Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 4


Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu rất hay về cơ động xã hội của Richard Breen và Ruud Luijkx trong tác phẩm “Social Mobility in Europe between 1970 and 2000” (Cơ động xã hội ở Châu Âu giữa năm 1970 và 2000, 2004). Trong tác phẩm này, tác giả đã đề cập đến các quan điểm và các vấn đền về thực trạng cơ động xã hội trong xã hội Châu Âu từ 11 nước cụ thể là nước Anh, Pháp, Ireland, Tây Đức, Hà Lan, Ý, Thụy Điển, Na Uy, Bà Lan, Hungary và Israel. Và thời gian là từ đầu hoặc giữa những năm 1970 đến giữa hoặc cuối những năm 1990. Cuốn sách chứa các chương về mỗi quốc gia, được viết bởi tác giả hoặc tác giả từ quốc gia đó. Trong mỗi trường hợp, các tác giả dựa trên các phân tích về các tập dữ liệu từ các cuộc khảo sát đại diện trên toàn quốc của họ. Trong đó, đã có sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng và xu hướng cơ động xã hội tại nước của họ theo điều kiện của mỗi quốc gia [101]. Trong nghiên cứu đó có thể cho chúng ta thấy rằng, sự thay đổi xã hội như toàn cầu hóa (Toàn cầu hóa và hạnh phúc), mở rộng khu vực dịch vụ (Có tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động vào thị trường lao động) và giáo dục được mở rộng (vấn đề sự bất bình đẳng về giáo dục) có thể đã tăng lên và có ít sự bình đẳng về các cơ hội là ở các nước như Thụy Điển, Pháp và Hà Lan. Còn một số lượng đáng kể người dân trong công nghiệp hóa các quốc gia vẫn đạt được vị trí xã hội tương tự như bố mẹ họ đã làm.

Ở Thụy Sỹ cũng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề cơ động xã hội. Trong đó nổi bật là J.Falcon (2013) trong tác phẩm “Social Mobility in 20th Century Swetzerland” (Cơ động xã hội ở Thụy Sỹ trong thế kỷ XX). Cô cho rằng khái niệm về tính cơ động xã hội được đề cập đến như một hiện tượng di chuyển từ vị trí xã hội này sang vị trí xã hội khác, hoặc so với nền tảng gia đình hoặc với công việc làm trước đó (Phân tầng xã hội, tình trạng nghề nghiệp, nhận dạng nhóm, tình trạng kinh tế xã hội.

Trường hợp đó được gọi là di chuyển xã hội liên thế hệ, nghiên cứu tình trạng xã hội từ cha mẹ sang con cái (Life Chance, Social Justice, Social Equequalities). Trong khi trường hợp thứ hai, thường được gọi là cơ động xã hội nội thế hệ hoặc cơ động nghề nghiệp, là nghiên cứu để điều tra lịch sử trong hoạt động việc làm của cá nhân trong cuộc sống của họ (Life Course). Falcon cho rằng, tính cơ động xã hội có thể được đo bằng các thuật ngữ tuyệt đối và tương đối (bằng phương pháp đo lường). Được tính toán trực tiếp từ các bảng hỏi. Kết quả sẽ cho chúng ta thấy được mức độ linh hoạt, hình thức cơ động, tốc độ di chuyển dọc và cơ động xã hội lên hoặc xuống. Và nó giúp


chúng ta thấy được xã hội đó là mở hay đóng [87]. Trong tác phẩm của Falcon, ngoài việc nghiên cứu về cơ động xã hội tại Thụy Sỹ rồi, cô còn tập hợp và phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu về cơ động xã hội trên thế giới đặc biệt là các nhà nghiên cứu trong thế kỷ XX.

- Nghiên cứu về các loại hình cơ động xã hội

Các nhà nghiên cứu có cách tiếp cận cơ động xã hội khác nhau dẫn đến cách phân loại hình cơ động xã hội cũng có sự khác nhau. Nổi bật là Sorokin (1927), ông đã phân loại hình cơ động xã hội thành 4 loại hình: (1) Cơ động xã hội theo chiều ngang;

(2) Cơ động xã hội theo chiều dọc; (3) Cơ động xã hội liên thế hệ; (4) Cơ động xã hội trong cùng thế hệ.

+ Cơ động xã hội theo chiều ngang: Ông cho rằng, tính cơ động theo chiều ngang là sự di chuyển từ một cá nhân hoặc đối tượng xã hội từ một nhóm xã hội này sang nhóm xã hội khác nằm trên cùng một cấp độ. Trong khi giải thích tính cơ động xã hội theo chiều ngang chủ yếu đề cập đến sự di chuyển của các cá nhân từ vị trí này sang vị trí khác có độ uy tín bằng hoặc ít hơn. Có thể hiểu rò hơn, cơ động xã hội theo chiều ngang là hình thức cơ động xã hội, khi một người có sự thay đổi về nơi cư trú, tôn giáo, đảng phái chính trị, gia đình, nghề nghiệp… nhưng vị thế xã hội tổng thể của họ vẫn giữ nguyên. Theo Sorokin, một số ngành nghề như bác sỹ, kỹ sư và giáo sư có thể cùng nằm trên một nấc thang xã hội tương tự nhau, nhưng khi một kỹ sư thay đổi nghề nghiệp của mình từ một kỹ sư chuyển sang vị trí là thầy giáo dạy kỹ thuật, có nghĩa ông ta đã di chuyển theo chiều ngang từ một nhóm nghề nghiệp này sang nhóm nghề khác nhưng ông ta không có sự thay đổi trong hệ thống phân tầng xã hội. Nói cách khác, cơ động xã hội theo chiều ngang là quá trình chuyển đổi của một cá nhân từ nhóm xã hội này sang một nhóm xã hội khác nằm trên cùng cấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Sorokin cho biết các biểu hiện khác của tính cơ động là các chiều cạnh xã hội, các giá trị, phương tiện giao thông, sự kiểm soát mức sinh sản hay cách thức sử dụng tiền bạc… của đa số trong nhóm xã hội đó. Ngoài ra, sự chuyển dịch của các cá nhân từ một công việc, một nhà máy hoặc nghề nghiệp này sang một công việc, một nhà máy hoặc nghề nghiệp khác cùng loại là cơ động ngang nếu nó không đại diện cho bất kỳ sự thay đổi đáng kể theo hướng thẳng đứng. Nhưng loại di chuyển trong nội bộ nghề nghiệp hoặc sự thay thế công nhân chỉ là cơ động ngang trong nội bộ nghề nghiệp [4].


Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 4

+ Cơ động xã hội theo chiều dọc: Theo Sorokin, cơ động xã hội theo chiều dọc di chuyển dọc khá sôi động trong các xã hội tương đối cởi mở. Ông đã chỉ ra những nguyên tắc chung của tính cơ động thẳng đứng này như sau:

1) Có rất ít xã hội trong đó các tầng lớp xã hội hoàn toàn khép kín hoặc trong đó không có sự di chuyển dọc theo ba chiều cạnh: kinh tế, chính trị và nghề nghiệp.

2) Chưa bao giờ có một xã hội nào trong đó tự do diễn ra hiện tượng cơ động xã hội theo chiều dọc và quá trình chuyển đổi từ một tầng lớp xã hội này sang một tầng lớp xã hội khác mà có sự kháng cự lại.

3) Tính đặc trưng và tính phổ biến của hiện tượng cơ động xã hội thẳng đứng, thay đổi từ xã hội này sang xã hội khác.

4) Tính đặc trưng và tính phổ biến của hiện tượng cơ động xã hội theo chiều dọc là có 3 chiều cạnh: kinh tế, chính trị và các nghề nghiệp - dao động trong cùng một xã hội theo các chiều hướng khác nhau.

+ Cơ động xã hội liên thế hệ: Cơ động xã hội liên thế hệ là loại cơ động khi có một thế hệ thay đổi vị thế xã hội của họ trái ngược với thế hệ trước. Tính cơ động này có thể lên hoặc xuống, ví dụ một người thuộc đẳng cấp thấp có khả năng tài chính để con cái của họ tiếp cận được giáo dục đại học, được đào tạo nghề và kỹ năng khiến thế hệ con cháu có thể có được việc làm ở vị trí cao hơn. Nếu người cha là một thợ đóng giày, nhưng con trai của họ sau khi tốt nghiệp một cấp giáo dục trở thành một nhân viên, bác sĩ hay kỹ sư, hiện tượng này được gọi là cơ động thế hệ lên trên hoặc ngược lại sẽ diễn ra cơ động thế hệ đi xuống. Với sự cải thiện về mặt kinh tế, người ta bắt đầu thay đổi phong cách sống của họ bằng cách loại bỏ các tập quán cũ và thực hành các loại hành vi của những người trong bậc thang xã hội cao. Sau hai hoặc ba thế hệ vị trí mới của họ có thể được công nhận.

Nhưng hiện tượng cơ động xã hội liên thế hệ nói trên phải có điều kiện xuất hiện. Theo Sorokin, các điều kiện sau đây ảnh hưởng đến tỷ lệ cơ động xã hội giữa các thế hệ:

1) Sự khác nhau giữa cha mẹ và thế hệ con cháu của họ: Nếu cha mẹ chiếm một vị trí xã hội quan trọng đòi hỏi năng lực cao, trong khi các con ông ta kém năng lực có thể sẽ diễn ra cơ động xuống. Ngược lại, con cháu có năng lực cao hơn cha mẹ họ có thể xuất hiện cơ động đi lên, đặc biệt là trong các xã hội mở.


2) Điều kiện về sự thay đổi về dân số: Ở các nước phát triển và đang phát triển, dân số ở tầng lớp thấp chiếm đa số, lớn hơn phần dân số ở tầng lớp cao hơn sẽ mở ra cơ hội cho sự thăng tiến đi lên. Mức tăng dân số quá mức sẽ tạo ra những vị trí mới ở các tầng lớp trên và trung bình, khi mức tăng trưởng không đủ lớn để lấp đầy chỗ trống.

3) Những thay đổi trong cơ cấu lao động: Theo sự thay đổi của thời gian, tầm quan trọng của nhiều ngành nghề đã được xã hội đánh giá cao hơn trước hoặc thấp hơn trước. Một số ngành nghề đã di chuyển lên hoặc xuống tùy theo tình trạng khan hiếm lao động sẵn sàng và có khả năng hoàn thành được nhiệm vụ của những ngành nghề đó. Sự thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp như vậy cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ cơ động giữa các thế hệ.

+ Cơ động xã hội trong cùng thế hệ: Theo Sorokin cơ động xã hội trong cùng thế hệ là loại cơ động diễn ra trong thời gian sống của một thế hệ. Hiện tượng này có thể được chia thành hai loại:

1) Sự thay đổi vị trí của một cá nhân trong thời gian sống của mình.

2) Một người anh em thay đổi vị trí của mình nhưng không làm thay đổi vị trí của những người anh em khác. Anh A bắt đầu sự nghiệp là một công nhân. Anh ta đã tham gia một khóa giáo dục đại học, đào tạo nghề và kỹ năng cao hơn. Sau 4 năm học tập, anh ta trở thành một kỹ sư, có nghĩa, là anh ta đã di chuyển lên và chiếm một vị trí xã hội cao hơn so với giai đoạn ban đầu sự nghiệp của mình.Anh trai của anh ta cũng có thể đã bắt đầu sự nghiệp là một nhân viên bán hàng và tiếp tục duy trì ở vị trí đó trong suốt cuộc đời. Do đó, trong cùng thế hệ sẽ diễn ra hiện tượng một trong những người anh em thay đổi vị trí của mình và người khác thì không.

Theo Inkeles, trong tác phẩm “Social mobility: Meaning and type of social mobility” (Cơ động xã hội: Ý nghĩa và các loại hình cơ động xã hội, 1965). Ông đã phân cơ động xã hội thành 2 loại hình: Cơ động xã hội ngang và cơ động xã hội dọc. Inkeles đề cập đến sự di chuyển của một người từ một vị trí xã hội này sang một vị trí khác có cùng cấp bậc. Một người đàn ông di chuyển từ công việc này sang công việc khác, nhưng ở cùng mức độ uy tín hoặc thu nhập được gọi là tính cơ động ngang. Nói một cách khác, di chuyển từ một công việc này sang một công việc cấp độ khác được gọi là di chuyển ngang. Còn “cơ động từ một tầng lớp này sang tầng lớp khác lên hoặc xuống một trong những hệ thống phân tầng có thể được gọi là sự di chuyển theo chiều dọc (cơ động dọc)” [114].


Theo Fichter (1972) đã nghiên cứu cơ động xã hội theo 2 chiều hướng tiếp cận: Chiều hướng thay đổi địa vị và sự cơ động vai trò. Theo chiều hướng tiếp cận thay đổi địa vị, ông đã phân thành 2 loại: (1) Cơ động xã hội theo chiều ngang là sự di chuyển lùi hay tiến trên cùng một bình diện xã hội, của một đoàn thể hay tình trạng khác tương tự. Trên lý thuyết thì những người trong cùng một giai cấp xã hội thường quan hệ với nhau, bởi lẽ họ cùng chia sẻ với nhau những tiêu chuẩn vị thế như nhau. Mở rộng định nghĩa của ông, trong những tập hợp dân cư rộng lớn, thì những “hạng” xã hội khác nhau trên cùng một bình diện sẽ thường ít có những tương quan xã hội với nhau. Và sự di chuyển thường xuyên của một cá nhân trong một “hạng” qua một “hạng” khác, đó chính là sự cơ động theo chiều ngang. (2) Cơ động xã hội theo chiều dọc là sự di chuyển của một người từ một vị thế xã hội này đến một vị thế xã hội khác, từ một giai cấp này đến một giai cấp khác [40, tr 24].

Tiếp đến là Tony Bilton và các cộng sự trong tác phẩm “Sociology” (1993) lại phân biệt cơ động xã hội trên hai khía cạnh: (1) Tính cơ động liên thế hệ (Cơ động giữa các thế hệ): Có nghĩa là, con trai hay con gái có một địa vị khác biệt (cao hay thấp) hơn địa vị của cha mẹ, chẳng hạn con gái của người thợ mỏ có thể học tập để trở thành cô giáo, con của nông dân trở thành kỹ sư, bác sĩ. Điều này ngày nay thông thường được coi là hình thức quan trọng nhất của cơ động xã hội. (2) Cơ động trong thế hệ:Ông cho rằng, cơ động xã hội trong thế hệ có nghĩa là một người thay đổi trình độ nghề nghiệp trong cuộc đời lao động [38, tr. 87]. Tương tự với quan điểm của Tony Bilton, trong tác phẩm của Covington (1997) về “Social Mobility” (Cơ động xã hội), ông cho rằng, tính cơ động xã hội cùng thế hệ được mô tả là sự thay đổi trạng thái vị thế xã hội xảy ra trong suốt cuộc đời của một cá nhân. Những thay đổi này có thể di chuyển theo chiều dọc hoặc ngang, có thể được gán cho các đặc điểm hoặc cơ hội của cá nhân cũng như các lực lượng xã hội hoặc kinh tế tổng thể [111]. Theo ông, đo lường tính cơ động xã hội cùng thế hệ là đo bằng cách so sánh trạng thái của một cá nhân tại nhiều thời điểm trong suốt cuộc đời của họ. Ví dụ như: một người bắt đầu sự nghiệp của mình như một công nhân thực phẩm và sau đó đã trở thành một nha sĩ, và cũng như một người bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách luật sư và sau này trở thành thư ký, hai người này ở cùng thế hệ. Đây là cách đo lường sự cơ động xã hội cùng thế hệ.

Ngoài ra, còn có nhiều nhà nghiên cứu khác như Richard Shaefer trong tác phẩm “Sociology” (Xã hội học, 2005) đã phân thành 2 loại hình như: Cơ động xã hội


theo hàng dọc và cơ động xã hội theo hàng ngang. Ông cho ví dụ rằng, một phi công mà trở thành cảnh sát tức là đang đi từ vị trí xã hội này sang vị trí xã hội khác trong cùng một bậc. Nghề nào đều có mức điểm uy thế như nhau. Các nhà xã hội học gọi sự di chuyển này là cơ động theo hàng ngang (Horizontal mobility). Còn cơ động xã hội theo chiều dọc là sự di chuyển của một người từ một vị thế xã hội này đến một vị thế xã hội khác, từ một giai cấp này đến một giai cấp khác. Khi nghiên cứu cơ động xã hội theo hàng ngang có sự đối chiếu sự cơ động liên thế hệ (Intergenerational mobility) và cơ động nội thế hệ (Intragenerational mobility) [34, tr. 307]. Theo ông, cơ động liên thế hệ có liên quan đến những thay đổi chỗ đứng xã hội của con cái so với cha mẹ của chúng. Theo ông, trong nghiên cứu cơ động liên thế hệ có hai khía cạnh là sự dịch chuyển lên hay xuống liên thế hệ. Ví vụ như một thợ hàn mà có cha làm bác sĩ là một ví dụ điển hình về sự cơ động đi xuống liên thế hệ. Một ngôi sao điện ảnh mà có song thân đều là công nhân nhà máy minh họa cho sự cơ động đi lên liên thế hệ [34]. Cơ động xã hội cùng thế hệ hay còn gọi là sự cơ động nội thế hệ bao hàm những thay đổi vị trí xã hội trong cuộc đời trưởng thành của một người. Ví dụ: Một phụ nữ mà khởi đầu bước chân vào lực lượng lao động ăn lương ở vị trí trợ lý giáo viên, rồi dần dần trở thành người quản lý của một trường trung học quận tức người đó đã trải qua một sự cơ động đi lên một thế hệ. Một ví dụ khác, một người đàn ông trở thành tài xế taxi sau khi công ty kế toán của anh bị phá sản tức là anh đã trải qua một cuộc cơ động đi xuống nội thế hệ [34].

Theo nhà xã hội học người Mỹ Roney Stark có sự phân chia khác. Ông nghiên cứu theo hai loại hình chính là: Cơ động cấu trúc (Structural mobility) và cơ động chuyển đổi (Exchange mobility) [40, tr.26].

Phần lớn các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng, phân tích xã hội học cần tập trung vào sự di chuyển theo hướng thẳng đứng chứ không phải theo chiều ngang. Số lượng cơ động theo chiều dọc trong xã hội là một chỉ báo chính về mức độ “cởi mở” của nó, cho thấy các cá nhân sinh ra trong các tầng lớp thấp hơn trong các bậc thang kinh tế-xã hội.

Kế thừa nghiên cứu của Sorikon, theo Lipset và Bendix (1960), “khi xã hội trở nên cởi mở hơn, các học giả tự do mong đợi tìm thấy tổng số cơ động ngày càng tăng (đặc biệt là di chuyển lên), và nhiều cơ hội bình đẳng hơn cho mọi người thuộc mọi xã hội truyền thống để di chuyển giữa các tầng lớp” [89, tr.1-2]. Ngoài ra, nhiều nhà


nghiên cứu đã tiến hành từ nghiên cứu tiên phong của Pitirim Sorokin về tính cơ động xã hội đó là một số nghiên cứu của David Glass (1949), Blau và Dunken (1967), Erikson và Goldthrope (1993) và Featherman và Hauser (1978) nổi tiếng trong lĩnh vực này.

- Nghiên cứu thực nghiệm về cơ động xã hội

Phân tầng xã hội và cơ động xã hội trong quá trình phát triển xã hội là những chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học cũng như nhà hoạch định chính sách và hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước. Nhưng chỉ có một số ít nghiên cứu lý thuyết về cơ động xã hội, phần lớn các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu thực nghiệm hơn đặc biệt là ở các nước châu Âu. Sau đây là một số nghiên cứu thực nghiệm từ những công trình nghiên cứu, những bài viết tiêu biểu phản ánh thực tiễn về thực trạng cơ động xã hội hiện nay.

Mỹ là một nước có sự phát triển mạnh mẽ về chuyên ngành xã hội học. Trong đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề phân tầng xã hội nói chung, cơ động xã hội nói riêng: Bắt đầu từ nghiên cứu của Brissenden, Paul (1955) về “Labor mobility and employee benefits” (Dịch chuyển lao động và lợi ích của nhân viên). Theo kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy, cơ động xã hội theo chiều ngang hay còn gọi là cơ động ngang có thể do nhiều yếu tố gây ra. Một cá nhân có thể cảm thấy rằng hiện tại của mình không thể đáp ứng nhu cầu cá nhân của mình và lựa chọn tìm kiếm một vị trí khác, mặc dù là một vị trí tương tự. Họ có thể xem xét về mặt địa lý, không quan tâm đến một ngành hoặc nghề nghiệp và mạng xã hội có thể đóng một vai trò trong việc thúc đẩy tính cơ động ngang. Ngoài ra, các giới hạn về sức khỏe và thể chất có thể làm cho các cá nhân có sự thay đổi bên trong. Ngay cả sự không hài lòng của một người với tốc độ mà sự tiến bộ có thể xảy ra trong môi trường hiện tại của họ có thể khiến họ phải tìm kiếm một động thái ngang (cơ động ngang) vào vị thế tương tự trong một ngành hoặc nghề khác. Nhưng trong thực tế, xu hướng di chuyển của nhóm người không thể được xác định bởi lợi ích trước mắt. Thay vào đó, các lợi ích thực sự hấp dẫn đối với sở thích cá nhân của một cá nhân có thể đóng một vai trò mạnh mẽ hơn. Lợi ích lâu dài, cơ hội đầu tư, tương tác xã hội và tăng trưởng doanh nghiệp là một số lợi ích có thể có hoặc không được khuyến khích. Ít nhất, những lợi ích được cung cấp bởi các ưu đãi của công nhân để di chuyển [60].


Nghiên cứu thực nghiệm về tính cơ động liên thế hệ. Bắt đầu từ nghiên cứu về “Status attainment” (Trạng thái đạt được) cũng đã nghiên cứu các cơ chế trong quá trình cơ động liên thế hệ (Blau và Duncan (1967); Sewell và Hauser (1975). Bằng cách sử dụng phân tích và mô hình hóa cuộc sống cá nhân, nguồn lực của cha mẹ, giáo dục trẻ em, tình trạng nghề nghiệp của trẻ em trong các công việc đầu tiên và hiện tại. Các yếu tố khác, chẳng hạn như cấu trúc gia đình, số anh chị em ruột, nguồn gốc nông thôn, khả năng nhận thức và các bệnh cúm khác, cũng được bao gồm như là những người trung gian tiềm năng trong việc truyền lợi thế qua nhiều thế hệ. Dòng nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng giáo dục là nhân tố chính trong cả tính cơ động sinh sản và tiến bộ (Hout và DiPrete (2006)). Giáo dục là phương tiện chính để sinh sản bởi vì các bậc cha mẹ có lợi thế có thể đủ khả năng giáo dục nhiều hơn cho con cái của họ, từ đó trả tiền cho thị trường lao động. Nhưng giáo dục cũng là phương tiện di chuyển chính. Bởi vì các yếu tố khác với tài nguyên của phụ huynh chiếm phần lớn phương sai trong trình độ học vấn, giải thoát các cá nhân khỏi nguồn gốc xã hội của họ.

Công trình nghiên cứu về “American social mobility in the 19th and 20th centuries” của Grusky DB (Cơ động xã hội của Mỹ trong thế kỷ XIX và XX, 1986). Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mới về những ảnh hưởng của một nền kinh tế tiên tiến về tỷ lệ, mô hình và nguồn gốc của tính cơ động xã hội cho người Mỹ đặc biệt là đàn ông. Dữ liệu trong nghiên cứu này được rút ra từ các bản thảo và phiếu điều tra dân số trong 9 cộng đồng trong thế kỷ XIX, và từ những thay đổi nghề nghiệp trong một cuộc khảo sát thế hệ trong thế kỷ XX. Trong mỗi tập dữ liệu, các tiêu đề nghề nghiệp đã được ghi vào một phân loại chung, vì vậy các so sánh có thể được thực hiện với mức độ tin cậy và chính xác. Trong nghiên cứu phát hiện rằng tỷ lệ cơ động xã hội trong thế kỷ XX cao gấp hai lần tỷ lệ cơ động xã hội trong thế kỷ XIX. Ngoài ra, nghiên cứu này đã cho thấy những thay đổi trong hai thế kỷ là diễn ra trên đường chéo là chính. Theo xu hướng này bao gồm: 1) một sự tương đồng mới nổi trong cơ hội di chuyển của lao động bán chân tay và không có kỹ năng; 2) có sự tăng lên trong trao đổi giữa chủ sở hữu và công nhân thủ công và 3) sự suy giảm đáng kể về cơ hội di chuyển của công việc chính. Những thay đổi trên đường chéo chính có thể phát sinh từ sự tăng trưởng của các giá trị phổ quát trong thế kỷ trước, trong khi các xu hướng giảm đường chéo có thể tiến hành từ những thay đổi cụ thể theo tầng lớp về lương, kỹ năng hoặc uy tín. Người ta lập luận rằng những xu hướng này sẽ làm giảm tác động đối với tiềm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/07/2022