Tỷ Trọng Nguồn Vốn Thường Xuyên Theo Quan Hệ Sở Hữu

Bình quân, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết đã duy trì một tỷ lệ nguồn vốn thường xuyên khá ổn định, chiếm từ 50% đến 60% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên giảm xuống thấp nhất vào cuối năm 2014 (khoảng 51%) song đã tăng trở lại và đạt khoảng 57% vào cuối năm 2020. Số liệu chi tiết cho thấy tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên có sự phân hoá. Có 60% số DN duy trì được NVTX chiếm trên 50% trong tổng nguồn vốn.

-Theo quy mô vốn:

Hình 2.27. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên theo quy mô

70.00%


60.00%


50.00%


40.00%


30.00%


20.00%


10.00%


0.00%

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

DN quy mô vốn trên 1000 tỷ đồng

DN quy mô vốn dưới 1000 tỷ đồng

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Giai đoạn 2009-2014, do điều kiện sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận sụt giảm nên tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của cả 2 nhóm DN lớn và DN nhỏ đều giảm. Sang đến giai đoạn 2015-2020, tỷ trọng NVTX đã gia tăng lên mức gần 60% vào cuối năm 2020. Nhóm DN lớn đã tăng NVTX từ 41.278 tỷ đồng cuối năm 2014 lên đến 116.788 tỷ đồng cuối năm 2020, tăng tỷ trọng NVTX từ mức 51% lên mức 57% năm 2020. Nguyên nhân do nhóm DN quy mô vốn lớn với xu hướng tăng cường đầu tư, kèm theo điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi thì đã sử dụng chủ yếu các nguồn vốn mang tính chất dài hạn hơn là các nguồn vốn ngắn hạn. Điều đó thể hiện qua việc hệ số nợ cũng như tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả của nhóm DN này đã giảm trong giai đoạn 2017-2020. Nguồn vốn thường xuyên của nhóm DN nhỏ đã tăng từ 3.158 tỷ đồng lên 3.178 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên tăng từ 53,32% năm 2014 lên 58,77% năm 2020. Nhóm DN quy mô nhỏ đang có xu hướng tăng cường sử dụng nguồn vốn thường xuyên, đồng thời giảm dần các khoản vay nợ ngắn hạn.

- Theo cơ cấu sở hữu: Năm 2009, nhóm DN có sở hữu Nhà nước có tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên trong tổng nguồn vốn là 76,28% cao hơn nhiều so với 51,31% của nhóm DN không có sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của nhóm DN có sở hữu Nhà nước đang theo xu hướng giảm trong khi nhóm DN không có sở hữu Nhà nước đang gia tăng. Cuối năm 2020, tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của nhóm DN không có sở hữu Nhà nước là 57,30% cao hơn so với mức 54,44% của nhóm DN có sở hữu Nhà nước.

Sự thay đổi này đến từ một số nguyên nhân sau: (1) nhóm DN không có sở hữu Nhà nước trong giai đoạn 2009-2020 đã có sự gia tăng về quy mô tài sản, và nhóm DN này cũng tăng cường sử dụng các nguồn vốn dài hạn, đặc biệt là các khoản vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn. Chính vì vậy, tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên có xu hướng tăng lên. (2) nhóm DN có sở hữu Nhà nước trong giai đoạn 2009-2020, có sự thu hẹp về quy mô kinh doanh, đồng thời cũng tiến hành tái cơ cấu lại các khoản vay. Nhóm DN này sử dụng chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Điều đó dẫn đến xu hướng giảm dần tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của nhóm DN có sở hữu Nhà nước.

Hình 2.28. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên theo quan hệ sở hữu

90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

DN có sở hữu Nhà nước

DN không có sở hữu Nhà nước

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

- Theo ngành hàng:

Hình 2.29. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên theo ngành hàng

90.00%

80.00%

70.00%

60.00%

50.00%

40.00%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

DN thép

DN xi măng DN gạch

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Cả 3 nhóm DN thép, gạch -đá và xi măng đều giảm tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên trong giai đoạn 2009-2014. Giảm mạnh nhất là các DN xi măng, từ mức 74,48% cuối năm 2009 xuống còn 62,01% cuối năm 2014. Đây là giai đoạn khó khăn chung của toàn ngành, kết quả SXKD sụt giảm dẫn đến NVTX mỏng. Giai đoạn 2015-2020, DN xi măng tiếp tục giảm NVTX về mức 53,8% tổng nguồn vốn. DN gạch – đá và DN thép tăng cường sử dụng NVTX. Đặc

biệt, các DN thép đã tăng nợ dài hạn từ 3.786 tỷ đồng năm 2015 lên đến 24.454 tỷ đồng vào năm 2020 nhằm huy động vốn cho nhu cầu đầu tư dài hạn.

*Nguồn vốn lưu động thường xuyên & mô hình tài trợ:

Hình 2.30. Biến động NVLĐTX của các DN NY trong ngành VLXD

20000


15000


10000


5000


0

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-5000


Nguồn vốn lưu động thường xuyên của DN VLXD

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Nguồn vốn lưu động thường xuyên các các DN NY trong ngành VLXD giảm mạnh trong giai đoạn 2010-2015. Liên tục nhiều năm từ 2011-2015, NWC đều nhỏ hơn 0. Điều đó cho thấy an toàn tài chính của các DN NY trong ngành VLXD đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình sản xuất kinh doanh. Một số DN như Xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Bút Sơn, Xi măng Hà Tiên, Viglacera Tiên Sơn có NWC âm trong toàn giai đoạn. Từ năm 2016, NVLĐTX của các DN đã có sự cải thiện. Cuối năm 2017, NWC của các DN đã đạt 16.131 tỷ đồng. Tuy nhiên trong các năm từ 2018-2020, một số DN lớn tăng mạnh nhu cầu đầu tư vào TSDH, NWC của toàn ngành sụt giảm song vẫn đảm bảo nguyên tắc an toàn tài chính.

Đánh giá chi tiết NWC theo các tiêu thức cho thấy:

Theo quy mô vốn: Với xu giảm dần tỷ trọng TSCĐ, nhóm DN nhỏ cho thấy khả năng cân đối tài chính tốt hơn. NWC của nhóm được duy trì lớn 0 qua nhiều năm. Mặc dù giá trị NWC không cao, đây là một dấu hiệu cho thấy mô hình tài trợ thận trọng của các DN nhỏ.

Ngược lại, nhóm DN có quy mô vốn trên 1000 tỷ đồng có NWC biến động mạnh hơn. Trong những năm 2011-2016, NWC của nhóm DN này thường xuyên nhỏ hơn 0, đặc biệt năm 2013, NWC xuống đến mức -3.901 tỷ đồng. Tuy nhiên không phải toàn bộ các DN có quy mô vốn trên 1000 tỷ đồng đều có NWC <0, mà chỉ tập trung ở một số DN như HSG, BCC, HT1. Ngoài ra, vẫn còn 1 số DN đảm bảo an toàn tài chính ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng như HPG, VCS…Và sau năm 2016, thì đa phần các DN trong nhóm đã cải thiện được NWC, đến năm 2020, NWC của nhóm là 5.544 tỷ đồng.

Hình 2.31. NVLTĐX của các DN NY trong ngành VLXD niêm yết theo quy mô

20000

15000

10000

5000

0

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-5000

DN quy mô vốn trên 1000 tỷ đồng DN quy mô vốn dưới 1000 tỷ đồng

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Theo quan hệ sở hữu: Trong khi đa phần nhóm DN không có sở hữu Nhà nước duy trì được mức NWC dương, thì nhóm DN có sở hữu Nhà nước lại đang thể hiện sự mất cân đối về tài chính NWC nhỏ hơn 0 qua nhiều năm. Như đã phân tích, nhóm DN có sở hữu Nhà nước đang sử dụng chủ yếu là nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, TSDH tuy giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Chính sự mất cân đối đó đã làm cho NWC của nhóm DN có sở hữu Nhà nước nhỏ hơn 0 qua nhiều năm.

Hình 2.32. NVLĐTX của các DN NY trong ngành VLXD theo cơ cấu sở hữu

25000

20000

15000

10000

5000

0

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

-5000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-10000

DN có sở hữu Nhà nước

DN không có sở hữu Nhà nước

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Theo ngành hàng: Trong các nhóm DN thì nhóm DN xi măng đang thể hiện sự thiếu cân bằng tài chính khi NWC <0 trong giai đoạn 2010-2020. Cuối năm 2020, NWC của DN xi măng là -4.804 tỷ đồng. Trái lại, DN thép và DN gạch – đá đã duy trì mức NWC >0. Đến cuối năm 2020, NWC của DN thép và DN gạch -đá lần lượt là 7.414 tỷ đồng và 3.555 tỷ đồng. Điều này cho thấy khả năng huy động nguồn vốn thường xuyên phục vụ nhu cầu đầu tư dài hạn của 2 nhóm DN này. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp mất cân đối tài chính nghiêm trọng như Viglacera Tiên Sơn với NWC <0 trong toàn giai đoạn.

Hình 2.33. NWC của các DN NY trong ngành VLXD theo phân ngành

20000

15000

10000

5000

0

Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối Cuối

-5000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-10000


DN thép DN xi măng DN gạch

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

2.2.1.3. Thực trạng CCNV của các DN NY trong ngành VLXD theo phạm vi


Theo phạm vi huy động vốn, nguồn vốn ngoại sinh chiếm ưu thế trong CCNV của các DN NY trong ngành VLXD . Nguồn vốn bên trong chỉ chiếm chưa đến 10% trong tổng nguồn vốn. Đặc biệt, trong những năm 2010-2014, khi ngành VLXD chịu nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính, quy mô nguồn nội sinh sụt giảm mạnh do các DN thua lỗ. Một số doanh nghiệp có nguồn nội sinh âm do lỗ luỹ kế nhiều năm. Cuối năm 2012, nguồn vốn bên trong chỉ chiếm 0,47% tổng nguồn vốn. Sau năm 2015, khi tình hình sản xuất kinh doanh dần phục hồi, quy mô nguồn vốn bên trong của các DN NY trong ngành VLXD đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong những năm từ 2015 cho đến 2017 với mức tăng từ 5.055 tỷ đồng lên đến 12.044 tỷ đồng. Tỷ trọng nguồn vốn bên trong của các doanh nghiệp VLXD dần được cải thiện song quy mô nguồn vốn bên trong của các DN NY trong ngành VLXD NY nhỏ hơn rất nhiều lần so với nguồn vốn bên ngoài.

Hình 2.34. Cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi của các DN NY trong ngành VLXD

100%


80%


60%


40%


20%


0%

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tỷ trọng nguồn vốn bên trong

Tỷ trọng nguồn vốn bên ngoài

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD )

Theo quy mô, DN lớn có ưu thế về nguồn vốn bên trong. Tỷ trọng nguồn vốn bên trong qua các năm của nhóm DN lớn luôn cao hơn nhóm DN nhỏ. Mặc dù chiều hướng biến động về tỷ trọng của hai nhóm DN là khá tương đồng song khoảng cách về tỷ trọng giữa hai nhóm DN

ngày càng lớn ở giai đoạn 2015-2020. Cuối năm 2020, DN lớn có tỷ trọng nguồn nội sinh là 7,63% trong khi con số này của DN nhỏ chỉ đạt 1,62%. Điều này là do những DN lớn có kết quả SXKD tốt hơn. Nhờ đó mà nguồn lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cũng dồi dào hơn.

Hình 2.35. Tỷ trọng nguồn vốn bên trong theo quy mô

12.00%

10.00%

8.00%

6.00%

4.00%

2.00%

0.00%

-2.00% Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-4.00%


DN có quy mô vốn trên 1000 tỷ đồng

DN có quy mô vốn dưới 1000 tỷ đồng

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD niêm yết)

Theo cơ cấu sở hữu, nhóm DN không có sở hữu Nhà nước với kết quả SXKD tốt hơn thì nguồn lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cũng lớn hơn so với nhóm DN có sở hữu Nhà nước. Chính vì vậy, tỷ trọng nguồn vốn bên trong của nhóm DN không có sở hữu Nhà nước thường cao hơn nhóm DN có sở hữu Nhà nước. Tiêu biểu trong nhóm DN không có sở hữu Nhà nước là VCS, GMX, HPG, HSG, với tỷ trọng nguồn vốn bên trong năm 2020 lần lượt là 13,23%, 11,48%, 9,19% và 8,89%.

Hình 2.36. Tỷ trọng nguồn vốn bên trong theo cơ cấu sở hữu

14.00%

12.00%

10.00%

8.00%

6.00%

4.00%

2.00%

0.00%

-2.00% Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020


DN có sở hữu Nhà nước

DN không có sở hữu Nhà nước

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD )

Theo ngành hàng, DN thép và DN gạch – đá có tỷ trọng nguồn vốn nội sinh cao hơn hẳn so với nhóm DN xi măng. Năm 2020, tỷ trọng nguồn vốn bên trong của nhóm DN thép là 7,91%, nhóm DN gạch ốp lát là 7,73%, và nhóm DN xi măng là 3,62%. Điều này cho thấy các DN thép với tiềm năng tăng trưởng cao đang tận dụng được nguồn vốn nội sinh tốt hơn các DN gạch -đá và DN xi măng. Tuy nhiên, đối với các DN thép thì tỷ trọng nguồn vốn nội sinh cao chỉ tập trung ở một số DN dẫn đầu như HPG, HSG với tỷ trọng nguồn vốn nội sinh năm 2020

lần lượt là 9,19% và 8,89%. Các DN còn lại phần nhiều không đảm bảo được nguồn vốn nội sinh như DTL, TLH với tỷ trọng nguồn vốn nội sinh các năm đều thấp (tỷ trọng nguồn vốn nội sinh của DTL và TLH năm 2020 lần lượt là 0,13% và 0,96%).

Hình 2.37. Tỷ trọng nguồn vốn bên trong theo phân ngành

14.00%

12.00%

10.00%

8.00%

6.00%

4.00%

2.00%

0.00%

-2.00% Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

DN thép

DN xi măng

DN gạh

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Bên cạnh cơ hội tăng trưởng ngành và khả năng tạo lợi nhuận, tác giả cho rằng chính sách cổ tức của các DN là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi của các DN NY trong ngành VLXD. Để đánh giá chính xác hơn tác giả phân tích chính sách cổ tức của các DN NY trong ngành VLXD trong giai đoạn 2009-2020. Đa số các DN NY trong ngành VLXD có mức trả cổ tức biến động mạnh tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Đặc biệt trong những năm từ 2010-2015, khi hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn thì mức trả cổ tức của các DN NY trong ngành VLXD đa phần đều suy giảm, có những DN không tiền hành trả cổ tức như NKG, BCC, BTS, HT1. Sau năm 2015, khi tình hình sản xuất kinh doanh ổn định thì các DN NY trong ngành VLXD mới tiến hành chi trả cổ tức đều đặn hơn. Chính sách cổ tức của mỗi DN NY trong ngành VLXD là khác nhau song đa số có chính sách cổ tức phù hợp với chiến lược đầu tư và hỗ trợ tích cực cho chính sách tài trợ. Cụ thể:

Một số DN có hệ số nợ cao trong mẫu như BCC, BTS, TCR đều trả cổ tức ở mức rất thấp gần như không đáng kể.

Đa phần các DN NY trong ngành VLXD đều có mức trả cổ tức tương đối cao khoảng từ 10% đến 40%. Ngoại trừ NNC trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao, năm 2019 lên đến 82%. Tuy nhiên chính sách này vẫn được đánh giá là phù hợp do: (i) công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả; (ii) công ty không có nhu cầu đầu tư dài hạn lớn.

Nhóm DN xi măng và DN gạch - đá như VHL, HVX, VIT.. thường ưu tiên trả cổ bằng tiền khi tiến hành phân phối lợi nhuận. Trong khi đó, Nhóm DN thép với nhu cầu vốn đầu tư cao và kết quả kinh doanh thuận lợi như HPG, HSG đều thực hiện kết hợp hình thức cổ tức bằng tiền và cổ tức bằng cổ phiếu. Một mặt công ty vừa đảm bảo nguồn lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, duy trì hệ số nợ mục tiêu. Mặt khác công ty vẫn đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức cao.

Bảng 2.3. Tình hình chi trả cổ tức của các DN NY trong ngành VLXD


STT

MCK

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Hình thức


1


DTL

-

30%

20%

-

-

-

-

-

-

-

-

-

TM

-

25%

-

10%

-

10%

-

-

-

50%

-

-

CP


2


HPG

10%

20%


20%

15%

10%

15%




5%

5%

TM

50%

10%

20%


15%

20%

15%

50%

40%

30%

20%

35%

CP


3


HSG


5%

20%

25%

25%

35%

25%

10%

10%

-

-

-

TM


30%




30%

50%

55%

10%

10%

5%

10%

CP

4

KKC

20%

22%

22%

15%

22%

15%


50%

20%

-

-

17%

TM


5


NKG

-

4%

-

-

-

-

-

-

10%

-

-

3%

TM

-

30%

-

-

-

8%

15%

35%

40%

-

-

-

CP


6


POM

5%

20%

15%

-

-

-

-

-

-

-

-

-

TM

15%

-

-

-

-

-

-

-

30%

15%

-

-

CP


7


TLH

5%

10%

-

5%

10%

-

-

10%

10%

5%

-

-

TM

5%

-

9%

-

-

5%

-

10%

10%

-

-

-

CP

8

VCA

-

5%

3%

2.5%

-

3%

15%

15%

30%

30%

15%

10%

TM


9


VGS

6%

4%

-

1.1%

2%

2.5%

10%

15%

-

-

7%

10%

TM

-

-

-

-

-

-

-

-

-

12%

-

-

CP

10

VIS

12%

20%

10%

-

-

-

-

-

5%

-

-

-

TM


11


BCC

10%

5%

3%

-

-

-

-

10%

-

-

-

-

TM

-

-

-

-

-

-

15%

-

-

-

12%

-

CP


12


BTS

9%

5%

-

-

-

-


-

-

-

-

-

TM

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

3%

-

CP


13


CLH

-

-

-

-

-

10%

12%

15%

15%

17%

20%

25%

TM

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

20%

-

CP

14

DXV

8%

8%

6.5%

-

-

-

-

-

3%

-

-

-

TM


15


HOM

13%

8%

10%

10%

-

3%

-

4%

-

-

-

-

TM

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

4%

-

CP


16


HT1

10%

5%

-

-

-

-

-

10%

15%

12%

12%

-

TM

-

-

-

-

-

-

20%

-

-

-

-

-

CP

17

HVX

-

3.2%

4%






3%

2%


2%

TM


18


SDG

-

30%

30%

30%

30%

25%

20%

20%

20%

20%

20%

10%

TM

30%

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

CP

19

TBX

30%

25%

20%

12%

-

-

-

-

-

-

-

-

TM

20

TXM

-

3%

4%

3%

3%

3%

4%

6%

6%

-

1.5%

-

TM


21


CVT

30%

25%

20%

11%

18%

5%

25%

10%

15%

25%

15%

20%

TM

-

-

-

-

-

20%

-

40%

30%

-

-

-

CP


22


GMX


10%

20%

20%

15%

15%

20%

25%

25%

25%

25%

10%

TM

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

20%

CP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 15

HLY

45%

25%

15%

-

-

-

-

20%

7%

-

-

-

TM


24


MCC

-

18%

15%

16%

15%

17%

9.5%

7%

7%

6%

9%

-

TM

-

-

-

-

-

-

7.5%

-

-

-

-

-

CP


25


NNC

-

-

45%

70%

66%

60%

30%

60%

60%

60%

82%

36%

TM

-

-

-

-

-

-

25%

33%

-

-

-

-

CP


26


TCR

4%

6%

6%

3%

-

-

2%

-

-

-

-

-

TM

4%

6%

6%

3%

-

-

2%

-

-

-

-

-

CP

27

TTC

5%

-

-

-

7%

8%

15%

15%

15%

15%

15%

12%

TM


28


VCS

20%

20%

20%

-

5%

20%

40%

40%

40%

20%

60%

40%

TM

-

-

-

-

-

-

25%

13.2%

33%

100%

-

-

CP

29

VHL

40%

45%

19%

-

20%

20%

20%

93%

25%

30%

27%

22%

TM


30


VIT

20%

14%

-

-

-

12%

15%

40%

15%

16%

20%

18%

TM

-

-

-

-

-

15%

-

-

-

-

-

-

CP

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/02/2023