Các Điều Kiện Đảm Bảo Vận Hành Cơ Chế Thi Hành Quyết Định Trọng Tài

hình thức. Việc thông báo hoặc ngay cả khi kiểm sát viên tham dự phiên tòa cũng chỉ mang tính hình thức, thủ tục.

Việc tổng kết, đánh giá công tác kiểm sát việc công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài còn chưa được quan tâm đúng mức.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa có quy định rõ ràng quyền hạn cụ thể cho kiểm sát viên khi tham dự phiên tòa xét đơn yêu cầu.

* Đối với chức năng kiểm sát hoạt động thi hành quyết định trọng tài:

Theo tinh thần tại khoản 2 điều 12 Luật Thi hành án thì Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kiểm sát toàn bộ hoạt động thi hành quyết định trọng tài thương mại, nhưng trên thực tế việc kiểm sát này hết sức mờ nhạt bởi những quy định rất chung chung, không cụ thể của các quy định pháp luật.

Trong việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động thi hành án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như kiểm sát thường xuyên, kiểm sát theo định kỳ. Khi phát hiện những sai sót, vi phạm của Chấp hành viên, cán bộ thi hành án, Viện Kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị.‌

Mọi hoạt động của chấp hành viên, cơ quan thi hành án trong việc thi hành quyết định trọng tài đều phải được thông báo tới Viện Kiểm sát, song cũng giống như việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định trọng tài nước ngoài, hoạt động thông báo này cũng chỉ mang tính hình thức, thủ tục.

2.3. Các điều kiện đảm bảo vận hành cơ chế thi hành quyết định trọng tài

2.3.1. Về đội ngũ cán bộ: Hiện nay, các cơ quan thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước đã tuyển dụng được khoảng 8000 biên chế trên tổng số 8287 biên chế được phân bổ, trong đó có gần 3.000 Chấp hành viên, ngoài ra là các chức danh khác như Kế toán, Chuyên viên, Cán sự, Thủ kho, Thủ quỹ…Như vậy, nếu tính bình quân trên dân số nước ta thì số lượng chấp hành viên đang còn rất thiếu, nếu tính bình quân số lượng vụ việc thi hành án mà mỗi chấp hành viên phải giải quyết là 207 vụ việc/năm (Báo cáo công tác thi hành án dân sự

năm 2008 của Bộ Tư pháp). Nhiều địa phương vẫn chưa tuyển đủ biên chế được giao, cụ thể cả nước vẫn còn 631 biên chế chưa thực hiện, trong đó có một số địa phương còn từ 15 chỉ tiêu biên chế trở lên, như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Gia Lai...Có những cơ quan thi hành án chỉ có một chấp hành viên hoặc không có thủ thủ trưởng cơ quan thi hành án.. Bên cạnh việc thiếu về số lượng, đội ngũ chấp hành viên của các cơ quan thi hành án trong cả nước còn một số lượng lớn chấp hành viên yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thậm chí có những chấp hành viên vi phạm các quy phạm đạo đức, pháp luật, một số chấp hành viên đã bị xử lý hình sự. Năm 2008, cả nước đã xử lý kỷ luật 30 trường hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Điểm yếu mà chấp hành viên đang gặp phải đó là: Thiếu năng lực tư duy lý luận; năng lực áp dụng pháp luật, khả năng làm việc độc lập; tính quyết đoán; năng lực giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành; khả năng kiềm chế và kiên nhẫn.

2.3.2. Về quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan khác.

Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 10

Hiện nay, mặc dù Luật Thi hành án và các văn bản có liên quan quy định việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc thi hành bản án, quyết định của tòa án nói chung và quyết định của trọng tài thương mại nói riêng, song trên thực tế sự phối hợp này còn chưa thực sự hiệu quả, thậm chí có những cơ quan, tổ chức vì những lý do khác nhau còn bảo vệ, che giấu tài sản của bên phải thi hành án. Điều 4 Luật Thi hành án quy định: “Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật này phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án”.

Điều đó cũng có nghĩa là, trong quá trình chấp hành viên thực hiện công

việc giải quyết thi hành án, nếu cần có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan, cá nhân thì bắt buộc những cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải thực hiện yêu cầu của chấp hành viên, của cơ quan thi hành án.

Nhưng trên thực tế, việc phối hợp này nhiều khi không thực hiện được.

Chúng tôi xin lấy một ví dụ để chứng minh cho khẳng định trên:

Ví dụ: Để đi xác minh tài khoản tại các ngân hàng của người phải thi hành án, chấp hành viên theo quy định phải làm công văn gửi ngân hàng đề nghị cung cấp số tài khoản cùng số dư tài khoản của người phải thi hành án tại ngân hàng.

Trên thực tế, ngân hàng không cung cấp số tài khoản, hoặc nếu có cung cấp thì không còn số dư. Có những trường hợp, để lấy được số tài khoản và số dư tài khoản, chấp hành viên phải đóng giả là nhân viên của bên phải thi hành án để xác minh số dư.

Nhưng khi xác minh được số dư tài khoản, chấp hành viên tiến hành phong tỏa tài khoản thì không nhận được sự hợp tác của ngân hàng nơi có tài khoản của bên phải thi hành án.

Có trường hợp, nhân viên ngân hàng lấy rất nhiều lý do để trì hoãn việc phong tỏa tài khoản với mục đích để báo cho bên phải thi hành án biết và chuyển dịch số dư tài khoản sang ngân hàng khác, tài khoản khác..và còn rất nhiều các ví dụ khác về vấn đề không nhận được sự phối hợp, hợp tác của các cơ quan, tổ chức trong việc thi hành quyết định trọng tài.

2.3.3. Về kinh phí, cơ sở vật chất

Với những đặc thù công việc, chấp hành viên phải có những chế độ phúc lợi cũng như chế độ làm việc riêng. Song, trên thực tế chấp hành viên chưa có những đãi ngộ hợp lý, chưa là thực sự là động lực để chấp hành viên yên tâm công tác, phương tiện đi lại còn thiếu, kinh phí cho việc thi hành án thấp và chưa cụ thể, rõ ràng gây những khó khăn không nhỏ cho chấp hành

viên trong việc thi hành án. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả thi hành án nói chung và thi hành quyết định trọng tài nói riêng còn thấp.‌

Về cơ sở vật chất: Còn nghèo nàn, chưa tương xứng với các cơ quan tư pháp ở địa phương. Kinh phí chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động; việc xây dựng kho vật chứng thi hành án và một số trụ sở cơ quan thi hành án còn chậm, như ở Hà Nội, Thành phố Hồ chí Minh. Phòng làm việc và phương tiện làm việc cho chấp hành viên còn chưa được chú trọng, diện tích phòng làm việc chưa đáp ứng được đòi hỏi công việc của chấp hành viên.

Ví dụ: Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội (trước khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội) có trụ sở tại phố Trần Quốc Toản, Hà Nội. Tại đây, không có chỗ để xe cho cán bộ, chấp hành viên thi hành án. Mỗi phòng làm việc rộng khoảng 20 m2 là nơi làm việc của 02 – 03 chấp hành viên và thư ký giúp việc cho các chấp hành viên đó. Không có nơi lưu trữ hồ sơ, không có phòng tiếp đương sự…Kho chứa tang vật liên quan đến việc thi hành án phải đi thuê tại Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội và nhiều những khó khăn, thiếu thốn khác.

Việc tin học hóa trong công tác thi hành án dân sự chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn phục vụ nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự

Với những điều kiện cơ sở vật chất như trên, khó có thể hoàn thành tốt những công việc được giao.

CHƯƠNG 3 - HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tài thương mại tại Việt nam

Hơn lúc nào hết, tranh chấp và giải quyết tranh chấp đang là vấn đề thực tế trong đời sống kinh tế của các nước trên thế giới hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ cùng với những đòi hỏi càng cao của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất, kinh doanh không những nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ, mà còn mở rộng hợp đồng với rất nhiều đối tác. Quá trình liên doanh, liên kết, mở rộng hợp đồng, sự phát sinh ngày càng nhiều các quan hệ kinh doanh – thương mại tất yếu sẽ nảy sinh những vấn đề tranh chấp. Sự ra đời của trọng tài như là một hệ quả tất yếu trong việc đa dạng hóa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Pháp luật hoàn toàn cho phép các nhà kinh doanh, các cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn mô hình mà mình yêu thích để giải quyết những tranh chấp phát sinh. Chính điều này đã tạo cơ sở cho sự ra đời của các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR), mà phương thức có vị trí quan trọng nhất trong số đó là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Do đó, ở các nước trên thế giới, ngoài tòa án, đều có một cơ quan tài phán khác là trọng tài.

Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một sân chơi mà vấn đề tranh chấp thương mại diễn ra thường xuyên thì ngay từ lúc này, đòi hỏi Nhà nước ta phải có những quan tâm đúng mức hơn nữa đối với thiết chế trọng tài.

Sự xuất hiện của trọng tài với vai trò là một phương thức giải quyết tranh chấp tồn tại song song với hệ thống tòa án cũng đồng nghĩa với việc phải có những quy định về thi hành các quyết định của trọng tài – sản phẩm cuối cùng của quá trình giải quyết tranh chấp.

Muốn trọng tài trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu đối với các chủ thể trong kinh doanh thì hiệu quả thi hành quyết định trọng tài có vai trò quyết định.

Thực tế thi hành các quyết định trọng tài cho thấy hiệu quả thi hành chưa cao do nhiều lý do khác nhau, một trong những lý do ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành đó là chưa có một cơ chế riêng về thi hành quyết định trọng tài.

Nắm bắt được sự cần thiết của vấn đề này, tại các văn bản của Đảng đều đã được thể hiện rõ, như Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ngày 03/02/2004: “Tập trung thực hiện tốt công tác thi hành án, nhất là thi hành án dân sự, khắc phục cơ bản tình trạng tồn đọng kéo dài"; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020: "xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp" "Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp"; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: "Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó, xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; “từng bước thực hiện việc xã hội

hoá và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”; "nghiên cứu chế định thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt, có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.‌‌‌

Do vậy, việc hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại là đòi hỏi tất yếu khách quan.

3.2. Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện

3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện

Việc hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tài phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo tuân thủ triệt để các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

- Việc hoàn thiện phải dựa trên các đòi hỏi của thực tiễn thi hành và có sự tham khảo các quy định, mô hình về thi hành quyết định trọng tài của các nước trên thế giới, các quy định, thông lệ quốc tế.

3.2.2. Phương hướng hoàn thiện: Hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tài phải theo hướng các quyết định của trọng tài phải được thi hành một cách nhanh, gọn, kịp thời, dứt điểm. Thủ tục thi hành đơn giản, cụ thể, dễ tiếp cận. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành quyết định trọng tài đồng thời với việc đổi mới cơ cấu tổ chức của cơ quan có thẩm quyền thi hành, nâng cao chất lượng đội ngũ chấp hành viên, tăng cường về số lượng, hoàn thiện về trình độ chuyên môn.

3.3. Giải pháp hoàn thiện

3.3.1. Đối với thi hành quyết định của trọng tài thương mại nước ngoài

Căn cứ để tòa án Việt Nam không công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được quy định cụ thể tại Điều 370 BLTTDS. Với quy định này, thì ở Việt Nam nhiều loại tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh không được giải quyết bằng trọng tài. Như vậy, các loại trọng tài nước ngoài về lĩnh vực này sẽ không được Việt Nam công nhận. Điều này là không phù hợp, cần được khắc phục như sau:

Quy định lại và giải thích rõ ràng trong pháp luật phạm vi trật tự công cộng thay cho quy định “các nguyên tắc cơ bản…của pháp luật Việt Nam”. Và giới hạn ở các nguyên tắc cơ bản trong Phần VI BLTTDS.

Như thế nào là nguyên tắc cơ bản, thì hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể. Nguyên tắc cơ bản đầu tiên phải kể đến là nguyên tắc quy định trong Hiến pháp và từ những nguyên tắc này chúng ta có thể suy tới các nguyên tắc trong các ngành luật khác. Như vậy, các nguyên tắc cơ bản này hiểu ở mỗi người, mỗi cơ quan có sự khác nhau. Điều đó, rất dễ bị lạm dụng để từ chối công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài.

Vì vậy, nhất thiết phải có giải thích về nguyên tắc cơ bản của pháp luật, tòa án nếu không có căn cứ để từ chối công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài thì phải ra quyết định công nhận và thi hành.

Về con người: Cần phải có một đội ngũ thẩm phán chuyên giải quyết việc công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài bởi lẽ: với những quy định các trường hợp không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài có thể thấy: Tuy Hội đồng xét xử không phải xem xét về mặt nội dung của quyết định nhưng các điều kiện không công nhận quyết định trọng tài nước ngoài đều có liên quan trực tiếp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023