phụ nữ mà khởi đầu bước chân vào lực lượng lao động ăn lương ở vị trí trợ lý giáo viên, rồi dần dần trở thành người quản lý của một trường trung học quận tức người đó đã trải qua một sự cơ động đi lên nội thế hệ. Một người đàn ông trở thành tài xế tắc xi sau khi công ty kế toán của anh bị phá sản tức là anh đã trải qua một cuộc cơ động đi xuống nội thế hệ [34, tr.307].
Theo quan điểm của Roney Stark nhà xã hội học người Mỹ, ông nghiên cứu cơ động xã hội theo hai loại chính đó là: (1) Cơ động cấu trúc (Structural mobility) diễn ra khi có những thay đổi trong mối quan hệ vị trí giữa các tầng lớp trên và tầng lớp dưới của xã hội; (2) Cơ động chuyển đổi (Exchange mobility) diễn ra khi có một số cá nhân bị giảm sút hay đi xuống về mặt vị thế/địa vị xã hội và chính sự đi xuống của những cá nhân này đã tạo cơ hội và vị trí cho các cá nhân khác vươn tới chiếm lĩnh vị thế/địa vị của họ trong hệ thống phân tầng xã hội [40, tr.26].
Như vậy, khi nghiên cứu cơ động xã hội các nhà xã hội học thường nghiên cứu theo các hình thức cơ động như sau:
Cơ động xã hội theo chiều ngang: Là sự chuyển dịch vị trí của một người hay một nhóm người sang một vị trí khác nằm trên cùng một thang bậc trong cơ cấu xã hội. Ở đây mới chỉ có sự thay đổi về mặt vai trò chưa có sự thay đổi về mặt vị thế.
Cơ động xã hội theo chiều dọc: Là sự chuyển dịch vị trí của một người hay một nhóm người sang một vị trí khác không nằm trên cùng một tầng với họ. Cơ động xã hội theo chiều dọc nhấn mạnh đến sự thay đổi về chất của các cá nhân và nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội, liên quan đến sự thăng tiến (đề bạt) hay suy giảm, (giáng chức, giáng cấp) của một cá nhân và nhóm người nào đó.
Cơ động xã hội theo cơ cấu: Là sự thay đổi địa vị của một số người do những thay đổi cơ cấu kinh tế. Nó là kết quả của sự thay đổi trong quá trình phân phối các địa vị trong xã hội. Cơ động xã hội theo cơ cấu bản chất là quy tắc thống trị của địa vị. Loại cơ động xã hội này xuất hiện nhiều trong những thời kỳ cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng trong kinh tế hoặc cách mạng chính trị.
Cơ động xã hội chuyển đổi: Là sự thay đổi địa vị cho nhau của một số người tại các tầng xã hội khác nhau, một số người được cất nhắc, đề bạt, sắp xếp vào vị trí của một số người khác, trong khi đó thay vì cho những vị trí cũ, họ bị giáng chức, cách chức hay bị sắp xếp vào vị trí của những người kia.
Số lượng của những loại cơ động xã hội này phụ thuộc vào mức độ đóng hay mở của xã hội. Trong hệ thống xã hội “đóng” xã hội đẳng cấp, loại cơ động xã hội này ít xảy ra, nhưng trong hệ thống xã hội “mở” xã hội giai cấp, có nhiều điều kiện cho loại cơ động xã hội này.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 6
- Khái Quát Kết Quả Đã Đạt Được, Hạn Chế Của Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Và Những Khoảng Trống Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Những Khoảng Trống Luận Án Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Khái Niệm Và Các Loại Hình Cơ Động Xã Hội Trong Đội Ngũ Cán Bộ Nhà Nước
- Lý Thuyết Phân Tầng Xã Hội Hợp Thức Và Không Hợp Thức
- Đặc Điểm Về Kinh Tế - Xã Hội Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Cơ động xã hội cùng thế hệ: Là sự thay đổi nghề nghiệp, nơi cư trú, địa vị của một cá nhân hay một số người trong suốt cuộc đời của bản thân họ.
Cơ động xã hội liên thế hệ: Là sự chuyển dịch vị trí giữa các thế hệ. Con cái có thể có những địa vị xã hội cao hơn hoặc thấp hơn so với bố mẹ, xác định quá trình tiếp nối vị trí xã hội giữa ông bà, con cái tức cha truyền con nối.
Tóm lại, Cơ động xã hội hay còn gọi là di động xã hội, là một khái niệm cơ bản của xã hội học, là sự chuyển dịch vị trí của một người hay một nhóm người trong xã hội. Cơ động xã hội có thể phản ánh sự dịch chuyển giữa các thế hệ, nghĩa là khi so sánh các cá nhân với các thế hệ khác như cha mẹ của họ. Hay phản ánh sự dịch chuyển xuất hiện trong cuộc đời của cá nhân (khi so sánh các vị trí trong cuộc đời cả cá nhân chính là vị thế xã hội của họ). Bản chất của di động xã hội là sự thay đổi đồng thời cùng lúc 3 khía cạnh bao gồm: xác lập vị thế xã hội mới; thực hiện vai trò - chức năng mới và vị trí lao động mới với các giá trị , chuẩn mực xã hội tương ứng. Cơ động xã hội gồm 4 loại di động xã hội là: di động dọc; di động xã hội ngang; di động xã hội bên trong thế hệ; di động xã hội liên thế hệ. Di động xã hội chịu tác động của nhiều yếu tố, có thể chia thành 3 cấp độ: vi mô (cá nhân) (khát vọng vươn lên; trình độ học vấn; trình độ chuyên môn; sự nhạy bén nắm bắt cơ hội…) trung mô (định hướng của gia đình, truyền thống gia đình, sự kế thừa từ thế hệ trước; tập nhiễm hành vi; giáo dục gia đình…); vĩ mô (thực hiện chính sách phân công, phân nhiệm, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm...; sự thay đổi của cơ cấu xã hội; sự thay đổi văn hoá).
2.1.2. Khái niệm cán bộ Nhà nước
Để hiểu được khái niệm cán bộ nhà nước một cách rò ràng thì trước tiên cần hiểu khái niệm cán bộ và sự khác biệt giữa cán bộ và công chức.
Ở Trung Quốc, áp dụng chế độ quản lý nhân sự theo khuôn mẫu chung để quản lý mà không phân biệt người làm công tác Đảng, công tác chính quyền và làm trong doanh nghiệp. Năm 2005 Quốc hội khóa X của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa đã thông qua Luật Công vụ, tại Điều 2 Luật này quy định: Công chức là người thi hành những nhiệm vụ công theo pháp luật quy định, làm việc trong các cơ quan hành chính của nhà nước và hưởng lương cùng các khoản phúc lợi của họ do ngân sách nhà nước trả [44, tr.30].
Ở Thái Lan, cán bộ là người làm việc trong các cơ quan tổ chức nhà nước, doanh nghiệp, công ty nước ngoài… gồm cả công chức, viên chức, nhân viên... Theo Luật Công vụ của Thái Lan “Công chức là người được phân công và được bổ nhiệm một công việc của chính phủ và nhận lương phù hợp ở một bộ, cơ quan nhà nước hay cơ quan thuộc chính phủ” [31, tr.83]. Trong đó, luật này đã loại trừ chức danh và quan chức chính trị ra khỏi quy định của luật công vụ, đồng thời cấm công chức không được trở thành quan chức chính trị.
Ở Việt Nam, Luật Cán bộ, công chức (2008) phân định rò đối tượng cán bộ, công chức và tách biệt với đối tượng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập do Luật Viên chức (2010) điều chỉnh. Theo Điều 4, Luật Cán bộ, công chức,“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ”, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [33]. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập [33].
Ở Lào, “Cán bộ là những người làm việc và có vai trò, nhiệm vụ hoặc công tác nào đó trong các cơ quan, công ty của Nhà nước hoặc tư nhân mà có hưởng
lương và tiền hỗ trợ khác”. Theo nghĩa này, cán bộ không chỉ là làm việc trong tổ chức Đảng, Nhà nước mà bao gồm cả đơn vị lực lượng vũ trang và doanh nghiệp tư nhân [105]. Từ khi có Nghị định số 171/CP ngày 11/11/1993. Nghị định này quy định như sau: “Cán bộ là công dân Lào được tuyển dụng và bổ nhiệm và giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách Nhà nước”. Trong Nghị định này, Cán bộ là từ dùng gọi chung cho những người làm việc trong tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, tổ chức quần chúng còn bao gồm cả đơn vị quân đội Nhân dân và công an nhân dân nhưng không bao gồm đơn vị doanh nghiệp, là Cán bộ Nhà nước nó chung.
Sau 10 năm thực hiện Nghị định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/CP, ngày 19/05/2003 thay thế Nghị định số 171/CP, ngày 11/11/1993. Nghị định này đã có nhiều chỗ được sửa đổi và bổ sung nhiều vấn đề đặc biệt là đã được thay thế từ cán bộ thành công chức: “Công chức nước CHDCND Lào là công dân Lào, được tuyển dụng và bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên ở các cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức quần chúng ở trung ương, cấp địa phương và cơ quan thay mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài và được hưởng lương và tiền hỗ trợ khác từ ngân sách nhà nước” [67]. Nghị định không áp dụng cho lực lượng vũ trang như quân đội Nhân dân và công an. Sau đó, đã ban hành Luật Công an Nhân dân (2007) và Luật Quân đội Nhân dân (2004), trong đó đã giải thích từ cán bộ: Cán bộ có nghĩa là người có cấp bậc từ thiếu úy đến tướng thì gọi là sĩ quan. Còn người đã có cấp bậc từ cấp binh nhì đến chuẩn úy, thiếu úy được gọi là “chiến sĩ” [98].
Theo nghiên cứu của Lào thì “Cán bộ là những người trong tổ chức hệ thống của Đảng - xã hội; là người có chức vụ, có nhiệm vụ, có trách nhiệm với tổ chức; có hưởng lương, có tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước hoặc từ tổ chức xã hội khác. Cán bộ có tên gọi dựa theo nghề nghiệp, chức vụ và theo loại” [59].
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Luật Cán bộ, công chức của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào số 74/QH, ngày 18/12/2015. Trong Điều 2 và 3 của Lluật này đã phân biệt rò khái niệm Cán bộ và công chức: “Cán bộ - công chức là công dân Lào, được tuyển dụng, bổ nhiệm bầu cử hoặc giao nhiệm vụ, chức vụ nào đó ở các cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước, mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức quần chúng cấp trung ương và cấp địa phương hoặc các cơ quan thay mặt
nước CHDCND Lào ở nước ngoài và tổ chức quốc tế, được hưởng lương và tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước” [99].
Ở Lào cán bộ được dùng để gọi chung không phân biệt người làm việc, công tác trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức quần chúng, các lực lượng vũ trang hay doanh nghiệp mà họ có hưởng lương thường xuyên. Trong phạm vi nghiên cứu của bài luận án này, Cán bộ Nhà nước là cán bộ, công chức là công dân Lào, được tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu cử hoặc giao nhiệm vụ, chức vụ nào đó ở các cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Lào, các tổ chức quần chúng cấp trung ương và cấp địa phương, công an nhân dân, quân đội nhân dân hoặc các cơ quan thay mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài và tổ chức quốc tế được hưởng lương và tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
- Cán bộ nhà nước có các đặc điểm như sau:
Cán bộ Nhà nước phải thông qua bầu cử, tuyển chọn và không chỉ là những người làm việc trong cơ quan tổ chức của Nhà nước, Đảng, các tổ chức quần chúng mà kể cả những người làm việc ở các lực lượng vũ trang.
Cán bộ Nhà nước là người được sắp xếp, bổ nhiệm vào các cơ quan tổ chức của Nhà nước và cơ quan khác trong hệ thống chính trị, dựa vào cơ quan đó để hoạt động công việc của mình theo sự sắp xếp, bổ nhiệm và giao nhiệm vụ của cơ quan đó.
Cán bộ Nhà nước là người được sắp xếp, bổ nhiệm vào chức vụ quan trọng nào đó trong hệ thống chính trị mà dựa trên trình độ, năng lực, cấp, số hệ và nhóm chuyên môn của cán bộ.
Cán bộ Nhà nước phải qua sự chọn lọc và được tăng cấp, tăng mức lương (dựa vào quy định chung và của các cơ quan tổ chức đã đề ra).
Cán bộ Nhà nước phải được hưởng lợi dựa theo hiệu quả của công việc của cán bộ.
Đặc biệt là cán bộ Nhà nước phải được hưởng lương và tiền hỗ trợ khác từ ngân sách của Nhà nước.
- Phân loại các chức vụ của cán bộ Nhà nước Lào:
Dựa trên Nghị định của Chính phủ số 203/CP, ngày 04 tháng 07 năm 2017 về chức vụ hành chính của cán bộ, công chức; cán bộ, công chức Lào được phân
thành hai nhóm chức vụ chính: Chức vụ hành chính của cán bộ lãnh đạo cấp cao và chức vụ hành chính của cán bộ,công chức.
Chức vụ hành chính là chức vụ lãnh đạo, quản lý của cán bộ Nhà nước, có vị trí, nhiệm vụ và vai trò trong các cơ quan tổ chức của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, mặt trận xây dựng tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cấp trung ương và địa phương trong toàn quốc.
1) Chức vụ hành chính của cán bộ lãnh đạo cấp cao:còn gọi là cán bộ lãnh đạo cấp cao, là những cán bộ lãnh đạo có chức vụ từ chức vụ Phó chủ tịch tỉnh và các chức vụ tương đương trở lên như: Phó Chủ tịch tỉnh; Phó Chủ tịch thủ đô; Tỉnh ủy;Giám đốc Đại học Quốc gia; Phó chánh văn phòng Chủ tịch nước; Phó Ban thanh tra chính phủ, Phó Ban của Ban thuộc Trung ương Đảng (Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Văn phòng Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương…); Thứ trưởng các Bộ và các chức vụ tương đương. Và các chức vụ cao hơn như Bộ trưởng; Bí thư thành ủy thủ đô Viêng Chăn cho đến chức cao nhất là Chủ tịch nước, Tổng Bí Thư Trung ương Đảng.
2) Chức vụ hành chính của cán bộ - công chức:
Bao gồm ba cấp chức vụ: Một là, cán bộ quản lý cấp cao; Hai là, cán bộ quản lý cấp trung và Ba là, cán bộ quản lý cấp cơ sở.
Một, cán bộ quản lý cấp cao bao gồm 3 loại chức vụ:
Loại 1: Bao gồm các chức vụ như: Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh;Thành viên Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chủ tòa của Tòa án nhân dân tối cao không phải là thành viên Hội đồng thẩm phán; Chánh án Tòa án miền;Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Miền; Cục trưởng Cục thanh tra Miền;Ban thường trực Đảng ủy các Bộ và cơ quan ngang bộ; Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy và các trực vụ tương đương.
Loại 2: Bao gồm chức Vụ trưởng và tương đương vụ trưởng của các Bộ, Cơ quan ngang bộ; Phó Chánh án Tòa án miền; Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh, thủ đô; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Miền; Phó Cục trưởng Cục thanh tra Miền; Giám đốc Bệnh viện Trung ương phụ thuộc Bộ; Phó Giám đốc các trường đại học; Giám đốc Đài phát thanh quốc gia Lào; Tổng biên tập Báo;Giám đốc Đài truyền hình quốc gia Lào phụ thuộc Bộ
Thông tin, Văn hóa và Du lịch; Chủ tịch Huyện, thành phố; Ủy viên ban chấp hành Đảng Bộ và cơ quan ngang Bộ, Tỉnh ủy và Thành ủy; Bí thư Huyện ủy, thành phố; Và các chức vụ tương đương khác.
Loại 3: Bao gồm chức Phó Vụ trưởng và tương đương phó vụ trưởng của các Bộ, Cơ quan ngang bộ; Chánh án Tòa án khu vực, chủ tòa, thẩm phán toà án Miền; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thủ đô; Chánh văn phòng của Toà án Nhân dân Miền, Viện kiểm sát nhân dân Miền; Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương phụ thuộc Bộ; Giám đốc Bệnh viện khu vực; Chánh văn phòng giáo dục Phật giáo Trung ương; Giám đốc các Trường cao đẳng nghề; trưởng khoa, Chánh văn phòng, trưởng bộ môn, giám đốc thư viện, giám đốc trung tâm trong các trường Đại học; Phó Giám đốc Đài phát thanh quốc gia Lào; Phó Tổng biên tập Báo; Phó Giám đốc Đài truyền hình quốc gia Lào phụ thuộc Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch; Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Quốc gia; Giám đốc Bảo tảng Quốc gia; Giám đốc Nhà xuất bản Quốc gia, Giám đốc trung tâm văn hóa trẻ em, Chánh văn phòng di sản văn hóa thế giới; Giám đốc các Sở cấp Tỉnh; Chánh văn phòng của tỉnh và tương đương; Phó Chủ tịch Huyện, thành phố; Chủ tịch hoặc Bí thư cac cơ quan tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, thủ đô mà không phải là Ủy viên Tỉnh ủy, Thành ủy; Phó bí thư Huyện ủy, thành phố; Ủy viên ban thường vụ huyện ủy, thành phố, và các chức vụ tương đương khác.
Hai, cán bộ quản lý cấp trung bao gồm 2 loại chức vụ:
Loại 4: Trưởng phòng phụ thuộc Vụ hoặc tương đương Vụ của các Bộ, cơ quan ngang bộ; Phó giám đốc Bệnh viện khu vực, trưởng phòng của Bệnh viện Trung ương; Giám đốc Bệnh viện cấp tỉnh; Phó Chánh văn phòng giáo dục Phật giáo trung ương; Phó giám đốc các trường cao đẳng nghề; Giám đốc trường trung cấp nghề; Trưởng phòng của các Đại học, Học viện; Phó trưởng Bộ môn, Phó văn phòng, Phó Giám đốc Thư viện và Phó Giám đốc các Trung tâm trong các Trường Đại học; Giám đốc các trường Phổ thông; Phó Giám đốc Bảo tảng Văn hóa Quốc gia; Phó Giám đốc Bảo tảng Quốc gia; Phó Giám đốc Nhà xuất bản Quốc gia, Phó Giám đốc trung tâm văn hóa trẻ em, Phó Chánh văn phòng di sản văn hóa thế giới; Phó Giám đốc các sở cấp Tỉnh; Phó Chánh văn phòng của tỉnh và tương đương; Chánh văn phòng của Huyện hoặc tương đương; Trưởng phòng của các sở cấp
huyện;Phó Chủ tịch hoặc Phó Bí thư cac cơ quan tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, thủ đô mà không phải là Ủy viên Tỉnh ủy, Thành ủy và các chức vụ tương đương khác.
Loại 5: Trưởng phòng phụ thuộc Vụ hoặc tương đương Vụ của các Bộ, cơ quan ngang bộ; Trưởng ban của Bệnh viện khu vực, phó trưởng phòng của Bệnh viện Trung ương; Phó Giám đốc Bệnh viện cấp tỉnh; trưởng phòng giáo dục Phật giáo cấp Tỉnh; Phó trưởng phòng của các trường Đại học, Học viện; phó giám đốc trường trung cấp nghề; Phó Giám đốc các trường Phổ thông (Cấp 3); giám đốc các trường Phổ thông (Cấp 2); giám đốc trường cơ sở nghề; giám đốc đài phát thanh, truyền hình, báo, bảo tảng, thư viện, bảo tảng văn hóa ở cấp tỉnh; Phó cục thuế khu vực, giám đốc các cửa khẩu; trưởng ban của văn phòng cấp tỉnh và tương đương; Trưởng ban phụ thuộc các sở cấp tỉnh;phó chánh văn phòng cấp huyện hoặc tương đương; Phó trưởng phòng văn phòng của các sở cấp huyện và các chức vụ tương đương khác.
Ba, cán bộ quản lý cấp cơ sở bao gồm 3 loại chức vụ:
Loại 6: Trưởng ban của Vụ hoặc tương đương vụ phụ thuộc Bộ và các cơ quan ngang bộ; Phó trưởng ban của Bệnh viện khu vực; Trưởng ban của Bệnh viện tỉnh; Phó trưởng phòng Giáo dục Phật giáo cấp tỉnh; Phó Giám đốc các trường cơ sở nghề; Phó Giám đốc các trường phổ thông (Cấp 2); Giám đốc các trường tiểu học, trường mẫu giáo; Phó trưởng ban của các trường phổ thông (cấp 3); Phó Giám đốc đài phát thanh, truyền hình, báo, bảo tảng, thư viện, bảo tảng văn hóa ở cấp tỉnh; Phó Giám đốc các cửa khẩu; Phó Trưởng ban của văn phòng cấp tỉnh và tương đương; Phó Trưởng ban thuộc các sở cấp tỉnh; Trưởng nhóm của văn phòng thuộc Văn phòng tỉnh và sở cấp huyện; Và các chức vụ tương đương khác.
Loại 7: Phó Trưởng ban của Vụ hoặc tương đương vụ phụ thuộc Bộ và các cơ quan ngang bộ; Phó Trưởng ban của Bệnh viện tỉnh; Phó Giám đốc các trường tiểu học, trường mẫu giáo; Phó Trưởng nhóm của văn phòng thuộc Văn phòng tỉnh và sở cấp huyện; Và các chức vụ tương đương khác.
Loại 8: Trưởng nhóm phụ thuộc phòng của Vụ hoặc tương đương của Bộ và các cơ quan ngang bộ; Trưởng nhóm thuộc ban của phòng của các Bệnh viện Trung ương; Trưởng nhóm thuộc ban của các Bệnh viện khu vực; Trưởng nhóm thuộc ban của các trường cao đẳng; phó trưởng nhóm của các trương sở cấp và trường phổ