Lý Thuyết Phân Tầng Xã Hội Hợp Thức Và Không Hợp Thức


thích được vấn đề không phải bất cứ ai rơi vào vị trí xã hội cao cũng đem lại lợi ích cho xã hội (có những người trục lợi cá nhân); không phải cá nhân nào cũng đem lại cho mục tiêu xã hội như ông nói (có người lợi dụng để chống lại). Ông cho rằng lợi ích cá nhân không tồn tại trong lý thuyết này là không đúng (không giải thích được việc tham nhũng). Ông quá nhấn mạnh giá trị xã hội (ông cho rằng cơ động xã hội phản ánh giá trị xã hội mà thôi). Nhưng trên thực tế giá trị xã hội không phải hoàn toàn khách quan mà có thể do chủ quan của những người có quyền lực sẽ tác động đến xã hội.

Như vậy, về cơ bản “cấu trúc” là hệ thống ổn định, còn “chức năng” là hành vi duy trì hệ thống. Các nhà chức năng luận có đề cập đến sự biến đổi, tiến độ - văn hóa văn minh nhưng đó là sự chuyển từ hệ cân bằng cũ sang cân bằng mới và định hướng cho sự chuyển đổi cân bằng. Trái với nhu cầu cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động trong sự biến đổi cấu trúc xã hội.

2.2.2. Lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức

Khi nói đến lý thuyết về phân tầng xã hội thì phải nói đến lý thuyết tổng quát của K.Marx về phân tầng xã hội. Theo Tony Bolton và các đồng sự, K.Marx đã cung cấp cho xã hội học và chính trị học hiện đại một trong những tiếp cận lý thuyết bao quát và mạnh mẽ nhất… Điều chắc chắn là bất cứ lý thuyết phân tầng nào đều vay mượn của K.Marx cách lý giải về giai cấp ngay dù nhà xã hội học đó kết thúc bằng cách bài bác K.Marx như là sự sai lầm và bị lịch sử vượt qua. Vì theo lý thuyết của ông về xã hội chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế và các quan hệ kinh tế này lại tạo thành nền tảng của giai cấp.

Theo Marx đánh giá những nét kinh tế chủ yếu của hệ thống phân tầng xã hội trong chủ nghĩa tư bản là quyền sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và những thị trường cho hàng hóa và lao động. Song sự khác biệt cốt yếu giữa K.Marx và M.Weber là ở chỗ: K.Marx nhấn mạnh yếu tố thứ nhất và hướng sự nghiên cứu vào con đường xóa bỏ sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Còn M.Weber lại hướng trọng tâm vào yếu tố thị trường và cho rằng, nguyên nhân đầu tiên của sự bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản là khả năng thị trường, tức là những kỹ năng mà người làm thuê mang ra thị trường lao động để bán và người chủ sẽ là người mua.


Lý thuyết này sẽ giúp chúng ta khi nghiên cứu tính cơ động xã hội đặc biệt là lý thuyết phân tầng xã hội của Nguyễn Đình Tấn. Ông cho rằng, phân tầng xã hội là một hiện tượng tự nhiên, khách quan, phổ biến. Nó là một hiện tượng không tránh khỏi ở mỗi xã hội. Tất nhiên, mức độ của sự phân tầng xã hội sẽ khác nhau trong những xã hội khác nhau và những thời kỳ lịch sử khác nhau. Như vậy, “Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của mọi xã hội loài người, trừ những tổ chức xã hội sơ khai (thời kỳ đầu của xã hội công xã nguyên thủy). Phân tầng xã hội là sự phân chia, sự sắp xếp các thành viên trong xã hội thành các tầng xã hội khác nhau. Đó là sự khác nhau về địa vị kinh tế hay tài sản, về địa vị chính trị hay quyền lực, địa vị xã hội hay uy tín, cũng như khác nhau về trình độ học vấn, loại nghề nghiệp, phong cách sinh hoạt, cách ăn mặc, kiểu nhà ở, nơi cư trú, thị hiếu nghệ thuật, trình độ tiêu dùng… ” [36, tr.156].

Theo quan điểm của Nguyễn Đình Tấn đã chia phân tầng xã hội thành 2 loại hình: Phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức. Phân tầng xã hội hợp thức là “hợp thức” không chỉ đơn thuần là sự hợp với pháp luật chuẩn mực đạo đức xã hội mà còn là sự phù hợp với khả năng và mục tiêu phát triển đi lên của con người và xã hội. Phân tầng xã hội hợp thức có nghĩa là phân tầng xã hội dựa trên sự khác biệt một cách tự nhiên về năng lực (thể chất và trí tuệ) và các điều kiện, cơ may cũng như sự phân công lao động trong xã hội. Trong đó, chủ yếu nhấn mạnh là tài năng, đức độ, là mức độ cống hiến thực tế của mỗi người cho xã hội. Và ngược lại, phân tầng xã hội không hợp thức là sự phân tầng không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự khác nhau về tài đức và sự công hiến một cách thực tế của mỗi người cho xã hội. Là sự phân tầng xã hội dựa vào những hành vi trái pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh, để có vị trí cao trong xã hội hoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém.

Như vậy, lý thuyết này sẽ giúp chúng ta khi nghiên cứu về sự cơ động xã hội. Với một xã hội có sự phân tầng xã hội hợp thức đương nhiên là sự cơ động xã hội đi lên hoặc đi xuống cũng sẽ hợp thức. Đồng thời, xã hội sẽ thừa nhận, ủng hộ và tìm cách bảo vệ. Và ngược lại, nếu xã hội của chúng ta cơ sự phân tầng xã hội không hợp thức nghĩa là sự cơ động xã hội cũng sẽ có sự bất bình đẳng và không công

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


bằng trong xã hội. Những kẻ bất tài vô dụng vẫn có thể chiếm vị trí cao, họ vẫn có thể chiếm đoạt nhiều của cải làm giàu bất chính và những người tài đức lại không được vậy. Đó là sự bất công xã hội.

Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 11

2.3. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VÀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC LÀO VỀ CÁN BỘ NHÀ NƯỚC

2.3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về cán bộ nhà nước

Ở Lào, thuật ngữ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội từ khi phong trào cách mạng Lào có tổ chức, Đảng NDCM Lào lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, nó được dùng làm tên gọi cho người đi làm cách mạng, mà nhân dân thường gọi những người đó là cán bộ Lào ít-xa-la và được sử dụng rất nhiều ở vùng giải phóng của Mặt trận Lào yêu nước. Trong bản báo cáo của Tổng bí thư Cay Xỏn Phôm Vi Hản trước Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào (Hiện nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) ngày 22 tháng 3 năm 1995, từ cán bộ đã ghi vào trong chính sách cơ bản và chương trình hoạt động của trước mắt của Đảng: “Tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là phải quan tâm đến cán bộ là công nhân - nông dân, dân tộc ít người” [12, tr.7].

Đảng Nhân dân Cách Mạng Lào là người khởi xướng sự nghiệp đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, thực hiện CNH, HĐH đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã đặc biệt coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao về mọi mặt. Để đạt được mục tiêu trên Đảng đã lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam đặc biệt là trong công tác cán bộ từ khi thành lập Đảng NDCM Lào. Ngoài ra còn có tư tưởng Hồ Chính Minh và tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản:

Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen thì khi giành được chính quyền lãnh đạo, giữ vững chính quyền phải xây dựng một đội ngũ cán bộ trung thành và tài năng đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng. Như vậy,“Cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo-quản lý nói riêng phải là người có trí tuệ nhiều lên, có sự trong sáng trong ý tưởng nhiều hơn và có kiến thức rộng rãi” [24, tr.389].


Kế thừa quan điểm của C.Mác - Ph.Ăng ghen về chủ trương xây dựng nhà nước đại biểu của dân với nền công vụ dân chủ, có đội ngũ cán bộ, công chức đại diện cho quyền và lợi ích của người dân lao động, V.I.Lênin đã vận dụng và phát triển các quan điểm trên vào công cuộc xây dựng nhà nước kiểu mới, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước ở nhiều khía cạnh. Trong đó vấn đề quan trọng hàng đầu đó là đội ngũ cán bộ phải bảo đảm chất lượng toàn diện, phải là cán bộ có bản lĩnh cách mạng, phải xứng đáng và phù hợp với chức vụ mà người cán bộ đảm nhiệm, lấy cải cách theo xu hướng tiến bộ để phát triển sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Lênin từng nói rằng: “Trong lịch sử chưa từng có giai cấp nào giành được quyền lực hành chính nếu họ không thể xây dựng được đội ngũ cán bộ của mình, những người tiên phong chính trị, tiên phong có năng lực đầy đủ đáp ứng trong việc tổ chức thực hiện và tiên phong các phong trào”. Để giành được quyền lực hành chính và bước lên xây dựng xã hội mới, Lênin nhấn mạnh thêm: “nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay, đó là then chốt nếu không thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [21, tr.449]. Theo quan điểm của Lênin, nghiên cứu về vấn đề công tác cán bộ không chỉ đề cao việc lựa chọn, tuyển dụng cán bộ mà phải biết đánh giá cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và giữ gìn kỷ luật trong Đảng. Ngoài ra phải chú trọng đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ, sức mạnh của lực lượng cách mạng là ở chỗ biết kết hợp một cách khoa học đội ngũ cán bộ già và cán bộ trẻ. Chỉ có thực hiện được điều đó, chúng ta mới có thể phát huy tổng lực những thế mạnh của các lớp cán bộ, họ hỗ trợ chọn ra để hạn chế được những nhược điểm vì lý do tuổi tác. Chính vì thế, Lênin cho rằng bên cạnh việc sử dụng tốt đội ngũ cán bộ già, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và mạnh dạn giao việc đội ngũ cán bộ trẻ. Lênin khẳng định rằng: “Điều chúng ta cần phải quan tâm hiện nay là sử dụng một cách đúng đắn những đảng viên mới. Cần phải đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ đó… Nghệ thuật của cán bộ đảng có kinh nghiệm ở trung ương và các địa phương phải thể hiện ở chỗ tích cực sử dụng những lực lượng mới của Đảng…” [20, tr.162].

Ở Việt Nam Hồ Chí Minh đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tế của Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước. Hồ Chí Minh coi cán bộ là “cái gốc của mọi công việc”, là cái


“dây chuyền của bộ máy; nếu dây chuyền không tốt, không chạy, thì động cơ dù tốt, dù chạy thì toàn bộ máy cũng bị tê liệt” [26, tr.269]. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh phát triển đội ngũ cán bộ, công chức phải thông qua quy chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, quản lý sử dụng có hệ thống, bài bản, toàn diện và chuyên sâu. Để xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng phải làm tốt công tác huấn luyện cán bộ; phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ; phải khéo dùng cán bộ đúng người, đúng việc; phải biết cất nhắc cán bộ, biết những khuyết điểm của cán bộ để khi cất nhắc tiếp tục bồi dưỡng; phải thương yêu, chăm sóc bảo vệ cán bộ, biết bồi đắp ý chí cho đội ngũ cán bộ… Từ những tư tưởng trên, Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách cụ thể để quy tụ nhân tài, lôi kéo người tâm đức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong tình hình mới…

Ở Lào, cũng kế thừa các tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản cho rằng “Mọi công việc sẽ thành công hay thất bại, do cán bộ là người quyết định” [64, tr.6]. Do đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Lào phải luôn quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ, lựa chọn và đào tạo cán bộ. Người cho rằng “Công tác xây dựng cán bộ là một việc rất quan trọng, rất cần thiết và cấp bách, là nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại trong tổ chức thực hiện chủ trương đường lối của Đảng” [50, tr.167]. Công tác cán bộ là một công việc rất phức tạp vì nó là một khoa học về con người. Chủ tịch Cay Xỏn đồng quan điểm với Chủ tịch Hồ Chí Minh là “phải biết cán bộ, hiểu cán bộ, thương yêu cán bộ và biết sử dụng cán bộ”. Ngoài ra, Người khẳng định: “Công tác cán bộ trở thành một việc phải làm thường xuyên, liên tục, có kế hoạch, có trọng tâm trọng điểm rò ràng, toàn diện, bắt đầu từ sự lựa chọn để bồi dưỡng, đào tạo, bố trí, sắp xếp, quản lý - bảo vệ, đánh giá và thực hiện các chính sách khen thưởng đối với cán bộ là một dây chuyền hữu cơ. Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ rò ràng sẽ đảm bảo tính ổn định từng bộ phận, từng nhóm cán bộ và nguồn cán bộ một cách phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, từng giai đoạn nhiệm vụ chính trị của Đảng. Không nên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách tùy tiện, không có kế hoạch đào tạo sẽ rơi vào tình trạng thừa - thiếu như hiện nay” [50, tr.167-168]. Đồng thời, để có được cán bộ có chất lượng thì công tác đào tạo

- bồi dưỡng phải thực hiện trong hoàn cảnh khi thực hiện trách nhiệm của Đảng; phải


đề cao bồi dưỡng tư tưởng chính trị vững vàng, ý chí kiên quyết đấu tranh, rèn luyện bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng. Đồng thời, phải không ngừng nâng cao bồi dưỡng kiến thức, năng lực. Chỉ làm như vậy mới có thể nâng cao chất lượng và số lượng của đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu của cách mạng.

Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản còn chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với cán bộ: “Đảng phải có chính sách đối với cán bộ một cách đúng đắn, hợp lý, toàn diện, lâu dài. Đối với các loại cán bộ như: lĩnh vực chính trị, quân đội, kinh tế, văn hóa và mọi công việc như đào tạo, bồi dưỡng, phân công, giao nhiệm vụ, bổ nhiệm, tăng chức, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và gia đình, khen thưởng và kỷ luật. Trong đó công việc đào tạo bồi dưỡng là trung tâm” [63, tr.166].

Để thực hiện hóa tư tưởng quan điểm đã nêu trên, công tác cán bộ được Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đặc biệt cụ thể hoá trong nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng. Tại Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV đã nhấn mạnh: “Phải xây dựng quy hoạch cán bộ, xây dựng, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ lại cho phù hợp với cơ chế mới, bổ sung ý thức sáng tạo mới về kinh tế, tri thức mới, để giúp cho cán bộ có thể thực hiện được công việc lãnh đạo và quản lý của họ. Đầu tiên phải hết sức cố gắng lấy công tác xây dựng đi liền với nhu cầu sử dụng. Cố gắng tránh xây dựng cán bộ theo ý cá nhân của một số bộ phận và một cấp nào đó mà không phù hợp với nhu cầu thực tế” [74, tr.211]. Đại hội Đảng lần thứ VII xác định: “Cán bộ có vai trò quyết định đối với việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng... đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải dựa trên yêu cầu thực tế của công việc trước mắt và lâu dài, đặc biệt quan tâm đối với công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo có bản lĩnh chính trị cách mạng vững vàng, trẻ trung năng động, có kiến thức giỏi giang, có chuyên môn và nhận được sự tin cậy từ đại quần chúng; quan tâm nhiều hơn về đào tạo cán bộ dân tộc và cán bộ nữ. Phải có kế hoạch rò ràng về đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ theo hướng công tác trọng tâm và cải cách hệ thống tổ chức cán bộ và Nhà nước các cấp” [75, tr.60-61].

Đại hội Đảng lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng đến công tác tổ chức cán bộ: “Trong điều kiện mới này, Đảng ta phải hết sức cố gắng tạo được đội ngũ cán bộ có đạo đức, kiến thức, năng lực, có tính chất chính trị vững vàng, trung thủy, yêu nước và sự nghiệp của Đảng một cách tuyệt đối, có tình phục vụ


đất nước và nhân dân, có ý thức đối với tổ chức, nghiêm túc thực hiện quy định và pháp luật… kiểm tra lại và sửa đổi quy hoạch và chiến lược về cán bộ để đáp ứng được đội ngũ cán bộ toàn diện, có chất lượng và cơ cấu phù hợp, để đáp ứng được nhu cầu thực tế trước mắt, đồng thời đáp ứng được cán bộ kế tiếp vững vàng”.[76, tr.79-82].

Đại hội lần thứ IX của Đảng NDCM Lào đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo - bồi dưỡng và chính sách đối với cán bộ: “Phải tập trung xây dựng gương mẫu trong việc bảo vệ truyền thống tính chất cách mạng của cán bộ, lý tưởng vững vàng, có ý thức tổ chức và nội quy, chống vấn đề tiêu cực, cán bộ phải có tính cần cù, chăm học, kiên trì, là gương mẫu tiên phong trong thực hiện các công việc mà được giao để có thể làm đạt được hiệu quả cao đi liền với sự công hiến của mình vì lợi ích của đất nước và sự giầu có của nhân dân.… Đồng thời phải tăng thêm sự quan tâm xây dựng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc, cán bộ có nguồn gốc xuất thân từ giai cấp công nhân, cán bộ có đủ điều kiện và nổi bật từ quá trình thực tế trong mọi lĩnh vực công việc, ngày càng tăng; Trong trước mắt, phải nghiên cứu chính sách về việc sắp xếp sinh viên đã hoàn thành tốt nghiệp từ các trung tâm giáo dục, đưa họ xuống địa phương đi thực tế để huấn luyện đây chính là sự tạo nguồn cán bộ trẻ và có kiến thức ngày càng cao và lớn lên từ quá trình thực tế” [77, tr.54].

Đại hội Đảng lần thứ X đến tầm quan trọng của công tác tổ chức cán bộ: “Đảng cầm quyền phải nắm chắc cán bộ và quản lý cán bộ thật tốt, Đảng tiếp tục xây dựng 4 bước đột phá đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực, đề cao công tác đào tạo - bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ cán bộ là công việc quan trọng trung tâm; bắt đầu từ việc xây dựng quy hoạch và lên kế hoạch chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo-quản lý chủ chốt thì phải chú trọng đến vấn đề trình độ kiến thức về đường lối, chính sách của Đảng, tư tưởng chính vững vàng và đạo đức cách mạng là đặc quyền; kiến thức, năng lực, sự nỗ lực và cách thức làm việc là quan trọng cấp thiết; Các cán bộ chủ chốt phải qua học tập tại các trường chính trị của Đảng và phải thông qua công tác huấn luyện trong quá trình công tác thực tế, qua kiểm tra, đánh giá và chọn lọc trên cơ sở thành tích mà cơ quan - địa phương cũng như đảng viên, cán bộ và quần chúng nơi cán bộ đó công tác có thể chấp nhận được….” [78, tr.68-70].


Tóm lại, Đảng NDCM Lào đã đề cao vấn đề cán bộ lên hàng đầu của mọi công việc vì cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc sẽ thành công hay thất bại là do cán bộ. Hiện nay, Đảng càng đề cao hơn công tác cán bộ, đặc biệt là vấn đề đào tạo - bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu trước mắt và lâu dài của đất nước. Trong đó có nhấn mạnh đến vấn đề chất lượng đào tạo - bồi dưỡng tại các trường Đảng đặc biệt là Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào.

2.3.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào về cán bộ nhà nước

Để hiện thực hoá các chủ trương, đường lối của Đảng NDCM Lào, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách trong quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phù hợp với đặc điểm, điều kiện của đất nước.

Nghị định số 171/CP, ngày 11/11/1993 là văn bản đầu tiên dùng để quản lý cán bộ - công chức của Nước CHDCND Lào. Trong Nghị định này, Cán bộ là từ dùng gọi chung cho những người làm việc trong tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, tổ chức quần chúng còn bao gồm cả đơn vị Quân đội Nhân dân và Công an nhân dân nhưng không bao gồm đơn vị doanh nghiệp. Nội dung của Nghị định bao gồm việc tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng cán bộ, bổ nhiệm, hưởng lương, khen thưởng và xử lý các vi phạm của công chức.

Sau 10 năm thực hiện Nghị định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định về quy chế công chức nhà nước của nước CHDCND Lào số 82/CP, ngày 19/05/2003 để thay thế Nghị định số 171/CP, ngày 11/11/1993. Nghị định này đã có nhiều chỗ được sửa đổi và bổ sung nhiều vấn đề đặc biệt là đã được thay thế từ Cán bộ thành Công chức. Trong đó, có bổ sung làm rò hơn các vấn đề trong Nghị định trước đó, bắt đầu từ công tác tuyển chọn, sắp xếp, bổ nhiệm, phát triển đào tạo, đổi chỗ làm việc, chính sách, khen thưởng, xử lý vi phạm đến khi về hưu của công chức. Đồng thời, có bổ sung thêm phần đánh giá kết quả thực hiện công vụ của công chức và ban hành Nghị định số 01/CHC, ngày 22/09/2005 về đánh giá công vụ của công chức. Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành rất nhiều văn bản liên quan như: Nghị định số 70/TT, ngày 20/04/2006 về chế độ bảo hiểm xã hội của bộ phận công vụ; Nghị định số 99/TT, ngày 23/06/2008 về chức vụ hành chính của công chức, trong nghị định đã phân các cấp bậc chức vụ hành chính ra thành 8 chức vụ từ Phó Tổng cục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022