Thực Trạng Cơ Cấu Nguồn Vốn Của Các Các Dn Ny Trong Ngành Vlxd Ở Việt Nam

2.2. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam

2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD

2.2.1.1. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD theo quan hệ sở hữu vốn

Trong giai đoạn 2009-2020, cùng với sự tăng trưởng về nguồn vốn thì VCSH và NPT của các DN NY trong ngành VLXD cũng có sự gia tăng đáng kể. Cuối năm 2009, quy mô NPT bình quân của các DN NY trong ngành VLXD là 34.747 tỷ đồng, chiếm 66,83% tổng nguồn vốn. Quy mô NPT cuối năm 2020 tăng lên mức 115.703 tỷ đồng song tỷ trọng nợ vay đã giảm xuống còn 54,95%. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng của VCSH. Quy mô VCSH bình quân của các DN NY trong ngành VLXD đã liên tục tăng trưởng, từ mức 17.245 tỷ đồng vào năm 2009 lên 94.865 tỷ đồng vào năm 2020, đưa hệ số VCSH lên mức 45% vào cuối năm 2020.

Hình 2.15. Biến động CCNV theo QHSH của các DN NY trong ngành VLXD


80.00%

60.00%

40.00%

20.00%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

0.00%

250000.00

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 14

200000.00

150000.00

100000.00

50000.00

0.00

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nợ phải trả

VCSH

Hệ số nợ DN VLXD

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

a. Khái quát hệ số nợ của các DN NY trong ngành VLXD giai đoạn 2009-2020


Hệ số nợ bình quân của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam trong giai đoạn 2009-2020 dao động trong khoảng từ 0,55 - 0,67. Hệ số nợ bình quân tăng trong những năm từ 2009 – 2012, đạt đỉnh vào năm 2013, sau đó giảm dần đến cuối năm 2017. Giai đoạn 2017- 2020, hệ số nợ bình quân có xu hướng tăng trở lại do nhiều DN có nhu cầu vay nợ dài hạn để mở rộng đầu tư hoặc nâng cao công nghệ sản xuất. Hệ số nợ của các DN có sự khác biệt theo quy mô, cơ cấu sở hữu và ngành hàng. Cụ thể:

Hình 2.16. Hệ số nợ của các DN NY trong ngành VLXD theo quy mô vốn

80.00%

60.00%

40.00%

20.00%

0.00%

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

DN quy mô trên 1000 tỷ đồng

DN quy mô dưới 1000 tỷ đồng

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

- Theo quy mô: DN lớn có hệ số nợ cao hơn các DN nhỏ trong toàn giai đoạn nghiên cứu. Điều này cho thấy những DN có quy mô lớn có xu hướng sử dụng nhiều nợ phải trả hơn những DN còn lại. DN lớn đã tận dụng lợi thế về quy mô và vị thế thị trường để huy động nợ. Điển hình như CTCP Thép Việt Ý với hệ số nợ năm 2020 là 82%, CTCP Thép Pomina với hệ số nợ là 69% vào năm 2020. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có quy mô vốn lớn như CTCP Tập đoàn Hoà Phát lại đang giữ một tỷ lệ cân bằng nhất định giữa vốn chủ và vốn nợ (với hệ số nợ bình quân trong giai đoạn 2009-2020 là 0,54). Xu hướng biến động hệ số nợ của 2 nhóm DN trong toàn giai đoạn là khá tương đồng nhau, tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2013 sau đó sụt giảm dần từ năm 2014.

- Theo cơ cấu sở hữu: Với những ưu đãi trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh tín dụng của Nhà nước thì nhóm DN có sở hữu Nhà nước sử dụng nhiều nợ hơn so với nhóm DN không có sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên từ năm 2012, khi việc thoái vốn Nhà nước được đẩy mạnh, đồng thời Nhà nước cũng cắt giảm một số ưu đãi trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng như trong công văn 1764/BTC-QLN ngày 15 tháng 12 năm 2011 v/v các dự án vay nước ngoài có bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đã đề xuất việc cắt giảm một số khoản bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay của các DN, chỉ tập trung ưu tiên cho các dự án trọng điểm, cấp bách. Điều đó cũng đã góp phần làm cho hệ số nợ của nhóm DN có sở hữu Nhà nước giảm liên tục từ mức 76,45% vào năm 2009 xuống còn 47,22% vào năm 2020. Trái ngược với xu hướng giảm hệ số nợ của nhóm DN có sở hữu Nhà nước, nhóm DN không có sở hữu Nhà nước đã tăng dần hệ số nợ từ năm 2017. Có thể thấy rằng, với tình hình sản xuất kinh doanh khả quan, khả năng tăng trưởng tốt, nhóm DN không có sở hữu Nhà nước đã tăng cường sử dụng nợ vay để tận dụng lợi ích đến từ lá chắn thuế của lãi vay, giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của DN.

Hình 2.17. Hệ số nợ của các DN NY trong ngành VLXD theo tính chất sở hữu


90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

DN có sở hữu Nhà nước

DN không có sở hữu Nhà nước

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

- Theo ngành hàng:

Hình 2.18. Hệ số nợ của các DN NY trong ngành VLXD theo ngành hàng


90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

DN thép

DN xi măng DN gạch

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

- Theo ngành hàng: Trong giai đoạn 2009-2013, DN xi măng có hệ số nợ cao nhất trong 3 phân ngành, luôn duy trì quanh mức 80%. Tuy nhiên, hệ số nợ của các DN xi măng sụt giảm liên tục và giảm về mức dưới 50% vào cuối năm 2020. Hệ số nợ của các DN gạch – đá cũng có chiều hướng biến động tương tự song thấp hơn các DN xi măng đáng kể. DN thép giảm bớt sử dụng nợ vay trong giai đoạn 2009-2015 song từ cuối năm 2016 trở lại đây đang có xu hướng tăng trở lại.

b. Cơ cấu nợ phải trả của các DN NY trong ngành VLXD giai đoạn 2009-2020

- Theo thời gian huy động và sử dụng:

Hình 2.19. Cơ cấu nợ phải trả của các DN NY trong ngành VLXD theo thời gian

120.00%

100.00%

80.00%

60.00%

Nợ dài hạn

Nợ ngắn hạn

40.00%

20.00%

0.00%

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Nhìn chung, trong giai đoạn 2009-2020, các DN NY trong ngành VLXD phụ thuộc lớn vào nợ ngắn hạn. Tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm từ 55% đến 84% trong tổng nợ phải trả. Đồng thời, xu hướng này duy trì khá ổn định từ năm 2014 trở đi, khi mà nợ ngắn hạn chiếm từ 77% đến 84% trong tổng nợ phải trả.

Hình 2.20. Tỷ trọng nợ ngắn hạn theo quy mô vốn kinh doanh

100.00%


80.00%


60.00%


40.00%


20.00%


0.00%

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020


DN có quy mô vốn trên 1000 tỷ đồng

DN có quy mô vốn dưới 1000 tỷ đồng

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD )

Các DN nhỏ cho thấy sự phụ thuộc vào nợ ngắn hạn cao hơn so với các DN lớn. Tỷ trọng nợ ngắn hạn của các DN nhỏ tăng liên tục từ 66,93% lên đến 90,87% vào năm 2020. Do phần lớn các DN nhỏ không đầu tư mở rộng TSCĐ mà chỉ duy trì năng lực sản xuất hiện tại, các DN này chủ yếu sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho hoạt động thường xuyên của mình. Ngược lại, các doanh nghiệp có quy mô lớn đang có xu hướng đầu tư nhiều vào tài sản hơn, như vậy để đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính thì mức độ sử dụng nợ ngắn hạn là thấp hơn. Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả của nhóm DN lớn giảm từ mức 84,16% cuối năm 2016 xuống còn 57,87% cuối 2020.

Hình 2.21. Tỷ trọng nợ ngắn hạn theo cơ cấu sở hữu

120.00%

100.00%

80.00%

60.00%

40.00%

20.00%

0.00%

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

DN có sở hữu Nhà nước

DN không có sở hữu Nhà nước

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Theo cơ cấu sở hữu, các DN có sở hữu nhà nước cho thấy mức độ sử dụng nợ ngắn hạn tăng liên tục trong toàn giai đoạn, từ mức 30% cuối năm 2009 lên mức 90% năm 2020. DN không có sở hữu nhà nước trong giai đoạn 2009-2016 có mức độ sử dụng nợ ngắn hạn cao hơn DN có sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, các DN tư nhân có xu hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào Nợ ngắn hạn so với các DN có sở hữu nhà nước.

Theo ngành hàng, tính đến cuối năm 2020, DN xi măng đang có tỷ trọng nợ ngắn hạn trong nợ phải trả là cao nhất. Tiếp đó đến các doanh nghiệp gạch – đá và cuối cùng là các doanh nghiệp thép. Nhìn chung, DN ở ba phân ngành đều có xu hướng gia tăng sử dụng NNH trong giai đoạn 2009-2020 song ở mỗi phân ngành, mức độ sử dụng NNH có sự khác biệt. DN xi măng cho thấy sự phụ thuộc lớn vào NNH khi tỷ trọng NNH tăng liên tục từ 27,68% vào năm 2009 lên đến 98,16% vào năm 2020. DN gạch – đá do đặc thù sản xuất kinh doanh nên duy trì lượng vốn ngắn hạn lớn và ổn định so với DN thuộc các phân ngành khác. Mặc dù có sự điều chỉnh giảm nhẹ vào giai đoạn 2010-2012, NNH vẫn chiếm đến 90,33% trong tổng nợ phải trả.

Hình 2.22. Tỷ trọng nợ ngắn hạn theo phân ngành


120.00%


100.00%


80.00%


60.00%


40.00%


20.00%


0.00%

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

DN Thép

DN Xi măng

DN gạch ốp lát

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)


Đối với các DN thép, để giảm bớt áp lực thanh toán, trong giai đoạn 2010-2012, tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hướng giảm. Cuối năm 2012, tỷ trọng nợ ngắn hạn của nhóm DN thép là 76,52%. Giai đoạn 2013-2017, các DN thép tăng cường sử dụng NNH; song từ năm 2017 đến nay, do nhu cầu đầu tư dài hạn tăng, các DN thép giảm bớt sử dụng NNH và tăng cường sử dụng nguồn vốn dài hạn. Cuối năm 2020, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả của nhóm DN thép là 75,58%, thấp hơn rất nhiều so với 2 nhóm DN còn lại.

- Theo tính chất của các khoản nợ: nhìn chung các DN NY trong ngành VLXD chủ yếu sử dụng nợ nợ vay. Nợ chiếm dụng chiếm tỷ lệ nhỏ song có xu hướng gia tăng liên tục trong toàn giai đoạn. Tín dụng của nhà cung cấp còn khá hạn chế do nhiều nguyên liệu đầu vào còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu hoặc do khan hiếm nguyên liệu đầu vào. Tỷ trọng nợ vay luôn duy trì ở mức 65% đến 85% cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của các DN vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Hình 2.23. Cơ cấu nợ phải trả của các DN NY trong ngành VLXD theo tính chất

Đvt: tỷ đồng

140000


120000


100000


80000

Nợ vay

60000

Nợ chiếm dụng

40000


20000


0

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối 200920102011201220132014201520162017201820192020

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD )

Theo quy mô, DN lớn có tỷ trọng nợ vay cao hơn so với nhóm DN nhỏ. Nợ vay luôn chiếm trên 70% nợ phải trả của các DN lớn. Điều này thể hiện lợi thế quy mô trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Cả hai nhóm DN đều có xu hướng giảm dần nợ vay, nhóm DN lớn giảm từ 83,41% năm 2009 xuống còn 73,07% năm 2020; nhóm DN nhỏ giảm nợ vay từ 66,25% xuống còn 57,88%. Theo cơ cấu sở hữu, giai đoạn 2009-2014, các DN có sở hữu nhà nước có hệ số nợ vay cao hơn các DN không có sở hữu nhà nước. Sang đến giai đoạn 2015-2020, các DN tư nhân có xu hướng tăng nợ vay. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng nợ vay của nhóm DN có sở hữu nhà nước giảm xuống mức 50,86% trong khi các DN không có sở hữu nhà nước vẫn duy trì quanh mức 70% ~80%. Theo ngành hàng, các DN xi măng với xuất phát điểm là DN thuộc sở hữu nhà nước, có hệ số nợ vay trong tổng nợ phải trả lên đến 87,05% vào năm 2009. Tuy nhiên, nhóm DN này đã giảm tỷ trọng nợ vay liên tục trong toàn giai đoạn nghiên cứu, về mức 51,28% vào cuối năm 2020. Trái lại, DN thép và DN gạch – đá có xu hướng tăng sử dụng nợ vay, đặc biệt là các DN thép ở giai đoạn 2016-2020. Sự dịch chuyển này là do nhu cầu đầu tư dài hạn của các DN thép gia tăng khi phân ngành thép còn nhiều dư địa tăng trưởng.

c. Cơ cấu VCSH của các DN NY trong ngành VLXD trong giai đoạn 2009-2020.

VCSH của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn. Trong giai đoạn 2009-2020, VCSH bình quân của các DN NY trong ngành VLXD đã tăng từ 17.245 tỷ đồng lên đến 94.865 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 16,76%. Tương tự, tỷ trọng vốn chủ sở hữu cũng đã tăng từ 33,17% vào năm 2009 lên 45,05% vào năm 2020.

Các bộ phận chủ yếu cấu thành nên VCSH của các DN NY trong ngành VLXD gồm: vốn cổ phần, LN chưa phân phối và các quỹ.

Hình 2.24. Tình hình VCSH của các DN NY trong ngành VLXD

60000

64.00%

50000

62.00%

60.00%

40000

58.00%

30000

56.00%

20000

54.00%

52.00%

10000

50.00%

0

48.00%

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Vốn cổ phần

LNCPP

Các quỹ

Tỷ trọng LNCPP và các quỹ

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

LNST chưa phân phối và các quỹ sau giai đoạn sụt giảm từ 2009-2012, đã tăng trở lại từ năm 2013 cho đến 2020. Năm 2013, LNST chưa phân phối đạt 3.589 tỷ đồng tăng 143% so với năm 2012. Sự phục hồi mạnh mẽ này đã giúp cho tỷ trọng LNST chưa phân phối trong tổng VCSH tăng từ 9,2% lên 12,1%. Đến năm 2020, LNST chưa phân phối đạt 29.047 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng trong VCSH đạt 20,5%. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của các DN NY trong ngành VLXD vẫn được duy trì ổn định. Tuy nhiên có 3/30 DN NY trong ngành VLXD (bao gồm VIS, DXV, HLY) những năm gần đây có LNST chưa phân phối đạt giá trị âm, làm giảm giá trị VCSH.

Vốn cổ phần liên tục gia tăng từ mức 11.085 tỷ đồng năm 2009 lên đến 56.275 tỷ đồng vào năm 2020. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của vốn cổ phần tăng nhanh trong những năm từ 2016-2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 22,68%/năm. Với sự tăng trưởng về quy mô như vậy, tỷ trọng vốn cổ phần trong tổng vốn chủ sở hữu luôn chiếm trên 50%.

Xem xét chi tiết có 6/30 số DN NY trong ngành VLXD không có sự thay đổi về vốn cổ phần trong giai đoạn 2009-2020. VCSH thay đổi do sự thay đổi của lợi nhuận chưa phân phối, đánh giá lại tài sản và các quỹ. Điều này do một số nguyên nhân như khả năng phát hành thành công thấp (TBX); không đủ điều kiện phát hành cổ phiếu (HLY, DXV); hay vấn đề bất cân xứng thông tin nên các công ty ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội sinh và nợ hơn là phát hành cổ phiếu.

24/30 DN có sự điều chỉnh tăng vốn cổ phần. Tiêu biểu như năm 2020, vốn cổ phần của HPG tăng 1.687%, NKG tăng 1.213%, VCS tăng 1.067% so với năm 2009. Trong đó, 73,77% số vốn cổ phần tăng do phát hành cổ phiếu trả cổ tức; 25,71% do số vốn mới tăng thêm và 0,53% do chuyển đổi nợ. Công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu hay chuyển đổi nợ chỉ làm thay đổi các khoản mục phần VCSH và nguồn vốn, không làm thay đổi tổng nguồn vốn. Tổng số vốn mới các DN NY trong ngành VLXD huy động được trong 12 năm đạt 12.190 tỷ đồng với các hình thức phát hành đa dạng. Điển hình là phát hành cổ phiếu thưởng (ESOP) như NKG năm

2016; phát hành cổ phiếu dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành của VIT năm 2017, hay như HPG năm 2015 đã chọn đúng thời điểm phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng và thu về nguồn thặng dư lớn.

Hình 2.25. Tình hình tăng vốn cổ phần của các DN NY trong ngành VLXD

12000.00


10000.00


8000.00


6000.00


4000.00


2000.00


0.00

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-2000.00


Vốn cổ phần tăng thêm Tăng vốn mới Trả cổ tức bằng cổ phiếu Chuyển đổi nợ

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Như vậy, phần lớn các DN còn gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ phát hành cổ phiếu thường. Nguyên nhân chính bởi cổ phiếu ngành VLXD còn chưa hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Để huy động vốn cổ phần, các DN NY trong ngành VLXD đã áp dụng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như (1) ưu tiên huy động vốn từ cổ đông hiện tại thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu (2) huy động vốn từ người lao động thông qua phát hành cổ phiếu thưởng (3) huy động vốn từ trái phiếu chuyển đổi.

2.2.1.2. Thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD theo thời gian huy động và sử dụng

Hình 2.26. CCNV của các DNNY ngành VLXD theo thời gian huy động và sử dụng

100%


80%


60%


40%


20%


0%

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên

Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí