Các Nghiên Cứu Về Cơ Động Xã Hội Và Cán Bộ Nhà Nước Của Các Nước Phương Đông


năng hành động và nhận dạng tầng lớp trong thế kỷ XX. Sự tương đồng mới nổi trong cơ hội di chuyển của người lao động lương thủ công sẽ giảm xung đột nội bộ nhưng sự tăng trưởng của các cơ hội phổ biến cho những công nhân này sẽ khiến họ từ bỏ các chiến lược hành động tập thể [113].

Tiếp đến là tác phẩm nghiên cứu của tác giả Breen và Luijkx (2004) về “Social Mobility in Europe between 1970 and 2000” (Cơ động xã hội ở Châu Âu giữa năm 1970 và 2000) là một nghiên cứu so sánh tính cơ động xã hội giữa các quốc gia ở Châu Âu. Trong đó có 11 nước (Anh, Pháp, Ireland, Tây Đức, Hà Lan, Ý, Thụy Điển, Na Uy, Hà Lan, Hungary và Israel) và được lấy số liệu cùng một thời điểm từ năm 1970 đến năm 2000. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Một, nhận thấy rằng có một xu hướng hội tụ giữa các quốc gia về tỷ lệ cơ động tuyệt đối và trong cấu trúc tầng lớp của họ. Hai, các quốc gia này khác nhau về mức độ lưu động xã hội của họ và học làm như vậy theo cách tương tự cho cả hai giới (Nam và nữ). Trong đó, Đức, Pháp, Ý và Ireland là những nước có tính lưu động xã hội rất ít. Còn Israel, Thụy Điển, Na Uy, Hà Lan, Hungary có tính lưu động xã hội lớn hơn đặc biệt là năm 1990 ở Hà Lan. Ba, các xu hướng về tính lưu động của xã hội rất giống nhau ở nam giới và phụ nữ, cho thấy xu hướng lan rộng đến tính lưu động lớn hơn [101].

Trong tác phẩm nghiên cứu của Lynn Shniper (2004) về “Occupational mobility” (Cơ động nghề nghiệp). Tác giả cho rằng, khi điều kiện kinh tế thuận lợi, cá nhân có thể có nhiều cơ hội thay đổi việc làm để kiếm thêm tiền, tìm loại công việc mà họ thích hoặc giảm thời gian đi lại của họ. Ngược lại, khi điều kiện kinh tế kém thuận lợi, ít cơ hội để họ thực hiện điều đó. Kinh tế là một nguyên nhân quan trọng, nhưng ngoài đó còn có nhiều nguyên nhân khác như trường học hay tốt nghiệp có thể thúc đẩy việc lựa chọn việc làm và thay đổi việc làm. Ví dụ như có một người bắt đầu làm việc từ tháng 1 năm 2015 và thay đổi việc làm vào thời gian tiếp theo (tháng 1 năm 2016), đó chính là hiện tượng cơ động nghề nghiệp. Như vậy, tỷ lệ cơ động nghề nghiệp là số lượng cá nhân làm việc trong hai khoảng thời gian thay đổi nghề nghiệp theo số lượng cá nhân làm việc trong cả hai giai đoạn [90].

Trong một nghiên cứu năm 2005, những người Mỹ gốc Phi và tầng lớp lao động trung lưu đã được thăm dò ý kiến về các nguồn lực sẵn có cho họ để thúc đẩy tính cơ động hướng lên. Thật thú vị, nhiều chương trình và dịch vụ xã hội được cung cấp bởi các tổ chức cộng đồng phi lợi nhuận và các cơ quan chính phủ đã hỗ trợ một số người


trong nhóm nghiên cứu chuyển sang các khung thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp cận nguồn vốn xã hội, chẳng hạn như thông tin về các khoản vay, trợ cấp, học bổng và cơ hội việc làm, không phổ biến trong số những người được lấy mẫu. Cơ hội giáo dục và việc làm không ảnh hưởng mạnh đến khả năng cơ động theo chiều dọc [94].

Trong nghiên cứu “cơ động việc làm ở các nước thuộc EU” cho thấy phần lớn lao động có chuyển đổi việc làm nhưng không có thay đổi về vị thế nghề nghiệp. Tính trong vòng 5 năm trước thời điểm nghiên cứu, tỉ lệ có dịch chuyển vị thế nghề nghiệp ở các nước EU chỉ dao động từ 41% cho đến gần 30%. Trong số đó, lao động đạt được sự thăng tiến nghề nghiệp thì chiếm tỉ lệ cao hơn so với số lao động bị tụt xuống các vị thế nghề nghiệp thấp hơn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy, sự dịch chuyển vị thế việc làm dưới hình thức sự chuyển đổi giữa việc làm tự tạo, làm công ăn lương và thất nghiệp ở các nước EU trong khoảng thời gian từ năm 2000-2005 cho thấy xu hướng dịch chuyển này diễn ra khá mạnh mẽ. Tỉ lệ dịch chuyển vị thế việc làm giao động từ 5% đến dưới 30%. Dịch chuyển vị thế việc làm diễn ra mạnh hơn ở các nước phát triển như Đan Mạch, Anh, Thủy Điển - những nước mà quyền có việc làm được bảo đảm tốt hơn [11].

Ngoài ra, tại Hoa Kỳ, hiệu ứng “trực tiếp” của tình trạng cha mẹ, một khi giáo dục được tính, không phải là số không nhưng rất nhỏ (Blaue và Duncan (1967); Sewell và cộng sự (1969); Sewell và Hauser (1975)). Mối quan tâm với các cơ chế trong quá trình di chuyển được nhấn mạnh bởi cách tiếp cận “trạng thái đạt được” trong thập niên 1960 và 1970 đã được hồi sinh bởi các phân tích cơ động kinh tế gần đây (Ví dụ: nghiên cứu của Eide và Sholwater (1999); Bowles và Gintis (2002); Blanden (2007)) với một sự nhấn mạnh mới về sức khỏe và thời thơ ấu sớm như là một yếu tố trung gian trong việc tái tạo thế hệ tương lai của lợi thế (Currie (2009); Carvalho (2012)) [115].

Ở Anh, bắt đầu từ một công trình nghiên cứu của Prais (1955) về “Meansuring social mobility” (Đo lường tính cơ động xã hội) là một nghiên cứu thực nghiệm về tính cơ động xã hội. Là nền tảng để phân tích định lượng về tính cơ động xã hội như một “quá trình ngẫu nhiên”, các nghiên cứu và bài nghiên cứu mà xuất bản trong các bài báo, sách sau này của người khác là đã phát triển phương pháp này của Prais. Ví dụ như: Kemeny và Snell (1960); Bartholomew (1982) [97].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nước Anh có nhiều công trình nghiên cứu về cơ động xã hội liên thế hệ, phần lớn các nhà nghiên cứu xem xét tính cơ động xã hội liên thế hệ như là sự so sánh vị thế


Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 5

xã hội của con cái so với thế hệ cha mẹ của họ. Trong đó, có tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của gia đình, giáo dục đối với mức độ cơ động xã hội của họ như trong tác phẩm của Jo Blanden và cộng sự (2005) trong tác phẩm về “Social mobility in Britain: low and falling” (Cơ động xã hội ở Anh: Thấp và giảm) là một nghiên cứu về Cơ động xã hội ở Anh. Tác giả nghiên cứu bằng cách đo lường mức độ mà tình trạng xã hội của con người thay đổi giữa các thế hệ. Được coi như một thước đo về sự bình đẳng của các cơ hội sống, phản ánh mức độ mà cha mẹ ảnh hưởng đến sự thành công của con cái họ trong cuộc sống sau này, hoặc ở mức độ mà cá nhân có thể làm cho nó bằng tài năng của riêng họ: động lực và may mắn. Trong tác phẩm này có kết quả nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ mạnh mẽ giữa thu nhập gia đình và thành tựu giáo dục là trung tâm của văn hóa cơ động thấp của Anh. Đồng thời, có thể thấy rằng, trẻ em sinh ra trong gia đình nghèo bây giờ ít có khả năng phá vỡ nền tảng của chúng hơn là trong quá khứ [86].

Công trình nghiên cứu thực nghiệm của Alex Nunn và cộng sự (2007) về “Factors influencing social mobility” (Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội) là một công trình nghiên cứu thực nghiệm làm sáng tỏ tính cơ động xã hội của xã hội Anh. Là một nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tính cơ động xã hội của Vương quốc Anh vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Trong nghiên cứu đã phát hiện rằng cơ động xã hội của nước Anh tương đương với mức độ cơ động xã hội của Mỹ và cho thấy một số ảnh hưởng đến cơ động xã hội như: Vốn xã hội, vốn văn hóa, giáo dục, kinh nghiệm làm việc và thị trường lao động, sức khỏe và hạnh phúc và ảnh hưởng của khu vực. Ngoài ra, tác giả còn khẳng định rằng việc đối phó với tình trạng không có việc làm và giúp mọi người tiến bộ trong công việc sẽ là những yếu tố quan trọng của một chiến lược để thúc đẩy tính cơ động xã hội và đặc biệt là cơ động xã hội trong thế hệ [47].

Gần đây có tác phẩm nghiên cứu của Sam Friedman, Daniel Laurison and Lindsey Macmillan (2017) về “Social Mobility, the Class Pay Gap and Intergenerational Worklessness” (Cơ động xã hội, sự chênh lệch tiền lương và tình trạng mất việc làm giữa các thế hệ). Trong nghiên cứu này, đã tận dụng các câu hỏi về nền tảng kinh tế - xã hội mới trong khảo sát lực lượng lao động Vương quốc Anh (LFS) để cung cấp phân tích toàn diện nhất về tính cơ động được cập nhật. Đã thực hiện trên một mẫu nghiên cứu lớn hơn bất thường (64.566 người). Nhóm nghiên cứu


có thể vượt qua các biện pháp bình thường của tỷ lệ cơ động quốc gia để chiếu sáng một số câu hỏi nhấn mạnh nhưng phần lớn là những câu hỏi chưa được khám phá trong nghiên cứu trước đây. Tập trung phân tích tỷ lệ của tính cơ động xã hội; sự tiếp cận và tiến bộ trong các ngành nghề và cơ động nghề nghiệp liên thế hệ. Đặc biệt là phân tích tính cơ động xã hội Anh bằng cách kiểm tra sự cởi mở của các ngành nghề và phân tích cơ động liên thế hệ [103].

- Nghiên cứu về cán bộ Nhà nước

Mỹ là quốc gia hội đủ các điều kiện phát triển nguồn lao động tài năng. Nước Mỹ được xem là nơi tiếp nhận, nuôi dưỡng nhiều nhân tài nhất thế giới. Các tài năng khoa học, công nghệ, kinh doanh, quản lý, các công chức, các chính trị gia xuất sắc tại Mỹ vừa đông đảo về số lượng lại vừa phong phú về các lĩnh vực. Những Mỹ có nhiều nguồn nhân lực từ các nước khác nhập cư tới như Ấn Độ, Trung Quốc, Châu Phi, Châu Âu… Mỹ là môi trường rất tốt để nuôi dưỡng, đào tạo phát hiện tài năng nhiều ngành nghề,vì có chính sách sử dụng tài năng có hiệu quả đặc biệt là chính sách công vụ do đó đã thu hút được số lượng lớn các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới quan tâm nghiên cứu đến vấn đề công tác nhân sự, cán bộ công chức của Mỹ.

Bắt đầu từ công trình nghiên cứu của Harold Koontz, Cyril o’donnell và Heinz Weihrich (1992) về “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” (do Vũ Thiếu dịch). Tác giả đã chỉ ra rằng hơn 90% các thất bại trong kinh doanh cũng như quản lý nhân sự là sự thiếu năng lực và kinh nghiệm quản lý. Các chuyên gia về phát triển kinh tế đã nhận ra rằng việc cung cấp tài chính và kỹ thuật công nghệ không đảm bảo mang lại sự phát triển nếu chất lượng và năng lực quản lý yếu kém. Nhưng vấn đề đó, nói lên vai trò to lớn có tính quyết định của quản trị, quản lý đối với sự thành bại của các tổ chức. Và từ đó, tác giả đã đề cập đến một số nội dung của chính sách và những bất cập đặt ra đối với hoạt động tuyển dụng, bổ nhiệm, đồng thời cũng đề ra một số định hướng về cách thành lập một tổ chức, cách thức nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, của cán bộ, công chức… [9].

Tiếp đến, tác phẩm về “Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước” của Lê Minh Thông và cộng sự (2009). Tác giả đã nghiên cứu chế độ công vụ và công chức của các nước trên thế giới có sự khác biệt nhau giữa nước này và nước khác, giữa mô hình nhóm nước này với mô hình của nhóm nước kia. Trong đó, tác giả đã phân tích đặc điểm của chế độ công vụ, công chức Mỹ; bộ máy quản lý; chế độ công trạng; chế


độ tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng; chế độ kiểm tra, đánh giá và chính sách đối với công chức. Trong đó, có điều đáng chú ý phát hiện trong tác phẩm này là, có sự khác biệt giữa chế độ tuyển dụng công chức của Mỹ và Đức. Theo tác giả, Mỹ có phương thức thi tuyển bằng thi viết, thi vấn đáp, thao tác thực tế. Trong đó, có sự phân loại hình thi tuyển theo tính chất, thi cử có tính cạnh tranh và thi cử phi cạnh tranh. Đồng thời, Mỹ có chế độ sử dụng thử (đi làm tạm thời để kiểm tra thực tế) [37, tr.34-44].

Nhưng đối với Đức, việc tuyển chọn công chức được tiến hành theo nguyên tắc thành tích, tiêu chuẩn duy nhất để tuyển chọn là khả năng, năng lực và thành tích chuyên môn. Nhưng họ ít sử dụng hình thức thi lý thuyết, vì họ cho rằng các ứng cử viên đa có đủ bằng cấp chuyên môn chứng minh khả năng chuyên môn của họ rồi. Vì vậy, ở Đức chú trọng kiểm tra ngoài chuyên môn như cách ứng xử, kỹ năng giao tiếp, các khả năng về tâm lý. Một điểm rất hay trong công tác cán bộ của Đức là công vụ Đức rất coi trọng tuyển cán bộ lãnh đạo xuất phát từ quan niệm“nhân viên kém chỉ ảnh hưởng đến công việc của anh ta hoặc của một số người, còn lãnh đạo kém thì ảnh hưởng cả cơ quan”, nên người Đức thường nói “thà chưa có người còn hơn là chọn nhầm người”.Đồng thời, trong chế độ đề bạt, thăng cấp của Đức, “Điều lệ quá trình công tác của công chức” quy định, Cộng hòa liên bang Đức căn cứ vào nguyên tắc “Công trạng” để bổ nhiệm hay đề bạt công chức. Quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm, nhậm chức, đề bạt, tăng lương căn cứ vào phẩm chất, quá trình công tác năng lực và thành tích công tác của công chức [37, tr.47-57].

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác về công tác cán bộ, công chức của các nước phương Tây như: “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”của S.Chiavo-Campo (2003). Nguyễn Thu Hương (2008) về “Vài nét về hệ thống công vụ Cộng hòa Pháp”Tạ Ngọc Hải “Một số thông tin về chế độ công vụ của Anh và Hoa Kỳ”Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 11/2009;…

1.1.2. Các nghiên cứu về cơ động xã hội và cán bộ Nhà nước của các nước phương Đông

- Nghiên cứu về cơ động xã hội nói chung

Theo quan điểm của TS. Phit Phongsavath (2019) nhà xã hội học người Thái Lan trong bài viết “Social mobility” (Cơ động xã hội) đã cho rằng, cơ động xã hội là sự dịch chuyển của con người hay gia đình hoặc hộ gia đình có sự thay đổi về địa vị xã hội của họ. Họ có sự cơ động, thay đổi từ địa vị xã hội diễn ra như thế nào, có thể lên


hoặc xuống từ địa vị cũ nhưng trong khi xem xét một cách rò ràng hơn sự cơ động xã hội này là phải xem xét qua sự phân chia tầng lớp xã hội thành giai cấp/tầng lớp [95].

Hầu hết các nước XHCN ở Đông Âu và Châu Á đã thực hiện cải cách kinh tế vào đầu những năm 1980. Trong số đó, Trung Quốc là một trường hợp duy nhất trong đó nó đã đạt được không chỉ tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục, mà còn quản lý để giữ lại chế độ XHCN. Cùng với thành công kinh tế ấn tượng, cơ cấu tầng lớp của Trung Quốc đã chuyển đổi từ một hệ thống phân cấp nghề nghiệp đơn giản, giới hạn và cứng nhắc theo Mao, thành một hệ thống mở, hiện đại hóa và phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa đầu tiên của quốc gia. Tuy nhiên, tình hình ở Trung Quốc có gặp phức tạp do một số rào cản về thể chế, như hệ thống đăng ký hộ khẩu, hệ thống cán bộ, hệ thống đơn vị công việc và chính sách một con, tất cả vẫn tồn tại và làm trầm trọng thêm khoảng cách giữa thành thị và vùng nông thôn. Những điều kiện xã hội có ảnh hưởng trong việc định hình tính cơ động xã hội ở Trung Quốc. Do tình hình như vậy đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu nói chung, nhà xã hội học nói riêng đặc biệt quan tâm đến vấn đề cơ động xã hội ở xã hội Trung Quốc như tác phẩm “Social Mobility in Modern China” (Cơ động xã hội ở Trung Quốc hiện đại) của Jing YANG (2004), cuốn sách này là một cuốn sách bán chạy nhất ở Trung Quốc năm 2004 (được dịch từ ấn bản Trung Quốc xuất bản bởi Nhà xuất bản Tài liệu Khoa học Xã hội, Bắc Kinh, Trung Quốc, 2004), là kết quả của một dự án nghiên cứu sáu năm (từ năm 1998-2004). Kết quả nghiên cứu này là tư duy hàng đầu cho chính quyền trung ương của Trung Quốc. Đã trình bày các phân tích về phân tầng xã hội và tính cơ động xã hội ở Trung Quốc đương đại dựa trên hai cuộc điều tra trên bảng điều tra trên toàn quốc của 11.000 người trên 10 tỉnh và 6.000 người trả lời bao gồm 73 quận và thành phố trên 12 tỉnh. Đây là nghiên cứu đầu tiên trên toàn quốc về cơ động xã hội ở Trung Quốc hiện đại và đã thu hút sự chú ý lớn trên toàn thế giới cũng như một số tranh cãi trong xã hội. Nghiên cứu tập trung vào ba khía cạnh:

Đầu tiên, là đã điều tra toàn diện các thay đổi chính trị - xã hội quan trọng và các điều chỉnh chính sách liên quan trong vòng 50 năm qua kể từ năm 1949 và ảnh hưởng của nó đến phân tầng xã hội và tính cơ động xã hội.

Thứ hai, cung cấp mô tả chi tiết về quá trình phát triển, đặc điểm và xu hướng tương lai của cấu trúc xã hội tổng thể ở Trung Quốc hiện đại từ quan điểm về tính cơ động xã hội.


Thứ ba, đã tiến hành một nghiên cứu so sánh về các con đường, cơ chế, tỷ lệ, rào cản và cơ hội cơ động xã hội của 10 tầng lớp xã hội lớn ở Trung Quốc hiện đại trong nỗ lực đánh giá toàn bộ quá trình chuyển đổi cấu trúc xã hội ở Trung Quốc hiện đại.

Ngoài ra, tác phẩm này còn cung cấp một lượng lớn dữ liệu đáng tin cậy liên quan đến mọi người trong các tầng lớp xã hội Trung Quốc hiện đại với các tiêu chuẩn sống, điều kiện thu nhập, việc lựa chọn nghề nghiệp, phong cách sống, mô hình tiêu dùng, nền giáo dục, đặc điểm tâm lý và hành vi [83].

Với việc nghiên cứu so sánh tính cơ động xã hội của các nước trên thế giới ngày càng được sự quan tâm của các nhà xã hội học. Gần đây, có một công trình nghiên cứu so sánh cơ động xã hội giữa Trung Quốc và Anh bởi nhà nghiên cứu của hai nước: Yaojun Li (Công tác tại Manchester University, UK), Shun Zhang và Jianxun Kong (Trung Quốc) trong tác phẩm “Social mobility in China and Britain: a comparative study” (Cơ động xã hội ở Trung Quốc và Anh: Một nghiên cứu so sánh; 2014). Bài viết này tập trung xem xét tính cơ động xã hội ở Trung Quốc và Anh. Khám phá liệu sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Trung Quốc trong 30 năm qua đã mang tính cơ động của nó đến gần tính cơ động xã hội ở Anh không. Tác giả cũng kiểm tra ảnh hưởng của hệ thống đăng ký hộ khẩu của Trung Quốc (hukou) đến cơ hội di chuyển của người dân [109]. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các cuộc khảo sát đại diện quốc gia ở hai nước, theo kết quả đã tìm thấy một sự hội tụ trong tổng số cơ động ở hai nước nhưng tính cơ động tương đối có mức độ bất bình đẳng cao là ở Trung Quốc cao hơn. Phụ nữ Trung Quốc phải đối mặt với những bất lợi lớn nhất. Nguyên nhân chính cho sự bất bình đẳng xã hội ở Trung Quốc là hệ thống hộ khẩu. Người dân nông thôn ở Trung Quốc có cơ hội rất hạn chế về giáo dục nhưng ngay cả những người có trình độ học vấn tương tự vẫn bị cản trở nặng nề bởi hình phạt hộ khẩu khi cố gắng tiếp cận các vị trí thuận lợi. Cả hai xã hội đều rất bất bình đẳng nhưng Trung Quốc có thêm một rào cản.

Cao Yang và Chiung-Yin Hu (2007) và Obukova, Elena (2008), cho rằng dịch chuyển vị thế nghề nghiệp là do những ảnh hưởng của nguồn gốc xã hội [54; 62; 80, 116]. Ngoài ra, các nghiên cứu khác như “Inequality of opportunity in Urban China and American” của Blau và Ruan (Bất bình đẳng về cơ hội ở đô thị Trung Quốc; 1990) và “Geating ahead in urban China” của Lin Nan và Yanjie Bian (1991) đã cho thấy cơ


động nghề nghiệp - dịch chuyển vị thế nghề nghiệp cũng diễn ra mạnh mẽ ở các nước đang trong quá trình chuyển đổi như Nga, Trung Quốc và Hunggari. Trong nghiên cứu cho thấy, quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế và chuyển đổi sang kinh tế thị trường là nguyên nhân thúc đẩy mạnh mẽ những thay đổi về việc làm và nghề nghiệp của người lao động ở các nước này [53; 88].

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây có một số nhà khoa học đã quan tâm và nghiên cứu đến vấn đề “cơ động xã hội”, nhưng trong thực tế có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này như trong tác phẩm của Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (1997) về “Nghiên cứu xã hội học” đã đề cập ngắn gọn nhưng rất rò về khái niệm, các loại hình cơ động xã hội, những yếu tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội. Tiếp đến là tác phẩm “Xã hội học” của Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1997), trong tác phẩm này đã đề cập đến khái niệm, tính chất của cơ động xã hội, tác giả cho rằng: “thực chất cơ động xã hội là sự thay đổi vị trí hệ thống phân tầng xã hội, vấn đề cơ động xã hội liên quan đến việc các cá nhân giành vị trí, địa vị xã hội, liên quan đến điều kiện ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu xã hội” [6, tr. 234]. Nói đến nghiên cứu lý luận về vấn đề “cơ động xã hội” thì không thể không kể đến tác phẩm “Xã hội học” của Nguyễn Đình Tấn (2005), trong tác phẩm này đã có sự phân tích khái niệm về cơ động xã hội, tác giả đã trình bày 06 hình thức cơ động xã hội và có phân tích rò về các yếu tố ảnh hưởng đến tính cơ động xã hội. Đây là một tác phẩm quan trọng, là nền tảng cho việc nghiên cứu “cơ động xã hội”.

Ngoài ra, còn có một công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề phân tầng xã hội. Trong đó, có số ít các nghiên cứu đề cập trực tiếp đến cơ động xã hội, kể đến các nghiên cứu của tác giả Vò Tuấn Nhân (2001), Đỗ Thiên Kính (2007; 2008; 2009), Đào Thanh Trường (2009; 2016), Lê Vinh Danh (2016).

Trong công trình nghiên cứu về “Di động xã hội của cộng đồng khoa học” của Vò Tuấn Nhân (2001) là công trình nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề cơ động xã hội trong đội ngũ cộng đồng khoa học. Trong công trình nghiên cứu này đã cho thấy giới tính, nguồn gốc xuất thân, nơi cư trú, trình độ học vấn và chuyên môn được đào tạo, độ tuổi và thâm niên nghề nghiệp có ảnh hưởng đến sự cơ động xã hội của cộng đồng khoa học [29].

Trong khi, tác giả Đỗ Thiên Kính (2007; 2009) có sự nghiên cứu sâu hơn về vấn đề cơ động xã hội trong tác phẩm “Di động xã hội giữa các thế hệ trong hai thời kỳ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022