Tác Động Của Ccnv Đến Rủi Ro Tài Chính Của Các Dn Ny Trong Ngành Vlxd

- Tuy nhiên, việc gia tăng hệ số nợ cũng dẫn đến nhiều rủi ro cho DN, từ đó khiến cho chi phí sử dụng vốn bình quân tăng lên. Điều này đang diễn ra đối với nhóm DN gạch- đá và DN xi măng khi mà chi phí sử dụng vốn của các DN có hệ số nợ cao thường lớn hơn so với các DN có hệ số nợ thấp.

2.2.2.2. Tác động của CCNV đến rủi ro tài chính của các DN NY trong ngành VLXD

CCNV tác động tới rủi ro tài chính của các DN NY trong ngành VLXD thể hiện trên các khía cạnh sau:

a. Tác động cơ cấu nguồn vốn đến khả năng thanh toán

Bảng 2.5. Hệ số KNTT hiện thời của các DNNY trong ngành VLXD theo ngành hàng


DN

H/s nợ

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Thép

Cao

1.30

1.23

1.10

1.00

0.99

0.96

0.97

1.06

1.07

0.98

0.97

1.05

Thấp

1.32

1.33

1.41

1.36

1.14

1.30

1.21

1.52

1.76

1.16

1.16

1.12

Xi

măng

Cao

1.73

0.63

0.48

0.46

0.45

0.44

0.42

0.46

0.47

0.43

0.39

0.41

Thấp

0.94

0.76

0.84

0.94

0.91

0.97

0.90

0.94

0.98

1.01

1.13

1.16

Gạch

– đá

Cao

0.88

0.97

0.81

0.82

0.83

1.00

1.01

1.10

1.04

1.01

1.17

1.20

Thấp

1.76

2.24

1.03

1.17

1.18

1.38

1.53

1.72

2.39

2.23

2.33

2.41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 17

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Đối với DN thép, việc sử dụng nợ phải trả ở mức độ lớn ở một số DN như DTL, HSG đã làm áp lực thanh toán trong ngắn hạn tăng lên. Hệ số KNTT hiện thời của nhóm DN có hệ số nợ cao đều thấp hơn so với nhóm DN có hệ số nợ thấp như HP, KKC trong giai đoạn 2009-2020.

Đặc biệt, có những giai đoạn thì hệ số KNTT hiện thời của nhóm DN có hệ số nợ cao còn xuống dưới 1. Cụ thể vào năm 2013, 2014, 2015, hệ số KNTT hiện thời bình quân của nhóm lần lượt là 0,99 - 0,96 - 0,97. Tài sản ngắn hạn của DN không đủ đảm bảo để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Áp lực trả nợ đối với nhóm DN thép có hệ số nợ cao là khá lớn, tiềm ẩn rủi ro không thanh toán được các khoản nợ đến hạn đặc biệt là trong những năm từ 2013-2015 và 2018-2019. Phải đến năm 2020, hệ số KNTT hiện thời của nhóm DN thép có hệ số nợ cao mới được cải thiện và đạt mức 1,05.

Ngược lại, nhóm DN thép hệ số nợ thấp thì áp lực thanh toán trong ngắn hạn có giảm đi. Hệ số KNTT hiện thời bình quân của nhóm DN thép hệ số nợ thấp đều lớn hơn 1 trong giai đoạn 2009-2020. Hệ số KNTT hiện thời của nhóm DN thép hệ số nợ thấp có sự chênh lệch đáng kể so với nhóm DN thép hệ số nợ cao. Đặc biệt trong những năm từ 2015-2017, khi hệ số KNTT hiện thời của nhóm DN thép hệ số nợ thấp là 1,76 gấp 164% so với nhóm DN thép có hệ số nợ cao. Tuy nhiên từ 2018 trở đi hệ số KNTT hiện thời của nhóm DN thép hệ số nợ thấp lại có xu hướng giảm xuống. Đến năm 2020, hệ số KNTT hiện thời của

nhóm DN thép hệ số nợ thấp là 1,12 so với nhóm DN thép hệ số nợ cao là 1,05 thì chênh lệch là không đáng kể. Điều đó, cho thấy với nhu cầu đầu tư lớn trong những năm gần đây thì cả 2 nhóm DN thép đều đang ưu tiên sử dụng nguồn vốn nợ phải trả, đồng thời giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn thì tỷ trọng nợ ngắn hạn đang có xu hướng tăng lên. Với sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn như vậy đã làm cho hệ số KNTT hiện thời của cả 2 nhóm DN thép đều chỉ vừa đủ lớn hơn 1.

Như vậy đối với nhóm DN thép thì khả năng thanh toán của cả 2 nhóm DN có hệ số nợ cao và hệ số nợ thấp đang có xu hướng bình quân hoá, đưa về một giá trị tương đương giữa 2 nhóm DN.

Hình 2.48. Hệ số KNTT hiện thời của DN thép theo hệ số nợ

2.00

1.80

1.60

1.40

1.20

1.00

0.80

0.60

0.40

0.20

0.00

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN thép có hệ số nợ cao

Nhóm DN thép có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)


Đối với nhóm DN xi măng, hệ số KNTT hiện thời ở cả 2 nhóm DN hệ số nợ cao và hệ số nợ thấp thường không được đảm bảo trong giai đoạn 2009-2010. Đối với nhóm DN có hệ số nợ cao, hệ số KNTT hiện thời giảm liên tục từ 1,73 vào năm 2009 xuống còn 0,41 vào năm 2020. Đối với nhóm DN có hệ số nợ thấp, hệ số KNTT hiện thời tuy có xu hướng gian tăng, tuy nhiên vẫn liên tục nhỏ hơn 1 trong khoảng thời gian từ 2009-2017. Chỉ từ 2018 trở đi thì hệ số KNTT hiện thời của nhóm DN hệ số nợ thấp mới đạt giá trị lớn hơn 1.

Như vậy, nếu xảy ra các biến cố trong quá trình sản xuất kinh doanh, thì tài sản ngắn hạn của cả 2 nhóm DN đa phần là không đủ đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Áp lực thanh toán trong ngắn hạn đối với cả 2 nhóm DN đều rất lớn, tuy nhiên đối với nhóm DN có hệ số cao thì áp lực thanh toán này là lớn hơn, và có xu hướng gia tăng. Điều đó cũng thể hiện rủi ro thanh khoản của nhóm DN có hệ số nợ cao là lớn hơn so với nhóm DN có hệ số nợ thấp.

Hình 2.49. Hệ số KNTT hiện thời của DN xi măng theo hệ số nợ

2.00


1.50


1.00


0.50


0.00

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN xi măng có hệ số nợ cao

Nhóm DN xi măng có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Đối với nhóm DN gạch - đá, hệ số KNTT hiện thời của cả 2 nhóm DN có hệ số nợ cao và hệ số nợ thấp đều có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2009-2020. Tính đến năm 2020, thì cả 2 nhóm DN đều đảm bảo KNTT hiện thời. Tuy nhiên, sự cách biệt về hệ số KNTT hiện thời giữa 2 nhóm DN là khá lớn. Trong khi nhóm DN hệ số nợ thấp có hệ số KNTT hiện thời tăng từ 1,76 vào năm 2009 lên đến 2,41 vào năm 2020, thì nhóm DN có hệ số nợ cao thì hệ số KNTT hiện thời từ năm 2009 là 0,88 và đến 2020 chỉ đạt 1,2. Hơn nữa trong những năm từ 2009-2013, hệ số KNTT hiện thời của nhóm DN có hệ số nợ cao thường xuyên thấp hơn 1 và chỉ được cải thiện từ năm 2014 trở đi.

Như vậy, tương tự như các DN xi măng, việc sử dụng nợ phải trả với tỷ trọng lớn đã tạo ra áp lực thanh toán cho các DN gạch – đá có hệ số nợ cao. Điều này dẫn đến rủi ro thanh toán của nhóm DN này là cao hơn so với nhóm có hệ số nợ thấp.

Hình 2.50. Hệ số KNTT hiện thời của DN gạch – đá theo hệ số nợ

3.00

2.50

2.00

1.50

1.00

0.50

0.00

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN gạch có hệ số nợ cao

Nhóm DN gạch có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD niêm yết)

Ngoài việc xem xét hệ số khả năng thanh toán hiện thời để đánh giá tổng quát về khả năng sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, khi sử dụng nợ vay DN cũng cần đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán lãi vay. Rủi ro liên quan đến khả năng chi trả lãi vay của DN được thể hiện bởi mối tương quan giữa lãi vay và EBIT thông qua chỉ tiêu KNTT lãi vay.

Bảng 2.6. Hệ số KNTT lãi vay của các DN NY trong ngành VLXD theo nhóm ngành


DN

H/s

nợ

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Thép

Cao

6.73

4.31

2.03

1.37

1.63

1.86

2.39

5.92

3.82

1.26

1.02

2.31

Thấp

13.31

3.99

2.63

2.91

6.12

9.30

11.51

23.09

17.16

16.03

9.39

7.75

Xi măng

Cao

5.55

1.39

1.03

1.03

0.82

1.74

3.01

3.54

2.17

3.05

3.68

4.01

Thấp

2.97

2.73

2.68

2.79

1.22

1.86

2.40

2.66

1.74

2.57

2.68

3.57

Gạch

- đá

Cao

2.55

3.75

2.01

1.05

1.36

2.91

3.98

4.71

4.06

3.08

4.42

3.52

Thấp

10.19

6.59

4.44

2.50

3.07

5.77

9.49

22.75

35.08

48.41

31.21

25.04

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)


Nhìn chung, các DN NY trong ngành VLXD đều đảm bảo về khả năng chi trả lãi vay khi mà đa phần hệ số KNTT lãi vay của các nhóm DN đều lớn hơn 1 qua các năm. Cá biệt, nhóm DN xi măng với hệ số nợ cao có hệ số KNTT lãi vay bình quân năm 2013 đạt 0,82 nhỏ hơn 1. Xét cụ thể đối với từng nhóm DN:

Đối với DN thép, hệ số KNTT lãi vay của cả 2 nhóm DN hệ số nợ cao và hệ số nợ thấp có biến động khá tương đồng. Hệ số KNTT lãi vay của cả 2 nhóm đều giảm đi trong khoảng 2009-2012 sau đó tăng trở lại trong giai đạon 2013-2016. Sau đó lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017-2020. Đồng thời cả 2 nhóm DN đều đảm bảo về KNTT lãi vay trong cả giai đoạn 2009-2020. Tuy nhiên, hệ số KNTT lãi vay của nhóm DN có hệ số nợ thấp thường cao hơn nhóm DN có hệ số nợ cao. Điều đó cho thấy, xét cả 2 yếu tố hệ số nợ và EBIT tạo ra thì tác động của hệ số nợ đến KNTT lãi vay là mạnh hơn. Nhóm DN có hệ số nợ cao với chi phí lãi vay cao hơn, trong khi EBIT tạo ra chưa có quá vượt trội đã làm cho hệ số KNTT lãi vay thấp hơn nhóm DN có hệ số nợ thấp.

Hình 2.51. Hệ số KNTT lãi vay của DN thép theo hệ số nợ

25.00

20.00

15.00

10.00

5.00

0.00

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN thép có hệ số nợ cao

Nhóm DN thép có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Đối với DN xi măng, trong những năm từ 2009-2013 với một CCNV thiên về nợ phải trả kết hợp với tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn thì hệ số KNTT lãi vay của nhóm DN hệ số nợ cao đã sụt giảm rất mạnh từ mức 5,55 năm 2009 xuống còn 0,87 vào năm 2013. Một số DN EBIT tạo ra không đủ để chi trả lãi vay, khiến cho lợi nhuận của DN bị âm, rủi ro thanh toán là rất cao như BCC với EBIT là 248,98 tỷ đồng trong khi lãi vay phải trả là 275,33 tỷ đồng. Việc sử dụng nợ phải trả với tỷ trọng lớn trong giai đoạn này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của nhóm DN có hệ số nợ cao. Ngược lại, nhóm DN có hệ số nợ thấp phần nào đã làm giảm bớt áp lực về chi trả lãi vay trong điều kiện khó khăn. Vì vậy, hệ số KNTT của nhóm DN này vẫn được đảm bảo trong những năm từ 2009-2013.

Tuy nhiên, từ 2013 đến 2020, các DN có hệ số nợ cao có xu hướng giảm giảm dần hệ số nợ. Đồng thời với lợi thế về quy mô sản xuất thì khi nền kinh tế phục hồi đã làm cho nhóm DN có hệ số nợ cao đạt được mức EBIT là tốt hơn so với nhóm DN có hệ số nợ thấp. Chính vì vậy, hệ số KNTT lãi vay của nhóm DN có hệ số nợ cao đã không ngừng cải thiện và lớn hơn so với nhóm DN có hệ số nợ thấp. Đến năm 2020, hệ số KNTT lãi vay của nhóm DN có hệ số nợ cao là 4,01 so với 3,57 của nhóm DN có hệ số nợ thấp.

Hình 2.52. Hệ số KNTT lãi vay của DN xi măng theo hệ số nợ

6.00


4.00


2.00


0.00

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN xi măng có hệ số nợ cao Nhóm DN xi măng có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Đối với DN gạch – đá, nhìn chung cả 2 nhóm DN đa phần đều đảm bảo KNTT lãi vay khi hệ số KNTT lãi vay đều lớn hơn 1 trong giai đoạn 2009-2020. Chỉ có 1 số DN như HLY, TCR có mức EBIT âm trong những năm 2017-2020. Điều đó khiến cho 2 DN có nguy cơ không thanh toán được lãi vay. Điển hình như năm 2020, TCR với EBIT là -9,47 tỷ đồng trong khi lãi vay phải trả trong kỳ là 21,25 tỷ đồng; HLY với EBIT là -11,58 tỷ đồng trong khi lãi vay phải trả trong kỳ là 2,58 tỷ đồng. Điều đáng chú ý là cả 2 DN trên đều thuộc nhóm DN gạch – đá có hệ số nợ cao.

Còn xét về xu hướng, cả 2 nhóm DN có hệ số nợ cao và hệ số nợ thấp đều có sự biến động hệ số KNTT lãi vay là khá tương đồng. Hệ số KNTT lãi vay của cả 2 nhóm DN đã sụt giảm trong những năm từ 2009 -2012, sau đó đã dần phục hồi trong những năm 2013 -2020. Trong cả 2 giai đoạn như vậy thì nhóm DN gạch – đá hệ số nợ thấp đều có mức KNTT lãi vay tốt hơn so với nhóm có hệ số nợ cao. Ngoài ra, khoảng cách về hệ số KNTT lãi vay giữa 2 nhóm DN càng rõ ràng từ năm 2015 trở lại đây. Trong giai đoạn này, nhóm DN hệ số nợ thấp đã đạt

được mức EBIT tốt hơn so với nhóm DN có hệ số nợ cao. Đồng thời với việc có hệ số nợ thấp thì lãi vay của nhóm DN này cũng thấp hơn so với nhóm DN có hệ số nợ cao. Điều đó đã làm cho hệ số KNTT lãi vay của nhóm DN có hệ số nợ thấp là tốt hơn so với nhóm DN có hệ số nợ cao.

Hình 2.53. Hệ số KNTT lãi vay của DN gạch – đá theo hệ số nợ

60.00

50.00

40.00

30.00

20.00

10.00

0.00

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN gạch có hệ số nợ cao

Nhóm DN gạch có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)


b. Tác động cơ cấu nguồn vốn đến sự cân bằng tài chính

Bảng 2.7. NWC của các DN NY trong ngành VLXD theo nhóm ngành


DN

H/s

nợ

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Thép

Cao

1716

2290

1082

41

-126

-661

-466

1026

1988

-508

-773

1144

Thấp

1688

2263

2900

2863

1752

3259

2397

7298

15979

4111

4802

6270

Xi

măng

Cao

2515

-2438

-4465

-4507

-4969

-5018

-4555

-4150

-4188

-4797

-5333

-4997

Thấp

-66

-328

-223

-91

-141

-39

-139

-77

-29

14

147

194

Gạch

-đá

Cao

-147

-42

-351

-356

-390

-14

11

185

87

22

344

423

Thấp

389

664

8

191

253

647

896

1382

2295

2408

2793

3133

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)


Đánh giá sự cân bằng tài chính của DN là việc xem xét mối quan hệ giữa TS và nguồn vốn của DN theo thời gian. Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ cân bằng tài chính của doanh nghiệp là chỉ tiêu nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC). Khi xem xét NWC của các DN NY trong ngành VLXD theo các phân ngành và hệ số nợ thấy rằng NWC có sự biến động khác nhau giữa các nhóm. Cụ thể:

Đối với nhóm DN thép, trong khi nhóm có hệ số thấp thường đảm bảo cân bằng tài chính với NWC >0 thì ngược lại nhóm có hệ số nợ cao lại gặp khó khăn trong việc đảm bảo cân bằng tài chính khi mà NVTX không đủ để tài trợ cho toàn bộ tài sản dài hạn. NWC của nhiều DN trong nhóm có hệ số nợ cao đã <0 trong những năm 2013, 2014, 2015, 2018, 2019 như HSG hay NKG. Đây cũng chính là những khoảng thời gian mà các DN thép có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào TSCĐ. Khi tăng cường đầu tư vào TSCĐ như vậy thì việc cân đối nguồn vốn lại càng trở lên khó khăn hơn ở các DN có hệ số nợ cao.

Hình 2.54. NWC của DN thép theo hệ số nợ

20000

15000

10000

5000

0

-5000

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN thép có hệ số nợ cao

Nhóm DN thép có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Đối với nhóm DN xi măng, đa phần các DN trong cả 2 nhóm hệ số nợ đều không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. NWC bình quân của cả 2 nhóm đều âm thường xuyên trong giai đoạn 2009-2020. Việc mất cân bằng tài chính là hệ quả sau một giai đoạn phát triển nóng của ngành xi măng trong những năm 2000. Các DN xi măng thời kỳ này đầu tư mạnh mẽ vào TSCĐ trong khi đó lại sử dụng nợ phải trả và đặc biệt là nợ ngắn hạn ở mức cao. Đến đầu những năm 2010, khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nguồn vốn chủ sở hữu hạn chế, trong khi đó việc huy động vốn dài hạn cũng gặp khó khăn khi mà lãi suất vay dài hạn tăng cao đã càng làm cho NWC của cả 2 nhóm DN xi măng có hệ số nợ cao và hệ số nợ thấp giảm đi đáng kể. Đầu năm 2010, NWC bình quân của nhóm hệ số nợ cao là -2.438 tỷ đồng, và NWC của nhóm DN có hệ số nợ thấp là -328 tỷ đồng. Điều này ảnh hưởng nặng nề hơn đối với nhóm DN có hệ số nợ cao khi NWC của nhóm DN này tiếp tục giảm xuống – 5.018 vào năm 2014, và từ đó đến năm 2020 cũng không được cải thiện nhiều. Ngược lại nhóm DN có hệ số nợ thấp thì NWC ít bị ảnh hưởng hơn, sau năm 2010 thì NWC của nhóm DN này dần được cải thiện và đạt giá trị lớn hơn 0 vào năm 2018 là 14 tỷ đồng, còn đến năm 2020 là 194 tỷ đồng.

Một điểm đáng chú ý ở đây, là các DN xi măng có hệ số nợ cao tuy có NWC nhỏ hơn 0 qua nhiều năm, nhưng đây cũng là các DN có quy mô lớn chiếm lĩnh phần lớn thị trường xi măng nội địa, dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh đều đặn. Chính vì vậy, các DN xi măng này vẫn phần nào đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ trong ngắn hạn.

Hình 2.55. NWC của DN xi măng theo hệ số nợ

4000


2000


0

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-2000


-4000


-6000

Nhóm DN xi măng có hệ số nợ cao

Nhóm DN xi măng có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Đối với nhóm DN gạch - đá, theo cả 2 nhóm hệ số nợ thì NWC đều có xu hướng sụt giảm trong giai đoạn 2009-2012, và sau đó được cải thiện dần trong giai đoạn 2013-2020. Nguyên nhân là do các DN gạch – đá từ năm 2012-2020 không đầu tư nhiều vào TSCĐ, do vậy, nguyên tắc cân bằng tài chính được đảm bảo. Tuy nhiên, mức độ biến động về NWC giữa 2 nhóm hệ số nợ là khác nhau. NWC của nhóm DN hệ số nợ cao thường nhỏ hơn NWC của nhóm DN có hệ số nợ thấp. Thậm chí nhiều DN có hệ số nợ cao thường xuyên có NWC <0 như VIT với NWC dao động từ -132 tỷ đồng đến -40 tỷ đồng, VHL trong những năm 2009- 2020, HLY với NWC dao động từ -28 tỷ đồng đến -1 tỷ đồng trong những năm 2011-2020. Ngược lại nhóm DN có hệ số nợ thấp thì thường đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính hơn. Tiêu biểu như MCC, TTC với NWC luôn dương trong giai đoạn 2009-2020.

Sự khác biệt này xuất phát từ nguyên nhân, các DN gạch – đá có đặc điểm là tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả lớn (trên 90% cuối năm 2020). Với cơ cấu nguồn vốn thiên về nợ ngắn hạn, nhóm DN gạch – đá có hệ số nợ cao gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng tài chính. Đặc biệt với một số doanh nghiệp mà TCSĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS như VIT (TSCĐ thường chiếm trên 50% tổng TS) hay HLY (TSCĐ thường chiếm trên 60% tổng TS).

Hình 2.56. NWC của DN gạch – đá theo hệ số nợ

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

-500

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-1000

Nhóm DN gạch có hệ số nợ cao

Nhóm DN gạch có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)


c. Cơ cấu nguồn vốn và đòn bẩy tài chính

CCNV tác động đến rủi ro tài chính cho CSH được đo lường bởi chỉ tiêu DFL. Sự khác biệt về CCNV làm cho mức độ tác động của đòn bẩy tài chính đến ROE giữa các DN NY trong ngành VLXD cũng rất khác nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023