Khái Niệm Và Các Loại Hình Cơ Động Xã Hội Trong Đội Ngũ Cán Bộ Nhà Nước


thông (cấp 2); trưởng nhóm của các trường tiểu học và trường mẫu giáo; trưởng nhóm của các trường trung cấp nghề; trưởng nhóm của phòng thuộc các sở cấp tỉnh; trưởng nhóm thuộc văn phòng tỉnh; Và các chức vụ tương đương khác.

- Các tiêu chuẩn chức vụ hành chính của cán bộ - công chức Lào:

Theo Nghị định của Chính phủ số 461/CP, ngày 09 tháng 10 năm 2012 về tiêu chuẩn chức vụ hành chính của cán bộ - công chức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cụ thể như sau:

1) Tiêu chuẩn chung:

+ Về bản chất chính trị, tư tưởng:

Phải có quan điểm tư tưởng chính trị đúng đắn, có lòng trung thành với Đảng, với chế độ dân chủ, có lòng yêu nước, phục vụ nhân dân, có nguồn gốc xuất thân, hoạt động tốt và rò ràng; thực hiện tuân thủ theo hiến pháp và luật pháp, có ý thức đối với tổ chức và kỷ luật.

Có sự thủy chung, chăm chỉ, cần cù, tiết kiệm; có lối sống trong sạch, có tính sáng tạo và tự phát triển bản thân trong mọi mặt.

Có quan điểm quần chúng, năng động tích cực thay đổi bản thân, tự phê bình và phê bình với tinh thần thật thà và chấp nhận mọi sự phê bình của người khác; có sự đoàn kết thống nhất trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng.

+ Về khả năng, năng lực:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Có trình độ chuyên môn nhất định nào đó phù hợp với chức vụ đó. Phải có trình độ chuyên môn từ cấp Trung cấp trở lên và có thể vận dụng các kiến thức vào trong công việc.

Được quan quá trình đào tạo hoặc bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị - hành chính.

Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 10

Đồng thời, phải biết sử dụng một tiếng nước ngoài nào đó với trình độ tốt (trong lĩnh vực cần thiết).

+ Về cách thức làm việc:

Có khả năng thực hiện nghiêm khắc các Nghị định, mệnh lệnh, sắc lệnh, quyết định, quy định và các quy luật của Đảng và Nhà nước ban ra và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

Có cách thức làm việc theo kế hoạch và có sự sáng tạo, khoa học.

+ Về sức khỏe: Có sức khỏe tốt có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.


2) Các tiêu chuẩn riêng của từng chức vụ:

Trong mỗi chức vụ, ngoài tiêu chuẩn chung là có tiêu chuẩn riêng đó là nói về kinh nghiệm làm việc của cán bộ Nhà nước như:

+ Đối với chức vụ loại 8 phải có kinh nghiệm làm việc, là cán bộ - công từ 2 năm trở lên.

+ Loại 7: Phải đảm nhiệm chức vụ loại 8 ít nhất 2 năm hoặc có kinh nghiệm làm việc liên quan ít nhất 3 năm.

+ Loại 6: Phải đảm nhiệm chức vụ loại 7 ít nhất 3 năm hoặc có kinh nghiệm làm việc liên quan ít nhất 4 năm.

+ Loại 5: Phải đảm nhiệm chức vụ loại 6 ít nhất 3 năm hoặc có kinh nghiệm làm việc liên quan ít nhất 5 năm.

+ Loại 4: Phải đảm nhiệm chức vụ loại 5 ít nhất 2 năm.

+ Loại 3: Phải đảm nhiệm chức vụ loại 4 ít nhất 2 năm.

+ Loại 2: Phải đảm nhiệm chức vụ loại 3 ít nhất 2 năm.

+ Loại 1: Phải đảm nhiệm chức vụ loại 2 ít nhất 5 năm.

- Phân loại các cơ quan tổ chức có cán bộ Nhà nước công tác:

+ Cơ quan Đảng: Là các cơ quan Trung ương tham mưu và trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương, và các tổ chức đoàn thể bao gồm 5 ban và 5 tổ chức đoàn thể: Văn phòng Trung ương; Ban Tổ chức Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Đối ngoại Trung ương; Ban Kiểm tra Trung ương; Mặt trận xây dựng đất nước; Hội liên hiệp phụ nữ; Đoàn thanh niên; Đoàn công đoàn; Hội cựu chiến binh và các sở ở cấp tỉnh phụ thuộc các Ban.

+ Cơ quan Nhà nước: Là các Bộ và cơ quan ngang bộ thuộc chính phủ (Không tính Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh) bao gồm 15 Bộ và 7 cơ quan ngang bộ: Bộ Ngoại giao; Bộ Tài chính; Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội; Bộ Công chính và Vận tải; Bộ Thương mại; Bộ Giáo dục và thể thao; Bộ Nông lâm nghiệp; Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Nội vụ; Bộ Y tế; Bộ Khoa học và công nghệ; Bộ Thông tin, văn hóa và du lịch; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Năng lượng và Mỏ; Bộ Bưu chính Viễn thông; Bộ Tư pháp; Quốc Hội; Tòa Án Nhân dân Tối cao; Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng nhà nước; Viện Khoa học Xã hội Quốc gia và Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia.


+ Lực lượng vũ trang: Là cán bộ, sĩ quan công tác thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh Lào.

Cách phân loại các cơ quan tổ chức có đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào công tác là nhằm phục vụ việc nghiên cứu chính xác và rò ràng hơn.

2.1.3. Khái niệm và các loại hình cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước

Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Đội ngũ” được định nghĩa: (1) Là tổ chức gồm nhiều người tập hợp lại thành một lực lượng như đội ngũ chỉnh tề. (2) Là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp như đội ngũ những người làm báo, đội ngũ những người viết văn trẻ [45, tr.548].

Dựa trên định nghĩa trên và xem xét theo góc độ của xã hội học thì, khi nói đến một đội ngũ là nói đến một số lượng đông người có cơ cấu giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngành nghề, tuổi đời, trình độ… khác nhau hợp thành tổ chức có chức năng, nhiệm vụ chính và đặc điểm hoạt động tương đối giống nhau. Đội ngũ cán bộ Nhà nước không phải là tổng số giản đơn các cán bộ, công chức, mà còn là sự bố trí, phân công và phối hợp hoạt động giữa các cán bộ, công chức làm nên sức mạnh để đội ngũ cán bộ, công chức hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình.

Như vậy, cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước có thể được hiểu là sự dịch chuyển về vị trí công tác (chức vụ hành chính) của cá nhân hay một nhóm (đội ngũ) cán bộ Nhà nước; sự thay đổi đi lên hoặc đi xuống về vị trí công tác giữa các cán bộ Nhà nước khác nhau trong hệ thống phân tầng xã hội, sự chuyển dịch từ một vị trí này đến một vị trí khác trong cơ cấu của cán bộ Nhà nước trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng tổ quốc, tổ chức quần chúng và các lực lượng vũ trang.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung vào nghiên cứu một số loại hình cơ động xã hội đặc trưng của đội ngũ cán bộ Nhà nước:

Cơ động xã hội theo chiều dọc trong đội ngũ cán bộ Nhà nước.

Cơ động xã hội theo chiều dọc là sự chuyển dịch vị trí công tác của một cán bộ Nhà nước sang một vị trí công tác khác trên cùng lĩnh vực công tác. Ở đây đã có sự thay đổi về mặt vai trò, vị trí công tác. Điều đó, dẫn đến sự thay đổi về mặt vị thế, chức vụ đảm nhiệm. Khi xem xét cơ động xã hội theo chiều dọc, người ta


thường nghĩ đến sự cơ động đi lên hoặc đi xuống giữa vị trí công tác, cũng như giữa các thang bậc của một hệ thống phân tầng quyền lực. Ngoài ra còn có khía cạnh khác như là khía cạnh nghề nghiệp - xã hội; nên cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước được thảo luận trong phần này chủ yếu được đề cập trên hai bình diện:

(1) Sự thay đổi, chuyển dịch về vị trí công tác trên bậc thang nghề nghiệp cũng như xu hướng thăng tiến cá nhân của những cán bộ Nhà nước. Nghĩa là sự thay đổi về mặt chức vụ hành chính của cán bộ Nhà nước.

(2) Sự thay đổi về học vị, chiều sâu của lĩnh vực chuyên môn được đào tạo của cán bộ Nhà nước.

Cơ động theo chiều ngang của đội ngũ cán bộ Nhà nước.

Là sự chuyển dịch vị trí công tác từ một chức vụ hành chính của một cán bộ sang một vị trí công tác khác trên cùng một thang bậc trong cơ cấu xã hội (cơ cấu nghề nghiệp). Ở đây mới chỉ có sự thay đổi về mặt vai trò, chức năng chưa có sự thay đổi về mặt vị thế xã hội nghề nghiệp. Tính cơ động này thể hiện ở hai hình thức:

(1) Cá nhân cán bộ có thể chuyển dịch lĩnh vực công tác của cán bộ trong cùng tổ chức, cơ quan mà mình đang công tác và cũng có thể chuyển dịch sang lĩnh vực công tác khác mà không có sự thay đổi về chức vụ hành chính.

(2) Cá nhân cán bộ có thể dịch chuyển từ lĩnh vực chuyên môn này sang lĩnh vực chuyên môn khác. Lĩnh vực chuyên môn mà cán bộ chuyển tới có thể gần hoặc cũng có thể khác với lĩnh vực chuyên môn mà cán bộ thực hiện.

2.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU CƠ ĐỘNG XÃ HỘI TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÀ NƯỚC

Hiện nay có rất nhiều lý thuyết có thể giúp thiết lập cơ sở khoa học để nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về sự cơ động xã hội nói chung, cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước nói riêng. Trong phạm vi giới hạn được xác định, luận án chỉ đề cập đến một số lý thuyết liên quan trực tiếp làm cơ sở lý luận tiếp cận nội dung nghiên cứu đặc biệt là lý thuyết xã hội học như: Lý thuyết cấu trúc chức năng và lý thuyết sự phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức.

2.2.1. Lý thuyết cấu trúc-chức năng

Dưới góc độ tiếp cận từ lý thuyết cấu trúc chức năng hay còn gọi là thuyết


chức năng - cấu trúc hay chủ thuyết chức năng, các nhà nghiên cứu nói chung, các nhà xã hội học nói riêng đã nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định và góp phần đảm bảo sự tồn tại của chính thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững và xem xét các nhân tố để giữ chức năng nhất định cấu thành lên xã hội.

Những nhà xã hội học nổi tiếng trong lịch sử có sự gắn kết với lý thuyết cấu trúc - chức năng như: Auguste Comte, Emile Durkheim, Hebert Spencer, Vifredo Pareto (1848-1932), Athur Radcliffe Brown (1881-1955), Bronislaw Malinowski (1884-1942), Talcott Parsons (1902-1979), Robert Merton (sinh 1910), Peter Blau (1918-2002) và còn có nhiều nhà nghiên cứu khác.

Trong lý thuyết này, có các dạng của thuyết chức năng xã hội học như: Thuyết chức năng thành phần theo hai thể loại là thuyết chức năng nhu cầu (theo Levy hay Parsons) và thuyết chức năng-tương tự (theo Merton hay Gouldner); hay “Thuyết chức năng tiến hóa và sau này là thuyết chức năng lịch sử mà đại diện là Parsons, Luhmann” [8, tr.64]. Trong nghiên cứu của các nhà chức năng luận truyền thống như A.Comte, Spencer… đã nhấn mạnh nhân tố chức năng của các bộ phận cấu thành lên hệ thống,còn các nhà nghiên cứu của thuyết cấu trúc chức năng như Parsons, Merton… lại nhấn mạnh vai trò của cấu trúc xã hội và đề xuất quan điểm thực hiện chức năng của các tiểu hệ thống để hướng đến việc duy trì sự ổn định của cấu trúc hệ thống.

Người đầu tiên đề ra hướng nghiên cứu tĩnh học xã hội để tìm hiểu các quy luật duy trì sự ổn định, trật tự của cấu trúc xã hội là A. Comte. Comte cho rằng do thiếu sự phối hợp nhip nhàng giữa các bộ phận mà cấu trúc xã hội bị rối loạn gây ra sự bất thường xã hội. Nhưng Comte chưa sử dụng khái niệm chức năng với tư cách là phạm trù xã hội học. Nghĩa là ông chưa nói đến “chức năng” nhưng ông đã chuẩn bị trước cho phép phân tích chức năng qua việc xử lý tương tự giữa cơ thể cá nhân và xã hội.

Theo H. Spencer thì “xã hội là cơ thể sống” và so sánh những tổ chức cơ thể sống với xã hội. Ông cho rằng, giữa các thành phần của cơ thể đều có “sự phụ thuộc chức năng”. Tức là các cá nhân là các đơn vị của cơ thể xã hội, họ tham gia vào sự phát triển của nó dù không nhận biết về đó. Như vậy, việc vận dụng các luận điểm


này trong nghiên cứu cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước là cần chỉ ra các nhân tố hay các biến số tác động tới xu hướng, nhịp độ của cơ động xã hội.

Trong nghiên cứu của Emile Durkheim về chức năng và cấu trúc xã hội.Ông đã đưa ra các quy tắc sử dụng các khái niệm này làm công cụ phân tích xã hội học. Ông đề ra yêu cầu là nghiên cứu xã hội học cần phải phân biệt rò nguyên nhân và chức năng của sự kiện xã hội. Durkheim cho rằng việc chỉ ra được chức năng tức là lợi ích, tác dụng hay sự thỏa mãn một nhu cầu không có nghĩa là giải thích được sự hình thành và bản chất của sự kiện xã hội. Để làm được điều đó, cần vạch ra các tác nhân gây ra sự kiện xã hội [13, tr.219].

Ngoài ra, còn có nhiều nhà nghiên cứu, nhà xã hội học khác đóng góp vào xây dựng thuyết chức năng cấu trúc như: Vilfredo Pareto (1848-1923) là nhà xã hội học, nhà kinh tế học người Ý. Ông nhấn mạnh vai trò của trạng thái cân bằng động trong sự biến đổi cấu trúc xã hội. Trong khi Bronislaw Maalinnowski (1884-1942) là nhà nhân học xã hội chức năng người Ba-lan. Là người đầu tiên vận dụng khái niệm chức năng vào nghiên cứu các nhu cầu và chức năng tâm lý của các cá nhân. Ông cho rằng, xã hội được tổ chức để đáp ứng các nhu cầu và sự đòi hỏi tâm lý của cá nhân. Như vậy, khi vận dụng quan điểm của các nhà nghiên cứu này có thể nhìn nhận cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước như là một nhu cầu của cá nhân và chính gọi là phản chức năng. Nghĩa là một chức năng tiềm tàng và tích cực của nguyên tắc hành chính là ủng hộ cơ hội việc làm bình đẳng đối với mọi người. Những phần chức năng của các nguyên tắc hành chính là tính cứng nhắc, không hiệu quả. Dĩ nhiên, cái gì là tiêu cực cho một bộ phận này của xã hội có thể là tích cực cho bộ phận khác. Còn nhà nhân học cấu trúc - chức năng người Anh như Radcliffe Brown đã chủ trương nghiên cứu chức năng của thể chế trong hệ thống xã hội. Ông coi cấu trúc xã hội là hình mẫu, mô hình của các quan hệ xã hội hình thành, biến đổi trong điều kiện lịch sử cụ thể [13, tr.220].

Các nhà xã hội học nổi tiếng trong những năng 1950 như Kingsley Davis và Moore đã tập trung phân tích phân tầng mạng tính cấu trúc chức năng. Các tác giả này cho rằng, xã hội bao giờ cũng tồn tại những vị trí xã hội khách quan quan trọng hơn những vị trí xã hội khác. Theo họ, cá nhân luôn có xu hướng vươn tới vị trí cao hơn trong xã hội nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng và điều kiện cá nhân cho


nên họ chấp nhận vị trí xã hội tương ứng. Mặt khác những vị trí cao thường gắn liền với quyền lợi vật chất và tinh thần cao hơn những vị trí khác nên nó thúc đẩy người ta đạt tới đó. Do đó đã dẫn đến sự sắp xếp các vị trí xã hội một cách khách quan. Sự sắp xếp khách quan đó tạo ra các tầng lớp trong cấu trúc xã hội. Theo họ, có hai vấn đề giải thích trong nghiên cứu sự cơ động xã hội: (1) Mỗi một xã hội đều làm cho cá nhân phù hợp về việc chiếm giữ một địa vị, vị trí trong xã hội nhất định nào đó. (2) Khi đứng ở địa vị của mình thì chính xã hội cũng làm cho người đó thấm nhuần những mong đợi về việc thực hiện những đòi hỏi của địa vị ấy ra sao.

Mặt khác, từ góc độ cấu trúc, các tác giả này đã giải thích sự xếp đặt vị trí xã hội trong bất kỳ xã hội nào cũng do ba nguyên nhân cơ bản dẫn tới: (1) Một số địa vị giành được dễ dàng hơn những địa vị khác. (2) Vì sự tồn tại của xã hội nên một số địa vị sẽ quan trọng hơn một số địa vị khác. (3) Các vị trí xã hội khác nhau đòi hỏi các khả năng và những phẩm chất khác nhau đối với cá nhân. Song, theo hai nhà nghiên cứu này, xã hội phải do những người có năng lực, có phẩm chất lãnh đạo. Và cơ động xã hội có chức năng tích cực giúp cho xã hội tìm được những tài năng để chịu trách nhiệm quan trọng. Vì cơ động xã hội là tất yếu, có trong mọi xã hội từ thời cổ chí kim. Xã hội cần tạo điều kiện khuyến khích họ, nhưng mục tiêu là để ổn định liên kết xã hội và các nhóm xã hội.

Nhưng quan điểm của các nhà nghiên cứu này, còn có một số hạn chế như quá nhấn mạnh quan điểm “cạnh tranh lành mạnh” mà trên thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Vì trong thực tế, có những người tài giỏi nhưng không được trọng dụng (phản chức năng). Trong số đông người tài nhưng chỉ có một số được trọng dụng, một số khác đứng im hoặc đi xuống… Đồng thời, tại sao nơi trả công cao thì có nhiều người vào… nhưng các công chưa giải quyết được nhưng vấn đề bất cập trong thực tế xã hội.

Robert K.Merton, Marion J.Levy Jun và Talcott Parsons là các nhà xã hội học đại diện tiêu biểu về nghiên cứu lý thuyết cấu trúc - chức năng trong xã hội học Mỹ. Thuyết chức năng, hay như Merton gọi là “phân tích chức năng” là một loại phương pháp giải thích có điều tiết; “chức năng xã hội liên quan tới các hệ quả khách quan quan sát được, chứ không phải các tâm trạng chủ quan (mục tiêu, lý do, ý nghĩa)” [8, tr.64].


Theo quan điểm của Merton, có hai chức năng chính như: Chức năng biểu hiện và chức năng tiềm tang. Chức năng biểu hiện nghĩa là những chức năng có mục đích và được thừa nhận. Còn chức năng tiềm tang không có mục đích và không được ghi nhận.Ông cho rằng, không phải mọi yếu tố xã hội đều góp phần tích cực, một số yếu tố có những hậu quả tiêu cực lại, lý thuyết xung đột lấy sự biến đổi xã hội như một tiêu điểm và cần có sự vận dụng kết hợp lý thuyết này trong nghiên cứu cơ động xã hội.

Mặt khác, Levy đã xử lý chu đáo những giác độ của thuyết chức năng xã hội học mà Merton đã không xét đến như: Khi phân tích yêu cầu chính là cái đặc biệt thích hợp trên bình diện xã hội. Các yêu cầu không hướng dẫn việc tìm các yêu cầu cấu trúc, nhưng chúng không thể được phân loại theo từng điểm một vì lý do có tương đương chức năng [8, tr 73].

Talcott Parsons là trụ cột của thuyết chức năng cấu trúc trong những năm 1950-1960 ở Mỹ. Theo ông, xã hội như một hệ thống có thể được nghiên cứu theo bốn yêu cầu chức năng (AGIL):

(1) A (adaptation) là “Thích nghi”: Kinh tế;

(2) G (goal attainmen) “Sự đạt mục tiêu”: Chính trị;

(3) I (integration) “Hội nhập”: kiểm soát xã hội/cộng đồng;

(4) L (latent maintainance) “Duy trì khuôn mẫu lặn, mẫu ngầm, mô hình”: văn hóa [8, tr.236].

Theo ông, mọi hệ thống xã hội đều duy trì bốn yêu cầu chức năng trên (AGIL). Mỗi loại xã hội đều có cấu trúc và chức năng đặc thù. Quốc gia nào mạnh nhóm chức năng nào thì thông qua cơ động xã hội người ta dồn vào chức năng đó. Tùy theo đặc thù xã hội người ta nhấn mạnh thành tố nào thì cơ động xã hội tập trung vào đó, nhưng đều làm cho xã hội ổn định và phát triển. Theo Parsons, tính cơ động xã hội chỉ phản ánh giá trị xã hội mà thôi. Ông đặc biệt nhấn mạnh tới những mục đích cuối cùng của hành động. Parsons cho rằng hành động được coi là hợp lý khi mục đích biện minh cho sự cố gắng. Phương pháp của ông là phương pháp cấu trúc - chức năng. Cấu trúc là tập hợp những liên hệ tương đối bền vững. Còn chức năng thì đòi hỏi phải hiểu bộ phận bằng mối quan hệ của nó với toàn thể.

Khi nghiên cứu sâu hơn về cơ động xã hội thì lý thuyết của Parsons chưa giải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022