VQG Hoàng Liên...) cùng giá trị văn hóa bản địa như các lễ hội cùng những tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số H’Mông- Dao. Tuyến này có thể phát triển du lịch khám phá, tìm hiểu các giá trị địa chất, cảnh quan, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa của đồng bào dân tộc ít người.

ii) Các tuyến du lịch liên vùng bao gồm: tuyến mang tính quốc gia và quốc tế. Trung tâm đầu mối gửi khách, điểm trung chuyển khách quốc tế được xác định là Hà Nội. Bên cạnh đó, còn có các trung tâm, là những cửa khẩu quốc tế trong khu vực hoặc trên các tuyến hành lang phát triển kinh tế của cả vùng. Các tuyến liên vùng bao gồm:

+ Lạng Sơn - Hà Nội- các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB).

+ Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội - các tỉnh ĐBBB

+ Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ-Hà Nội - các tỉnh ĐBBB


+ Côn Minh (Trung Quốc)-Lào Cai-Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

+ Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh.

Các tuyến trên vừa có vai trò phát huy thế mạnh về DLSTDVCĐ của vùng nhưng cũng phát huy được ưu điểm của nhiều loại hình du lịch khác góp phần tạo nên sự đa dạng, độc đáo về sản phẩm du lịch đồng thời tạo nên những nét riêng biệt nổi trội về tự nhiên và văn hóa vùng Đông Bắc. Từ đó tạo sự kết nối với các địa phương trong và ngoài nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.

3.2.2.3. Định hướng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

a) Quản lý bền vững tài nguyên

- Quy hoạch PTDLSTDVCĐ theo các giai đoạn và điều chỉnh theo từng thời kỳ để phù hợp với thực trạng phát triển.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động du lịch và bảo vệ TNDL đối toàn khu vực và từng điểm du lịch cho phù hợp với thực tế phát triển.

- Về hành chính, phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong việc quản lý, khai thác TNDL phục vụ PTDLSTDVCĐ theo hướng bền vững.

b) Bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững

- Phát triển DLSTDVCĐ, trong đó chú trọng vào yếu tố tự nhiên hoang sơ và các giá trị văn hóa bản địa nhưng đảm bảo môi trường là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn, quyết định chất lượng và tạo nên thương hiệu du lịch cho khu vực.

- Dự báo các khu vực/các điểm có thể quá tải về sức chứa môi trường: SaPa, Ba Bể, cao nguyên đá Đồng Văn, thác Bản Giốc, khu di tích Pắc Bó, Hạ Long, Vân Đồn, thuộc các tiểu vùng Ia, IIa, IVa, Va, Xb.'

- BVMT tự nhiên trong khai thác PTDLST, gắn hoạt động DLST theo hướng giữ gìn, phát huy giá trị của tài nguyên và BVMT.

- PTDL song song với khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc tại các địa phương.



Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc tại các địa phương 1

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí