Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 7

quy định của pháp luật. Những tranh chấp kinh tế khác do tòa án giải quyết cho đến thời điểm trước khi pháp lệnh trọng tài thương mại được ban hành vẫn chưa có sự giải thích chính thức nào của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên trong thực tế tòa án gần như không thụ lý các tranh chấp kinh tế không được liệt kê nói trên. Dẫn đến tình trạng nhiều tranh chấp kinh tế nằm trong “tranh chấp kinh tế khác” không được tòa án giải quyết tại tòa án, mà cũng không thể giải quyết được bằng trọng tài do không thuộc phạm vi được phép giải quyết của trọng tài.

Tuy về hình thức, trọng tài phi chính phủ có phạm vi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế gần giống với phạm vi thẩm quyền của tòa kinh tế. Nhưng nếu xét trên bình diện thực chất giải quyết tranh chấp thì trọng tài vẫn bị giới hạn ở một số tranh chấp kinh tế nhất định trong kinh doanh. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho ít vụ việc được giải quyết tại trọng tài. Thêm vào đó, các văn bản trên chưa quy định các biện pháp đảm bảo tính thực thi trên thực tế của quyết định trọng tài. Điều đó, phần nào làm cho các trung tâm trọng tài tuy được thành lập nhưng không có khả năng hoạt động. Trong khi đó, đối với bản án, quyết định của tòa án giải quyết các tranh chấp kinh tế được thi hành theo quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993.

Xét trên phương diện bảo đảm việc thực thi các quyết định của hai loại cơ quan tài phán nói trên có sự phân biệt.

Sở dĩ có sự phân biệt như vậy là do tòa án là cơ quan thuộc hệ thống công quyền, phán quyết của nó mang tính quyền lực nhà nước, nếu đương sự không tự nguyện thi hành sẽ cho phép được sử dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước để thực hiện. Còn trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, không phải tổ chức công quyền nên quyết định của nó không mang tính quyền lực nhà nước và vì vậy không được bảo đảm thi hành bằng quyền lực nhà nước.

Theo chúng tôi, nhận thức như vậy là không thực sự đầy đủ bởi tuy trọng tài là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, không phải là cơ quan thuộc hệ thống công quyền nhưng nó là thiết chế được nhà nước thừa nhận và cho phép hoạt động thì cần có sự “trợ giúp” để bảo đảm cho nó hoạt động nhằm đảm bảo các cam kết trong hoạt động kinh doanh thương mại được thực hiện, bảo vệ quyền tự do kinh doanh của công dân. Do đó, trong trường hợp quyết định giải quyết tranh chấp của nó không được tự nguyện thi hành thì phải được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Việc ở nước ta không đảm bảo thi hành cho các quyết định trọng tài trong nước cũng khác với việc xử lý vấn đề này tại một số nước trên thế giới.

Mặt khác, theo quy định tại điều 31 Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 thì: “Trong trường hợp quyết định trọng tài không được một bên chấp hành thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế”.

Quy định này thực chất đã không thừa nhận tính chất chung thẩm của quyết định trọng tài và đã coi tòa án như một cấp “phúc thẩm” của trọng tài kinh tế. Ở các nước khác, các vụ việc khi được lựa chọn giải quyết bằng trọng tài thì quyết định trọng tài thường được các đương sự tôn trọng và tự nguyện thi hành.

Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp vì những lý do khác nhau một bên không tự nguyện thực hiện. Trong trường hợp như vậy hầu hết các nước phải sử dụng đến quyền lực nhà nước và được thực hiện theo hai cách ở hai nhóm nước khác nhau:

- Nhóm nước chiếm đa số, bao gồm các nước như Anh, Mỹ, Nhật, Thái Lan, Trung Quốc…giải quyết như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

+ Khi có yêu cầu không công nhận quyết định trọng tài do đương sự gửi đến tòa (thông thường là tòa án nơi quyết định trọng tài được lập), tòa án sẽ tiến hành xem xét về mặt thủ tục tố tụng. Nếu có căn cứ để hủy quyết định trọng tài thì tòa án sẽ ra quyết định hủy quyết định trọng tài; nếu không có căn cứ để hủy quyết định trọng tài thì tòa án sẽ ra quyết định bác yêu cầu không công nhận quyết định trọng tài của đương sự có nghĩa là quyết định trọng tài đó phải được thi hành. Đương sự có quyền kháng cáo đối với quyết định nói trên của tòa án lên tòa phúc thẩm.

Trong hợp tòa án hủy quyết định trọng tài (không có kháng cáo hoặc có kháng cáo mà tòa phúc thẩm vẫn y quyết định sơ thẩm), thì các bên đương sự phải chọn hoặc lập trọng tài mới hoặc đưa vụ kiện đó ra tòa án giải quyết.

Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 7

Trường hợp tòa án bác đơn yêu cầu không công nhận quyết định trọng tài mà không có kháng cáo hoặc có kháng cáo nhưng tòa phúc thẩm vẫn y quyết định sơ thẩm thì quyết định trọng tài được coi như một bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thì hành bản án, quyết định của tòa án.

+ Nếu có yêu cầu cho thi hành quyết định trọng tài gửi đến tòa án thì tòa án cũng tiến hành xem xét và nếu có đủ căn cứ cho thi hành thì sẽ ra quyết định cho thi hành và được thi hành theo thủ tục về thi hành bản án, quyết định của tòa án; nếu không có đủ căn cứ để thi hành thì tòa án ra quyết định không cho thi hành quyết định trọng tài và các bên tranh chấp có quyền đưa vụ việc ra giải quyết tại trọng tài mới hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

- Nhóm nước thứ hai bao gồm một số ít nước mà tiêu biểu là Thụy Điển: Việc thi hành bằng biện pháp cưỡng chế quyết định trọng tài không cần thông qua cơ quan tòa án mà chuyển trực tiếp cho cơ quan thi hành án.

Đối với Việt Nam, cùng với xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế, các quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng đi đôi với nó là tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại cũng ngày càng phức tạp đòi hỏi phải có một cơ chế giải quyết tranh chấp đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển của các quan hệ kinh tế.

Đặc biệt kể từ khi ban hành Quyết định số 204/TTg ngày 28/04/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 116/CP, Quyết định 114 ngày 26/02/1996 và các văn bản hướng dẫn, trong lĩnh vực kinh doanh thương mại Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp…Tuy nhiên, pháp luật về giải quyết tranh chấp hầu như chưa có sự thay đổi để phù hợp với tình hình mới.

Với sự thay đổi của nền kinh tế, khung pháp luật về giải quyết tranh chấp trong giai đoạn này tỏ ra không đáp ứng được đòi hỏi của thực tế. Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cần có một văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của trọng tài phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, trong đó có vấn đề thi hành quyết định của trọng tài trong nước – việc mà từ lâu đã chưa được quan tâm đúng mức và đây là một trong nhưng nguyên nhân làm suy yếu hệ thống trọng tài ở Việt Nam.

Tóm lại, trước khi có Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 thì các quyết định của trọng tài thương mại nếu không được đương sự tự nguyện thi hành thì để bảo về quyền lợi của mình các đương sự khởi kiện ra tòa án và vụ việc được coi là một vụ kiện mới. Như vậy, quyết định trọng tài giai đoạn này chưa có giá trị chung thẩm.

Khắc phục những tồn tại trước đó, Pháp lệnh Trọng tại thương mại năm 2003 đã được ban hành trên cơ sở xem xét đến tính phù hợp với thông lệ trên thế giới đang được nhiều nước áp dụng. Với việc quy định nhiều điểm mới

như: Thẩm quyền hủy quyết định trọng tài; điều kiện hủy quyết định trọng tài, thủ tục hủy… Quan trọng hơn, quyết định trọng tài đã được bảo đảm thực thi trên thực tế bằng quyền lực nhà nước, có giá trị pháp lý ngang bằng với bản án, quyết định của tòa án. Điều này được ghi nhận tại điều 57 Pháp lệnh Trọng tài thương mại.

Tuy nhiên sau hơn 6 năm triển khai áp dụng trên thực tế, Pháp lệnh trọng tài thương mại đã bộc lộ những bất cập. Bất cập lớn nhất thực tế đang gặp phải là bất cập về điều khoản hủy quyết định trọng tài. Người phải thi hành quyết định thường vin vào các điều kiện hủy này để yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài, trốn tránh hoặc kéo dài thời gian thi hành. Theo tổng kết của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tại Hội thảo Phân tích hiện trạng yêu cầu hủy quyết định trọng tài tháng 12 năm 2009, thì chỉ tính riêng trong năm 2008 có đến 26 quyết định trọng tài bị hủy bởi tòa án.

So với quy tắc tố tụng của các thiết chế trọng tài quốc tế, cũng như pháp luật về trọng tài của các nước, thì Pháp lệnh trọng tài thương mại của Việt Nam dành một số lượng điều khoản nhiều hơn cả (từ điều 50 đến điều 56) để quy định về vấn đề huỷ quyết định trọng tài, từ các nguyên tắc huỷ quyết định trọng tài, cho đến thủ tục, trình tự huỷ quyết định trọng tài.

Nhưng vấn đề bất cập chính là các căn cứ để huỷ quyết định trọng tài. Đây cũng chính là một trong các quy định gây nhiều tranh cãi nhất, bởi nó chính là mấu chốt đảm bảo cho tính công bằng của trọng tài.

Nhận xét chung nhất là căn cứ để huỷ quyết định trọng tài trong pháp luật Việt Nam là rất rộng so với Luật mẫu UNCITRAL cũng như pháp luật các nước. Điều 54 của Pháp lệnh liệt kê 6 căn cứ để huỷ quyết định trọng tài.

Về hình thức có vẻ những căn cứ để huỷ quyết định trọng tài nêu trên là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nghiên cứu và phân tích kỹ một vài

trong số các căn cứ hủy quyết định trọng tài, chúng ta sẽ thấy còn rất nhiều điểm bất cập xung quanh các căn cứ để huỷ quyết định trọng tài của Việt Nam. Như, căn cứ thứ hai về “Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh”.

Theo Điều 10 của Pháp lệnh trọng tài, thì có tới 6 trường hợp dẫn đến quyết định trọng tài bị vô hiệu, bao gồm: (i) Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh;

(ii) Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật; (iii) Một bên ký thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (iv) Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung; (v) Thoả thuận trọng tài không được lập theo quyết định tại Điều 9 của Pháp lệnh; (vi) Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hạn tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là 6 tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quyết định tại Điều 30 của Pháp lệnh;

Trên thực tế việc thoả thuận trọng tài “không quy định” hoặc quy định “không rõ” về đối tượng tranh chấp và tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp là rất dễ xảy ra, nhiều khi chỉ vì những lỗi rất đơn giản như quy định chung chung; thoả thuận trọng tài ghi không chính xác; thoả thuận trọng tài diễn đạt nhầm; thoả thuận trọng tài chọn tổ chức trọng tài trước đây đã có nhưng nay không tồn tại.

Theo chúng tôi, việc thoả thuận trọng tài “không quy định” hoặc “quy định không rõ” đối tượng tranh chấp và tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp như đã dẫn chứng ở trên (quy định chung chung; ghi

không chính xác; diễn đạt nhầm; chọn tổ chức trọng tài trước đây đã có nhưng nay không tồn tại v.v..), không thể được coi là cơ sở để tuyên thoả thuận trọng tài là vô hiệu, càng không thể là căn cứ để huỷ quyết định trọng tài. Đây là các quy định mang tính tuỳ tiện, đầy hình thức, nặng về yếu tố kỹ thuật mà yếu về tính pháp lý. Không thể đánh giá một lỗi về kỹ thuật soạn thảo văn bản là bản chất của một hành vi pháp lý. Hầu hết pháp luật quốc gia cũng như quốc tế về trọng tài đều chỉ đưa ra một số lý do chung sau đây làm căn cứ để huỷ quyết định trọng tài:

- Một trong các bên ký kết thoả thuận trọng tài không đủ năng lực ký kết thoả thuận đó; hoặc thoả thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của quốc gia nơi quyết định được tuyên trong trường hợp các bên không ghi rõ; hoặc

- Bên làm đơn yêu cầu không được thông báo một cách đầy đủ về việc chỉ định trọng tài viên hoặc tố tụng trọng tài, hoặc nói cách khác không thể trình bày vụ việc của mình; hoặc

- Quyết định trọng tài giải quyết một tranh chấp không được quy định hoặc không nằm trong phạm vi các điều khoản của thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết, hoặc quyết định này bao gồm những phán quyết về các vấn đề vượt quá phạm vi của thoả thuận đưa ra trọng tài giải quyết với điều kiện là những quyết định về các vấn đề đưa ra trọng tài giải quyết có thể tách ra khỏi những vấn đề không được đưa ra trọng tài và chỉ có phần của quyết định chứa đựng các quyết định về vấn đề không được nêu ra trọng tài giải quyết có thể bị huỷ bỏ; hoặc

- Thành phần của Hội đồng trọng tài hoặc tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận giữa các bên hoặc, trong trường hợp không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật của nước nơi tiến hành trọng tài; hoặc

Toà án phát hiện rằng:

- Theo luật của quốc gia này, vấn đề nội dung tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài; hoặc

- Quyết định trọng tài vi phạm trật tự công cộng của quốc gia đó.

Xét về số lượng các căn cứ để huỷ quyết định trọng tài nêu tại điều khoản về huỷ quyết định trọng tài trong pháp luật Việt Nam là không nhiều (6 điểm). Tuy nhiên, về bản chất, các lý do để huỷ quyết định trọng tài theo pháp luật Việt Nam là rất rộng, do rất nhiều điều khoản khác đã được dẫn chiếu đến các quy định khác.

Căn cứ hủy quyết định trọng tài tại khoản 5 Điều 54 của Pháp lệnh dẫn chiếu đến khoản 2 điều 13 của pháp lệnh. Trong khoản 2 điều 13 có đến 5 điểm từ điểm a đến điểm đ. Tác giả sẽ phân tích nghĩa vụ “Tuân thủ các quy định của Pháp lệnh này”.

Đây thực sự là một quy định quá chung chung và khó xác định. Theo logic của quy định này, thì việc trọng tài viên vi phạm bất kỳ một điều khoản nào trong 62 điều của Pháp lệnh trọng tài Việt Nam, đều có thể là căn cứ để huỷ quyết định trọng tài. Có thể đơn cử hàng vài chục nghĩa vụ rất chung chung như “ rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp của trọng tài viên”; hay “báo cáo định kỳ hoạt động của trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam….Chẳng lẽ việc trọng tài viên không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh một trong số hàng vài trăm quy định của Pháp lệnh trọng tài, lại là căn cứ để huỷ quyết định trọng tài?

Với phân tích trên, về lý thuyết có vô vàn cách người phải thi hành quyết định trọng tài tìm được lý do để đề nghị Toà án huỷ quyết định trọng tài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023