Tỷ Lệ Nguồn Vốn Đầu Tư Của Các Doanh Nghiệp Được Khảo Sát (Năm 1998)


lớn, vừa và nhỏ lần lượt là 0.95%, 2.27%, 96.78%. Sự tăng nhanh về số lượng các DNV&N phản ảnh thực tế phát triển nhanh chóng của DNV&N. Bên cạnh sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp công nghiệp, số lượng doanh nghiệp xây dựng, thương mại, thực phẩm và đồ uống, dịch vụ cũng không ngừng tăng lên so với năm 1980 năm 1990 đã tăng lên 300% 5.

Trong thập kỷ 90, kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì xu hướng phát triển nhanh và ổn định, quy mô của toàn bộ nền kinh tế không ngừng được mở rộng. Theo tiêu chuẩn mới về quy mô doanh nghiệp được ban hành năm 1998, cả nước có 7 864 doanh nghiệp lớn, 14 371 doanh nghiệp vừa và 139 798 doanh nghiệp nhỏ, chiếm tỷ lệ lần lượt là 4.85%, 8.87%, 86.28% trong tổng số doanh nghiệp6. So sánh với những con số giữa năm 1980 và 1990, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa tăng lên thì tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô nhỏ giảm đi 10%. Có một số nguyên nhân: (1) Số lượng doanh nghiệp lớn và vừa tăng sau khi điều chỉnh cơ cấu, hợp nhất và sát nhập; (2) Với sự thay đổi quy định về quy mô doanh nghiệp, một số lượng lớn DNV&N trước đây không được đưa vào thống kê do quy mô quá nhỏ; (3) Từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã chuyển từ nền kinh tế khan hiếm sang nền kinh tế dư thừa. Việc đẩy mạnh chính sách mở cửa và cuộc khủng hoảng kinh tế châu á đã đặt các doanh nghiệp Trung Quốc vào sự cạnh tranh quốc tế khốc

liệt hơn. Do tiến hành cải cách, số lượng DNV&N quốc doanh bị cắt giảm rất nhiều. Nhiều DNV&N ngoài quốc doanh cũng để mất thị trường do nhiều nguyên nhân, bao gồm: áp lực của việc bảo vệ môi trường, khó khăn về vốn, gánh nặng thuế tăng lên, cạnh tranh trên thị trường khốc liệt. Tóm lại, để duy trì đà tăng trưởng số lượng DNV&N như đã thấy trong những năm 1980, 1990 là điều rất khó khăn.


5 Niên giám Thống kê Trung Quốc 1991


Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã nhận thấy được tầm quan trọng của DNV&N trong nền kinh tế vì thế đã không ngừng nỗ lực tạo môi trường pháp lý ổn định và thuận lợi, đồng thời có những chính sách hỗ trợ cho các DNV&N phát triển. Gần đây nhất là việc ban hành “Luật Thúc đẩy phát triển DNV&N” có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2003.

Hiện nay, DNV&N vẫn đang phát triển mạnh mẽ và tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. Các DNV&N Trung Quốc cũng có những chức năng như các DNV&N ở các quốc gia khác: tạo việc làm, cải tiến công nghệ, đào tạo đội ngũ doanh nhân mới năng động, phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra môi trường cạnh tranh để duy trì sức sống cho nền kinh tế, bên cạnh đó DNV&N còn có những tác động đặc biệt đối với sự chuyển đổi hệ thống kinh tế và cơ cấu xã hội của Trung Quốc. Ví dụ như sự phát triển của DNV&N ngoài quốc doanh không chỉ thay đổi cơ cấu sở hữu mà còn đặt nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế thị trường ở Trung Quốc. Hiện tại, số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã vượt xa số lượng doanh nghiệp nhà nước. Ngoại trừ hơn 20 triệu doanh nghiệp một chủ, tỷ lệ doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ngoài quốc doanh đã đăng ký tăng từ 26.1-59.5% từ năm 1996 đến 2001. Đóng góp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đã vượt xa so với các doanh nghiệp quốc doanh, theo con số thống kê về sản lượng giá trị gia tăng trong công nghiệp thì trong 3 tháng đầu năm 2003, khu vực nhà nước và tập thể chỉ chiếm 30% trong khi khu vực ngoài quốc doanh là 70%.

2. Đặc điểm về tài chính


Vấn đề tài chính là khó khăn lớn nhất đối với các DNV&N Trung Quốc trong quá trình hội nhập. Trong những năm gần đây, nhiều nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc đã tiến hành những cuộc khảo sát về tình hình tài chính của các DNV&N, một số cuộc khảo sát đến nay vẫn đang tiếp tục. Kết quả dưới đây do nhóm nghiên cứu của Lin Hanchuan - một chuyên gia kinh tế của Trung


Quốc - tiến hành với 2 cuộc nghiên cứu độc lập vào năm 1998 lần lượt với 2000 và 14 000 DNV&N. Số câu hỏi đưa ra trong 2 cuộc điều tra lần lượt là 303 và 3 027. Cuộc khảo sát đầu tiên cho thấy phần lớn nguồn vốn (trên 50% tổng nguồn vốn) của 3/4 DNV&N được hỏi là do tự tích luỹ, 53.5 % doanh nghiệp (tương đương với 162 doanh nghiệp) nhận được vốn vay từ ngân hàng; trong số doanh nghiệp được khảo sát, 66.7% số doanh nghiệp nhà nước, 47.1% số doanh nghiệp tập thể, 53.7% số doanh nghiệp tư nhân, 34.5% số doanh nghiệp liên doanh vay được vốn từ ngân hàng, hầu hết là từ ngân hàng thương mại nhà nước. Cuộc khảo sát này cũng cho thấy trong số những doanh nghiệp được vay vốn, 94% trong tổng số doanh nghiệp nhà nước, 70% trong tổng số doanh nghiệp liên doanh là có được khoản vay từ ngân hàng thương mại nhà nước; 58.3% trong tổng số doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể vay từ ngân hàng nhà nước, 25% vay từ các tổ chức hợp tác tín dụng nông thôn (RCCs); 40.9% trong tổng số doanh nghiệp tư nhân có được khoản vay từ các ngân hàng thương mại nhà nước và 25% vay từ các cá thể hoặc các tổ chức

phi tài chính.7

Mẫu của cuộc khảo sát thứ 2 có quy mô hơn nhưng kết quả của 2 cuộc khảo sát về tình hính tài chính của các DNV&N Trung Quốc lại giống nhau. Trong tổng số các doanh nghiệp được nghiên cứu, 55% doanh nghiệp (tương đương với 1666 doanh nghiệp) có được các khoản vay tuy nhiên các dự án đầu tư và vốn lưu động của các doanh nghiệp này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn tự có. Cuộc điều tra thứ 2 đã cho thấy 67% DNV&N được khảo sát tăng đầu tư vào tài sản cố định bằng chính vốn tự huy động; chỉ có 3% doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định ban đầu hoàn toàn bằng khoản vay từ các tổ chức tài chính. Số doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn số doanh nghiệp vay vốn đầu tư vào tài sản cố định, nguồn vốn vay


7 Financing Difficulties and Structural Characteristics of SMEs in China - Yanzhong Wang


cho tài sản lưu động nhiều hơn cho tài sản cố định. Liên quan đến nguồn vốn lưu động, 55% doanh nghiệp được khảo sát có 100% vốn lưu động là vốn tự có; 24% doanh nghiệp có trên 50% vốn lưu động là vốn tự có; 12% có ít hơn 50% vốn lưu động là vốn tự có, chỉ 9% có vốn lưu động là vốn vay (Bảng 3).

Bảng 3: Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp được khảo sát (năm 1998)


Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư trên tổng nguồn vốn (%)

Đầu tư tài sản cố định

Đầu tư tài sản lưu động

Vốn tự có

(%)

Vốn vay

(%)

Nguồn khác (%)

Vốn tự có

(%)

Vốn vay

(%)

Nguồn khác (%)

0


< 50%


50-90%


100%

8


11


14


67

77


13


7


3

84


7


5


4

9


12


24


55

67


20


10


3

21


10


5


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tìm hiểu chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc và một số kinh nghiệp đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập - 5

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm Lin Hanchuan, 2003


Nhóm dự án của Chương trình nghiên cứu doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc do hiệp hội Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc cùng với Uỷ ban nghiên cứu Kinh tế tư nhân Trung Quốc tiến hành 5 mẫu nghiên cứu trên cả nước đối với các doanh nghiệp tư nhân vào các năm 1993, 1995, 1997, 2000, 2002. Hai cuộc điều tra đầu tiên cho thấy rằng quy mô của doanh nghiệp tư nhân rất nhỏ và vốn đăng ký trung bình là 0.286 triệu nhân dân tệ (NDT) vào năm 1993 và 1.4 triệu NDT vào năm 1995. Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, 65.5% vốn là do tự tích luỹ, 21% từ các khoản vay ngân hàng và các tổ chức hợp tác tín dụng nông thôn (RCCs), 13.5% vay từ bạn bè, họ hàng và người quen. Cuộc điều tra năm 2002 cho thấy vốn trung bình của doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên 2.5 triệu NDT, nhưng nguồn vốn tự tích luỹ vẫn là nguồn chủ yếu để thành lập doanh nghiệp (chiếm 55% nguồn vốn). Khi bắt


đầu kinh doanh, hầu hết nguồn vốn cần thiết là từ tích luỹ và vay mượn từ các cá nhân chứ không phải từ ngân hàng. Trong số 3 258 doanh nghiệp được nghiên cứu, 31.6% (tương đương với 1029 doanh nghiệp) vay vốn từ các cá nhân, 23.4% (tương đương với 760 doanh nghiệp) vay từ ngân hàng và các tổ chức hợp tác tín dụng nông thôn (RCCs). Trong số 954 doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng và RCCs thì 30% vay dưới 100 000 NDT, 73.4% vay ít hơn 1 triệu NDT từ ngân hàng để bắt đầu kinh doanh (Bảng 4).

Bảng 4: Nguồn vốn các doanh nghiệp tư nhân vay từ các ngân hàng và RCCs khi bắt đầu hoạt động kinh doanh

Đơn vị: 10 000 Nhân dân tệ



Giá trị khoản vay


%

Số lượng doanh

nghiệp


Giá trị khoản vay


%

Số lượng doanh

nghiệp

< 0.5

0.5-1

1-5

5-10

10-15

15-20

20-30

3.66

2.41

13.42

11.74

3.04

9.01

6.50

35

23

128

112

29

86

62

30-50

50-100

100-200

200-500

500-1000

>1000

Tổng

11.84

11.74

4.51

15.51

3.14

3.46

100

113

113

43

148

30

33

954

Nguồn: Nhóm dự án Nghiên cứu doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, 2003


Các khoản vay từ ngân hàng đã chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn của các doanh nghiệp hương trấn (TVEs), nhưng đã giảm xuống trong những năm cuối thập niên 1990 (Bảng 5). Điều này đã cho thấy rằng cải cách quyền về tài sản của các xí nghiệp hương trấn mà cụ thể là việc khoán, cho thuê hoặc giao cho tư nhân quản lý các xí nghiệp này và chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh doanh đã khiến chuyển hướng nguồn vốn đầu tư. Theo kết quả một cuộc khảo sát 116


DNV&N (trong đó có trên 80% là doanh nghiệp tập thể) ở miền bắc tỉnh Giang Tô được tiến hành bởi Viện KT-XH Giang Tô vào năm 1998 về nguồn vốn đầu tư cho các dự án quan trọng, 25.4% doanh nghiệp được khảo sát (30 doanh nghiệp) thực hiện những dự án đầu tư quan trọng từ vốn vay ngân hàng; 23.7% (28 doanh nghiệp) từ nguồn vốn huy động từ công nhân; 16.9% (20 doanh nghiệp) từ nguồn vốn huy động từ người dân của các làng xã; 16.1% (19 doanh nghiệp) từ nguồn vốn tự tích luỹ; 6.7% (8 doanh nghiệp) từ các khoản vay cá nhân và 11% (13 doanh nghiệp) từ các nguồn vay khác.

Bảng 5: Nguồn vốn đầu tư của các xí nghiệp hương trấn (1992-1997)



Năm

Vay Ngân hàng (%)

Vốn tự có (%)

Vốn trong nước (%)

Vốn nước ngoài (%)

Vốn hỗ trợ

của chính phủ (%)

1992

1997

38.9

22.6

33.1

42.7

7.9

12.1

5.9

11.4

6.0

6.2

Nguồn: Viện phát triển nông thôn của Học viện KH - XH Trung Quốc, 2001


Qua kết quả những cuộc khảo sát trên, ta có thể rút ra một số kết luận về đặc điểm tài chính của các DNV&N Trung Quốc như sau:

Thứ nhất, quy mô nguồn vốn của các DNV&N Trung Quốc đã tăng lên theo từng năm. Năm 1993, vốn đăng ký trung bình của doanh nghiệp tư nhân là 0.286 triệu NDT, năm 1995 tăng lên 1.4 triệu NDT và đến năm 2002 thì đạt con số 2.5 triệu NDT.

Thứ hai, nguồn vốn chủ yếu của các DNV&N vẫn là nguồn vốn tự có, tiếp đó là vốn vay từ các cá nhân. Nguồn vốn vay từ các ngân hàng, nhất là ngân hàng nhà nước rất khiêm tốn và hầu hết là giành cho các doanh nghiệp tập thể và doanh nghiệp nhà nước. Theo một vài nhận xét từ các nghiên cứu của các nhà kinh tế thì các DNV&N làm đơn xin các ngân hàng cấp vốn chỉ chiếm 30% tổng số doanh nghiệp, thậm chí tỷ lệ này có đạt 100% thì cũng chỉ có 30 - 40% nhu cầu vay vốn được thoả mãn. Điều này có nghĩa là một lượng lớn doanh nghiệp


không được các ngân hàng cấp vốn. Trong một cuộc điều tra do Lin Hanchuan dẫn đầu cho kết quả 53.8% doanh nghiệp được hỏi chọn “Khan hiếm vốn” là khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, kênh huy động vốn của cá DNV&N vẫn chưa thực sự được mở rộng, không có điều kiện để các DNV&N tiếp cận được với các nguồn vốn khác trên thị trường tài chính và lượng vốn huy động được do không phải từ các tổ chức tín dụng (như ngân hàng hay RCCs) nên giá trị khoản vốn huy động không cao.

Thứ ba, vẫn còn một thực tế là có sự đối xử bất bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân trong việc cấp tín dụng. Các Ngân hàng thương mại nhà nước vẫn ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tập thể trong khi số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số DNV&N. Việc các DNV&N rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng, nếu có thì chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tập thể có rất nhiều nguyên nhân: Một là, các doanh nghiệp tập thể và doanh nghiệp nhà nước có được sự bảo trợ của nhà nước nên khả năng thu hồi vốn vay cao hơn so với doanh nghiệp tư nhân; Hai là, hệ thống tài chính kế toán của các DNV&N cho đến nay vẫn chưa thực sự thống nhất và công khai hoá nên để cấp một khoản vay cho các DNV&N, chi phí để đánh giá khả năng tài chính của các doanh nghiệp này rất cao; Ba là, quy mô của các DNV&N nhỏ nên giá trị khoản vay thường bé, không đủ lớn để các ngân hàng thu lời.

Thứ tư, trong việc sử dụng vốn để đầu tư của các DNV&N, hầu hết nguồn vốn được giành cho đầu tư tài sản lưu động. Nhiều doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Theo báo cáo của Uỷ ban Cải cách và Phát triển nhà nước, trong nửa đầu năm 2004, các DNV&N chỉ trích 20.85% lợi nhuận cho hoạt động nghiên cứu và phát triển8.

Xu thế này sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tồn tại và phát triển dài hạn cũng


8 Nguồn Xinhuanet


như khả năng cạnh tranh của các DNV&N khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế.‌

II. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DNV&N TRUNG QUỐC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

Hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc thể hiện rõ nhất trong việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ tham gia vào các hoạt động kinh tế của thế giới với tư cách là một thành viên của cộng đồng kinh tế thế giới. Rõ ràng, điều này sẽ mang đến cơ hội đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế thế giới của đất nước được mệnh danh là “công xưởng của Thế giới” này nhưng đồng thời cũng mang đến rất nhiều thách thức.

1. Trong ngắn hạn


Theo các quy tắc cơ bản của WTO và những cam kết của chính phủ Trung Quốc về cắt giảm thuế nhập khẩu, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và mở cửa dần dần lĩnh vực dịch vụ, trong ngắn hạn, những thách thức mà các DNV&N Trung Quốc phải đối mặt chủ yếu là do những yếu tố về thị trường.

Các DNV&N Trung Quốc có lợi thế so sánh về các ngành công nghiệp có yêu cầu sử dụng nhiều lao động như dệt may, thuộc da, chế biến thực phẩm, đồ gỗ, cao su, các sản phẩm nhựa. Những ngành công nghiệp này, nhất là ngành may mặc và dệt, là những nguồn quan trọng mang lại thặng dư thương mại cho Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc thiếu các lợi thế so sánh về kỹ năng tay nghề, vốn, công nghệ và trang thiết bị. Do đó, các sản phẩm chất lượng thuộc loại cao cấp và vừa trong những ngành này sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu từ các nước phát triển. Do những hạn chế về nguồn lực tự nhiên, các ngành công nghiệp chế biến của Trung Quốc như chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với thách thức từ những nước có nguồn lực dư thừa. Đồng thời DNV&N Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/01/2023