Những Khoảng Trống Luận Án Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu


nước nói riêng của các tác giả trong và ngoài nước. Từ đó, tác giả sẽ kế thừa được nhiều kiến thức cơ bản về các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn cơ động xã hội và công tác cán bộ phục vụ cho luận án như các khái niệm về cơ động xã hội, cán bộ nhà nước, công tác cán bộ; Các loại hình cơ động xã hội, nội dung về công tác cán bộ; Những cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp; Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu; Các yếu tố tác động, những giải pháp và phương hướng liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Lào và nước khác. Đặc biệt là những kinh nghiệm thực tiễn từ các nước XHCN, có cùng hệ thống chính trị vơi Lào như Việt Nam và Trung Quốc.

- Hạn chế của các công trình nghiên cứu

Dù các nghiên cứu đã có nhiều thành tựu nhưng trong các nghiên cứu trên vẫn có một số hạn chế như:

Phần lớn các nghiên cứu trên là nghiên cứu một số đề tài liên quan đến vấn đề cơ động xã hội một cách chung chung, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu cơ động xã hội một cách là đối tượng nghiên cứu đặc biệt là nhóm xã hội đặc thù như cán bộ Nhà nước. Phần lớn chỉ nghiên cứu tính cơ động xã hội của các nhóm xã hội nói chung như nhân dân, công nhân,…

Các nghiên cứu về cơ động xã hội cũng như về cán bộ, công chức phần lớn là những công trình nghiên cứu ở nước ngoài, là nước phát triển, nước tư bản chủ nghĩa. Chưa công trình nghiên cứu nào nghiên cứu ở nước đang phát triển như Lào. Đặc biệt là các nước đó có sự khác biệt về mặt hệ thống chính trị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác với Lào rất nhiều.

Phần lớn các nghiên cứu tập trung nghiên cứu tính cơ động xã hội theo hướng nghiên cứu sự cơ động nghề nghiệp hơn các loại hình cơ động khác. Đồng thời, rất hiếm công trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu đến sự di chuyển về vị trí, địa vị xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước.

Nhiều công trình nghiên cứu chỉ nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp đối với vấn đề cơ động xã hội nhưng rất ít công trình nghiên cứu đưa ra xu hướng biến đổi của tính cơ động xã hội trong tương lai.

Nhiều công trình nghiên cứu về cán bộ Nhà nước là tập trung nghiên cứu về công tác cán bộ nói chung, và chỉ nghiên cứu khách thể nghiên cứu trong 1 nhóm cán bộ cụ thể thể như cán bộ chủ chốt, cán bộ cấp tỉnh,… các nhóm khách thể nghiên cứu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

này chưa đại diện được toàn bộ đội ngũ cán bộ Nhà nước. Đồng thời, phần lớn là công trình nghiên cứu trong các chuyên ngành khác như chính trị học, xây dựng Đảng, ít công trình nghiên cứu từ phía chuyên ngành xã hội học.

Tuy nghiên, chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên nghiên cứu về cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào một cách trực tiếp và toàn diện. Cho nên luận án không trùng lặp với các công trình khoa học đã nghiên cứu trước. Nhưng tác giả luận án trân trọng kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có trước để làm rò hơn và đi sâu nghiên cứu về cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 8

1.2.2. Những khoảng trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Dựa trên những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu trên. Luận án cần tiếp tục nghiên cứu như sau:

Luận án phải làm rò hơn nữa các khái niệm liên quan, nhất là khái niệm về cơ động xã hội, cán bộ nhà nước, cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước và các loại hình cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước Lào hiện nay.

Phân tích thực trạng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào hiện nay thông qua các số liệu có sẵn và kết quả khảo sát thực tế nhóm khách thể nghiên cứu đại diện cho đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào trên phạm vi ở trung ương và địa phương.

Từ những kết quả nghiên cứu đó, luận án sẽ tìm hiểu rò hơn các yếu tố tác động đến cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước, đặc biệt là đối với sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp và sự dịch chuyển nơi công tác của cán bộ nhà nước Lào trong thời gian qua.

Luận án sẽ tìm hiểu thêm xu hướng biến đổi của tính cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước Lào, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị nhằm khắc phục mặt tiêu cực trong vấn đề cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước Lào trong tương lai.

Tóm lại, dù có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài đặc biệt là các nước phương Tây. Nhưng ở Việt Nam rất hiếm, còn ở Lào hầu như chưa phát hiện công trình nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu và chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu, đánh giá đầy đủ, toàn diện về cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.


Tiểu kết chương 1

Các nghiên cứu về cơ động xã hội ở ngoài nước đã cho một bức tranh khá tổng thể về diện mạo, hình thái cơ động xã hội đa dạng khác nhau. Những nghiên cứu về mặt lý thuyết đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong các nghiên cứu thực nghiệm để làm rò thực trạng cơ động xã hội cũng như mở rộng hệ khái niệm, các cách tiếp cận trong nghiên cứu về cơ động xã hội.

Các nghiên cứu đã đi sâu phân tích các chiều cạnh khác nhau của cơ động xã hội, làm rò tình hình, các loại hình, xu hướng cơ động xã hội ở mỗi thời kỳ lịch sử, giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Ngoài ra, có thể thấy đến sự khác biệt của các yếu tố tác động đến thực trạng cơ động xã hội của mỗi quốc gia, khu vực trên cả mặt tích cực và tiêu cực. Từ đó, đã giúp cho các nhà hoạch định hình thành, xây dựng chủ trương, chính sách cho phù hợp với quốc gia của mình.

Vấn đề cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội nói chung, cơ động xã hội nói riêng là một vấn đề quan trọng trong việc phát triển xã hội của các quốc gia trên thế giới. Vì nó sẽ phản ánh đến các kiểu xã hội của chúng ta. Nó vẫn đã và sẽ còn những diễn biến mới với các hình thái đa dạng, phức tạp. Tác động rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định và đảm bảo quốc phòng, an ninh của quốc gia,… Do vậy cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về cơ động xã hội đặc biệt là nhóm đội ngũ cán bộ Nhà nước. Việc nghiên cứu làm rò các yếu tố ảnh hưởng và xu hướng biến đổi của cơ động xã hội là một cố gắng của tác giả luận án trong nghiên cứu này.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU CƠ ĐỘNG XÃ HỘI TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÀ NƯỚC

2.1.1. Khái niệm cơ động xã hội

Thuật ngữ cơ động xã hội (Social mobility), còn có nhiều cách gọi khác nhau như di chuyển xã hội hay di động xã hội, tính cơ động xã hội hay tính di động xã hội tùy từng học giả. Tuy nhiêu, chúng đều có chung một hàm: Là sự vận động của cá nhân hay một nhóm từ vị thế xã hội này đến vị thế xã hội khác; là sự di chuyển của một con người, một đoàn thể, một hạng từ một địa vị, một tầng lớp xã hội hay một giai cấp này đến một địa vị, một tầng lớp hay giai cấp khác.

Theo từ điển Xã hội học Oxford, di động xã hội hay cơ động xã hội là sự chuyển dịch, thường là của cá nhân nhưng đôi khi là của nhóm, giữa các vị trí khác nhau trong hệ thống phân tầng xã hội có ở bất kỳ xã hội nào. Người ta thường phân biệt cơ động đi lên và cơ động đi xuống (đó là sự dịch chuyển lên hay xuống trong một thứ bậc các đặc quyền), cơ động liên thế hệ và trong thế hệ hay là cơ động thăng tiến (cơ động liên thế hệ đề cập đến cơ động giữa một vị trí vị thế hay vị trí giai cấp của bản thân một người so với vị trí của gia đình gốc của người đó, còn cơ động thăng tiến liên quan đến cơ động đạt được trong một nghề nghiệp cá nhân, như công việc đầu tiên của người trả lời so với công việc hiện tại của người đó). Những phân biệt khác - đáng chú ý nhất là giữa cơ động (mang tính) cấu trúc và cơ động phi cấu trúc - còn rắc rối hơn [3, tr.140-141].

Ngoài ra, còn có rất nhiều định nghĩa khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài như:

G.V.Oxipov cho rằng, “Cơ động xã hội là sự cơ động dân cư giữa các tập đoàn xã hội trong không gian, là khả năng (sự sẵn sàng) của dân cư đối với sự di chuyển trong xã hội” [36, tr.178].

Theo J.H. Fischer, tính cơ động xã hội khác với cơ động địa lý. Cơ động địa lý chỉ là sự di chuyển thuần túy trong không gian vật chất. Cơ động xã hội cũng khác với cơ động nói chung. Cơ động nói chung là sự di động liên quan đến bất cứ sự di chuyển nào. Bất cứ sự di chuyển nào của còn người trong không gian, hay trong cơ cấu tổ chức đều được gọi là cơ động. Như vậy theo ông, “Cơ động xã hội là sự di chuyển của một người, một đoàn thể một hạng từ địa vị hay một tầng lớp xã hội này sang một địa vị


hay một tầng lớp khác” [4, tr.190] và “cơ động xã hội liên quan đến sự thay đổi vị thế của một người hay một đoàn thể… sự lên xuống của những địa vị ấy được gọi là sự cơ động xã hội” [14, tr.198].

Theo nhà nghiên cứu Việt Nam như Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng, cơ động xã hội, còn gọi là sự cơ động xã hội hay dịch chuyển xã hội, là sự chuyển động của những cá nhân, gia đình, nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội [6, tr.134]. Như vậy, thực chất của cơ động xã hội chính là “sự thay đổi vị trí hệ thống phân tầng xã hội, vấn đề cơ động xã hội liên quan tới việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan đến điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội” [6, tr.234].

Như vậy, ngoài các định nghĩa trên, còn có một số các nhà xã hội học khác nghiên cứu và đề cập đến vấn đề cơ động xã hội ở các mức độ khác nhau như là quan niệm của K.Marx, M.Weber, G.Endruweit và G.Trommsdorff… nhưng trong đó có một định nghĩa có thể tập hợp chung các khái niệm đó là quan niệm của GS, TS Nguyễn Định Tấn, “Cơ động xã hội là tính linh hoạt của các cá nhân và nhóm xã hội trong kết cấu xã hội. Là sự chuyển dịch vị trí của một người hay một nhóm người sang một vị trí khác cùng tầng hoặc khác tầng với họ. Cơ động xã hội không đồng nhất với năng động xã hội” [34, tr.179].

Năng động xã hội ở đây chỉ nói đến khả năng nội lực của con người, song không nhấn mạnh đến sự chuyển dịch vị trí của con người. Trong khi đó, cơ động xã hội luôn bao hàm sự di chuyển vị trí (tức là véctơ của sự chuyển động cá nhân và nhóm). Tất nhiên vị trí được hiểu ở đây, không phải là vị trí thuần túy trong không gian mà là vị thế xã hội (hoặc là lên cao xuống thấp hoặc chuyển đổi thuần túy sang một vị trí khác ngang nhau về vị thế tức là cùng nằm trên một tầng song có thể có thay đổi về nhiệm vụ, vai trò xã hội).

Vị thế xã hội là một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người trong kết cấu xã hội, được sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của xã hội nơi người đó sinh sống [36, tr.123].

Phân loại hình thức cơ động xã hội: Trong nghiên cứu xã hội học, các nhà xã hội học thường quan tâm đến các loại hình cơ động xã hội và tùy theo mục đích, đối tượng, hướng tiếp cận mà có sự phân loại khác nhau như:

Bắt đầu từ nghiên cứu của hai nhà xã hội học người Mỹ L.Broom và P.Selznick trong cuốn “Xã hội học” đã phân biệt cơ động xã hội theo hai loại: cơ động dọc và cơ


động ngang. Hai tác giả đã đưa ra một nhận xét đáng quan tâm là hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu có hệ thống về cơ động dựa trên phương pháp chủ quan, dựa trên quan niệm và sự nhận xét của những người địa phương hay chính những người di chuyển. Nhiều công trình nghiên cứu về cơ động áp dụng phương pháp khách quan và thường xem nghề nghiệp làm tiêu chuẩn duy nhất cho cơ động theo chiều dọc. Họ có thể đo lường biến chuyển trong địa vị nghề nghiệp giữa cha mẹ, con cái và đôi khi là cháu, đây gọi là cơ động xã hội giữa các thế hệ. Hay họ nghiên cứu biến chuyển trong địa vị nghề nghiệp trong cuộc đời hoạt động của con người, tức là cơ động nghề nghiệp [19, tr.251-252].

Tiếp đó là công trình nghiên cứu của Joseph Henry Fichter (1972). Fichter đã nghiên cứu cơ động xã hội với 2 chiều hướng tiếp cận như là chiều hướng thay đổi địa vị và sự cơ động vai trò.

Thứ nhất, cơ động xã hội theo chiều hướng thay đổi địa vị. Trong đó, theo chiều hướng thay đổi địa vị, ông phân biệt có hai loại hình cơ động xã hội đó là: sự cơ động xã hội theo chiều dọc và sự cơ động xã hội theo chiều ngang. Theo Fichter thì “sự cơ động theo chiều ngang có nghĩa là một sự di chuyển thụt lùi hay tiến tới trên cùng một bình diện xã hội, của một đoàn thể hay tình trạng khác tương tự” [18, tr.13]. Trên lý thuyết thì những người trong cùng một giai cấp xã hội thường quan hệ với nhau, bởi lẽ họ cùng chia sẻ với nhau những tiêu chuẩn vị thế như nhau. Mở rộng định nghĩa của ông, trong những tập hợp dân cư rộng lớn thì những “hạng” xã hội khác nhau trên cùng một bình diện sẽ thường ít có những tương quan xã hội với nhau. Và sự di chuyển thường xuyên của một cá nhân trong một “hạng” qua một “hạng” khác, đó chính là sự cơ động theo chiều ngang. Còn sự cơ động theo chiều dọc được ông định nghĩa là “sự di chuyển của một người từ một vị thế xã hội này đến một vị thế xã hội khác, từ một giai cấp này đến một giai cấp khác” [29, tr.13]. Cơ động xã hội theo chiều dọc có thể được thể hiện lên cao hoặc xuống thấp. Con người có thể lên một vị thế cao hơn hay tụt xuống một vị thế thấp hơn. Liên quan đến loại hình cơ động này các nhà xã hội học thường đưa ra khái niệm thăng tiến xã hội giảm sút xã hội. Sự cơ động theo chiều dọc là một loại di chuyển có ý nghĩa hơn và rộng hơn sự di chuyển theo chiều ngang. Những yếu tố và điều kiện của sự cơ động theo chiều dọc có nhiều hơn và phức tạp hơn trường hợp chuyển theo chiều ngang.


Thứ hai, là một loại hình cơ động xã hội có ý nghĩa trong nghiên cứu xã hội học là sự cơ động vai trò. Nhân cách xã hội được định nghĩa như là tổng số của tất cả những vai trò xã hội mà một cá nhân đảm nhiệm. Mọi cá nhân trong hoạt động xã hội của mình thường cùng lúc phải đảm trách nhiều nhiệm vụ, nên nhất thiết phải có sự dịch chuyển từ một vai trò này sang một vai trò khác. Trong chiều hướng này, Fichter đã phân tích loại cơ động vai trò này trên ba bình diện như:

Bất cứ con người nào cũng đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, trong khi có một nhân cách toàn diện và hội nhập. Mỗi đoàn thể riêng biệt mà cá nhân tham dự đòi hỏi phải đóng một vai trò khác nhau. Trong suốt một ngày người chồng và người cha chuyển từ những vai trò gia đình qua những vai trò kinh tế, giải trí và có thể là những vai trò chính trị và tôn giáo, sau đó họ lại trở về với những vai trò gia đình của mình. Loại hình cơ động này bình thường đến nỗi người ta không để ý đến nó nữa, cho đến khi có cá nhân bị thất vọng hoặc mặc cảm thua thiệt do những đòi hỏi mâu thuẫn nhau của các vai trò này sinh ra.

Loại hình thứ hai có thể quan sát được trong sự cơ động vai trò là sự đảm nhiệm những vai trò mới. Trong tiến trình xã hội hóa suốt cuộc đời, cá nhân phát triển tuần tự từ vai trò gia đình và giải trí, đến những khuôn mẫu chính thức về giáo dục và tôn giáo, và sau này còn đảm nhiệm những nghĩa vụ của các vai trò kinh tế và chính trị. Khi kết hôn và có con lại còn đảm nhiệm những vai trò mới. Sự đảm nhiệm những vai trò mới không có nghĩa là bỏ những vai trò trước đó. Nhân cách xã hội bao gồm nhiều vai trò, ở đây điều cần lưu ý là các vai trò xã hội chính đều được cá nhân lần lượt đảm nhiệm chứ không phải ngay cùng một lúc.

Loại hình cơ động thứ ba là cơ động cá nhân, đặc điểm của một xã hội đô thị và kỹ nghệ rộng lớn. Sự cơ động của vai trò này có hai hình thức chính: Sự cơ động đi lên do thăng tiến từ một nghề này qua một nghề khác và sự cơ động đi xuống do thất bại trong phạm vi một hệ thống kinh tế. Do vai trò kinh tế là vai trò then chốt của cá nhân và vị thế xã hội của gia đình cá nhân lại hay tùy thuộc vào vai trò đó, nên người ta chú ý tới nó coi như một phương tiện để cơ động đi lên. Cơ động nghề nghiệp cũng có thể theo chiều ngang. Đó là sự dịch chuyển một công việc này sang một công việc khác. Khi người thợ trong một xưởng máy trở thành tài xế taxi, nữ y tá bỏ nghề để làm thư ký riêng. Khi chúng ta nói đến sự phát triển của một xã hội công nghệ, cần đến một số nhân công cơ động, chúng ta không những nhắm vào khả năng di chuyển từ một nơi


này qua nơi khác mà còn nói đến cả sự sẵn sàng chuyển từ công việc này qua công việc khác [29, tr.14].

Trong khi nói đến cơ động cá nhân thì có nhà xã hội học Neil J.Smelser đã nghiên cứu cơ động xã hội theo cách tiếp cận “Bất bình đẳng, phân tầng và các tầng lớp”, ông đã trình bày về cơ động xã hội theo hai loại như: “Cơ động cá nhân” và “cơ động tập thể”. Theo Smelser, cơ động cá nhân (Individual mobility) là sự thay đổi vị trí của một cá nhân trong hệ thống phân tầng. Nó có thể có được bằng sự cơ động dọc hoặc cơ động ngang trong quá khứ của mỗi cá nhân, bằng việc tổ chức lại cơ cấu (chẳng hạn, việc tạo ra một nghề mới), hay bằng sự bắt đầu của một hệ thống phân tầng mới (chẳng hạn một cuộc cách mạng). Cơ động tập thể (Collective mobility) là sự thay đổi vị trí của một nhóm trong một hệ thống phân tầng. Trong khi cơ động cá nhân thường xảy ra trong những xã hội mà địa vị đạt được, thì cơ động tập thể xảy ra nhiều hơn ở các xã hội mà địa vị có xu hướng gán sẵn [93, tr.173-177].

Ngoài các hướng nghiên cứu trên còn có một số nhà xã hội học nghiên cứu một số khía cạnh khác như: Tony Bilton và các cộng sự lại phân biệt cơ động xã hội trên hai khía cạnh: (1) Cơ động giữa các thế hệ: Có nghĩa là, con trai hay con gái có một địa vị khác biệt (cao hay thấp) hơn địa vị của cha mẹ (chẳng hạn con gái của người thợ mỏ có thể học tập để trở thành cô giáo, con của nông dân trở thành kỹ sư, bác sĩ). (2) Cơ động trong thế hệ: Ở đây chỉ một người thay đổi trình độ nghề nghiệp trong cuộc đời lao động [38, tr.87].

Richard T.Schaefer đã phân tích các loại hình cơ động xã hội thành 2 loại: Cơ động xã hội theo hàng ngang (Horizontal mobility) và cơ động theo hàng dọc (Vertical mobility). Ông cho rằng cơ động theo hàng ngang là sự di chuyển từ vị trí xã hội này sang vị trí xã hội khác trong cùng một bậc. Còn cơ động xã hội theo hàng dọc là một sự di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong cùng bậc. Nhưng theo ông, khi nghiên cứu cơ động xã hội theo hàng ngang lại có đối chiếu sự cơ động liên thế hệ (Intergenerational mobility) và cơ động nội thế hệ (Intragenerational mobility). Cơ động liên thế hệ có liên quan đến những thay đổi chỗ đứng xã hội của con cái so với cha mẹ của chúng. Do đó, một thợ hàn mà có cha làm bác sĩ là một ví dụ điển hình về sự cơ động đi xuống liên thế hệ. Một ngôi sao điện ảnh mà có song thân đều là công nhân nhà máy minh họa cho sự cơ động đi lên liên thế hệ. Còn sự cơ động nội thế hệ là bao hàm những thay đổi vị trí xã hội trong cuộc đời trường thành của một người. Một

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022