Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Dn Ny Trong Ngành Vlxd Theo Nhóm Ngành

Bảng 2.8. Đòn bẩy tài chính của các DN NY trong ngành VLXD theo nhóm ngành


DN

H/s

nợ

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020


Thép

Cao

1.17

1.30

1.97

3.69

2.58

2.16

1.72

1.20

1.35

4.78

61.80

1.76

Thấp

1.08

1.33

1.61

1.52

1.20

1.12

1.10

1.05

1.06

1.07

1.12

1.15

Xi măng

Cao

1.22

3.56

29.77

31.37

-4.55

2.34

1.50

1.39

1.85

1.49

1.37

1.33

Thấp

1.51

1.58

1.59

1.56

5.52

2.16

1.71

1.60

2.35

1.64

1.60

1.39

Gạch

– đá

Cao

1.65

1.36

1.99

20.29

3.79

1.52

1.34

1.27

1.33

1.48

1.29

1.40

Thấp

1.11

1.18

1.29

1.67

1.48

1.21

1.12

1.05

1.03

1.02

1.03

1.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 18

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Đối với nhóm DN thép: Như đã phân tích, trong cơ cấu nợ phải trả của cả 2 nhóm DN thép theo hệ số nợ thì đa phần các DN đều thiên về sử dụng nợ vay (thường chiếm trên 70% tổng nợ phải trả). Vì vậy, nhóm DN hệ số nợ cao sẽ có mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn so với nhóm DN hệ số nợ thấp. Tuy nhiên, khoảng cách về DFL giữa 2 nhóm DN là không lớn, thường dao động trong khoảng từ 1 đến 2,5. Chỉ riêng có một số năm, DFL của nhóm DN hệ số nợ cao tăng đột biến so với nhóm DN hệ số nợ thấp như vào năm 2012 (DFL = 3,69), năm 2018 (DFL = 4,78) và đặc biệt năm 2019 (DFL= 61,80). Như vậy, lãi vay phải trả của nhóm DN hệ số nợ cao trong năm 2019 đã tiệm cận dần với mức EBIT tạo ra. Điều này khiến gánh nặng lãi vay tăng cao, độ lớn của DFL tăng, rủi ro dành cho CSH là rất lớn.

Hình 2.57. Đòn bẩy tài chính của DN thép theo hệ số nợ

70.00

60.00

50.00

40.00

30.00

20.00

10.00

0.00

200920102011201220132014201520162017201820192020

Nhóm DN thép có hệ số nợ cao Nhóm DN thép có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Đối với nhóm DN xi măng, với việc giảm dần tỷ trọng nợ vay trong tổng nợ phải trả thì DFL của cả 2 nhóm DN xi măng theo hệ số nợ đều có xu hướng giảm xuống. Cá biệt có một số năm DFL của 2 nhóm có sự thay đổi đột biến như: Nhóm DN có hệ số nợ thấp năm 2013 (DFL= 5,22) ; nhóm DN có hệ số nợ cao năm 2011 (DFL= 29,77), năm 2012 (DFL= 31,37) và năm 2013 (DFL = -4,55). Đây đều rơi vào những năm mà các DN xi măng gặp nhiều khó khăn,

lãi vay phải trả đã tiệm cận EBIT tạo ra, thậm chí có những thời điểm EBIT tạo ra không đủ để chi trả lãi vay. Khi đó, rủi ro cho chủ sở hữu là rất lớn, việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể làm sụt giảm ROE rất nhiều.

Ngoài ra, xét về độ lớn của DFL: Trong khoảng 2009-2015, nhóm DN hệ số nợ cao có DFL lớn hơn so với nhóm DN hệ số nợ thấp. Nhưng từ năm 2015 trở đi thì DFL có xu hướng đảo chiều khi DFL của nhóm DN hệ số nợ thấp lại lớn hơn so với nhóm DN hệ số nợ cao.

Hình 2.58. Đòn bẩy tài chính của DN xi măng theo hệ số nợ

35.00

30.00

25.00

20.00

15.00

10.00

5.00

0.00

-5.00

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-10.00

Nhóm DN xi măng có hệ số nợ cao

Nhóm DN xi măng có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Đối với nhóm DN gạch - đá, có thể thấy những DN có hệ số nợ cao có DFL lớn hơn so với nhóm DN hệ số nợ thấp. Tuy nhiên, chênh lệch về DFL giữa 2 nhóm DN có hệ số nợ cao và hệ số nợ thấp là không lớn (trừ 2 năm 2012 và 2013 thì chênh lệch này vào khoảng 0,5). Đồng thời, trong giai đoạn 2009-2020, cả 2 nhóm DN có hệ số nợ thấp và DN có hệ số nợ cao đều có xu hướng giảm dần nợ phải trả và nợ vay. Chính vì vậy đòn bẩy tài chính của cả 2 nhóm DN theo hệ số nợ đều có xu hướng giảm đi. Trong đó, nhóm DN có hệ số nợ thấp thì DFL đã giảm từ 1,11 vào năm 2009 xuống còn 1,04 vào năm 2020. Tương tự, nhóm DN có hệ số nợ cao thì DFL đã giảm từ 1,65 vào năm 2009 xuống còn 1,40 vào năm 2020. Tuy nhiên, đối với nhóm DN có hệ số nợ cao thì cá biệt vào năm 2012, DFL bình quân tăng đột biến lên 20,29. Đây cũng chính là giai đoạn mà các DN gạch ốp lát gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, doanh thu tạo ra tăng không đáng kể trong khi lãi suất vay tăng đáng kể, các DN càng vay nhiều thì chi phí lãi vay càng biến động mạnh. Điều đó đã làm cho DFL của nhóm DN có hệ số nợ cao tăng đột biến.

Hình 2.59. Đòn bẩy tài chính của DN gạch – đá theo hệ số nợ

25.00


20.00


15.00


10.00


5.00


0.00

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nhóm DN gạch có hệ số nợ cao

Nhóm DN gạch có hệ số nợ thấp

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)

Đánh giá chung về tác động của cơ cấu nguồn vốn đến rủi ro tài chính của các DN NY trong ngành VLXD:

- Khi các DN NY trong ngành VLXD nói chung khi sử dụng ít nợ vay thì rủi ro tài chính cũng thấp hơn. Các DN đảm bảo tốt khả năng thanh toán lãi vay cho chủ nợ và ổn định thu nhập cho chủ sở hữu.

- Khi các DN NY trong ngành VLXD gia tăng nợ vay thì rủi ro tài chính cũng tăng lên theo. Một số DN có hệ số nợ cao đã xuất hiện nguy cơ phá sản như HLY và VIT do (1) khônng đủ khả năng thanh toán lãi vay, (2) rủi ro cho chủ nợ lớn hơn khi lãi vay ăn mòn dần VCSH.

2.2.2.3. Tác động của cơ cấu nguồn vốn đến tỷ suất sinh lời

Doanh nghiệp sử dụng nợ vay, một mặt nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn trong hoạt động kinh doanh, mặt khác hy vọng gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên việc sử dụng nợ vay không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực cho chủ sở hữu DN, mà nó cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đối với DN khi sử dụng không hiệu quả số vốn vay, nếu EBIT nhỏ hơn lãi vay phải trả (hay BEP < rd) thì nó làm giảm sút nhanh hơn ROE và nếu DN bị thua lỗ thì càng bị lỗ nặng nề hơn. Sự biến động của ROE lúc này phụ thuộc vào chiều hướng tác động của đòn bẩy tài chính, độ lớn đòn bẩy tài chính và mức độ biến động của EBIT. Chính vì vậy, để đánh giá tác động của CCNV đến tỷ suất sinh lời, tác giả đánh giá một số chỉ tiêu: BEP, BEP-rđ và ROE.

Đối với nhóm DN thép, nhóm DN hệ số nợ thấp có BEP bình quân lớn hơn nhóm DN hệ số nợ cao; đồng thời, duy trì được BEP cao hơn chi phí sử dụng vốn vay. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm DN có hệ số nợ thấp đã sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, tạo điều kiện gia tăng ROE. Tuy sự khuếch đại ROE qua các năm là không lớn (DFL dao động trong khoảng từ 1,08 đến 1,61) nhưng các DN có hệ số nợ thấp vẫn đạt được mức ROE tương đối cao dao động trong khoảng từ 11,88% đến 37,85%.

Ngược lại, nhóm DN hệ số nợ cao thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính là chưa hiệu quả, BEP của nhóm DN hệ số cao thường nhỏ hơn BEP của nhóm DN hệ số nợ thấp. Thậm chí có một số năm như 2012, 2013, 2018,2019 thì BEP của nhóm DN hệ số nợ cao còn nhỏ hơn rd. Điều đó đã làm cho ROE bình quân của nhóm DN hệ số nợ cao giảm đi rất nhiều. Cụ thể ROE của nhóm DN này năm 2012 là 4,56%, giảm 8,6% (tương đương 0,6 lần) so với năm 2011; ROE năm 2018 là -1,39% giảm 7,72% (tương đương 1,22 lần) so với năm 2017.

Bảng 2.9. Tỷ suất sinh lời của nhóm DN thép theo hệ số nợ


ĐVT: %


H/s nợ

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

BEP













Cao

21.93

10.91

9.43

6.43

5.98

5.65

6.82

14.34

11.32

4.22

3.47

9.42

Thấp

19.64

14.63

12.76

9.11

12.36

16.46

15.44

26.49

21.96

15.49

10.63

14.69

BEP-rd













Cao

15.52

5.92

0.30

-2.01

-0.24

0.59

1.92

9.99

6.33

-1.39

-2.68

1.46

Thấp

14.79

5.00

-0.41

0.14

6.35

11.16

11.07

21.78

16.58

12.15

7.31

9.80

ROE













Cao

49.49

21.60

13.16

4.56

6.01

7.71

10.47

31.14

23.47

2.04

-0.96

13.04

Thấp

28.38

21.05

15.91

11.88

20.64

27.01

22.78

37.85

29.88

22.43

16.12

24.51

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD)


Đối với nhóm DN xi măng, sự khác biệt về ROE giữa 2 nhóm DN hệ số nợ cao và nhóm DN hệ số nợ thấp được chia thành 2 giai đoạn như sau:

Trong giai đoạn 2009-2014, nhóm DN hệ số nợ cao có BEP nhỏ hơn so với nhóm DN hệ số nợ thấp. Đặc biệt vào một số năm như 2012 và 2013, BEP của nhóm DN hệ số nợ cao còn nhỏ hơn rd. Vì vậy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao đã càng làm cho ROE của nhóm DN hệ số nợ cao sụt giảm, và nhỏ hơn so với nhóm DN hệ số nợ thấp. Ngược lại nhóm DN hệ số nợ thấp dù DFL không lớn, nhưng với việc sản xuất kinh doanh hiệu quả, BEP >rd đã làm cho ROE đạt được lớn hơn.

Chuyển sang giai đoạn 2015-2020, nhóm DN hệ số nợ cao lại đạt được BEP lớn hơn so với nhóm DN hệ số nợ thấp. Đồng thời khi so sánh với rd, thì BEP của nhóm DN hệ số nợ cao thường lớn hơn rd, trong khi nhóm DN hệ số nợ thấp thường có BEP nhỏ hơn rd. Như vậy, đòn bẩy tài chính của nhóm DN hệ số nợ cao trong giai đoạn này đã mang lại hiệu quả tốt hơn so với nhóm DN hệ số nợ thấp. Điều đáng chú ý là giai đoạn 2015-2020 cũng là giai đoạn mà nhóm DN hệ số nợ cao có xu hướng giảm dần hệ số nợ xuống.

Bảng 2.10. Tỷ suất sinh lời của nhóm DN xi măng theo hệ số nợ

ĐVT:%


H/s nợ

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

BEP













Cao

4.30

3.81

6.97

6.48

4.51

7.32

9.73

10.02

5.77

7.64

8.85

7.38

Thấp

8.98

8.62

9.59

9.07

4.36

5.11

5.55

5.53

3.34

4.55

4.98

5.08

BEP-rd













Cao

3.17

-0.06

-2.70

-2.44

-3.60

0.44

3.73

3.95

-0.37

1.35

1.80

0.82

Thấp

2.91

1.96

1.24

0.99

-4.42

-1.87

-0.79

-1.06

-3.86

-2.64

-3.29

-1.69

ROE













Cao

14.82

4.66

0.99

0.90

-5.28

10.43

16.71

15.14

6.01

9.08

10.96

9.12

Thấp

15.36

12.47

12.37

11.83

1.07

5.18

5.78

5.90

1.98

4.45

4.42

4.94

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD )

Đối với nhóm DN gạch - đá, những DN có hệ số nợ thấp đang sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, làm gia tăng ROE. Cụ thể:

Tuy có những thời điểm khó khăn nhưng nhóm DN hệ số nợ thấp đã có BEP > rd trong giai đoạn 2009-2020. Từ đó làm cho ROE của nhóm DN này luôn >0. Đồng thời, tuy DFL chỉ dao động trong khoảng từ 1,02 – 1,67 nhưng với việc có được BEP lớn (dao động trong khoảng 9,32% - 32,94%). Điều đó làm cho ROE của nhóm DN hệ số nợ thấp đạt được là khá cao. Trong những năm khó khăn như 2012, ROE vẫn đạt được là 12,03% và ở giai đoạn phục hồi thì ROE tăng trưởng rất mạnh (năm 2017 ROE đạt 51,96% hay năm 2019 ROE đạt 42,97%).

Ngược lại, nhóm DN hệ số nợ cao thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính là chưa hiệu quả. BEP bình quân của nhóm đạt được khá thấp (dao động trong khoảng 5,26% - 13,17%). Sự chênh lệch giữa BEP là rđ là không nhiều, có những thời điểm BEP bình quân của nhóm < rđ. Như năm 2012, BEP bình quân của nhóm là 5,36% < rd = 9,71%. Chính từ sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, kèm theo việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức lớn hơn đã làm cho nhóm DN hệ số nợ cao có sự sụt giảm đáng kể ROE qua các năm. Như vào năm 2012, ROE bình quân của nhóm đã giảm từ 10,66% xuống còn 0,21%. Đồng thời ROE bình quân của nhóm DN hệ số nợ cao thường nhỏ hơn khá nhiều so với nhóm DN hệ số nợ thấp.

Bảng 2.11. Tỷ suất sinh lời của nhóm DN gạch – đá theo hệ số nợ


ĐVT: %


H/s nợ

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

BEP













Cao

8.73

13.17

10.01

5.36

5.26

8.82

10.05

12.96

11.00

9.46

12.54

8.34

Thấp

20.98

17.49

13.75

9.71

9.32

15.95

22.86

30.05

32.54

32.34

32.94

29.26

BEP-rd













Cao

0.96

4.10

-1.81

-5.59

-3.33

1.35

3.55

5.48

3.51

1.31

4.24

0.68

Thấp

15.18

10.70

6.89

1.75

2.58

9.85

17.58

26.38

28.83

29.21

28.62

24.73

ROE













Cao

12.26

20.12

10.66

0.21

2.01

13.02

16.05

20.35

15.44

11.12

17.73

10.02

Thấp

32.26

24.50

19.80

12.03

12.29

26.11

41.82

50.45

51.96

41.80

42.97

37.50

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của các DN NY trong ngành VLXD )

Để cung cấp cái nhìn khái quát về hiệu quả sử dụng tài chính tác giả chỉ xem xét các DN theo hai tiêu chí là hệ số nợ và mức độ tác động của đòn bẩy tài chính. Đối với nhóm có hệ số thấp, những DN được đánh giá sử dụng nợ hiệu quả phải đảm bảo độ lớn của đòn bẩy tài chính dương và lớn hơn 1, độ lớn của đòn bẩy tài chính tương thích với mức độ biến động của EBIT, độ lớn của đòn bẩy tài chính không quá lớn. Đối với nhóm có hệ số nợ cao, việc sử dụng nợ được đánh giá là hiệu quả khi đòn bẩy tài chính có độ lớn dương và cao hơn 1 đồng thời mức độ sử dụng nợ phải phù hợp với sự biến động của EBIT. Những trường hợp không thoả mãn đều được xếp vào nhóm sử dụng nợ không hiệu quả. Chi tiết được mô tả theo bảng dưới đây:

Bảng 2.12. Đánh giá hiệu quả sử dụng nợ vay của các DN NY trong ngành VLXD


Nhóm DN

H/s nợ

Hiệu quả

Không hiệu quả

Thép

Cao


X

Thấp

X


Xi măng

Cao

X (Giai đoạn 2015-2020)

X (Giai đoạn 2009-2014)

Thấp

X (Giai đoạn 2009-2014)

X (Giai đoạn 2015-2020)

Gạch – đá

Cao


X

Thấp

X


(Nguồn: Tổng hợp đánh giá của tác giả)


2.2.3. Nghiên cứu định lượng về cơ cấu nguồn vốn của các DNNY ngành VLXD

Trong phần này, tác giả luận án sử dụng phương pháp định lượng để làm rõ những câu hỏi nghiên cứu của luận án. Ba câu hỏi được làm rõ ở phần này gồm có:

Thứ nhất, những nhân tố nào có tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD?

Thứ hai, hành vi điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn của các nhà quản trị tài chính tại các DN NY trong ngành VLXD diễn ra như thế nào?

Thứ ba, tác động của cơ cấu nguồn vốn đến khả năng sinh lời của các chủ sở hữu của các DN NY trong ngành VLXD như thế nào?

2.2.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD

Để làm rõ những nhân tố tác động đến CCNV của các DN NY trong ngành VLXD, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình định lượng dựa trên những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây về CCNV. Khung lý thuyết cho mô hình nghiên cứu định lượng dựa trên những Lý thuyết nền tảng về CCNV được trình bày tại Chương 1 và tổng quan nghiên cứu trình bày tại Lời mở đầu. Như đã phân tích ở nội dung 2.2, cơ cấu nguồn vốn của các DN trong mẫu có tính phân hoá mạnh theo chu kỳ phát triển của doanh

nghiệp. Do đó, tại nội dung này, tác giả luận án tập trung làm rõ sự khác biệt của CCNV trong các giai đoạn của vòng đời doanh nghiệp.

Trong phạm vi luận án, với đặc thù của mẫu nghiên cứu là các DNNY ngành VLXD trong giai đoạn 2010-2020, tác giả đưa ra những giả thuyết nghiên cứu sau để làm rõ tác động của các nhân tố đến cơ cấu nguồn vốn:

H1 - Tài sản cố định có tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam.

H2 - Quy mô doanh nghiệp có tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam.

H3 - Cơ hội tăng trưởng có tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam.

H4 - Cơ cấu sở hữu có tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam.

H5 - Quy mô nguồn vốn nội sinh có tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam.

H6 - Rủi ro kinh doanh có tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam.

H7 - Chu kỳ sống của doanh nghiệp có tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam.

H8 - Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh có tác động đến cơ cấu nguồn vốn của các DN NY trong ngành VLXD ở Việt Nam.

Mô hình nghiên cứu:


hình.

, = + ∗ + 1, (1)

, = + ∗ + 1, (2)

, = + ∗ + 2, (3)

, = + ∗ + 3, (4)

Trong đó: B là vector hệ số hồi quy; X là vector các biến độc lập; là sai số của mô


Biến độc lập và biến giải thích của mô hình như bảng dưới đây:

Bảng 2.13. Giải thích các biến của mô hình định lượng


Tên biến

Ý nghĩa

Cách thức đo lường

Biến phụ thuộc


Hd

Hệ số nợ tổng quát của doanh nghiệp tại

thời điểm cuối năm t.

ổ ợ ℎả ả

=

ổ ồ ố

Không phân biệt nợ

vay có trả lãi và nợ chiếm dụng.



Lev

Hệ số nợ vay của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm t. Chỉ xét phần nợ vay có trả

lãi.

ắ ℎạ + à ℎạ

=

ổ ồ ố

SDebt

Hệ số nợ ngắn hạn tại

thời điểm cuối năm t.

ợ ắ ℎạ

=

ổ ợ ℎả ả

LDebt

Hệ số nợ dài hạn tại

thời điểm cuối năm t.

ợ à ℎạ

=

ổ ợ ℎả ả

Biến giải thích

Size

Quy mô của công ty

Size = ln (Doanh thu thuần)

Tang

Quy mô TSCĐ

Tang = Tỷ trọng TSCĐ trong TTS

MTB

Cơ hội tăng trưởng thị

trường

+ ợ

=

à ả

Sale_growth

Cơ hội tăng trưởng

kinh doanh

, ,

_ ℎ, =

,

MarPower

Sức mạnh thị trường

Tỷ trọng doanh thu trong tổng doanh thu của

ngành.

Stateownership

Tỷ trọng sở hữu nhà

nước

Đo lường bằng tỷ trọng phần VĐL của công ty

thuộc Nhà nước

BODownership

Tỷ trọng sở hữu nội

bộ

Đo lường bằng tỷ trọng sở hữu của HĐQT &

Ban TGĐ trong phần VĐL của công ty

Orisk

Rủi ro kinh doanh

ố độ ℎ đổ ủ

=

ố độ ℎ đổ ủ

Prob_Bankrupt

Rủi ro phá sản

Xác suất phá sản của DN dựa trên hệ số Z-score

Tax_Shield

Lá chắn thuế từ khấu

hao

ℎ đổ Đ

=

Inter_Cap

Nguồn vốn nội sinh

ổ ℎư ℎâ ℎố

_ =

ố ó ủ

Steel

Sản phẩm thép

= 1 ế ả ấ ℎé

0 ế ℎô ả ấ ℎé

Cement

Sản phẩm xi măng

= 1 ế ả ấ ă

0 ế ℎô ả ấ ă


Sản phẩm gạch đá

= 1 ế ả ấ ạ ℎ, đá

0 ế ℎô ả ấ ạ ℎ đá

Period(*)

Chu kỳ của ngành

= 1 ℎ đ ạ ướ 2015

0 ℎ đ ạ 2015

L1

Doanh nghiệp thuộc

giai đoạn giới thiệu

Để xác định giai đoạn trong chu kỳ sống cho doanh nghiệp, tác giả dựa trên bốn chỉ số: tốc độ tăng trưởng doanh thu, chính sách cổ tức, dòng tiền đầu tư vào TSCĐ và hệ số Z-Score. Tác giả bổ sung thêm yếu tố đo lường rủi ro đồng thời không dựa vào yếu tố tuổi của DN bởi các DN trong mẫu đều có thời gian hoạt động khá tương

đồng nhau.

L2

Doanh nghiệp thuộc giai đoạn trưởng

thành

L3

Doanh nghiệp thuộc giai đoạn phát triển

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí