Cơ Chế Thi Hành Quyết Định Của Trọng Tài Thương Mại

Ví dụ: Theo báo cáo của Bộ Tư pháp tại Quốc hội thì, công tác thi hành án dân sự năm 2008 bước đầu có chuyển biến tích cực, đã thi hành xong 70,96% vụ việc, thu hồi số tiền phải thi hành án dân sự hơn 3.568 tỷ đồng, đạt 45,66%. Như vậy, nếu xét đến hiệu quả về số vụ việc được thi hành thì có thể đánh giá hiệu quả thi hành án là cao. Song, nếu xét đến tiêu chí về tổng số tiền thu hồi thì đạt hiệu quả thấp (đạt chưa đến 50%).

* Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành quyết định trọng tài:

- Yếu tố đầu tiên phải kể đến là quyết định trọng tài – đối tượng của việc thi hành:

Ảnh hưởng của quyết định trọng tài tới hiệu quả thi hành án ở chỗ: Nội dung của quyết định trọng tài nếu được tuyên một cách rõ ràng, hợp tình, hợp lý thì sẽ được các bên đương sự tự nguyện thi hành và chấp hành viên dễ dàng thực hiện. Ngược lại, một quyết định trọng tài không rõ ràng, hợp tình hợp lý sẽ dẫn đến việc các bên đương sự chống đối, không thi hành, chấp hành viên không hiểu rõ bản chất của việc thi hành dẫn đến việc xây dựng phương án thi hành không có tính khả thi….

- Hệ thống chính trị

Ở nước ta, hệ thống chính trị là thống nhất, gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước và các tổ chức chính trị; chính trị - xã hội. So với các nước, đây là điểm khá thuận lợi trong việc tác động, giáo dục tư tưởng đối với các bên đương sự. Trong trường hợp buộc phải cưỡng chế thi hành nghĩa vụ của bên phải thi hành thì yếu tố các tổ chức xã hội như: Hiệp hội doanh nghiệp nói chung, Hiệp hội ngành, cơ quan chủ quản, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…đóng vai trò khá quan trọng trong việc giáo dục, thuyết phục người phải thi hành, cũng như những người có quyền lợi liên quan thi hành các nghĩa vụ được ghi nhận trong phán quyết của trọng tài.

- Ý thức chấp hành pháp luật của các đương sự.

Như đã phân tích ở trên, việc các đương sự tự nguyện thi hành án là biện pháp thi hành án được Nhà nước khuyến khích. Tự nguyện thi hành án sẽ giúp chính các đương sự giữ được mối quan hệ làm ăn, bên cạnh đó sẽ giảm được rất nhiều các chi phí liên quan đến việc cưỡng chế thi hành. Nhiều trường hợp còn tránh được các hiện tượng khiếu nại tố cáo, ảnh hưởng đến dư luận xã hội….

- Hệ thống pháp luật liên quan đến thi hành quyết định trọng tài.

Hệ thống pháp luật liên quan đến thi hành quyết định trọng tài là tổng thể các quy định liên quan đến việc thi hành quyết định trọng tài. Nó bao gồm các quy định của pháp luật về trọng tài, pháp luật về công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài và quan trọng nhất là các quy định về thi hành án dân sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Cũng giống như thực trạng của một số lĩnh vực thì pháp luật về thi hành án dân sự đang tồn tại một số bất cập. Bất cập đầu tiên phải kể đến đó là có quá nhiều các văn bản điều chỉnh trong lĩnh vực này, dẫn đến hiện tượng có sự chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn về nội dung.

Ví dụ về sự mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật:

Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 5

Tại điểm 1.2.b của Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/07/2003 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh trọng tài thương mại quy định: Trong các trường hợp sau đây, vụ tranh chấp tuy các bên có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án: “Khi được nguyên đơn cho biết bằng văn bản sẽ khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết hoặc khi được Toà án thông báo về việc nguyên đơn đã nộp đơn kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ tranh chấp mà trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của nguyên

đơn hoặc thông báo của Toà án bị đơn không phản đối (được coi là các bên có thoả thuận mới lựa chọn Toà án giải quyết vụ tranh chấp thay cho thoả thuận trọng tài) hoặc bị đơn có phản đối nhưng không xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh là trước đó các bên đã có thoả thuận trọng tài (trường hợp này được coi là không có thoả thuận trọng tài)”.

Quy định này là trái với điều 5 của pháp lệnh trọng tài thương mại quy định khi vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà thỏa thuận đó không vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài được đảm bảo thực hiện bằng việc tòa án từ chối thụ lý nếu một bên khởi kiện ra tòa.

Trước khi ban hành Luật Thi hành án, ngoài pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 còn có tới trên dưới một trăm văn bản hướng dẫn trực tiếp hoặc có liên quan đến công tác thi hành án dân sự. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thi hành quyết định trọng tài.

- Hiệu quả của hoạt động thi hành án phụ thuộc rất lớn vào các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án.

Nếu việc quy định trình tự, thủ tục quá rườm rà, không phản ánh đúng thực thế khách quan sẽ gây ra rất nhiều lãng phí về công sức, thời gian, tiền bạc của các bên thi hành án, của cơ quan thi hành án và các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan. Việc quy định trình tự, thủ tục không hợp lý rất dễ gây ra sự lúng túng cho chấp hành viên, sự phán đối, chống đối của các bên thi hành án.

- Năng lực làm việc của chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự - chủ thể chính của việc thi hành quyết định trọng tài.

Chấp hành viên – chủ thể của hoạt động thi hành quyết định trọng tài, được “mang” quyền lực nhà nước, chấp hành viên được áp dụng các biện pháp cần thiết trên cơ sở pháp luật, nhiệm vụ và quyền hạn của mình để thi

hành quyết định trọng tài. Việc nhận thức cũng như năng lực của chấp hành viên có ý nghĩa quyết định đến việc thi hành hay không thi hành được quyết định trọng tài trên thực tế.

Thực tế hiện nay, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của một số chấp hành viên đang còn nhiều hạn chế yếu kém. Do vậy, một trong nhưng nguyên nhân của việc án tồn đọng, hiệu quả thi hành không cao là do năng lực làm việc của chấp hành viên.

- Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất của chấp hành viên, cơ quan thi hành án: Đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thi hành. Thực tế hiện nay, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất của các cơ quan thi hành án là rất kém. Hiện tượng thiếu phòng làm việc, các trang thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại, trang thiết bị khác phục vụ cho quá trình tác nghiệp của chấp hành viên diễn ra tại nhiều nơi trên cả nước.

- Sợ phối hợp giữa các cơ quan hữu quan có liên quan trong việc thi hành quyết định trọng tài.

Để thi hành một quyết định trọng tài đòi hỏi phải có sự phối hợp của rất nhiều các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Về phía cơ quan nhà nước có thể phải kể đến như: Cơ quan quản lý thi hành án, cơ quan tòa án, Viện kiểm sát, công an (trong trường hợp cưỡng chế và xác minh), Ban chỉ đạo…

Về phía tổ chức phải kể đến như ngân hàng, các tổ chức tín dụng… Như vậy, việc thi hành quyết định nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay

thấp phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí hợp tác và phối hợp của các cơ quan tổ

chức có liên quan kể trên trong hoạt động thi hành quyết định trọng tài của chấp hành viên.

- Điều kiện thi hành quyết định trọng tài của bên phải thi hành án.

Đây được coi là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động thi hành quyết định trọng tài.

Nghĩa vụ thi hành án trong các quyết định trọng tài thương mại chủ yếu là nghĩa vụ trả tiền. Do vậy, nếu người phải thi hành án không có tài sản, tiền bạc thì việc thi hành quyết định trọng tài là chưa thể thực hiện được.

* Tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành quyết định trọng tài thương mại

Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành án là rất cần thiết về mặt lý luận. Bởi có xây dựng được tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành một cách chính xác, đầy đủ thì việc hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tài mới có cơ sở để áp dụng trên thực tế.

Theo quan điểm của chúng tôi, thì tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành quyết định trọng tài bao gồm tổng thể các tiêu chí sau:

- Thời gian thi hành quyết định trọng tài: Đây có thể được coi là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả thi hành quyết định trọng tài. Mục đích của phán quyết trọng tài là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Chính vì vậy mà quyền lợi chính đáng của các đương sự được bảo vệ càng sớm, càng tốt. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các bên đương sự rất cần vốn để hoạt động. Do vậy, tiến độ thi hành quyết định trọng tài ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, nếu chậm chễ việc thi hành có thể dẫn đến hậu quả doanh nghiệp bị phá sản hoặc ngừng hoạt động…

- Các chi phí liên quan đến việc thi hành quyết định trọng tài, bao gồm các chi phí liên quan đến sử dụng phương tiện làm việc, hồ sơ, sổ sách. Các chi phí liên quan đến các hoạt động xác minh, cưỡng chế, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên cưỡng chế.

- Ảnh hưởng của việc thi hành quyết định trọng tài đến dư luận xã hội: Tiêu chí này khó xác định song cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá

hiệu quả thi hành quyết định trọng tài bởi một quyết định trọng tài được thi hành một cách nhanh chóng, chính xác không bị chậm chễ, khiếu nại tố cáo sẽ có tác động rất lớn đến ý thức chấp hành pháp luật của mọi công dân trong đó có ý thức tôn trọng và nghiêm túc thi hành các quyết định trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.

1.2.4. Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại

1.2.4.1. Các dấu hiệu pháp lý của cơ chế thi hành quyết định trọng tài thương mại Từ “cơ chế” được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối

những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến

quản lý kinh tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý.

Qua từ điển tiếng nước ngoài và tiếng Việt, có thể thấy từ “cơ chế” là chuyển ngữ của từ “mécanisme” của phương Tây. Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa “mécanisme” là “cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau”. Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện”.

Với giải thích trên thì cơ chế có thể hiểu là tổng hợp tất cả các yếu tố và mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành nên một tập hợp nhằm thực hiện một công việc nhất định. Các yếu tố này không nằm trong mối quan hệ riêng biệt và độc lập mà nằm trong mối quan hệ có đi có lại, biện chứng và chúng cần có nhau để tồn tại.

Hiện nay, “cơ chế” là từ được dùng khá phổ biến, thông thường nó đứng trước và bổ nghĩa cho các cụm từ đi sau nó như: Cơ chế tài chính, cơ chế thị trường, cơ chế phối hợp….

Cơ chế thi hành quyết định trọng tài là quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể, các cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật liên quan trong việc thi hành quyết định trọng tài. Là tổng thể các mối quan

hệ của các cơ quan nhà nước, cá nhân liên quan đến quá trình hiện thực hóa quyết định của trọng tài.

Cơ chế thi hành quyết định trọng tài trong đó phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước liên quan, sự phối hợp giữa các cơ quan, cá nhân trong việc thực thi các quyết định trọng tài.

Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thi hành quyết định trọng tài là nhằm biến các quyền, nghĩa vụ của đương sự được ghi nhận trong quyết định trọng tài có hiệu lực trên thực tế, mục đích này chi phối mọi hoạt động của các chủ thể trong cơ chế thi hành.

Điều kiện hoạt động của cơ chế thi hành là hệ thống pháp luật thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

* Dấu hiệu pháp lý của cơ chế thi hành quyết định trọng tài thương mại:

- Chủ thể quan trọng nhất trong cơ chế thi hành quyết định trọng tài thương mại đó là Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự.

- Mục đích của cơ chế thi hành quyết định trọng tài là: Làm cho các quyết định của trọng tài – là phán quyết của một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, không mang tính quyền lực nhà nước có giá trị thi hành bắt buộc đối với các bên đương sự. Trong trường hợp không tự nguyện thi hành sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án.

- Trình tự, thủ tục thi hành quyết định trọng tài là hình thức biểu hiện của cơ chế thi hành quyết định trọng tài.

- Tuy không phải là hoạt động tố tụng trọng tài, nhưng hoạt động thi hành quyết định trọng tài có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cho quyền và nghĩa vụ của các bên đượng sự được thực thi trên thực tế, góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Hoạt động thi hành quyết định trọng tài chịu sự giám sát chặt chẽ của Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền.

Phụ thuộc vào quyết định trọng tài trong nước hay quyết định trọng tài nước ngoài mà cơ chế thi hành quyết định cũng có sự khác nhau. Sự khác nhau của cơ chế được thể hiện thông qua trình tự, thủ tục thi hành quyết định trọng tài.

1.2.4.2. Các yếu tố cấu thành cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại

1.2.4.2.1. Pháp luật về thi hành quyết định trọng tài thương mại:

* Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của pháp luật quy định về thi hành quyết định trọng tài

- Pháp luật về thi hành quyết định trọng tài là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các đương sự; mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan; giữa Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; giữa cơ quan quản lý thi hành án với cơ quan thi hành án trong việc thi hành quyết định trọng tài.

- Pháp luật thi hành quyết định trọng tài là một bộ phận gắn liền với pháp luật về tố tụng trọng tài thương mại và pháp luật tố tụng dân sự. Có vai trò hết sức quan trọng trong việc làm cho các quyết định trọng tài được thực thi trên thực tế, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đương sự đã được quyết định trọng tài ghi nhận, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Các quy định là cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động của các thiết chế, đương sự trong quá trình thi hành quyết định trọng tài. Nó quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thi hành quyết định trọng tài.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí