Phân Tích Diễn Biến Nguồn Vốn Và Sử Dụng Vốn Của Doanh Nghiệp

chịu rủi ro. Tuy nhiên, chi phí của vốn cổ phần lớn hơn chi phí vay nợ và việc tăng vốn cổ phần cổ phần có thể dẫn đến bị san sẻ quyền lãnh đạo doanh nghiệp.

d. Tỷ lệ về cơ cấu tài sản

Đồng thời với việc xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý, doanh nghiệp cần phải xem xét việc sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và nâng cao hiệu qủa kinh tế của đồng vốn. Việc phân tích tình hình phân bổ vốn hay cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cho thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý không, có phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh không và sự thay đổi cơ cấu tài sản qua từng thời kỳ có ảnh hưởng gì đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ lệ về cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động(3.8)

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Giá trị của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.

3.3.1.3. Các tỷ số về khả năng hoạt động

Các tỷ số về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp được đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu doanh thu thuần được sử dụng chủ yếu trong các tỷ số này nhằm tính tốc độ quay vòng của một số đại lượng rất cần cho quản lý tài chính ngắn hạn. Các tỷ số này cung cấp những thông tin hữu ích để đánh giá mức độ cân bằng tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

a. Vòng quay hàng tồn kho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy, một mặt phải giới hạn hàng tồn kho ở mức tối ưu, mặt khác tăng vòng quay của chúng. Hàng tồn kho là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo tính liên tục của sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh. Khoản đầu tư này được giải phóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ.

Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được xác định bằng công thức dưới đây:

Tài chính doanh nghiệp - 11

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần (3.9)

Giá trị hàng tồn kho trung bình

Giá trị hàng tồn kho trung bình (TB) được xác định bằng giá trị hàng tồn kho đầu kỳ cộng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chia đôi. Nguyên nhân phải sử dụng số liệu trung bình vì doanh thu là chỉ tiêu phản ánh số liệu trong một thời kỳ trong khi hàng tồn kho phản ánh số liệu thời điểm.

Vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu.

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp...

Biến động của chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp nhiều thông tin. Việc giảm vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu. Nhưng việc giảm vòng quay hàng tồn kho cũng có thể là kết quả của quyết định của doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả của chúng sẽ tăng hoặc có thể có sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này (có đình công, suy giảm sản xuất). Ngược lại, việc tăng vòng quay hàng tồn kho có thể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hoá của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều đáng khích lệ. Còn nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp thì cũng làm cho hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra tình trạng thiếu hàng để bán và ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu.

Ngoài ra, còn sử dụng chỉ tiêu số ngày tồn kho để đánh giá bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày.

Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm (3.10)

Vòng quay hàng tồn kho

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở mục

2.1 có thể tính được chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho năm nay như sau:

Vòng quay hàng tồn kho năm nay

244.762.843.000

(15.445.985.000 25.528.628.000)/2

12

Số vòng quay hàng tồn kho của công ty là khá cao (12 vòng). Tuy nhiên để có cơ sở đánh giá rò hơn cần đối chiếu với kỳ trước và với doanh nghiệp cùng loại để xem kết quả đạt được đến mức độ nào. Trường hợp chỉ tiêu nay quá thấp thì phải tìm nguyên nhân từ việc dự trữ vật tư quá mức cần thiết, hàng tồn kho nhiều, tiêu thụ chậm, phương thức vân chuyển hàng chậm hoặc chi phí sản phẩm dở dang lớn.

b. Kỳ thu tiền bình quân

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là điều khó tránh khỏi. Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường và duy trì thị trường truyền thống, do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy trì được mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. Hơn nữa, nó còn có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu. Song việc bán hàng chịu cũng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không ít với các rủi ro. Đó là giá trị hàng hoá lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của vốn, đặc biệt trong tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho việc bán chịu; một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chi phí đòi nợ. Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quan tâm đến kỳ thu tiền bình quân và có biện pháp rút ngắn thời gian này.

Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau:


Kỳ thu tiền bình quân = Giá trị khoản phải thu trung bìnhx Số ngày

(3.11)

Doanh thu thuần trong kỳ


Kỳ thu tiền bình quân cho biết trung bình doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu.

Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố :

- Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu: Một số doanh nghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán hơn các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường.

- Tình trạng của nền kinh tế: Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại. Nếu chấp nhận tăng thời gian bán chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệu xấu về tình hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ để giữ khách hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhưng tình trạng đó cũng có thể là do khách hàng gặp khó khăn trong chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái. Tình huống đó gây khó khăn dây chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu.

- Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu: khi lãi suất tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướng giảm thời gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về chi phí tài chính.

- Ngoài ra độ lớn của các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trả trước của doanh nghiệp.

Từ số liệu của mục 2.1, có thể tính được chỉ tiêu này như sau:

Kỳ thu tiền bình quân = (44.880.284.000 + 81.602.343.000)/2x 360 = 93

244.762.843.000

Với thời gian trung bình là 93 ngày doanh nghiệp mới thu được khoản tiền bán hàng là quá dài, doanh nghiệp cần so sánh với các kỳ trước và với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề để đánh giá, đồng thời tìm nguyên nhân để có biện pháp rút ngắn thời gian thu nợ.

c. Vòng quay vốn lưu động


Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần (3.12)

Vốn lưu động trung bình

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là số lần luân chuyển vốn lưu động. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Vốn lưu động sử dụng trung bình trong kỳ tính theo phương pháp bình quân số học. Trong kỳ, vốn lưu động sử dụng thể hiện trên bảng cân đối kế toán, có thể có cả giá trị của tài sản dài hạn thể hiện trên các khoản phải thu dài hạn.

Số liệu của mục 2.1 cho thấy:


Vòng quay vốn lưu động = 244.762.843.000 = 2,5

(71.784.621.000 +118.693.420.000)/2

Nếu các doanh nghiệp trong ngành có vòng quay vốn lưu động từ 3 vòng trở lên thì vốn lưu động của công ty vận động hơi chậm. Nguyên nhân vốn lưu động vận động chậm cần tìm từ các yếu tố cấu thành nên vốn lưu động và từ việc tiêu thụ sản phẩm, chẳng hạn:

- Trong vốn lưu động, có yếu tố nợ phải thu quá lớn (trên 81 tỷ đồng) và kỳ thu tiền trung bình quá dài (tới 93 ngày)

- Trong việc tiêu thụ sản phẩm, bình quân 93 ngày mới thu được tiền bán hàng nên doanh thu tiêu thụ giảm xuống .

Đây là 2 yếu tố làm chậm tố độ vận động của vốn lưu động, do đó, cần tìm cách khắc phục.

d. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị còn lại tới thời điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mòn luỹ kế.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Doanh thu thuần

= (3.13)

Giá trị còn lại của tài sản cố định trung bình

Trên bảng cân đối kế toán của công ty X, tính được:


Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

244.762.843.000 = 18

=

(14.061.874.000 + 12.457.722)/2


Một đồng tài sản cố định tham gia kinh doanh trong năm tạo ra được 18 đồng doanh thu thuần. Cần so sánh với các kỳ trước đó và với các doanh nghiệp khác cùng ngành để thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.

e. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Tỷ lệ này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nó cũng thể hiện số vòng quay trung bình của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số này làm rò khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh này là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =

Doanh thu thuần Tổng tài sản trung bình

(3.14)

Số liệu của mục 2.1 cho thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong năm như sau:


Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

= 244.762.843.000= 1,1

(85.883.723.000 + 135.671.064.000)/2

Cần so sánh với kỳ trước và các doanh nghiệp cùng nghành để có kết luận về hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty là tốt hay chưa tốt.

Cũng lưu ý rằng tổng tài sản là toàn bộ số tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm, bao gồm cả tài sản nằm trong công trình xây dựng dở dang và các khoản phải thu dài hạn. Số tài sản ở các khâu này nếu nằm đọng lâu sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Trong trường hợp như vậy cần có biện pháp thu hồi nhanh công nợ và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản để sớm đưa tài sản cố định vào sử dụng.

3.3.1.4. Các tỷ số về khả năng sinh lãi

Khả năng sinh lời là kết quả tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố vì thế khác với các tỷ số tài chính phân tích ở trên chỉ phán ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt

của doanh nghiệp, tỷ số về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp. Mục đích chung của các doanh nghiệp là làm sao để một đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời nhiều nhất. Có thể sử dụng lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế để xác định tùy theo mục tiêu và góc độ phân tích. Đối với cổ đông hoặc các nhà đầu tư, người ta thường quan tâm đến lợi nhuận sau thuế trong khi chủ nợ hoặc ngân hàng thường quan tâm đến lợi nhuận trước thuế. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi thường được nhân với 100% để ra tỷ lệ phần trăm.

Để đánh giá khả năng sinh lời người ta dùng các chỉ tiêu sau:

a. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (Doanh lợi doanh thu)


Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế (3.15)

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu trên phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này có thể tăng giảm giữa các kỳ tuỳ theo sự thay đổi của doanh thu thuần và chi phí. Nếu doanh thu thuần giảm hoặc tăng không đáng kể trong khi đó chi phí tăng lên với tốc độ lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm và kết quả là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm thấp. Khi đó, doanh nghiệp vẫn cần xác định rò nguyên nhân của tình hình để có giải pháp khắc phục.

Số liệu lấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mục 2.1 cho thấy:


Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm

năm nay =


Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm

năm trước =

904.115.000

244.762.843.000

683.198.000

201.111.984.000


= 0,0037 hay 0,37%


= 0,0034 hay 0,34%

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm năm nay tuy có cao hơn năm trước nhưng chỉ đạt 0,37% là quá thấp (có thể so sánh thêm với các doanh nghiệp khác). Cần tìm nguyên nhân từ các nhân tố chi phí và doanh thu để có biện pháp làm tăng chỉ tiêu này trong các năm tới .

b. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)

Được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng là mục tiêu của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Ta xét các nhân tố ảnh hưởng đến doanh lợi vốn chủ sở hữu như sau:

Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)

= Lợi nhuận sau thuế(3.16) Vốn chủ sở hữu trung bình


Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

x

Doanh thu thuần

x

Tổng tài sản TB

Vốn chủ sở hữu TB Doanh thu thuần Tổng tài sản TB Vốn chủ sở hữu TB

Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của ba nhân tố :

- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.

- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

Vì vậy, khi xem xét sự biến động của doanh lợi vốn chủ sở hữu ta cần phân tích sự thay đổi của cả ba yếu tố trên để đưa ra những kết luận đúng đắn.

Số liệu của mục 2.1 cho thấy:

ROE = 904.115.000 = 0,0279 hay 2,79%

(32.084.625.000 + 32.772.224.000)/2

Chỉ tiêu này quá thấp, vì nếu doanh nghiệp đã qua giai đoạn hoà vốn mà doanh lợi vốn chủ sở hữu chưa được 3% thì nhà đầu tư chưa yên tâm .Có thể so sánh chỉ tiêu này với lãi suất thị trường (lãi suất trái phiếu, lãi suất tín dụng…) để thấy rò hơn .Mặt khác lợi nhuận sau thuế không chỉ phân phối cho nhà đầu tư mà còn phải hình thành các quỹ không chia như quỹ đầu tư phát triển.

c. Doanh lợi tài sản

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế và lãi vay hay lợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Đối với doanh nghiệp có sử dụng nợ trong kinh doanh, người ta thường sử dụng chỉ tiêu doanh lợi tài sản xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho tổng tài sản.



Doanh lợi tài sản =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản trung bình


(3.17)

Nếu sử dụng lợi nhuận sau thuế, doanh lợi tài sản được xác định như sau:


Doanh lợi tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

= (3.18)

Tổng tài sản trung bình


Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ có chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tức là lợi nhuận sau khi đã trừ đi số chi phí để trả lãi vay, vì vậy muốn

có chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay thì lấy chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế cộng lại số chi phí lãi vay

Căn cứ vào mục 2.1 ta có:


Doanh lợi tài sản

= 1.255.715.000 +703.264.000= 0,0176 hay1,76%

(85.883.723.000 +135.671.064.000)/2

Khả năng sinh lời của tài sản là thấp, vì cứ 100đ bỏ ra để kinh doanh chỉ tạo ra được 1,76 đồng lợi nhuận chưa tính tới việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí trả lãi tiền vay.

Nếu sử dụng lợi nhuận sau thuế, ta có


ROA = 904.115.000 = 0.0081 hay 0,81%

(85.883.723.000 + 135.671.064.000)/2

Tỷ suất này là quá thấp, sẽ ảnh hưởng tới việc lập các quỹ và phân chia lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

3.3.2. Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp

3.3.2.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ). Nó giúp các nhà quản lý xác định rò các nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn.

Trong phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán.

Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc :

Sử dụng vốn : tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn. Nguồn vốn : giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn.

Việc thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở để tiến hành phân tích tình hình tăng giảm nguồn vốn, sử dụng vốn, chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những hoạt động đầu tư đó. Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí