ban tổ chức cán bộ tỉnh và vụ tổ chức cán bộ thuộc bộ và cơ quan ngang bộ. Sau khi phát được 01 tháng đã dần thu lại các phiếu và đi thực tế tự thu lại các phiếu ở các Bộ và cơ quan ngang bộ tại Trung ương và một số tỉnh. Trong số 813 cán bộ trong danh sách, đã thu lại 545 phiếu; tổng các phiếu hợp lệ có 510 phiếu; trong đó bao gồm 391 phiếu của cán bộ địa phương (76,7%) và 119 phiếu của cán bộ tại Trung ương (23,3%). Cán bộ nam có 399 người chiếm 78,2% và 111 cán bộ nữ chiếm 21,8%. Cán bộ đã tốt nghiệp lớp cao cấp có 76 người (14,8%), lớp cử nhân có 76 người (14,8%), lớp cao học có 108 người (21,2%) và lớp bồi dưỡng 5 tháng có 250 người (49,2%). Số còn lại, 136 người không trả lại phiếu (bao gồm những người có nguyên nhân và không có nguyên nhân như: không liên lạc được, đi công tác, không biết rò nơi công tác…), 118 người về hưu và 14 người chết (Không có sự cơ động). Trong số người không trả lại phiếu 44 người học lớp cử nhân và 65 người học lớp cao học; có 42 người đang công tác tại các cơ quan hành chính, số còn lại 94 người đang công tác tại các Trường Chính trị Tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn. Trong đó, có 25 người cơ động theo hàng dọc (đề bạt) có người lần đầu được bổ nhiệm, có người từ phó khoa lên trưởng khoa còn lại 510 phiếu hợp lệ đa phần là lớp bồi dưỡng 5 tháng và lớp cao cấp. Đây là đội ngũ cán bộ chủ yếu để thực hiện nghiên cứu này. Các thông tin thu nhập được từ khảo sát được sử dụng trong đánh giá thực trạng cơ động xã hội hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, là cơ sở đề đề xuất các kiến nghị thúc đẩy tính cơ động xã hội trong hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào theo chiều hướng tích cực.
5.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý thông tin định lượng bằng chương trình SPSS và mã hoá tư liệu. Dữ liệu thu được từ phương pháp định tính, các thông tin thu thập được từ cuộc phỏng vấn sâu,... tác giả tiến hành tổng hợp, phân loại thông tin nhằm trích dẫn và lý giải các vấn đề của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số thuật nhữ xã hội học như: cơ động/di động xã hội; vai trò xã hội; vị trí lao động; phân tầng xã hội… Bên cạnh đó, luận án vận dụng một vài lý thuyết xã hội học như: lý thuyết cấu trúc – chức năng, lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức để lý giải hện tượng di động xã hội ở trong đội ngũ cán bộ nhà trường định hướng xã hội chủ nghĩa đạt dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho các cơ quan xây dựng chính sách, xây dựng giải pháp hữu ích trong việc tạo xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh và đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
7. Đóng góp mới của luận án
- Đây là nghiên cứu đầu tiên từ phương diện tiếp cận xã hội học nghiên cứu về cơ động xã hội của đội ngũ cán bộ Nhà nước CHDCND Lào (cựu học viên Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào).
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 1
- Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 2
- Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 4
- Các Nghiên Cứu Về Cơ Động Xã Hội Và Cán Bộ Nhà Nước Của Các Nước Phương Đông
- Cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ nhà nước của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào - 6
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
- Là lần đầu tiên vận dụng lý thuyết phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức, lý thuyết về cơ động xã hội vào việc nghiên cứuvề cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước Lào từ đó tạo lập rakhoa học cho chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước Lào.
8. Hạn chế của luận án
- Đề tài mới chủ yếu sử dựng góc độ tiếp cận xã hội học để nghiên cứu; Chưa có điều kiện bổ sung những nghiên cứu cụ thể về đội ngũ cán bộ Lào thông qua góc độ tiếp cận xây dựng Đảng.
- Số phiếu chưa thu được đầy đủ theo mẫu khảo sát đã dự kiến trước. Lý do là trong thời gian khảo sát học viên gặp phải tình trạng lũ lụt ở Nam Lào cho nên việc thu phiếu không được đầy đủ.
- Nghiên cứu này là nghiên cứu mới nghiên cứu đầu tiên ở Lào nên học viên không có điều kiện bổ sung các nguồn tư liệu tham khảo khác đã có từ trước.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng và khuyến nghị về cơ động xã hội trong đội ngũ cán bộ Nhà nước của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CƠ ĐỘNG XÃ HỘI VÀ CÁN BỘ NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ LÀO
Trong phần này tác giả tập trung tìm hiểu các bài viết, bài nghiên cứu, công trình nghiên cứu của các nước trên thế giới và Lào về cơ động xã hội và cán bộ Nhà nước như các nghiên cứu chung, quan điểm, khái niệm, các loại hình cơ động xã hội và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Trong các công trình nghiên cứu, NCS tóm tắt những giá trị của các công trình nghiên cứu đã làm được,. Đưa ra quan điểm, đánh giá của NCS đối với các nghiên cứu và các đóng góp của các công trình nghiên cứu có liên quan. Đồng thời chỉ ra những hạn chế và khoảng trống của các nghiên cứu cần tiếp tục hoàn thiện.
1.1.1. Các nghiên cứu về cơ động xã hội và cán bộ nhà nước của các nước phương Tây
- Nghiên cứu về cơ động xã hội nói chung
Nghiên cứu về hiện tượng phân tầng xã hội nói chung, cơ động xã hội nói riêng với những khác biệt mang tính tầng lớp xã hội đã có lịch sử hàng ngàn năm. Thời Hy Lạp Cổ Đại ở phương Tây, các nhà triết học nổi tiếng như Socrates, Plato, Aristotle đều ít nhiều đề cập đến “mô hình xã hội” với các tầng lớp xã hội khác nhau trong mối quan hệ thống trị - bị trị. Trong cuộc cách mạng công nghiệp và những cuộc cách mạng xã hội ở Tây Âu, người ta đã chứng kiến một số giai cấp mới xuất hiện, một số giai cấp suy tàn, biến mất. Trong bối cảnh đó, hàng loạt học giả đã nghiên cứu về các giai tầng, về sự khác biệt giữa các giai tầng trong xã hội. Nhà khoa học vĩ đại C. Mác đã đưa ra lý thuyết duy vật lịch sử làm cơ sở cho việc lý giải về sự hình thành các giai cấp và phân tích sự chuyển động của những cơ cấu xã hội cụ thể.
Kế tục sự nghiệp của C. Mác, Lênin đã có những công trình nghiên cứu sâu về kết cấu xã hội. Max Weber đã sử dụng sơ đồ 3 yếu tố: địa vị kinh tế (sở hữu tài sản và cơ may thị trường), địa vị chính trị (quyền lực) và địa vị xã hội (uy tín) để xây dựng lý thuyết về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Với sơ đồ phân tích này, ông mở rộng việc nghiên cứu cơ cấu xã hội không phải chỉ ở các giai cấp cơ bản mà còn là những tầng
lớp khác nữa (giai tầng), không phải chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong các lĩnh vực khác. Đến khoảng cuối những năm 1920, nghiên cứu phân tầng xã hội và cơ động xã hội đã có nhiều phát triển về mặt thực nghiệm, đã lan sang nhiều nước trên thế giới [4].
Các nhà xã hội học ở phương Tây đã vận dụng lý thuyết phân tầng xã hội, cơ động xã hội của M. Weber, quan điểm chức năng luận, quan điểm xung đột để đẩy mạnh nghiên cứu phân tầng xã hội, cơ động xã hội về mặt thực nghiệm, qua đó góp phần làm rò kết cấu giai tầng của các xã hội phát triển ở phương Tây, giúp cho các Nhà nước cầm quyền có thể kiểm soát và quản lý được tương đối hiệu quả sự vận động của xã hội [36].
Liên quan đến vấn đề này, vào cuối thế kỷ XIX, đã xuất hiện câu hỏi nổi bật về sự truyền thụ đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác là có tầm quan trọng. Ví dụ: Galton (1886), ông là người sáng tạo ra khái niệm hệ số tương quan trong thống kê và phát triển hồi quy về điểm trung bình. Ông là người đầu tiên áp dụng các phương pháp thống kê đối với nghiên cứu về sự khác biệt của con người và tính di truyền của trí thông minh đó là “luật hồi quy” của di truyền, đây chính là cách tìm ra tại sao con cái trở nên tầm thường hơn bố mẹ.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, ở Mỹ, có rất nhiều nhà xã hội học nghiên cứu về vấn đề cơ động xã hội. Pitirim Sorokin, một trong những cha đẻ nổi tiếng trong việc phân tích cơ động xã hội và bàn về cơ động xã hội khá hệ thống. Ông đã nghiên cứu các loại hình xã hội trong lịch sử và kết luận rằng: chưa có bất kỳ xã hội nào hoàn toàn mở ra đầy đủ các cơ hội cho sự cơ động và cũng chưa có bất kỳ xã hội nào (ngay cả xã hội đẳng cấp của Ấn Độ) đóng cửa hoàn toàn những cơ hội cho sự cơ động xã hội. Ông đưa ra luận điểm rằng, không bao giờ hai xã hội nào đó cho phép (hoặc hạn chế) có cùng một mức độ cơ động. Tốc độ của sự dịch chuyển xã hội hoặc thay đổi xã hội khác nhau qua mỗi giai đoạn lịch sử. Tỷ lệ thay đổi phụ thuộc vào mức độ hiện đại hóa xã hội đó. Ngoài ra, Sorikin đã nghiên cứu sâu hơn đến vấn đề tính cơ động xã hội, ông cho rằng, không nên quá quan tâm đến việc cá nhân hay nhóm đã đạt được địa vị lên - xuống như thế nào mà phải làm rò xem phương tiện mà họ sử dụng để đạt tới với vị trí của mình trong trật tự xã hội. Ông coi những nhân tố ảnh hưởng đến sự cơ động xã hội là những nhân tố của quá trình sàng lọc, trong đó nền tảng kinh tế - xã hội của nhóm, của cá nhân cũng như gia đình, học vấn bản thân chính là những nhân tố thúc đẩy và tạo ra cơ động xã hội [39].
Những quan tâm nghiên cứu cơ động xã hội của Joseph H. Fichter cũng có những nét tương đồng với Sorokin. Fichter nhấn mạnh rằng cơ động xã hội không phải là quá trình liên tục mà được thực hiện theo từng giai đoạn, ít nhiều tương tự như sự di chuyển của những người từ một nông trại qua một thành phố nhỏ, đến thành phố lớn rồi đi tới vùng ngoại ô.
Theo định nghĩa của James A. Barber một nhà nghiên cứu nổi tiếng về cơ động xã hội. Theo quan điểm của ông, cơ động xã hội đề cập đến một số dịch chuyển, hoặc lên hoặc xuống giữa các tầng lớp xã hội cao hơn hoặc thấp hơn; hay chính xác hơn, di chuyển giữa những vai trò được đánh giá là có ý nghĩa xã hội về mặt chức năng cao hơn hoặc thấp hơn. Sự dịch chuyển này như là một quá trình diễn ra theo thời gian, đối với các cá nhân, đây là sự di chuyển từ một vai trò và vị trí đã xảy ra với họ trong các loại tương tác xã hội khác nhau. Sự cơ động phát sinh trong tương tác xã hội, khi từng cá nhân phản ứng với những người khác trong một loạt thay đổi về vai trò xã hội [4]. Với ý nghĩa này, cơ động “đem lại cho cá nhân nhiều hơn hoặc ít hơn những lợi ích mà nền kinh tế và xã hội đã cung cấp”. Ví dụ như con trai của một người của một nhân viên bán hàng trở thành một luật sư; con của một người đẩy xe kéo trở thành một bác sĩ… Trong mỗi trường hợp, một sự thay đổi trong vai trò giữa người cha và con trai đem lại cho người con nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Khi nghiên cứu cơ động xã hội trong xã hội Mỹ, theo LJ. Broom và P.Zelznick trong cuốn Xã hội học đã sử dụng bốn tiêu chí để xác định tính chất của cơ động xã hội. Cái mới được đưa vào nghiên cứu của hai ông là thói quen, văn hóa, triển vọng di chuyển của dân chúng là những yếu tố quan trọng tác động đến sự cơ động xã hội [29].
Ngoài ra, còn có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề “cơ động xã hội” trong nhiều tác phẩm khác nhau và ở những góc độ khác nhau nhưng phần lớn có quan điểm rằng: cơ động xã hội là đề cập đến sự di chuyển của các cá nhân hoặc các nhóm từ một vị trí của một hệ thống phân tầng xã hội này sang hệ thống phân tầng xã hội khác. Đây là sự di chuyển lên hay xuống của các nhóm trong xã hội mà họ đã được chỉ định. Trong đó, sự nổi lên của một người từ một nền tảng rất nghèo đến chức tổng thống (ví dụ, A.P.J. Abdul Kalam, tổng thống của Ấn Độ) hoặc một số vị trí khác về uy tín, quyền lực hay phần thưởng tài chính lớn là một ví dụ về tính cơ động xã hội. Tính cơ động cả đi lên và đi xuống. Vì vậy, nó là một phong trào lên hoặc xuống trong các bậc thang xã hội hoặc trong địa vị xã hội. Đồng thời, trong một số xã hội, một số người
không thể duy trì được thứ hạng lớp xã hội của họ, trong đó họ được sinh ra vì mất của cải hoặc có nghề nghiệp có thu nhập thấp và tình trạng cuộc sống cũng thấp hơn yêu cầu của xã hội đó. Đây chính là những triệu chứng và quá trình di chuyển xuống. Trái ngược với điều này, những người có được tài sản, thu nhập, địa vị hoặc sự thay đổi trong công việc xếp hạng cao hơn cho thấy sự di chuyển lên trên. Và điều đó là một điều tất nhiên như Lipset và Bendix (1960) đã xác định tính cơ động xã hội là “một quá trình mà cá nhân di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác giữa các sắp xếp phân cấp như vậy được tìm thấy trong mỗi xã hội” [89, tr 424-426].
Trên thực tế, nghiên cứu về tính cơ động xã hội ở một khuôn khổ so sánh đã trở thành một vấn đề quan trọng trong bối cảnh đối diện với lý thuyết xung đột mệnh đề. Một mặt, chuyên gia lý thuyết chức năng cho rằng phát triển kinh tế sẽ dẫn đầu các xã hội công nghiệp để trở nên công bằng hơn và tận hưởng tỷ lệ cơ động xã hội cao hơn (Blau & Duncan (1967); Kerr, Dunlop, Harbison và Myers (1960); Parsons (1960); Treiman (1970).
Cùng đồng hành với các tác giả trên, theo Anthony Giddens trong tác phẩm “Introduction to Sociology” (Giới thiệu về xã hội học, 1991), ông cho rằng, “tính cơ động xã hội” đề cập đến sự di chuyển của các cá nhân và các nhóm xã hội giữa các vị trí kinh tế - xã hội khác nhau”. Trong đó, lượng cơ động xã hội thường được sử dụng như một chỉ số chỉ định về mức độ cởi mở và linh hoạt của xã hội. Hệ thống phân tầng, trong đó cung cấp rất ít cơ hội cho cơ động xã hội, được gọi là hệ thống xã hội “đóng” (hệ thống đẳng cấp), trong khi đó nếu xã hội nào có tính cơ động xã hội một tỷ lệ tương đối cao sẽ là hệ thống mở [46].
Ngoài ra, còn có một số tác giả có quan điểm tương đương nhau về cơ động xã hội tại Mỹ như: Nel J.Smelser trong cuốn “Handbook of Sociology” (Sổ tay xã hội học, 1988);Joel M. Charon “Sociology: A Conceptual approach” (Xã hội học: Cách tiếp cận khái niệm, 1989); Harold R.Kerbo “Social stratification and Inequality” (Phân tầng xã hội và bất bình đẳng, 1996)…
Các nghiên cứu về sự cơ động xã hội của các tác giả, nhà xã hội học Mỹ đã nêu trên cho thấy có nhiều loại hình cơ động xã hội khác nhau, là sự thay đổi vị trí xã hội của một cá nhân hoặc nhóm cá nhân có nhiều loại khác nhau. Tạo mỗi thời gian sẽ có một loại cơ động xã hội và một khoảng thời gian nào đó có thể diễn ra một kiểu cơ động khác nhau. Song, có thể thấy rằng có bốn nhân tố quan trọng tác động đến mức độ cơ động xã
hội là: xã hội nghiên cứu là xã hội mở hay đóng - tức là có nhiều cơ hội di chuyển hay không; do nền tảng kinh tế, giáo dục và văn hóa của gia đình và nhóm xã hội.
Tuy nhiên, theo cách tiếp cận vấn đề cơ động xã hội của Tony Bilton có sự khác biệt với các tác giả nói trên, ông cho rằng “trong xã hội công nghiệp, cá nhân có thể cơ động từ địa vị này sang địa vị khác bằng nỗ lực cá nhân. Trong xã hội đó, địa vị xã hội của cá nhân không nhất thiết có quan hệ với địa vị xã hội của gia đình, nguồn gốc. Cá nhân cơ động đi lên hay xuống là nhờ vào tài năng” [29]. Theo ông, có thể phân biệt hai khía cạnh của tính cơ động là: (1) Tính cơ động giữa thế hệ và cơ động trong thế hệ. Đồng thời, ông cho rằng, có ba nhân tố ảnh hưởng đến toàn bộ mức cơ động như: con số thay đổi những địa vị phải lấp kín (đáp ứng), những phương pháp đạt tới và đi vào các địa vị, con số con cái thích đáng sẵn sàng để chiếm các địa vị. Theo quan điểm này, nhân tố quan trọng nhất trong các xã hội công nghiệp chắc chắn là sự phát triển được giữ vững của các địa vị có kỹ năng trong các nghề có chuyên môn, quản lý và kỹ thuật [38].
Theo Richard T.Schaefer trong tác phẩm “Sociology” (Xã hội học, 2005), ông cho rằng “tính cơ động xã hội có ý chỉ sự vận động của các cá nhân hay nhóm từ vị trí này sang vị trí khác trong hệ thống phân tầng thứ bậc của xã hội” [34, tr.306]. Theo ông, có sự khác biệt về lượng cơ động xã hội trong một xã hội có các hệ thống phân tầng xã hội có thứ bậc khác nhau. Trong đó, các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ hệ thống phân tầng thứ bậc mở (open stratification system) và hệ thống phân tầng thứ bậc đóng (closed stratification system). Hệ thống mở hàm chỉ rằng địa vị của một người bị ảnh hưởng bởi thân trạng đạt thành của người đó. Một hệ thống như vậy khuyến khích sự cạnh tranh giữa các thành viên trong xã hội. Nước Mỹ đang cố gắng tiến đến kiểu loại lý tưởng này khi nỗ lực làm giảm bớt các rào cản mà nữ giới, rồi các thiểu số chủng tộc và sắc tộc, cũng như những xuất thân từ tầng lớp bần hàn đang gặp phải. Ngược lại, trong hệ thống đóng, một hệ thống mà chỉ cho phép rất ít hay hầu như chẳng chừa lấy một cơ hội để đi lên nào cả. Các hệ thống nô lệ và đẳng cấp là những ví dụ điển hình về hệ thống đóng này. Trong những xã hội như vậy, chỗ đứng trong xã hội là dựa trên thân trạng được quy cho, chẳng hạn như chủng tộc hay gia thế, và điều đó là không thay đổi. Trong tác phẩm nghiên cứu của ông đã cho thấy có 4 loại cơ đông xã hội: Cơ động xã hội theo hàng ngang, cơ động theo hàng dọc, cơ động liên thế hệ và cơ động nội thế hệ. Đồng thời, tính cơ động xã hội đã bị tác động của học vấn, chủng tộc và giới tính [104].
Vương Quốc Anh từng là một xã hội trọng đẳng cấp. Ngày nay, sự đa văn hóa và nền kinh tế thay đổi đã dần làm hệ thống phân cấp xã hội thay đổi theo. Nhưng hoàng gia và giới quý tộc vẫn được duy trì, tuy không còn nhiều quyền lực kinh tế nhưng rất có ảnh hưởng và được tôn trọng. Như vậy, đã từ rất lâu đã quan tâm nghiên cứu đến vấn đề “phân tầng xã hội” nói chung, “cơ động xã hội” nói riêng như:
Bắt đầu từ nghiên cứu có sự mô tả tính cơ động xã hội trong xã hội công nghiệp, nghiên cứu so sánh thực nghiệm quy mô lớn là được tiến hành như sự phân tích so sánh tính cơ động xã hội trong các quốc gia công nghiệp (CASMIN). Điều đó đã thể hiện trong tác phẩm của Erikson và Goldthorpe (1992) xuất bản dưới tiêu đề “The Constant Flux: A Study of Class Mobility in Industrial Societies”, thể hiện hiệu quả mạnh mẽ của sự kế thừa tầng lớp của cá nhân trong xã hội và điểm tương đồng trong các mô hình cơ động xã hội qua thời gian và địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, nghiên cứu thực nghiệm đã chú trọng hơn về sự thay đổi và biến đổi trong tính cơ động xã hội (Sự thay đổi của xã hội) [102].
Trong tác phẩm “Introduction to Sociology” của Mike O'Donnell (Giới thiệu về xã hội học, 1997) đã có quan điểm tương tự như các nhà xã hội học Mỹ là: “Cơ động xã hội là một phong trào lên hoặc xuống trong hệ thống phân cấp xã hội”. Nó liên quan đến sự thay đổi vị trí của một người trong hệ thống phân cấp trạng thái xã hội nhưng không nhất thiết liên quan đến bất kỳ thay đổi cấu trúc nào trong chính cấu trúc phân cấp [91].
Theo nhà xã hội học người Anh, Stephen Aldridge trong nghiên cứu về xã hội ở Anh trong tác phẩm “Social Mobility” (Cơ động xã hội, 2001) đã đưa ra những rào cản của sự cơ động xã hội là:
- Trình độ học vấn;
- Sự nghèo đói thời thơ ấu và mối liên quan giữa sự tiến bộ về tâm lý và lối
cư xử;
- Gia đình và cách dạy dỗ con cái của các gia đình bao gồm tài chính, các vấn đề
về vốn văn hóa và xã hội. Chúng không chỉ là tiền bạc mà còn lối cư xử, giá trị ảnh hưởng tới các cơ hội sau này;
- Thái độ, kỳ vọng bao gồm cả việc tránh né rủi ro;
- Các rào cản về kinh tế và các rào cản khác mà các nhóm thường dùng để “dành dụm cơ hội” ví dụ như các hành động thiếu tính cạnh tranh như luật lệ để nhằm phân biệt đối xử với các nhóm khác.