Sơ Lược Lịch Sử Hoạt Động Chuyển Quyền Sử Dụng Đối Tượng Shcn Trên Thế Giới

Như vậy, pháp luật Hoa Kỳ không những thừa nhận về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN mà còn có cả những Thỏa hiệp riêng về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN như đã nêu trên. Ngoài ra, để ủng hộ cho việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, Hoa Kỳ cũng tham gia vào các Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền SHCN trong đó có các quy định về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền SHCN như TRIPS, Công ước Paris…

1.5.2.2 Anh Quốc

Năm 1624, dưới triều đại Tudor, Nghị Viện Anh Thông qua Đạo Luật về độc quyền, theo đó mọi hình thức độc quyền bị xóa bỏ trừ độc quyền sáng chế với điều kiện là sáng chế đó chỉ được bảo hộ trong khoảng thời gian tối đa là 14 năm. Đạo luật này đã quy định rõ ràng các khái niệm cơ bản về sáng chế mà cho đến nay những khái niệm này vẫn đang được sử dụng để giải thích về nhiều vấn đề liên quan đến sáng chế [45]. Cấp một bằng độc quyền sáng chế cho bất cứ ai là thực hiện quyền công dân chứ không phải bổng lộc của Hoàng gia. Từ một nền tảng pháp lý vững chắc trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật Vương quốc Anh đã nhanh chóng tạo tiền đề cho sự hình thành pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN.

Trong Đạo luật về Sáng chế năm 1977, dành ra 9 điều luật (từ Điều 46 đến 54) để quy định về việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế tự nguyện và bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Trong đó, có hai điều quy định về chuyển giaoquyền sử dụng sáng chế tự nguyện đó là điều 46 và 47. Trong đó, điều 47 Đạo luật về sáng chế quy định: “Vào bất kỳ thời điểm nào sau khi đã được cấp bằng sáng chế thì chủ sở hữu sáng chế có thể đăng ký để tạo ra một mục trong văn bằng bảo hộ sáng chế rằng chủ sở hữu có quyền li- xăng sáng chế…khi điều khoản như vậy đối với sáng chế được tạo ra thì bất kỳ người nào cũng có quyền li-xăng đối với sáng chế theo những điều khoản

được đặt ra trong thỏa thuận, hoặc khi không có thỏa thuận thì quyền li-xăng đối với sáng chế được quyết định bởi người kiểm soát tài chính …”. Còn trong điều 47 của Đạo luật này quy định về việc quyền hủy thỏa thuận như điều 46 nêu ra của chủ sở hữu “Tại bất kỳ thời điểm nào sau khi mục li-xăng sáng chế đã được thực hiện, chủ sở hữu của các bằng sáng chế cũng có thể đăng ký để hủy bỏ mục này...”[49]. Như vậy, pháp luật Anh quốc cho phép chủ sở hữu bằng sáng chế có thể li-xăng sáng chế cho bất kỳ một ai khác dựa trên sự thỏa thuận của hai bên.

Trong Đạo luật nhãn hiệu của Anh năm 1994 (Trade Marks Act 1994) cũng có những quy định về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, tại điều 28 luật này quy định về li-xăng nhãn hiệu như sau:

(1) Một li-xăng nhãn hiệu đã đăng ký có thể được tổng hợp hoặc bị hạn chế.

Một li-xăng có thể bị giới hạn:

(a) liên quan đến một số nhưng không phải tất cả các hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đã được đăng ký, hoặc

(b) liên quan tới việc sử dụng nhãn hiệu một cách cụ thể hoặc tại một địa phương cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

(2) Một li-xăng không có hiệu lực trừ khi nó được ký kết bằng văn bản bởi người có quyền hoặc đại diện cho người có quyền [48].

Ngoài ra, những quy định về chuyển quyền sử dụng còn được quy định tại các điều 29, 30 và 31 của đạo luật này, nhưng các điều luật này quy định về việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu độc quyền hay li-xăng độc quyền. Điều 29 quy định trong đạo luật này, một li-xăng độc quyền cho phép bên được nhận li-xăng nhãn hiệu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu, loại trừ tất cả những người khác kể cả người cấp li-xăng [48].

Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam - 6

Ở Anh nói riêng và Cộng đồng Châu Âu (EU) nói chung, để hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN có giá trị phải thể hiện bằng văn

bản và có chữ ký của bên chuyển nhượng. Trong trường hợp chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu nhãn hiệu ở cấp độ Cộng đồng chung (EU), thì hợp đồng chuyển giao quyền phải có chữ ký của tất cả các bên tham gia giao dịch. Và nếu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung của nhiều chủ thể thì mỗi chủ sở hữu chỉ có thể chuyển giao phần quyền sử dụng mà mình sở hữu với điều kiện các đồng sở hữu khác đồng ý việc chuyển giao này. Tuy nhiên, hợp đồng chuyển nhượng không cần phải đăng ký để có hiệu lực, nhưng việc đăng ký sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn cho các bên tham gia hợp đồng [28]. Còn đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng (license), Đạo luật nhãn hiệu năm 1994 của Anh cũng quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản và cũng không cần đăng ký hợp đồng để có giá trị (nhưng việc đăng ký sẽ mang lại rất nhiều lợi ích)[28].

Những quy định cụ thể hơn về việc chuyển giao quyền SHCN được quy định tại Điều 28, 29, 30 và 31 trong Đạo luật Nhãn hiệu 1994 của Vương quốc Anh [48]. Ngoài ra, việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN còn được quy định trong: Đạo luật Bản quyền, Đạo luật Kiểu dáng công nghiệp…Ở mỗi đạo luật này, tính chất luật tư được đưa lên hàng đầu, việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN cũng cần tuân thủ các quy định riêng biệt đó.

1.5.2.3 Brazil

Ngày 14 tháng 5 năm 1996, chính phủ Brazil thông qua Luật Sở hữu công nghiệp. Trong đó, các nhà lập pháp của đất nước này dành một phần (bao gồm ba điều luật, từ điều 139 đến 141) để quy định chung về việc cấp quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định của luật này, người chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và người xin cấp quyền sử dụng có thể được thực hiện các quyền kiểm soát, tính chất, chất lượng của sản phẩm dịch vụ tương ứng theo một hợp đồng mà hai bên ký kết.

Thêm vào đó, bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cũng có thể nhận được sự đầu tư từ chủ sở hữu quyền. Những hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng mà có liên quan đến bên thứ ba thì phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và nếu hợp đồng này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì không nhất thiết phải thông qua thủ tục công chứng[52]. Mặc dù không có nhiều quy định về vấn đề này, nhưng những quy định cơ bản nêu trên cũng thể hiện luật này đã có sự điều chỉnh đầy đủ các khía cạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

1.5.2.4 Mexico

Ngày 25 tháng 6 năm 1991, Mexico đã thông qua Luật về sở hữu công nghiệp. Sau đó, đến ngày 26 tháng 12 năm 1997, chính phủ nước này ra một nghị định sửa đổi một số điều của Luật sở hữu công nghiệp năm 1991[52]. Luật này quy định khá chi tiết về việc cấp quyền sử dụng và chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Không có những quy định chung về chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, Luật sở hữu công nghiệp của Mexico lại quy định về việc chuyển quyền sử dụng từng đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Mỗi đối tượng lại có những quy định khác nhau, nhằm điều chỉnh một cách cụ thể hơn, chi tiết hơn các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Do những đặc tính riêng biệt của các đối tượng này, nên tác giả cho rằng, việc quy định riêng về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN của từng đối tượng giúp cho hoạt động thực thi pháp luật thuận tiện và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, về cơ bản, các quy định này tập trung vào việc quy định về hình thức hợp đồng chuyển giao quyền, thời hạn và hiệu lực của hợp đồng. Ngoài ra, bất kỳ một hợp đồng nào nếu có sự liên quan của bên thứ ba thì đều phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Điều này làm cho cơ chế pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chuyển giao quyền rõ ràng hơn, cụ thể hơn trong từng trường hợp, hạn

chế những tranh chấp không đáng có trong quá trình thực thi hợp đồng tạo điều kiện cho các cơ quan công quyền giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng và thuận lợi hơn.

1.6 Sơ lược lịch sử hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN trên thế giới

Trong những năm qua, những tài sản vô hình mang tên quyền sở hữu công nghiệp đã trở nên ngày càng quan trọng, cả về kinh tế và chiến lược phát triển mỗi quốc gia. Nếu trong những năm 70, giá trị kinh tế của tài sản trí tuệ chỉ chiếm khoảng 20% giá trị nền kinh tế thì hiện hiện nay tỷ lệ này đã được đảo ngược. Theo ước tính gần đây, những sản phẩm của quyền sở hữu công nghiệp - chẳng hạn như nhãn hiệu, bằng sáng chế, bản quyền, bí quyết kinh doanh, khách hàng… chiếm khoảng 80% giá trị trên thị trường của một công ty. Các kho hàng và máy móc công nghiệp chỉ chiếm 20% còn lại[18]. Do đó, tài sản vô hình đã trở thành động cơ thực sự của nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là trong thế giới công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp không chỉ là một lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà nó còn có thể trở thành một nguồn vốn hữu ích của các công ty.

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy hoạt động sáng tạo của con người tạo ra những sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Cũng bởi vì nhu cầu của con người về sản phẩm sở hữu công nghiệp ngày càng tăng mà các hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm mới cũng có nhiều bước tiến, tạo ra nhiều sản phẩm mới có tính hữu dụng cho cuộc sống của con người, làm cho cuộc sống của con người trở nên tiện nghi hơn, hiện đại hơn. Biến những hoạt động sản xuất thủ công thành hoạt động sản xuất công nghiệp, nhanh chóng và hiện đại. Các nhà máy, xí nghiệp cũng nhờ đó mà tiết kiệm nhiều chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

những nhãn hiệu nổi tiếng dần được hình thành, mang về những khoản lợi nhuận khổng lồ cho chủ sở hữu nhãn hiệu... Tất cả, đã tạo ra một xã hội có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn.

Nhận thức được những lợi ích mà các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp mang lại, con người ta dần dần tìm cách khai thác triệt để công dụng của nó. Người ta khai thác nó bằng nhiều cách và mọi khía cạnh. Khi không thể tự mình khai thác tài sản này, người ta sử dụng biện pháp cho phép người khác sử dụng quyền. Từ đó hình thành những hình thức khác nhau của việc chuyển quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Mặc dù có rất ít tài liệu lịch sử về vấn đề chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên thế giới, nhưng người ta tin rằng nguồn gốc của vấn đề này có thể được truy nguồn từ thời Trung cổ khi có thông báo đã được đưa ra rằng Công giáo Giáo hoàng La Mã sẽ cấp giấy phép cho các địa phương thu thuế người nộp "tiền bản quyền". Bất kỳ ai khi nộp “tiền bản quyền” này sẽ được cấp giấy phép mang tên Vatican và nhờ có giấy phép này, người đó có quyền được liên kết với Giáo Hội[38,tr.2]. Việc thực hành cấp quyền để đổi lấy việc thanh toán "tiền bản quyền" được cho là đã tiếp tục trong thế kỷ 18 khi hai phụ nữ trong giới quý tộc của Anh đã cho phép (hoặc cấp giấy phép) cho một nhà sản xuất của một dòng mỹ phẩm để sử dụng tên của họ trên các sản phẩm mỹ phẩm đó và điều kiện trao đổi là hai người phụ nữ này sẽ nhận được một tỷ lệ phần trăm của doanh thu có được từ việc bán các sản phẩm đó[38,tr.3].

Năm 1903, Beatrix Potter được công nhận là đã được thiết kế một món đồ chơi mềm dựa trên các nhân vật “thỏ Peter” đã xuất hiện trong một cuốn sách mà cô đã viết và tự xuất bản vào năm 1901. Sau khi xuất bản sách, vào năm 1902, cô đã tham gia vào một thỏa thuận với hai nhà xuất bản là Frederick Warne và Co , cho phép họ đã xuất bản một phiên bản màu sắc củanhân vật “thỏ Peter”của cô cũng trong năm đó. Theo thỏa thuận này, hai

nhà xuất bản người Anh đã sử dụng nhân vật trong cuốn sách của cô để tạo ra một món đồ chơi mềm có nhiều màu sắc khác nhau và cô sẽ nhận được việc công nhận quyền sáng tạo ra sản phẩm này từ việc cho phép sử dụng nhân vật trong cuốn sách mà cô đã tạo ra.

Lịch sử của việc cấp quyền sử dụng hình ảnh các nhân vật nổi tiếng chỉ thực sự khởi sắc khi nhân vật hoạt hình “Mickey Mouse” được tạo ra vào năm 1928 bởi Walt Disney và Ub Iwerks, nhằm thay thế cho nhân vật “Lucky Rabbit” của hãng phim hoạt hình nổi tiếng thế giới Disney. Không lâu sau khi ra đời, nhân vật này đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và nhận được lời đề nghị cấp phép bản quyền cho một số nhân vật khác muốn sử dụng tên của nhân vật này. Hãng phim Disney đã không lãng phí thời gian trong việc cấp phép bản quyền cho nhân vật “Steamboat Mickey” của Waldburger, và nhân vật Mickey& Minnie củaTanner ở Thụy Sỹ. Hai nhân vật này được sử dụng tên “Mickey” sau khi đã trả cho chủ sở hữu của nó một khoản nhất định. Sau đó, năm 1932- một năm lịch sử trong của việc cấp phép bán hàng hóa khi Kay Kamen gia nhập Công ty Walt Disney. Theo đó, Kamen hứa hẹn với Disney rằng một trong những sản phẩm của Disney sẽ được đưa đến với tất cả các gia đình trên toàn đất nước Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế, ông đã không thực hiện được điều đó một cách hoàn toàn, nhưng ông đã đến gần với mục tiêu này. Năm 1935, ông giám sát một chương trình chuyên cấp phép sản xuất cho hơn một nghìn các sản phẩm khác nhau lấy hình ảnh từ nhân vật Mickey Mouse, lợi nhuận từ việc cấp phép này được sử dụng để đầu tư cho các chi nhánh mới của công ty. Năm 1934, khi kinh tế ở đỉnh cao của sự suy thoái, thì các nhà sản xuất của Post Toasties đã trả 1 triệu USD cho quyền đặt hình ảnh Mickey Mouse ở mặt sau của hộp ngũ cốc. Trong khi các chương trình cấp phép cho các sản phẩm có sử dụng hình ảnh Mickey Mouse được phát triển bởi Kamen vẫn đang phát triển mạnh thì nó đã mang lại cho hãng Disney những khoản lợi nhuận không nhỏ và tạo ra một tác động rất tích cực

trong việc ngăn chặn nguy cơ phá sản của Disney. Điển hình là việc cấp phép sử dụng hình ảnh Mickey Mouse cho một hãng đồng hồ để hãng này sử dụng hình ảnh nhật vật tạo ra những chiếc đồng hồ hình Mickey Mouse. Hơn

11.000 chiếc đồng hồ hình chuột Mickey đã được bán ra trong một ngày tại Macy's New York. Phần trăm lợi nhuận mà Disney thu lại từ việc cấp phép đó đã giúp hãng phim có đủ khả năng ngăn chặn nguy cơ phá sản của công ty.

Các nhân vật truyện tranh Buck Rogers – các nhân vật anh hùng siêu hạng [20] (ban đầu được đặt tên là Anthony Rogers) đầu tiên xuất hiện vào năm 1929 với hình thức là một bộ truyện tranh và sau đó là một bộ phim và chương trình truyền hình. Các nhân vật này đãmang lại sự may mắn cho người tạo ra nó (Philip Francis Nowlan) sau khi ông cho phép người khác sử dụng hình ảnh các nhân vật trong bộ truyện tranh của mình. Ngay sau khi nhận được sự cho phép sử dụng các nhân vật truyện tranh này, các đồ chơi dành cho trẻ em trong nhóm Buck Rogers lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1933 và lịch sử đã cho thấy rằng sự xuất hiện của các món đồ chơi này đã trở thành một sự tiên phong trong việc cho phép sử dụng hình ảnh để bán hàng. Điều đó được chứng minh thông qua việc bán một trong những đồ chơi phổ biến nhất trong nhóm các nhân vật Buck Rogers là XZ-31 Rocket Pistol.Sau khi được giới thiệu tại khách sạn Toy Fair, New York vào năm 1934, món đồ chơi này đã được bán hết chỉ sau chưa đến ba giờ giới thiệu với khách hàng.Lợi nhuận mà Philip Francis Nowlan nhận được cũng được trích từ phần tram doanh thu bán những món đồ chơi này.

Trong những năm 1980, một ngành công nghiệp mới ra đời đó là ngành công nghiệp cấp phép – cấp phép cho các nhà sản xuất được sử dụng các nhân vật, các thương hiệu nhất định cho việc sản xuất sản phẩm của mình. Lần đầu tiên "Licensing Show" được tổ chức tại một khách sạn ở thành phố New York vào năm 1981 với hơn 1000 người tham dự. Năm 1982, Arnold

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/11/2023