Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 6


trước và sau đổi mới ở Việt Nam”, theo cách tiếp cận của tác giả, cơ động xã hội được xem xét như là sự dịch chuyển vị thế nghề nghiệp giữa các thế hệ. Với bài viết này, tác giả đã phác họa những thay đổi xã hội đang diễn ra ở Việt Nam. Đó là quá trình chuyển từ một xã hội tương đối khép kín, có tỷ lệ cơ động thấp sang một xã hội cởi mở hơn, có tỷ lệ cơ động cao hơn [17].

Tiếp đến, báo cáo đề tài “Một số vấn đề cơ bản về sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” của tác giả Đỗ Thiên Kính (2010) là một công trình nghiên cứu công phu rất đáng quan tâm. Tác giả tập trung đi sâu vào dự báo sự biến đổi cơ cấu xã hội của Việt Nam, công trình nghiên cứu đã hệ thống lại những cơ sở lý thuyết quan trọng để xác định sự phân tầng xã hội. Lần đầu tiên, tác giả vận dụng lý thuyết, phương pháp đo lường vị thế xã hội trên thế giới vào kiểm nghiệm và xác định cấu trúc phân tầng ở Việt Nam. Theo tác giả, cơ động xã hội ở Việt Nam còn chậm và chưa chịu tác động nhiều từ những thay đổi cấu trúc kinh tế. Xu hướng cơ động trong hệ thống phân tầng của Việt Nam nhìn chung là mở, nhưng lại có xu hướng khép kín đối với tầng lớp nông dân. Tác giả cho rằng hiện nay rất khó có thể tác động để làm giảm xu hướng khép kín này. Song, trong tương lai, thế hệ trẻ với trình độ học vấn tốt, có nỗ lực vươn lên thì cùng với những thay đổi trong cấu trúc kinh tế có thể dần làm thay đổi dần xu hướng này [43].

Gần đây có một công trình nghiên cứu đáng quan tâm của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong tác phẩm “Di động xã hội của công nhân trong quá trình phát triển xã hội thời kỳ đổi mới” (Vinh Danh, 2016). Nghiên cứu đã trình bày và phân tích sâu về khái niệm cơ động xã hội, các loại hình cơ động xã hội. Ngoài ra, còn phát hiện một số yếu tố tác động đến hiện tượng cơ động xã hội công nhân khu chế xuất, khu công nghiệp ở Việt Nam như yếu tố về cải cách kinh tế vĩ mô, nông nghiệp, sự phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Từ đó, tác giả đã đưa ra dự báo xu hướng cơ động xã hội công nhân trong bối cảnh AEC hình thành bằng mô hình dự báo xu hướng cơ động xã hội công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất sau khi thành lập AEC [4].

- Nghiên cứu về các loại hình cơ động xã hội

Theo các nhà khoa học Việt Nam đã có sự phân chia các loại hình cơ động xã hội tương đương với các nhà nghiên trên thế giới. Bắt đầu từ Nguyễn Đình Tấn (2005) trong tác phẩm “Xã hội học” đã phân chia cơ động xã hội thành 4 loại: Cơ động xã hội


theo chiều ngang, cơ động xã hội theo chiều dọc, cơ động xã hội liên thế hệ và cơ động xã hội trong cùng thế hệ. Theo tác giả, cơ động xã hội theo chiều ngang là sự chuyển dịch vị trí của một người hay một nhóm người sang một vị trí khác nằm trên cùng một thang bậc trong cơ cấu xã hội. Ở đây mới chỉ có sự thay đổi về mặt vai trò chưa có sự thay đổi về mặt vị thế” [36, tr.180]. Ví dụ như, một giám đốc xí nghiệp rời nơi làm việc từ nhà máy này sang nhà máy khác trong cùng tổng công ty. Nghĩa là có sự thay đổi về vị trí nhưng trên cùng một thang bậc trong cơ cấu công ty đó.Cơ động xã hội theo chiều dọc là sự chuyển dịch vị trí của một người hay một nhóm người sang một vị trí khác không nằm trên cùng tầng với họ. Cơ động xã hội theo chiều dọc nhấn mạnh đến sự thay đổi về chất của các cá nhân và nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội, liên quan đến sự thăng tiến (đề bạt) hay sụt giảm, (giáng chức, giáng cấp) của một cá nhân hay một nhóm người nào đó” [36, tr.180]. Một người do nỗ lực phấn đấu có thể được đề bạt từ chức vụ thứ trưởng lên chức vụ bộ trưởng, trong khi đó một người khác thiếu năng lực không đảm đương được công việc có thể sẽ bị cách chức hoặc cho thôi việc.Cơ động xã hội liên thế hệ là sự dịch chuyển vị trí giữa các thế hệ. Con cái có thể có những địa vị xã hội cao hoặc thấp hơn so với bố mẹ, xác định quá trình tiếp nối vị trí xã hội giữa ông bà, con cái tức là cha truyền con nối” [36, tr.181]. Cơ động xã hội trong cùng thế hệ là sự thay đổi nghề nghiệp, nơi cư trú, địa vị của một cá nhân hay một số người trong suốt cuộc đời của bản thân họ” [36, tr.181].

Gần đây, có một nghiên cứu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (2016) đã nghiên cứu về “Di động xã hội của công nhân trong quá trình phát triển xã hội thời kỳ đổi mới”. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã cho rằng, cơ động nghề nghiệp xuất hiện khi có sự thay đổi từ một nghề này sang nghề khác. Các ngành nghề khác nhau được sắp xếp theo thứ tự cao thấp khác nhau dựa trên sự đánh giá của xã hội về lợi ích kinh tế, quyền lực, uy tín và đặc quyền nghề nghiệp đó đem lại. Khi một người hay một nhóm người di chuyển từ một nghề có uy tín thấp lên một nghề có uy tín cao hơn, có nghĩa anh ta/chị ta cơ động đi lên. Tương tự như vậy, nếu một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân từ các ngành nghề có uy tín cao hơn chuyển xuống một nghề có uy tín thấp, có nghĩa anh ta/chị ta cơ động đi xuống. Theo tác giả, liên quan đến sự thay đổi nghề nghiệp có hai loại cơ động xã hội: cơ động cơ cấu và cơ động tuần hoàn. Cơ động cơ cấu là tổng số cơ động do những thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp. Ví dụ, quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển của các doanh nghiệp lắp ráp linh kiện,… đã dẫn đến số


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

lượng công việc ở vị trí thấp nhiều hơn số lượng công việc ở vị trí cao hơn dẫn đến hiện tượng, vì nhu cầu cuộc sống, một số công nhân ở vị trí có tay nghề kỹ năng cao buộc phải chuyển xuống làm những công việc của công nhân lắp ráp linh kiện. Cơ động tuần hoàn là tổng số cơ động do có sự chuyển đổi vị trí xếp hạng của các nghề trong cơ cấu nghề nghiệp. Đồng thời, theo tác giả các chỉ báo được sử dụng để phân tích cơ động nghề nghiệp gồm: đầu tiên, sự thay đổi tình trạng việc làm bao gồm những thay đổi giữa việc làm công ăn lương và tự tổ chức ra việc làm. Thứ hai, là cơ động ngành, trong đó diễn ra sự di chuyển giữa ba ngành: sản xuất nông nghiệp (ví dụ như nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản), công nghiệp (ví dụ như dệt may, văn phòng và sản xuất các thiết bị máy tính, xây dựng) và dịch vụ (ví dụ như giao thông, giáo dục và đào tạo, dịch vụ nội trợ). Thứ ba, là cơ động kỹ năng, trong đó xem xét sự di chuyển giữa các loại kỹ năng nghề nghiệp dựa trên Phân loại nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế (Elder, 2013) bao gồm loại lao động không có tay nghề, lao động có tay nghề cao (ví dụ như thợ thủ công và công nhân liên quan đến thương mại, các nhà điều hành máy) và không sử dụng cơ bắp (ví dụ như dịch vụ và công nhân bán hàng, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý) [4].

Trong tác phẩm của Đào Thanh Trường (2016) về “Di động xã hội của nhân lực khoa học và công nghệ - lý luận và thực tiễn” đã phân tích và phân loại cơ động xã hội của nhân lực khoa học và công nghệ thành 4 loại hình: (1) Cơ động xã hội không kèm di cư là hiện tượng đa vai trò - vị thế việc làm, nghề nghiệp của cá nhân một nhà nghiên cứu, nghĩa là một nhà nghiên cứu có thể đảm nhận nhiều công việc trong cùng một thời điểm (liên quan đến việc chảy não, chảy chất xám tại chỗ). (2) Cơ động xã hội kèm di cư biểu hiện ở tình trạng dịch chuyển nhân lực khoa học từ các tổ chức khoa học này sang các tổ chức khoa học khác, từ những lĩnh vực, ngành khoa học có ít lợi thế về các nguồn lực trên thị trường sang những tổ chức khoa học, ngành khoa học thuận lợi hơn về các nguồn lực trên thị trường, từ những nơi có điều kiện lao động, hoạt động khoa học thấp đến nơi có điều kiện lao động và hoạt động khoa học cao, từ nhưng nơi có nguồn lực khoa học không thuận lợi đến những nơi có nguồn lực khoa học thuận lợi hơn.(3) Cơ động dọc của nhân lực KH-CNlà sự thay đổi vị trí công tác trong nghề nghiệp cũng như xu hướng thăng tiến của họ (là sự thay đổi về mặt địa vị hành chính và sự thay đổi học vị, học hàm, kiến thức, kỹ năng nghề theo chiều sâu của

Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 6


lĩnh vực chuyên môn của họ). (4) Cơ động ngang của nhân lực KH-CN thường biểu hiện cụ thể ở hiện tượng dịch chuyển lĩnh vực chuyên môn, lĩnh vực hoạt động dọc trong khoa học làm phát triển chiều sâu của KH-CN [40, tr.38-39].

- Nghiên cứu thực nghiệm về cơ động xã hội

Ở Thái Lan, việc nghiên cứu về sự phân tầng xã hội và tính cơ động xã hội cũng được đề cập đến rất nhiều. Trong đó có một nghiên cứu đáng chú ý của Krishna Thongkaew (2014) trong tác phẩm “Legitimate Power and Authority in Social Mobility of Vietnamese Thai” (Quyền lực và thẩm quyền hợp pháp trong cơ động xã hội của người Việt kiều ở Thái Lan) trong đó có một phần đề cập đến “Tính cơ động xã hội của gia đình Việt Kiều trong xã hội Thái Lan”. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu quá trình di chuyển xã hội của các gia đình người Thái gốc Việt và đã sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp định tính. Tác giả nói rò về khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu đặc biệt là khái niệm về cơ động xã hội, các loại hình cơ động xã hội, khái niệm về quyền lực… Các công cụ nghiên cứu đã sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm phương pháp quan sát, phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy quyền lực và thẩm quyền hợp pháp trong sinh kế của người Thái-Việt Nam bao gồm các yếu tố sau: 1) quyền lực dấu ấn trong người Thái gốc Việt là sự cần cù, tiết kiệm và chịu khó; 2) Quyền lực và thẩm quyền hợp pháp qua phong tục truyền thống được phản ánh qua các đền thờ, các trường dạy tiếng Việt và các ngôi đền; và 3) Quyền lực và thẩm quyền hợp pháp của người Thái gốc Việt được phản ánh qua việc thành lập các hiệp hội Thái Lan -Việt Nam như Hiệp hội Hữu nghị Thái Lan-Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam. Những quyền lực và thẩm quyền hợp pháp này cuối cùng đã dẫn đến sự chấp nhận xã hội trong xã hội Thái Lan cũng như đã làm cho người Thái gốc Việt đã có vị trí, vai trò ở xã hội Thái Lan hiện nay.

Một cách khác, trong bài nghiên cứu “Social Mobility: The Meaning, Types and Factors Responsible for Social Mobility” (Cơ động xã hội: Ý nghĩa, các loại hình và yếu tố tác động đến cơ động xã hội) của tác giả Samiksha S (2015), cho rằng cơ động nghề nghiệp có nghĩa là thay đổi từ nghề này sang nghề khác. Các nghề nghiệp khác nhau được sắp xếp theo cấp bậc bởi vì công việc của những ngành nghề này nhận được những phần thưởng kinh tế khác nhau và hưởng quyền lực, uy tín và đặc quyền khác


nhau dựa trên lợi nhuận, uy tín và uy tín về kinh tế. Những nghề nghiệp này được phân tầng hoặc sắp xếp theo thứ bậc. Khi một người hoặc một nhóm người di chuyển từ nghề nghiệp có uy tín thấp hơn sang nghề nghiệp có uy tín cao hơn thì đây được gọi là cơ động nghề nghiệp theo chiều dọc thẳng lên. Tương tự như vậy, nếu một cá nhân hay một nhóm cá nhân từ nghề nghiệp có uy tín cao hơn di chuyển sang nghề nghiệp có uy tín thấp hơn thì gọi là cơ động nghề nghiệp theo chiều dọc giảm xuống [117].

Nghiên cứu cơ động xã hội ở Trung Quốc bị hạn chế hơn so với các nước Châu Âu. Công việc trước đó có xu hướng tập trung vào những ảnh hưởng của các chính sách xã hội của nhà nước. Việc loại bỏ quyền sở hữu tư nhân của các phương tiện sản xuất và các chương trình bình đẳng được thông qua trong những thập kỷ đầu tiên của Trung Quốc được dự kiến sẽ phá vỡ hoặc ít nhất làm suy yếu các liên kết giữa các nguồn gốc và các điểm đến. Một số bằng chứng thực sự được tìm thấy cho giả thuyết này. Ví dụ, Parish (1981), sử dụng dữ liệu thu thập vào giữa những năm 1970 trên những người nhập cư đại lục ở Hồng Kông, tìm thấy mức độ cơ động cao, đặc biệt là trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Blau và Ruan (1990), sử dụng dữ liệu thu thập vào năm 1986, thấy tính lưu động lớn hơn ở Tienjin hơn ở Mỹ. Trong khi những nghiên cứu này cho thấy một số hiệu ứng hệ thống tích cực, còn Cheng và Dai (1995) không tìm thấy thay đổi thuần tập trong tính lưu động nhưng bất bình đẳng lớn hơn đối với phụ nữ, khiến họ từ chối yêu cầu tăng tính cởi mở dưới chủ nghĩa xã hội nhà nước.

Tại Trung Quốc có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu thực nghiệm về cơ động xã hội liên thế hệ như trong tác phẩm của Xiaogang Wu và Donald J. Treiman (2004) về “Inequality and Equality under Socialism: Occupational Mobility in Contemporary China” là một nghiên cứu về sự bất bình đẳng và bình đẳng dưới chủ nghĩa xã hội, trong đó nghiên cứu sâu vấn đề tính cơ động nghề nghiệp ở Trung Quốc đương đại. Trong tác phẩm này, tính cơ động liên thế hệ mô tả sự khác biệt về địa vị xã hội giữa các thành viên trong gia đình qua nhiều thế hệ. Nó được đo bằng cách so sánh các nghề nghiệp và thu nhập điều chỉnh của cha mẹ và con cái của họ. Mối quan tâm trung tâm của nghiên cứu cơ động liên thế hệ là sự cởi mở của cấu trúc xã hội của cơ hội (Erikson và Goldthorpe 1992; Featherman, Jones, và Hauser, 1975; Ganzeboom, Luijkx, và Treiman 1989). Nhiều nhà nghiên cứu (ví dụ, Blau và Ruan, 1990; Parish 1981) cho rằng Trung Quốc, như là một nhà nước XHCN, là mở bất thường. Nhà nước


XHCN đã loại bỏ quyền sở hữu tư nhân của các phương tiện sản xuất và thực hiện một loạt các chính sách bình đẳng ủng hộ trẻ em từ nguồn gốc gia đình bị thiệt thòi trong thành tựu giáo dục và nghề nghiệp, đặc biệt trong cuộc cách mạng văn hóa 1966-76 (Deng và Treiman 1997) [106].

Tiếp đến là nghiên cứu của Xiaogang Wu và Donald Treiman (2006) về “Inequality and Equality under a State Socialist Regime: Occupational Mobility in Contemporary China” là một nghiên cứu về sự bất bình đẳng và bình đẳng theo chế độ XHCN nhà nước: Tính cơ động nghề nghiệp ở Trung Quốc đương đại. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, xu hướng dịch chuyển lao động vào khu vực lao động thị trường (ngoài nhà nước) diễn ra khá mạnh. Dù chuyển đổi việc làm tự nguyện hoặc không tự nguyện thì đã có một bộ phận đáng kể lao động trong khu vực nhà nước chuyển sang việc làm tự tạo hoặc các công ty tư nhân ở nước này [107]. Song, điều đáng quan tâm là có sự khác biệt về mức độ dịch chuyển giữa các nhóm xã hội khác nhau và điều này chịu ảnh hưởng nhất định của yếu tố chính trị.

Trong tác phẩm nghiên cứu của Jing YANG (2007) về “Social Mobility in Modern China” là một nghiên cứu về cơ động xã hội ở xã hội hiện đại của Trung Quốc. Tác giả nghiên cứu cơ động xã hội liên thế hệ bằng cách so sánh về mặt nghề nghiệp của con so với cha mẹ. Ví dụ như: về nghề nghiệp trước khi họ trở thành công nhân, kết quả khảo sát cho thấy có 73,6% đi học; 18,6% là nông dân; 6,4% không làm gì cả và 1,4% kinh doanh. Khi so sánh với nghề nghiệp của cha, mẹ họ (cơ động giữa các thế hệ), kết quả khảo sát cho thấy, 81,4% nữ công nhân được hỏi có cha là nông dân và 84,3% có mẹ là nông dân; chỉ có 11,4% nữ công nhân được hỏi có cha làm công nhân nhà nước, 8,6% có mẹ làm công nhân nhà nước; 2,9 % có cha, mẹ kinh doanh; 1,4% có cha, mẹ là công nhân ngoài quốc doanh; 1,4% có cha, mẹ làm giáo viên và 1,4% có cha, mẹ thuộc các ngành nghề khác… Số liệu này phản ánh sự cơ động xã hội của nữ công nhân so với thế hệ cha, mẹ họ từ góc độ nghề nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Mô hình cơ động xã hội của nhóm nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: cơ động cư trú (nông thôn ra đô thị); Cơ động do sự thay đổi nghề nghiệp dưới tác động của quá trình CNH - HĐH và hội nhập quốc tế [84].

Tiếp đó là tác phẩm “Social mobility and inequality in urban China: understanding the role of intergenerational transmission of education” của Elisabetta


M và Rong Zhu (2015). Có thể thấy rằng, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc kể từ cuối những năm 1980 đã đi kèm với những biến đổi kinh tế và xã hội lớn, dẫn đến sự bất bình đẳng về thu nhập tăng mạnh. Bài viết này góp phần vào nghiên cứu cơ động xã hội ở Trung Quốc bằng cách kiểm tra tác động của giáo dục cha mẹ đối với việc giáo dục con cái của họ. Tác giả đã sử dụng các cuộc Tổng điều tra Dân số Trung Quốc năm 1990 và 2000, sử dụng các chiến lược ước lượng không đối xứng để cung cấp một cuộc điều tra có hệ thống về truyền tải giáo dục giữa các thế hệ ở đô thị Trung Quốc. Tác giả tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giáo dục giữa cha mẹ và trẻ em ngày càng tăng. Kết quả đã nêu lên những lo ngại về bất bình đẳng kinh tế ở đô thị Trung Quốc vì sự bền vững liên thế hệ giáo dục cao được dự kiến sẽ là rào cản đối với các cơ hội bình đẳng trong thành tựu giáo dục của trẻ em và kết quả thị trường lao động trong tương lai [112].

Tiếp đến là tác phẩm về “Social Mobility in contemporary China” của Xueyi Lu (2005), tác phẩm này nghiên cứu các mô hình cơ động liên thế hệ ở Trung Quốc đương đại và sử dụng dữ liệu từ “Lịch sử cuộc sống và thay đổi xã hội ở Trung Quốc đương thời, 1996”. Các xu hướng về tính cơ động của tầng lớp theo tỷ lệ tuyệt đối và tương đối được phân tích dựa trên hai sơ đồ tầng lớp khác nhau: lược đồ 9 lớp được phát triển bởi Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS); và CASMIN được phát triển bởi Goldthorpe và Erikson (Erikson và Goldthorpe 1992; Goldthorpe, Llewellyn và Payne 1987). Vào cuối những năm 1990 ở Trung Quốc, tổng số cơ động đã tăng lên, nhưng các xu hướng di chuyển theo chiều dọc dao động, tương ứng với sự chuyển đổi cấu trúc. Tính lưu động của xã hội đang thay đổi, nhưng từ kết quả nghiên cứu đó không thể thấy liệu tính cơ động của tầng lớp có trở nên cởi mở hơn hay hạn chế hơn hay không. Cuối cùng, một mô hình đa biến đổi về tính lưu động xã hội được áp dụng cho các bảng cơ động liên thế hệ giữa nam và nữ. Kết quả cho thấy các mô hình cơ động của tầng lớp đã thay đổi như thế nào trong giai đoạn chuyển tiếp của thị trường [108].

Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu đi sâu nghiên cứu vấn đề cơ động xã hội, phần lớn đều nghiên cứu các khía cạnh liên quan như phân tầng xã hội, cơ cấu xã hội, nghề nghiệp, việc làm, lao động… những vấn đề đó đều là kết quả của quá trình phát triển xã hội ở Việt Nam, là tác động xã hội của quá trình phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, toàn cầu hóa kinh tế.


Bắt đầu từ nghiên cứu của Vò Tuấn Nhân (2001) về “Di động xã hội của cộng đồng khoa học ở khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi” (Luận án tiến sĩ), là công trình nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề cơ động xã hội trong đội ngũ cộng đồng khoa học. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vò Tuấn Nhân, cơ động xã hội của cộng đồng khoa học diễn ra theo hướng gia tăng theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Điều kiện kinh tế - xã hội, trực tiếp là yếu tố kinh tế, nguồn lực khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ đến cơ động xã hội của cộng động khoa học. Ngoài ra, về không gian cơ động, diễn ra mạnh mẽ theo khu vực nông thôn - thành thị với quy mô ngày càng lớn. Nguyên nhân sâu xa là sự bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị kéo dài và xu hướng ngày càn tạo ra khoảng cách xa hơn [29].

Nghiên cứu của Lê Đăng Doanh (2004) về “Phát triển các thể chế thị trường và giảm nghèo ở Việt Nam” tập trung phân tích tác động của công cuộc đổi mới đến những thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ hội việc làm, nhu cầu chất lượng và loại hình lao động trên thị trường lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tuy không tập trung phân tích, chỉ ra xu hướng dịch chuyển việc làm theo ngành nhưng đã gián tiếp đề cập đến vấn đề này thông qua những thay đổi trong cơ cấu lao động theo ngành kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới. Đây chính là sự phát hiện bước đầu gợi ra xu hướng cơ động nghề nghiệp từ các ngành sang ngành dịch vụ [5].

Nghiên cứu về “Lao động - Việc làm trong thời kỳ Hội nhập” của nhóm tác giả thuộc Viện Khoa học lao động và xã hội (2009) tập trung phân tích vấn đề lao động và việc làm dưới tác động của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Tác giả không chỉ phác họa lại quá trình Việt Nam hội nhập với quốc tế kể từ sau đổi mới đến nay mà còn chỉ ra những thay đổi cơ cấu kinh tế, sự dịch chuyển cơ cấu lao động và việc làm giữa các ngành như là kết quả của quá trình hội nhập [1].

Trong cuốn “Lao động và tiếp cận việc làm” của MPI và UNDP (2010) có tập trung tìm hiểu thị trường lao động, việc làm trong mối quan hệ với quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đến năm 2020. Trong nghiên cứu này, cơ động nghề nghiệp được phân tích thông qua cơ động lao động và cơ động thu nhập vì lao động là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thu nhập [23].

Một nghiên cứu khác ở Việt Nam, “Cơ động nghề nhiệp của thanh niên Hà Nội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” của Lê Thúy Hằng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022